SKKN Tiếp cận bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du theo hướng phát huy năng lực học sinh

SKKN Tiếp cận bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du theo hướng phát huy năng lực học sinh

Ngày nay, cùng với sự đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn cũng đang được nhiều thầy cô quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều giáo viên chủ yếu vẫn dùng phương pháp thuyết trình làm cho những giờ học Văn trở nên cứng nhắc, nhàm chán, học sinh rơi vào tình trạng tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì vậy, các em không hiểu bài và ngày càng không còn hứng thú với môn Văn nữa.

 Năm 2017- một năm đất nước đang có nhiều đổi mới và ngành giáo dục cũng đã có những đổi mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ đó, Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việcc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. “Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy, sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành” [3].Vì vậy, đến với mỗi bài học, việc lựa chọn phương pháp tiếp cận như thế nào để phát huy được năng lực và tạo được hứng thú cho học sinh là một việc rất quan trọng.

 

docx 17 trang thuychi01 6880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tiếp cận bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du theo hướng phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu	2
1.1. Lí do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích nghiên cứu	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	14
3. Kết luận và kiến nghị	15
Tài liệu tham khảo	17
MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn cũng đang được nhiều thầy cô quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều giáo viên chủ yếu vẫn dùng phương pháp thuyết trình làm cho những giờ học Văn trở nên cứng nhắc, nhàm chán, học sinh rơi vào tình trạng tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì vậy, các em không hiểu bài và ngày càng không còn hứng thú với môn Văn nữa.
	Năm 2017- một năm đất nước đang có nhiều đổi mới và ngành giáo dục cũng đã có những đổi mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ đó, Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việcc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. “Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy, sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành” [3].Vì vậy, đến với mỗi bài học, việc lựa chọn phương pháp tiếp cận như thế nào để phát huy được năng lực và tạo được hứng thú cho học sinh là một việc rất quan trọng.
	Đến với bài “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 10- tập 1- Ban cơ bản, tôi cũng đã có nhiều băn khoăn, trăn trở. Bởi đây là tác phẩm hay của đại thi hào Nguyễn Du và cũng là của nền văn học trung đại Việt Nam. Nhưng thực tế, từ những năm trước khi dạy xong bài này, kiểm tra lại thì đa số học sinh hiểu bài lơ mơ và tỏ ra không thích tác phẩm. Cũng đã có khá nhiều tài liệu tham khảo về tác phẩm nhưng để tìm ra một cách khai thác hợp lí để các em dễ hiểu cũng rất khó.
 Đoạn “Phương pháp.kĩ năng thực hành” được trích từ TLTK số [3]: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực- NXB Đại học sư phạm.
Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, tôi 
tìm đến một hướng khai thác tác phẩm bám sát theo đặc trưng thể loại (tác phẩm trữ tình) nhưng có “lạ hóa”, từ đó phát huy được tính tích cực của học sinh và truyền cảm hứng văn chương cho các em. Cách khai thác này gây ấn tượng mạnh cho học sinh ngay từ việc đặt tiêu đề các mục để từ đó kích thích trí tò mò của học sinh, lôi cuốn các em vào quá trình khám phá giá trị tác phẩm. Đồng thời, thiết kế bài học chủ yếu dựa vào hoạt động của học sinh nên tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của bản thân, trong đó quan trọng là năng lực giao tiếp và năng lực cảm thụ văn chương.
	Sau những lần giảng dạy thực nghiệm trên lớp, tôi đã thấy rõ sự thay đổi trong cách nhìn nhận, cách hiểu của học sinh về tác phẩm. Vì vậy tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tiếp cận bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du theo hướng phát huy năng lực học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Với việc tìm ra một phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và bài dạy, sáng kiến kinh nghiệm này hướng tới mục đích giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ bài hiệu quả nhất. Từ đó, phát huy năng lực và khơi niềm đam mê của các em đối với tác phẩm văn học. 
	Đồng thời, với việc viết sáng kiến này, tôi muốn có được cơ hội để tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp về phương pháp dạy của bản thân để ngày càng vững vàng hơn trong sự nghiệp “trồng người” của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bài “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du- Sách giáo khoa Ngữ văn 10- tập 1- Ban cơ bản. Cùng với đó là đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh 10B9 trường THPT Yên Định 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để đạt được kết quả nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp các phương pháp:
a, Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
	Trước hết tôi nghiên cứu kĩ bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”. Đồng thời, tìm đọc thêm một số tài liệu khác viết về tác giả Nguyễn Du và về bài thơ. Cùng với đó tôi cũng nghiên cứu đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10B9 trường THPT Yên Định 2 để lựa chọn hướng khai thác phù hợp. Cuối cùng, tôi lựa chọn cách khai thác tác phẩm từ đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp “lạ hóa” để tăng niềm cảm hứng và phát huy năng lực cho các em.
b, Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin:
	Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em về bài thơ nói riêng và những tác phẩm viết bằng chữ Hán nói chung. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp, tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
c, Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
	Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, cũng như hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó, rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	 Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng nhấn mạnh: “Chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc”. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới gồm: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định người giáo phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
	 “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhânnhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Nói một cách dễ hiểu, năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”[4]. Như vậy, phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học không chỉ chú ý đến phát triển trí tuệ cho học sinh mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
	Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực có nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng vận dụng một cách linh hoạt kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhânnhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Trong định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, môn Văn 
được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực 
 Đoạn “Năng lựccủa cuộc sống” được trích từ TLTK số [4]: Chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”.
thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ là năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học [4]. 
	Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ dạy Văn, cần đổi mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu. Với giáo viên, phương pháp thuyết trình nên giảm thiểu tới mức tối đa, thay vào đó là tổ chức hoạt động cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, đề xuất các tình huống, dự án. Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hànhHoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Hoạt động nhóm để trao đổi, sẻ chia kết quả mình làm được, thông qua đó, học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Kết thúc các hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những vấn đề chưa đúng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong chương trình Ngữ văn 10, phần văn học trung đại Việt Nam, bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du là một bài thơ hay nhưng cũng là một bài thơ khó đối với người học. Qua tìm hiểu thực tế từ những năm học trước, tôi thấy rằng đa số các em đều ngại học tác phẩm này vì cho rằng nó quá khó hiểu. Chính vì vậy, kiến thức các em nắm về tác phẩm cũng rất mơ hồ, và khi làm bài thì kết quả thường thấp.
	Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh không thích học bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là vì:
	Về phía khách quan: đây là bài thơ viết bằng chữ Hán, mà vốn hiểu biết về chữ Hán của học sinh rất ít nên các em khó tiếp cận văn bản gốc, chủ yếu nắm nội dung tác phẩm qua phần dịch nghĩa và dịch thơ. Mặt khác, tác phẩm ra đời từ thế kỉ XVIII, khi nền văn hóa hiện đại ngày càng xa quá khứ thì các em càng khó hiểu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của thế hệ cha ông.
	Về phía chủ quan từ giáo viên và học sinh: Giáo viên còn chưa chịu đổi mới phương pháp, chưa chịu tìm tòi các hướng khai thác phù hợp cho học sinh dễ tiếp thu. Qua việc đọc một số tài liệu tham khảo mẫu cùng với việc dự giờ 
 Đoạn “Dạy học Ngữ văncủa môn học” được trích từ TLTK số [4]: Chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”.
thăm lớp của một số đồng nghiệp, tôi thấy đa số dùng phương pháp thuyết trình 
và phân tích tác phẩm theo bốn phần: Đề- Thực- Luận- Kết. Cách chia như vậy không sai nhưng sẽ làm cho bài dạy khô khan, thiếu chất văn và làm giảm sự hứng thú cho học sinh. Mặt khác, học sinh cũng còn lười học, ngại tư duy, không mấy hứng thú với môn Văn.
	Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 10B9 trường THPT Yên Định 2, tôi có làm phiếu thăm dò suy nghĩ của các em về tác giả Nguyễn Du và về bài thơ. Với số học sinh tham gia là 42 em, kết quả như sau:
Câu 1: Kể tên những tác phẩm của Nguyễn Du mà em biết.
Tên tác phẩm
Biết
Không biết
SL
%
SL
%
1. Truyện Kiều
42 
100
0
0
2.Văn chiêu hồn
17 
40,1
25
59,9
3. Độc Tiểu Thanh kí
14
33, 3
28
66,7
4. Phản chiêu hồn
11
26,2
31
73,8
Câu 2: Em có thích học các bài thơ chữ Hán không?
Mức độ
Không thích
Thích
Số lượng
38
04
Tỉ lệ
90,5%
9,5%
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc và tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện Kiều”- kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Nhưng việc học và hiểu được giá trị của bài “Độc Tiểu Thanh kí” sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tài năng và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ, hiểu rõ hơn về một triết lí mà Nguyễn Du từng viết:
	Đau đớn thay phận đàn bà
	 Lời rằng bạc mệnh cùng là lời chung.
