SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao

 Trong hệ thống tổ chức của nhà trường phổ thông hiện nay, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi hoạt động của nhà trường đều được triển khai tại các lớp thông qua mạng lưới giáo viên chủ nhiệm(GVCN). Giáo viên chủ nhiệm được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công phụ trách những lớp học xác định[1].

 Đối với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học. Giáo viên chủ nhiệm thường là giáo viên giảng dạy một môn học đồng thời là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là “linh hồn của lớp” [1].

Xuất phát từ vị trí, vai trò của GVCN, tôi nhận thấy rằng bất kì ai tham gia làm công tác chủ nhiệm cũng có một mong muốn làm thế nào để học sinh của mình đạt được kết quả cao trong tất cả các mặt học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động phong trào và nề nếp của lớp. Trong quá trình làm GVCN, tôi nhận thấy rằng, ngoài chức năng giảng dạy bộ môn, chức năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý thì GVCN còn có chức năng là người hướng dẫn khơi gợi ở học sinh lớp mình chủ nhiệm khả năng tìm tòi và nghiên cứu khoa học.

 Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng là một hoạt động bổ ích cho học sinh trung học. Bởi qua nghiên cứu khoa học học sinh sẽ được thỏa sức sáng tạo, thực hiện những phát kiến mới mẻ của mình và ứng dụng những hiểu biết vào giải quyết vấn đề thực tế đời sống. Đặc biệt, các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi đang trở thành xu hướng được học sinh lựa chọn nghiên cứu vì vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn liền với thực tế đời sống học sinh.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao”.

 

doc 21 trang thuychi01 49982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - KĨ THUẬT VỀ LĨNH VỰC “KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI” ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
 Người thực hiện: Lê Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
 MỤC LỤC	 
 	Trang
1 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................
1
1.1 Lí do chọn đề tài ..........
1
1.2 Mục đích nghiên cứu ...........
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu.......
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.........
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......
3
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài .......
3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao................................................................................................
4
2.3.1 Chuẩn bị........................................................................
4
2.3.1.1. Kiến thức và kĩ năng cần thiết của một giáo viên hướng dẫn......
4
2.3.1.2. Phổ biến tiêu chí đánh giá dự án nghiên cứu khoa học cho học sinh...............................................................................................................
 4
2.3.2 Cách thức thực hiện..........................................................................
 4
2.3.2.1. Tổ chức thi ý tưởng nghiên cứu lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” ở các lớp.......................................................................................
 4
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu ý tưởng....................
 4
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh thuyết trình dự án và thiết kế, sửa chữa hoàn thiện poster để giới thiệu dự án tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật......
10
2.4 Hiệu quả áp dụng đề tài ..................
11
2.4.1 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục học sinh ...............
11
2.4.1.1. Kết quả về mặt đổi mới phương pháp...........................................
11
2.4.1.2. Kết quả về chất lượng giáo dục và dự thi các cấp..........................
12
2.4.2 Hiệu quả đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường ...........
15
3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1.1 Lí do chọn đề tài.
 Trong hệ thống tổ chức của nhà trường phổ thông hiện nay, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi hoạt động của nhà trường đều được triển khai tại các lớp thông qua mạng lưới giáo viên chủ nhiệm(GVCN). Giáo viên chủ nhiệm được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công phụ trách những lớp học xác định[1].
 Đối với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học. Giáo viên chủ nhiệm thường là giáo viên giảng dạy một môn học đồng thời là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là “linh hồn của lớp” [1].
Xuất phát từ vị trí, vai trò của GVCN, tôi nhận thấy rằng bất kì ai tham gia làm công tác chủ nhiệm cũng có một mong muốn làm thế nào để học sinh của mình đạt được kết quả cao trong tất cả các mặt học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động phong trào và nề nếp của lớp. Trong quá trình làm GVCN, tôi nhận thấy rằng, ngoài chức năng giảng dạy bộ môn, chức năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý thì GVCN còn có chức năng là người hướng dẫn khơi gợi ở học sinh lớp mình chủ nhiệm khả năng tìm tòi và nghiên cứu khoa học.
 Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng là một hoạt động bổ ích cho học sinh trung học. Bởi qua nghiên cứu khoa học học sinh sẽ được thỏa sức sáng tạo, thực hiện những phát kiến mới mẻ của mình và ứng dụng những hiểu biết vào giải quyết vấn đề thực tế đời sống. Đặc biệt, các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi đang trở thành xu hướng được học sinh lựa chọn nghiên cứu vì vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn liền với thực tế đời sống học sinh. 
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao”. 
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu cách thức hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
 Cách thức hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi”.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
 Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
 Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết có liên quan đến thực tiễn: Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu thu thập nghiên cứu phân tích những thành tựu về lí thuyết đã có để làm tiền đề cho giả thuyết khoa học mà mình đặt ra.
