SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn Địa Lí

SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn Địa Lí

Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là cấu trúc đề thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo bạn hành. Chúng ta thấy kĩ năng trình bày kiến thức là một kĩ năng vô cùng quan trọng giúp các em định hướng được các dạng yêu cầu của đề bài, các dạng câu hỏi như “trình bày”, “phân tích”, “giải thích”, “so sánh”,. để trình bày kiến thức cơ bản một cách khoa học và chính xác.

Thực tế qua những năm giảng dạy gần đây tại trường THPT Triệu Sơn 1, tôi nhận thấy đa số các em học sinh còn đang rất lúng túng trong cách trình bày các câu hỏi phần lý thuyết. Vì thế, qua các kì kiểm tra tập trung tại trường, các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng như kì thi THPT Quốc gia, học sinh không đạt được điểm tối đa.

Mặt khác hiện nay trong các nhà trường THPT nói chung, nhà trường THPT Triệu Sơn I nói riêng chưa có tài liệu chính thống hướng dẫn học sinh biết cách trình bày kiến thức với mỗi dạng yêu cầu của câu hỏi.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu lần này, tôi mạnh dạn nghiên cứu về kĩ năng “Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn địa lí”. Khi nghiên cứu về đề tài này tôi chủ yếu dựa vào một số tài liệu tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học và chấm thi.Đề tài này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các em học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 5870
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỞ ĐẦU
	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là cấu trúc đề thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo bạn hành. Chúng ta thấy kĩ năng trình bày kiến thức là một kĩ năng vô cùng quan trọng giúp các em định hướng được các dạng yêu cầu của đề bài, các dạng câu hỏi như “trình bày”, “phân tích”, “giải thích”, “so sánh”,... để trình bày kiến thức cơ bản một cách khoa học và chính xác.
Thực tế qua những năm giảng dạy gần đây tại trường THPT Triệu Sơn 1, tôi nhận thấy đa số các em học sinh còn đang rất lúng túng trong cách trình bày các câu hỏi phần lý thuyết. Vì thế, qua các kì kiểm tra tập trung tại trường, các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng như kì thi THPT Quốc gia, học sinh không đạt được điểm tối đa...
Mặt khác hiện nay trong các nhà trường THPT nói chung, nhà trường THPT Triệu Sơn I nói riêng chưa có tài liệu chính thống hướng dẫn học sinh biết cách trình bày kiến thức với mỗi dạng yêu cầu của câu hỏi.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu lần này, tôi mạnh dạn nghiên cứu về kĩ năng “Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn địa lí”. Khi nghiên cứu về đề tài này tôi chủ yếu dựa vào một số tài liệu tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học và chấm thi...Đề tài này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các em học sinh...
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Chủ đề học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lí thuyết đã thu hút sự quan tâm của nhiều đồng nghiệp ở các trường và các em học sinh ở các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và trường THPT triệu sơn 1 nói riêng. Với mong muốn phát huy được những kinh nghiệm vốn có nhầm nâng cao hiệu quả làm bài thi của các em học sinh trong các kì thi.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi đã nghiên cứu đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trước đây và tốt nghiệp THPT quốc gia những năm gần đây để rút ra xu hướng ra đề thi. Căn cứ vào đó các em sẽ có thể tham khảo và xác định hướng ôn thi cho mình.
Một vấn đề hết sức quan trọng là làm thế nào để bài thi học sinh đạt kết quả cao? Ở đề tài này, tôi dành chủ yếu thời gian để hướng dẫn cách làm bài, từ các dạng câu hỏi lý thuyết.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập dữ liệu bằng cả số (thống kê) bằng văn bản từ các nguồn khác nhau, có sự thống nhất về thời gian, sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc có những tài liệu thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu của đề tài.
4.2. Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh 
 	Sau khi thu thập số liệu, các câu hỏi ở các tài liệu khác nhau, bằng phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh các tài liệu chuẩn kiến thức cơ bản (chủ yểu địa lí 12). Quá trình phân tích, đánh giá, đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh tổng hợp để rút ra bản chất của các dạng câu hỏi theo các cấp độ khác nhau.