	Vì vậy, nếu bản thân người giáo viên không có một hướng khai thác hợp lí để truyền được sự đam mê, khao khát khám phá tác phẩm thì “Độc Tiểu Thanh kí” sẽ mãi là nỗi sợ cho học sinh các thế hệ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
a. Chuẩn bị:
	Muốn có một giờ dạy học thành công thì cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị thật tốt cho bài học. 
a.1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- Địa điểm: Trường THPT Yên Định 2.
	- Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 10B9
	- Thời gian thực nghiệm: 45 phút (một tiết học).
	- Đọc kĩ tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Đọc thêm các tài liệu tham khảo về bài thơ.
	- Tiến hành thiết kế giáo án.
a.2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đọc kĩ tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
	- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài.
b. Tổ chức thực hiện:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy đọc một số câu thơ viết về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Dự kiến học sinh trả lời:
1. Truyện Kiều: 
 Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
2. Cung oán ngâm khúc: 
 Trong cung quế âm thầm chiếc bóng
	 Đêm năm canh trông ngóng lần lần
	 Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
	 Chơi cho hoa rữa thúy dần lại thôi.
3. Chinh phụ ngâm: 
 Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
 Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
 Xanh kia thăm thẳm tầng trên
 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
.
* Bài mới:
Vào bài
	Nỗi xót thương, đồng cảm với thân phận bất hạnh của người phụ nữ là một tình cảm rất đỗi nhân văn trong văn học dân gian được tiếp tục khơi nguồn trong văn học trung đại, trong đó, Nguyễn Du là một đại diện. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du nói lên mối đồng cảm sâu xa đối với những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh. Chủ đề này còn được trở đi trở lại trong tác phẩm chữ Hán của ông, mà tiêu biểu là bài “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh kí) hôm nay chúng ta học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1- Tìm hiểu chung
Hs đọc tiểu dẫn SGK
GV hỏi: Đọc tiểu dẫn, chúng ta biết gì về nàng Tiểu Thanh?
HS phát hiện, trả lời
GV hướng dẫn HS đọc cả ba phần (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
GV yêu cầu HS xác định: hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, chủ đề của tác phẩm.
GV giải nghĩa từ khó (dựa vào chú thích tr.132- SGK)
Hoạt động 2- Đọc- hiểu
GV phân nhóm cho HS hoạt động trong thời gian 5- 7 phút:
- Nhóm 1: Tìm hiểu câu 1, 2
- Nhóm 2: Tìm hiểu câu 3, 4
- Nhóm 3: Tìm hiểu câu 5, 6
- Nhóm 4: Tìm hiểu câu 7, 8
Sau đó, đại diện nhóm trình bày, HS khác bổ sung
GV củng cố
Phần câu hỏi gợi mở cho mỗi nhóm:
Nhóm 1: Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh gì? Hình ảnh đó gợi cho chúng ta biết gì về cảm xúc của tác giả?
HS thảo luận, trả lời
GV bình thêm: Cảm xúc trước biến đổi của xã hội thường ám ảnh thơ văn thời kì Nguyễn Du. Nguyễn Gia Thiều từng than thở trước cảnh “bãi bể nương dâu” trong “Cung oán ngâm khúc”, Bà Huyện Thanh Quan thì ngậm ngùi trước “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Thăng Long thành hoài cổ). Chính Nguyễn Du cũng từng giật mình khi trải qua “một cuộc bể dâu” (Truyện Kiều). Vì vậy, câu thơ ở đây, Nguyễn Du đâu chỉ khóc cho một cảnh Tây Hồ cụ thể mà còn khóc cho cuộc đời chung luôn biến đổi, lụi tàn.
Nhóm 2: 
- Đọc hai câu 3, 4 giúp em hình dung gì về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh?
- Em hãy xác định giọng điệu của hai câu 3, 4. Từ đó cho biết thái độ của tác giả?
HS thảo luận, trả lời
Nhóm 3: 
- Em hiểu “cổ kim hận sự” ở đây là gì? Vì sao lại “thiên nan vấn” (khó hỏi trời)? Em có biết có những tác phẩm nào của Nguyễn Du cũng thể hiện sự thương cảm của nhà thơ đối với thân phận “tài hoa bạc mệnh” không?
HS thảo luận, liên hệ và trả lời
Phần mở rộng: Câu thơ như gợi ra dòng nước mắt của Nguyễn Du chảy từ nàng Tiểu Thanh sang thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, nối tới những đắng cay của người ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, hội tụ thành bể đau nhức nhối trong trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ.
- Sau khi suy nghĩ về cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh, vì sao Nguyễn Du lại tự coi mình là người cùng hội với nàng? Qua đó, em hiểu gì về tấm lòng của nhà thơ?
HS suy nghĩ, trả lời.