 Phương pháp thống kê, phân loại: tiến hành thống kê, phân loại những cách thức hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi”.
 Phương pháp miêu tả: miêu tả các hành động, cách thức hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” phù hợp với đề tài.
 Phương pháp thực nghiệm: Tôi chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp B2 - Trường THPT Thọ Xuân 5 trong 3 năm học: 2015 – 2016; 2016 – 2017 và 2017 – 2018.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài.
 Cuộc thi Khoa học – kĩ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và tổ chức từ năm học 2012 – 2013 theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi sáng tạo Khoa học – kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học. Riêng tỉnh Thanh Hóa bắt đầu tổ chức lần đầu tiên là vào năm học 2013 – 2014. “Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của đời sống, góp phần thúc đẩy các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường. Qua đó tạo cơ hội cho học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kĩ thuật của mình tới cộng đồng và khẳng định được năng lực nghiên cứu của mình” [4].
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THPT Thọ Xuân 5 bắt đầu tổ chức cuộc thi Khoa học – kĩ thuật cấp trường từ năm 2015, kể từ khi tổ chức, nhà trường có hàng chục dự án tham gia thuộc tất cả các lĩnh vực, riêng lĩnh vực khoa học xã hội hành vi và có 15 dự án đạt giải cấp trường và có 6/6 dự án đạt giải khi tham dự cuộc thi nghiên cứu Khoa - học kỹ thuật cấp tỉnh. Trong đó, lớp B2 do tôi làm công tác chủ nhiệm và trực tiếp hướng dẫn đạt đươc 5 giải.
Qua quan sát, chấm thi và qua quá trình tham gia hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực “khoa học xã hội và hành vi” tôi nhận thấy một số vấn đề tồn tại ở một số dự án khiến các dự án này chưa đạt hiệu quả. Điều này khiến tôi trăn trở bởi khi các em thực hiện nghiên cứu dự án phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian mà kết quả không đạt thì đáng tiếc. Ở đây, vai trò của giáo viên hướng dẫn rất quan trọng quyết định sự thành công của một dự án nghiên cứu. Vì người giáo viên không chỉ là người hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học mà quan trọng hơn là biết khơi dậy ở các em niềm đam mê với khoa học, có mơ ước và dám thực hiện ước mơ. Và tôi nhận thấy ở các dự án thuộc lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Học sinh yêu thích nghiên cứu sáng tạo nhưng chưa nắm bắt tiêu chí của một dự án nghiên cứu khoa học 
- Có nhiều bất cập ở một trong số các khâu nảy sinh ý tưởng, lập đề cương nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu hoặc trình bày kết quả nghiên cứu.
- Trong bài báo cáo, cách viết vẫn chưa bám sát quy cách diễn đạt theo một văn bản khoa học.
- Đôi khi, giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu rõ công việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tư vấn, định hướng cho các em. Hoặc giáo viên làm hộ, làm thay cho học sinh thì trong bài nghiên cứu không còn “chất học sinh”. 
2.3 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm nghiên cứu Khoa học – kĩ thuật về lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” đạt hiệu quả cao.
2.3.1. Chuẩn bị
2.3.1.1. Kiến thức và kĩ năng cần thiết của một giáo viên hướng dẫn
 Trước hết người giáo viên hướng dẫn phải là người đam mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật và phải là người truyền niềm đam mê đến các em học sinh trong toàn trường.
	 Quan tâm và cập nhật kiến thức những lĩnh vực xã hội, tâm lí, văn hóa, giáo dục
	 Theo dõi thông tin về cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh và quốc gia để định hướng đề tài phù hợp cho học sinh
 Cần nắm vững tiến trình nghiên cứu: từ lý do chọn đề tài, tính cấp thiết, tính mới, những đóng góp của một đề tài, một dự án, đến dự báo được kết quả nghiên cứu, khả năng vận dụng vào đời sống thực tiễn của dự án
2.3.1.2. Phổ biến tiêu chí đánh giá dự án nghiên cứu khoa học cho học sinh
 - Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;
 - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
 - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm
 - Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí nêu trên): 20 điểm;
 - Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm; trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
2.3.2 Cách thức thực hiện
2.3.2.1. Tổ chức thi ý tưởng nghiên cứu lĩnh vực “Khoa học xã hội và hành vi” ở các lớp
- Cần xác định cho học sinh những ý tưởng không phải to lớn xa xôi mà là những gì đang diễn ra xung quanh đời sống thường ngay và phải mang tính khả thi, thiết thực có thể phục vụ cho cuộc sống và con người
- Nếu đề tài đã có nghiên cứu thì phải suy nghĩ ý tưởng mới hay cách làm khác.
- Nên triển khai sau khi cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp tỉnh kết thúc và thời hạn đến cuối tháng 8.