4.3. Phương pháp thống kê
Số liệu thống kê sau khi thu thập được từ các nguồn tài liệu khác nhau, từ nhà trường các đề thi tuyển sinh các năm. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu đã thu thập được theo mục đích để thấy được sự chuyển biến của kết quả nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thực địa
Quá tình nghiên cứu đề tài, tác giả đã đi cơ sở một số trường THPT để khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các đồng nghiệp, các học sinh và tham khảo các dạng đề thi của các trường. Từ đó, tác giả trao đổi với với các đồng nghiệp về lĩnh vực có liên quan đến đề tài. 
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Yêu cầu chung
Dạng câu hỏi lý thuyết bao gồm nhiều dạng với mức độ yêu cầu khác nhau.
* Dạng câu hỏi trình bày: học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa (chủ yếu lớp 12) và tái hiện, biết cách sắp xếp có chọn lọc kiến thức cơ bản.
* Dạng câu hỏi giải thích: Đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản có trong chương trình và sách giáo khoa và biết vận dụng chúng để giải thích một sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên hoặc kinh tế- xã hội; tìm mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
* Dạng câu hỏi chứng minh: Để làm tốt câu hỏi dạng chứng minh, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản và các số liệu cần thiết mà còn phải biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức và các số liệu để chứng minh.
* Dạng câu hỏi so sánh: Đây là một câu hỏi rất khó. Vì thế để làm được câu hỏi dạng này đòi hỏi gọc sinh phải nắm chắc kiến thức, biết cách hệ thống, phân loại và sắp xếp kiến thức để so sánh.
1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của câu hỏi dạng lý thuyết môn địa lí
Trong một bài thi của môn địa lí, ngoài phần thực hành vẽ biểu đồ hoăc nhận xét bảng số liệu... Phần lý thuyết quyết định phần lớn điểm của bài thi. Vì thế, việc rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức phần lý thuyết trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và người học địa lí.
Để đáp ứng yêu cầu rèn luyện học sinh trong việc học tập và làm bài bộ môn địa lí, đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi hướng dẫn học sinh làm bài thi phần lý thuyết bám sát với chương trình, phù hợp với trình độ của học sinh THPT. Những dẫn chứng và câu hỏi nêu trong đề tài này đều nằm trong chương trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 12) trong các đề thi THPT Quốc gia.
2.THỰC TRẠNG
- Như chúng ta đã biết việc nắm vững kiến thức lý thuyết địa lí là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập bộ môn Địa lí. Vì vậy, các đề thi THPT Quốc gia thường gồm 2 phần: Phần lý thuyết và phần thực hành. Trong đó phần lý thuyết chiếm 65 -> 70% tổng số điểm và nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc trúng tuyển của thí sinh.
- Thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí, trong những giờ lên lớp, chúng tôi luôn chú trọng những câu hỏi phát vấn các dạng khác nhau, nhằm giúp học sinh định hướng được các trả lời chính xác với mỗi dạng câu hỏi đó. Trong các bài kiểm tra chúng tôi thường lồng ghép các dạng câu hỏi. Và kết quả bai chấm cho thấy, đa số học sinh chưa phân biệt như thế bào là câu hỏi “Trình bày”, “phân tích”, “chứng minh” hay “so sánh”...?
- Việc trình bày được lý thuyết đủ của mỗi học sinh phần lớn do học sinh theo khối C rèn luyện nhiều nên trình bày được. Thực tế, các em chưa có kiến thức hiểu biết về việc trình bày kiến thức với mỗi dạng câu hỏi như thế nào cho đúng. Như vậy, nếu như học sinh không theo chuyên ban C thì sẽ gặp khó khăn trong việc trình bày bài thi.