Nhóm 4: Từ sự thương người, ý thơ trong hai câu kết đột ngột chuyển sang thương mình. Đột ngột mà vẫn hợp lí bởi cả Tiểu Thanh và Nguyễn Du cùng tài hoa bạc mệnh. Vậy em hiểu gì về con số “hơn ba trăm năm” ở đây? Qua đó, em đọc được gì trong tâm sự của thi nhân trong hai câu cuối?
HS thảo luận, trả lời
GV đặt vấn đề chung cho cả lớp: Hôm nay, sau khi học xong bài “Độc Tiểu Thanh kí”, nếu được trả lời cho câu hỏi cuối bài thơ, em sẽ nói gì với Nguyễn Du?
HS phát biểu
Hoạt động 3- Tổng kết
GV hướng dẫn HS khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
HS khái quát và đọc phần ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4- Luyện tập
GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong SGK/ Tr.134
GV giao bài tập về nhà cho học sinh.
Tìm hiểu chung
1. Vài nét về nàng Tiểu Thanh:
- Là người tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu thời Minh, làm vợ lẽ một thương gia họ Phùng, nhưng vợ cả ghen bắt nàng lên ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn (cạnh Tây Hồ- một thắng cảnh đẹp ở Trung Quốc). Buồn khổ, nàng chết lúc mới 18 tuổi.
- Nàng để lại một tập thơ nhưng bị vợ cả đem đốt, chỉ còn lại một số bài (phần dư cảo).
2. Bài thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác: có 2 ý kiến
+ Viết khi đi sứ ở Trung Quốc.
+ Viết khi chưa đi sứ Trung Quốc.
→Dựa vào câu thứ 2 trong bài: Đọc phần dư cảo của Tiểu Thanh, Nguyễn Du trào lên nỗi xót thương, đồng cảm với thân phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nên viết nên bài thơ này.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.
- Bố cục: 4 phần (Đề- Thực- Luận- Kết)
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm xót thương da diết đối với nàng Tiểu Thanh, với kiếp người tài hoa bạc mệnh và cho chính bản thân mình của tác giả.
Đọc- hiểu: 
1. Nỗi đồng cảm trước kiếp đời tài sắc
 (Bốn câu đầu)
a. Bể dâu- khóc viếng (Câu 1,2)
 Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
- Vườn hoa Tây Hồ (vốn là cảnh đẹp): 
+ Gò hoang (nơi trơ trụi, hoang vắng, đìu hiu) →hoang tàn, hoang phế.
+ Gợi nhớ đến Tiểu Thanh- người con gái đã từng sống ở Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Cuộc đời nàng cũng bị hủy hoại, chỉ còn vài bài thơ sót lại.
- Giọng thơ: xót xa, nuối tiếc
- Tâm trạng nhà thơ:
+ Nuối tiếc cảnh Tây Hồ, nhưng cũng là để bày tỏ sự xót xa, nuối tiếc cho Tiểu Thanh.
+ Viếng nàng qua tập sách→đồng cảm.
b. Sắc đẹp- văn chương (Câu 3,4)
 Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
 Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
- “Chi phấn” (son phấn): sắc đẹp→Hình ảnh ẩn dụ cho Tiểu Thanh- người phụ nữ có nhan sắc. Tiểu Thanh có linh thiêng chắc cũng phải xót xa vì chết vẫn chưa yên, đến tập thơ còn lại cũng bị đốt dở.
- “Văn chương”: tài năng, trí tuệ của Tiểu Thanh →Văn chương không có số mệnh, không có tội tình gì cũng bị đốt dở. Tài hoa, trí tuệ của Tiểu Thanh cũng bị hủy diệt đến cùng. 
=>Hình ảnh Tiểu Thanh: một người có tài năng, có nhan sắc, nhưng lại chịu số phận cay nghiệt (cái sắc bị chôn, cái tài bị đốt). 
- Giọng thơ: vừa xót xa vừa bất bình, oán trách
- Thái độ tác giả:
+ Tiếc thương cho Tiểu Thanh- người tài hoa bạc mệnh.
+ Bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh, mà trực tiếp là người vợ cả.
+ Bất bình, oán trách với xã hội mà ở đó tài năng con người không được nảy nở, nhan sắc con người không được trân trọng.
2. Niềm đau thương không tìm thấy tri âm
 (Bốn câu sau)
a. Hờn đau mang án (Câu 5,6)
 Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
 Phong vận kì oan ngã tự cư. 
- “Cổ kim hận sự”- mối hận từ xưa đến nay: hễ người có tài sắc lại bị chà đạp, vùi dập
+ xưa: Tiểu Thanh
+ nay:

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tiep_can_bai_doc_tieu_thanh_ki_cua_nguyen_du_theo_huong.docx