- Những ý tưởng của học sinh sáng tạo, khả thi thì giáo viên nên có điểm cộng hoặc phần thưởng dành cho học tập. Ý tưởng đạt giải nhất, nhì thì giáo viên cân nhắc hướng dẫn các em nghiên cứu và phát triển thành dự án thi cấp trường rồi cấp tỉnh. Những ý tưởng còn lại, giáo viên nên động viên các em tiếp tục suy nghĩ thêm để năm sau lại thi tiếp. 
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu ý tưởng
* Bước 1: Sử dụng một cuốn sổ tay để ghi chú các thông tin cần thiết hoặc sự hướng dẫn của giáo viên
 - Phân công công việc
 - Các mốc thời gian cần nhớ
 - Ghi chép các số liệu quan trọng
 - ghi chép các ý tưởng nảy sinh trong quá trình nghiên cứu...
 * Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu và đặt tên đề tài:
- Vấn đề nghiên cứu: để học sinh đặt và trả lời câu hỏi (Vấn đề gì?Tại sao?Như thế nào?Phải làm gì? Nghiên cứu vấn đề đáp ứng mục tiêu gì?)
- Đặt tên đề tài: phải sáng rõ, ngắn gọn, hàm chứa mục tiêu, nội dung và hướng nghiên cứu.
Ví dụ: 
- Với vấn đề nghiên cứu về đối tượng học sinh THPT tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Ở một bộ phận học sinh THPT đang có đời sống tâm lí và kết quả học tập, rèn luyện như thế nào? Những yếu tố nào có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lí và kết quả học tập, rèn luyện của một bộ phận học sinh THPT? Cần phải đưa ra những giải pháp gì để góp phần nâng cao chất lượng đời sống tâm lí và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh THPT? [2].
- Từ đó tôi hướng dẫn học sinh đặt tên đề tài là: “Những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lí, đến kết quả học tập, rèn luyện của một bộ phận học sinh THPT hiện nay và giải pháp khắc phục” [2].
* Bước 3: Viết dự thảo đề cương 
 Từ các đề tài, dự án đã được phê duyệt tôi giúp các em xây dựng đề cương sơ lược để từng bước hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo ban đầu của học sinh.
Nêu những nội dung cụ thể mà đề tài tiến hành, phần này có thể ghi rõ theo cấu trúc của báo cáo khoa học như sau :
- Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu..
	- Phần nội dung: bao gồm cơ sở lí luận của đề tài, cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu, những giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra hoặc những giải pháp đã giải quyết của vấn đề nghiên cứu
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo
 Chú ý: Khi xây dựng đề cương sơ lược cho mỗi dự án tôi lưu ý hướng dẫn học sinh bám sát cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học để đảm bảo tính quy phạm của một văn bản khoa học. Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu khoa học – kĩ thuật của học sinh, nên các em phải là người chủ động chọn ý tưởng sáng tạo, chủ động xây dựng đề cương sơ lược. Cán bộ, giáo viên chỉ là người tư vấn, giúp đỡ, hoặc nêu câu hỏi phản biện, tuyệt nhiên không làm hộ, làm thay học sinh.
* Bước 4: Lập kế hoạch nghiên cứu 
Là toàn bộ lộ trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện việc triển khai nghiên cứu một đề tài. Trong đó thể hiện rõ: Nội dung công việc; yêu cầu cần đạt; ai làm; thời gian bắt đầu và kết thúc; dự kiến kinh phí (nếu có) và rủi ro. 
Ví dụ: Với đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tự lập và phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non( từ 3 đến 6 tuổi)”, tôi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch như sau: [3].
 (1). Câu hỏi hay vấn đề đặt ra.
Tính tự lập là một phẩm chất nhân cách được nhìn nhận trên cơ sở có nhu cầu, kĩ năng và tự lực giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, tự tìm kiếm cách thức để giải quyết chúng một cách tự tin. Phẩm chất đó được hình thành trong quá trình tham gia vào hoạt động một cách chủ động. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các sản phẩm nhân cách của con người đặc biệt là ở trẻ em lứa tuổi mầm non. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Tuy nhiên, thực tế cho hiện nay cho thấy, một số gia đình và một số giáo viên vẫn còn có những phương pháp chưa phù hợp về cách giáo dục tính tự lập cho trẻ. Vậy, vì sao cần giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi)? Thực trạng tính tự lập của trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tự lập của trẻ em ở lứa tuổi mầm non? Cần áp dụng những phương pháp nào để giáo dục tính tự lập cho trẻ? 
(2). Mục tiêu/ Kết quả mong đợi/ Giả thuyết.
 Chúng em nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích lí giải được vì sao cần giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non; nghiên cứu được thực trạng, chỉ ra được nguyên nhân; phân tích được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính tự lập của trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sẽ tìm ra được phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ.