- Trong năm học 2014-2015, tôi trực tiếp giảng dạy các lớp 11B1, 11B2, 11B4, 11B8 và 10 C1. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành kiểm tra qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, trong đó tôi chú trọng vào việc đánh giá cách làm bài phần lý thuyết, kết quả như sau:
 Năm học 2014 – 2015
Lớp
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B1/44
0
0
18
40.9
18
40.9
8
18.2
0
0
11B2/40
0
0
14
35.0
16
40.0
10
25.0
0
0
11B4/46
0
0
16
34.8
21
45.7
9
19.5
0
0
11B8/37
0
0
20
54.1
15
40.5
2
5.4
0
0
10C1/45
0
0
19
42.2
21
46.7
5
11.1
0
0
Xuất phát từ thực trạng trên tôi thấy việc chú trọng nâng cao kỹ năng làm bài phần thi lý thuyết là rất cần thiết. Vì vậy để công việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt được kết quả tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn học sinh làm bài thi dạng câu hỏi lý thuyết môn địa lí”.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Dựa vào hệ thống các câu hỏi sách giáo khoa
SGK là 1 tài liệu chuẩn, mang tính khoa học, sau mỗi bài học thường có những câu hỏi hệ thống kiến thức cơ bản của bài. Vì vậy, học sinh cần thiết làm hết bài tập sau bài để rèn luyện tư duy làm quen với các dạng câu hỏi và trình bày nó một cách chính xác.
Trong SGK, các dạng câu hỏi bài tập cũng lần lượt đi từ dễ đến khó. Dạng câu hỏi “trình bày”, dạng câu hỏi “giải thích”, dạng câu hỏi “chứng minh”, dạng “so sánh”...trình bày theo lượng kiến thức của mỗi bài học mà mức độ yêu cầu câu hỏi sau bài khác nhau.
3.2. Dựa vào hệ thống các câu hỏi trong sách tài liệu
- Sách bài tập địa 12
- Tập bản đồ Át Lát địa lí
- Các tài liệu sách tham khảo
- Sách giáo viên
3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3.3.1. Dạng câu hỏi trình bày
Đây là dạng câu hỏi dễ, đề thi năm nào cũng có dạng câu hỏi này. Tùy vào tính chất của các kì thi mà tỉ lệ điểm của câu hỏi dạng trình bày khác nhau. Đối với kì thi tốt nghiệp, câu hỏi dạng trình bày có thể chiếm 40-50% tổng số điểm.
Để nhận biết được câu hỏi dạng trình bày, cần đọc kĩ đầu bài và tìm ra các từ khóa, chẳng hạn như: Trình bày, cho biết, phân tích, nêu, tóm tắt, như thế nào, gì,...và để trả lời được câu hỏi dạng trình bày, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa (chủ yếu lớp 12) và tái hiện, biết cách sắp xếp có chọn lọc kiến thức cơ bản.
Ví dụ: 
Câu 1: Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Gợi ý trả lời
* Những biểu hiện suy giảm
+ Suy giảm về số lượng loài. 
+ Các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
* Biện pháp bảo vệ 
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
+ Quy định về khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
Câu 2: Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
Gợi ý trả lời
- Cơ cấu nghành công nghiệp được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng nghành( nhóm nghành) trong toàn bộ hệ thống các nghành công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng(3 nhóm ngành, gồm 29 ngành công nghiệp)
- Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm( Năng lượng, dệt may,...)
- Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công ngiệp khai thác và sản xuất; phân phối điện. khí đốt, nước,...
Câu 3: Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Gợi ý trả lời	
- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài ( cá, tôm và các loại đặc sản,...); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
- Có nhiều loại khoáng sản ( dầu mỏ, khí tự nhiên, ti tan,...).
- Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển- đảo.
Câu 4: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Xâm thực mạnh ở đồi núi ( địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi; đất bị trượt, đá lở, địa hình caxtơ,...).
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu (bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông; đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lấn ra biển,...)
Câu 5: Hãy cho biết những đặc điểm của dân số ở nước ta?
Gợi ý trả lời
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc,...
- Dân số nước ta còng tăng nhanh, mỗi năm hơn 1 triệu người.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự biến đổi.