(3). Mô tả chi tiết phương pháp hay các thủ tục
Với đề tài này, nhóm tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Chúng em thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến tính tự lập của trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết có liên quan đến thực tiễn: Sau khi thu thập tài liệu chúng em đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những lí thuyết có liên quan đến thực tiễn nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát – tìm hiểu: Chúng em quan sát và ghi chép lại những biểu hiện tính tự lập của trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
- Phương pháp khảo sát: Tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy và phụ huynh của các trẻ.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng kiến thức toán học để tổng hợp, thống kê, tính tỉ lệ phần trăm.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng một số phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non trong thực tiễn cuộc sống để kiểm nghiệm kết quả mong đợi.
(4). Tài liệu tham khảo.
1. Tâm lí học và giáo dục học - JEAN PIAGET. (Nhà xuất bản Giáo Dục).
2. Tâm lí học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn. (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
3. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm – Lê Văn Hồng (chủ biên). (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
4. Tâm lí học phát triển – TS. Vũ Thị Nho. (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
5. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ( từ lọt lòng đến 6 tuổi) – Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
6. Giáo trình tâm lí học phát triển – Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên). (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). 
7. Khai sáng trí tuệ cho con – Nguyễn Thị Luyến (biên soạn). (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc).
8. Phát triển tích cực vận động cho trẻ mầm non – Đặng Hồng Phương. (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
9. Thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số Trường Mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phùng Duy Hoàng Yến).
10. SGK Giáo dục công dân lớp 8.(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
11. Từ điển Anh – Anh – Việt của NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội do PGS.TS Lâm Quang Đông chủ biên
12. Nhiều bài viết có liên quan đến tính tự lập và phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non, trên trang Google.com.
(5). Đối tượng trong nghiên cứu.
 Trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6. Cả nam lẫn nữ. Thuộc dân tộc Kinh và dân tộc Mường.
(6). Lựa chọn.
 Đối tượng nghiên cứu gồm, 136 trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6, được chọn ngẫu nhiên ở 3 trường mầm non đại diện cho 3 vùng miền là Thị trấn, nông thôn, miền núi, đó là: Trường mầm non Thị trấn Sao Vàng (50 trẻ), Trường mầm non Xuân Bái (36 trẻ) và Trường mầm non Thọ Lâm (50 trẻ) của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tất cả các trẻ đều có sự phát triển trí tuệ bình thường. 
 Chúng em sẽ đến các Trường Mầm non, gặp gỡ BGH, Giáo viên, trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ.
(7). Phương pháp.
 Những người tham gia sẽ trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát của nhóm tác giả. Thời gian trả lời phiếu khoảng 15 phút. Riêng các trẻ sẽ thể hiện tính tự lập của mình qua các hoạt động.
(8). Đánh giá rủi ro.
8.1 Rủi ro.
 Không có
8.2 Lợi ích. 
* Người tham gia là trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
 Các trẻ sẽ được tham gia thực nghiệm giải pháp giáo dục tính tự lập từ đó nâng cao khả năng tự lập cho bản thân.
* Người tham gia là giáo viên và phụ huynh.
 Người tham gia có thể hiểu được vai trò quan trọng trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ; hệ thống được các thực trạng, thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến tính tự lập. Đồng thời có thể tìm ra được những nguyên nhân và áp dụng các giải pháp nhằm giáo dục nâng cao khả năng tự lập cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
(9). Bảo vệ sự riêng tư.
 Các dữ liệu khảo sát sẽ được giữ bí mật.
(10). Thủ tục cho phép thông tin.
 - Khi tiến hành khảo sát, nhóm tác giả sẽ đến các Trường mầm non Thị trấn Sao Vàng, Trường mầm non Xuân Bái và Trường mầm non Thọ Lâm của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xin phép Ban giám hiệu để được gặp gỡ một số trẻ, phụ huynh của trẻ và giáo viên trong trường. Nhóm tác giả sẽ trao đổi mục đích của cuộc gặp gỡ, xin sự trợ giúp từ giáo viên, phụ huynh bằng cách hãy đọc và đánh dấu vào sự lựa chọn của họ trên phiếu khảo sát còn trẻ thì thể hiện khả năng tự lập của mình.
 - Sự tham gia của họ là tự nguyện.
* Bước 5: Hướng dẫn và tư vấn quá trình nghiên cứu của học sinh
 Thông qua sổ tay, sự báo cáo của học sinh, giáo viên nắm sát tiến độ và những kết quả đạt được của học sinh để có thể tư vấn, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mà học sinh tiến hành chưa chính xác. 
 Định hướng cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong qua trình nghiên cứu, đánh giá các kết quả của đề tài theo từng giai đoạn cụ thể để chỉnh sửa, bổ sung .
 Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin dữ liệu cần thiết, có thể truy cập từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy thuộc vào từng đề tài mà áp d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_chu_nhiem_nghien_cuu.doc