3.3.2. Dạng câu hỏi giải thích 
 Đây là dạng câu hỏi khó. Dạng câu hỏi này thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Với dạng câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản có trong chương trình và và sách giáo khoa và biết vận dụng chúng để giải thích một sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội; tìm mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
 Các từ khóa để nhận biết câu hỏi dạng giải thích là : giải thích tại sao, tại sao... Câu hỏi dạng giải thích có hai loại, đó là loại câu hỏi dựa vào mẫu có sẵn và câu hỏi không có mẫu.
3.3.2.1.Câu hỏi giải thích dựa vào mẫu có sẵn: Thường gắn với câu hỏi về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ ( hoặc ngành) và câu hỏi liên quan dến các ngành công nghiệp trọng điểm.
a) Với những câu hỏi giải thích về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cần chú ý tới:
+ Vị trí địa lí của vùng lãnh thổ.
+ Nguồn lực (hoặc điều kiện) tự nhiên như: địa hình; đất; khí hậu; thủy văn; sinh vật và khoáng sản.
+ Nguồn lực ( hoặc điều kiện) kinh tế - xã hội bao gồm: dân cư, nguồn lao động; Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng; Các nhân tố khác ( thị trường, vốn, đường lối chính sách,...).
Tuy nhiên, không phải câu hỏi nguồn lực nào cũng trình bày đủ các ý trên. Tùy theo yêu cầu của từng câu hỏi, học sinh phải biết lựa chọn (có thể bớt ý), sắp xếp các ý sao cho hợp lí. Chẳng hạn, câu hỏi liên quan đến nguồn lức phát triển kinh tế của một vùng (Tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước?...) thì nên trình bày đủ các ý trên. Nhưng với câu hỏi liên quan đến nguồn lực phát triển một ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp...) thì lại phải cân nhắc lựa chọn nội dung nào. Một điều cần lưu ý nữa là đối câu hỏi nguồn lực, ngoài phần trình bày các thế mạnh, tùy theo yêu cầu của câu hỏi mà có thể trình bày cả những khỏ khăn, dù chỉ là một vài dòng.
Ví dụ:
Câu 1: Tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước?
Gợi ý trả lời 
- Về vị trí địa lí:
+ Kề bên là Đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Campuchia.
+ Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.
- Về tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng. Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ) thoát nước tốt. Là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
+ Khí hậu, nguồn nước
Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện, thủy lợi và giao thông đường thủy.
+ Khoáng sản: Dầu khí (trên thêm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác (sét, cao lanh).
+ Sinh vật:
Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp du lịch.
Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.
- Về kinh tế-xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Có sức thu hút dân cư và nguồn lao động từ tất cả các vùng trong cả nước.
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
Vai trò của Tp.Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
+ Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).
Câu 2: Giải thích vì sao cây công nghiệp lâu năm lại được phát triển mạnh ở Tây Nguyên?
Gợi ý trả lời
- Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng.
+ Đất đai: Đất badan màu mỡ, có tầng phong hóa sâu, giầu dinh dưỡng. Diện tích rộng, phân bố rộng lớn.
+ Khí hậu
Cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô héo dài (4-5 tháng), lại có sự phân hóa theo độ cao nên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới ( cà phê, cao su, hồ tiêu) lẫn cây công nghiệp cận nhiệt (chè). Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
Nguồn nước sông và nước ngầm khá dồi dào, có ý nghĩa quan trọng để cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô và phát triển thủy điện phục vụ cho công nghiệp chế biến.
+ Tuy nhiên, về mùa khô thiếu nước; đất đai bị xói mòn vào mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị tàn phá.
- Điều khiện tự nhiên- xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động
Số dân tuy ít ( 5,2 triệu người- năm 2010), nhưng đang được bổ sung bằng các dòng người chuyển cư.
Lực lượng lao động cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp. Ở đây cũng đã hình thành các nông trường quốc doanh, mô hình kinh tế vườn, trang trại.
+ Các điều kiện khác (chính sách của Nhà nước, thị trường,...)
+ Khó khăn: Thiếu lực lượng lao động lành nghề; Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp chưa thật ôn định...
b) Đối với câu hỏi giải thích về ngành công nghiệp trọng điểm cần tập trung làm rõ ba lý do sau:
- Là ngành có thế mạnh lâu dài;
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao;
- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Trong ba lý do trên, tập trung vào giải thích lý do thứ nhất, vì nó thường chiếm tới khoảng 60-70% tổng số điểm. Số điểm còn lại (30-40%) thuộc lệ vào lý do thứ hai và thức ba.
Ví dụ
Câu 1: Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
* Có thế mạnh lâu dài.
- Nguồn năng lượng phong phú và vững chắc.
+ Than có nhiều, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (chiếm hơn 90% trữ lượng của cả nước và có chất lượng tốt nhất), ngoài ra còn có ở một số nơi khác như Thái Nguyên, Quảng Nam, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Dầu khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bề trầm tích ngoài thềm lục địa.
+ Tiềm năng thủy điện lớn (hơn 30 triệu KW), tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. 
+ Các nguồn năng lượng tiềm tàng khác: Gió, thủy triều...
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.
+ Phục vụ tất cả các ngành kinh tế.
+ Phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng tăng của nhân dân.
* Mang lại hiệu quả cao.
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đem lại hiệu quả cao về các mặt:
+ Kinh tế (nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động...)
+Xã hội (mang lại việc làm cho một bộ phận lao động...)
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác về mặt: quy mô, kĩ thuật- công nghệ, chất lượng sản phẩm...
Câu 2: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm?
Gợi ý trả lời
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
* Có thế mạnh lâu dài.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
+ Nguyên liệu từ trồng trọt: Sản lượng lương thực khá dồi dào, đạt 44,6 triệu tấn (năm 2010). Sản lượng mía đường khoảng 16 triệu tấn mía cây; chè gần 13 vạn ha; cà phê với diện tích khoảng 55 vạn ha, sản lượng 1,1 triệu tấn( nhân ). Ngoài ra còn nhiều hoa quả .
+ Nguyên liệu từ chăn nuôi: trâu hơn 2,9 triệu con, bò gần 6 triệu con, lợn 27,3 triệu con, gia cầm 300 triệu con (năm 2010).
+ Nguyên liệu từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt trên 5,1 triệu tấn (năm 2010).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Nhu cầu tăng, thị trường rộng lớn. Một số sản phẩm (gạo, cà phê, cá...) đã xâm nhập được vào thị trường thế giới và khu vực.
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật: được nâng cấp; phân bố gần thị trường hoặc gần nguồn nguyên liệu; nguồn lao động dồi dào...
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
- Đóng góp một phần quan trọng vào kinh ngạch xuất khẩu.
- Giải quyết việc làm cho người lao động.
* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một số ngành kinh tế khác: Nông nghiệp, ngư nghiệp, nhiều ngành khác,...
3.3.2.2. Câu hỏi giải thích không có mẫu thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh và nó tương đối khó. Vì không có mẫu cho nên không có hướng dẫn làm bài cụ thể, nhưng chính vì không có mẫu lại là điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức, làm bài một cách sáng tạo. Câu hỏi giải thích không có mẫu ở hai loại.
a) Loại thứ nhất, nếu lấy tiêu chí là vị trí sắp xếp thì nó thường đứng ở vế sau của câu hỏi lớn. Vế trước thường là câu hỏi dạng trình bày, vế sau thường là giải thích (có thể chỉ một) vấn đề gì đó cho câu hỏi vế trước. Như vậy, dựa vào phần trình bày ở câu hỏi vế trước, vận dụng mối liên hệ nhân quả để suy luận giải thích cho vế sau.
Ví dụ
Câu 1: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Tại sao tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới?
Gợi ý trả lời
- Đặc điểm của đô thị hóa:
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
+Tỉ lệ dân thành thị tăng (năm 2000, tỉ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_thi_dang_cau_hoi_ly_thuyet_m.doc