SKKN Phương pháp giải nhanh các câu hỏi vận dụng cao thi THPT quốc gia – dạng số loại kiểu gen, số loại kiểu hình

SKKN Phương pháp giải nhanh các câu hỏi vận dụng cao thi THPT quốc gia – dạng số loại kiểu gen, số loại kiểu hình

Từ năm 2007 trở lại đây Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kì thi THPT Quốc Gia, cao đẳng toàn quốc thay vì hình thức thi tự luận như trước đây với bộ môn Sinh học. Trong một đề thi với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, để làm tốt bài thi của mình thì học sinh không chỉ biết cách giải thôi chưa đủ mà cần phải biết cách giải nhanh gọn, chính xác. Trong quá trình thực hiện giảng dạy cho đối tượng học sinh là các em đang chuẩn bị thi THPT Quốc Gia thi vào các trường đại học, cao đẳng, với hình thức đề thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng như hiện nay. Tôi thấy bản thân và không ít giáo viên, học sinh xuất hiện một nhu cầu rất lớn là làm thế nào tìm ra được phương pháp giải nhanh gọn tiết kiệm thời gian các dạng bài tập vận dụng cao trong toàn bộ chương trình, đề thi.

 Với phần kiến thức về quy luật di truyền, các bài tập phần nhận biết hay thông hiểu thì không kể đến nhưng với phần bài tập vận dụng và vận dụng cao đặc biệt các bài toán liên quan đến có bao nhiêu phát biểu đúng, có bao nhiêu phép lai thỏa mãn điều kiện đề ra, có bao nhiêu loại kiểu gen có 2 hoặc 3 alen, có bao nhiêu kiểu hình, số loại kiểu gen tối đa Thì từ trước tới nay cũng đã có một công công thức trên mạng internet, một số tài liệu trên thị trường trình bày về vấn đề giải nhanh các bài toán sinh học. Tuy nhiên hiện nay chưa có một sách nào viết chuyên sâu về vấn đề này dẫn đến học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy còn mông lung, ví dụ: chưa có tài liệu nào viết về số loại kiểu gen của cơ thể tứ bội giao phối với nhau, số loại kiểu hình trong tương tác cộng gộp nhiều cặp gen (2,3,4 .), số loại kiểu gen mang 2 alen ở đời con ., tuy nhiên với mục đích vẫn muốn tìm phương pháp ngắn gọn hơn nữa nên trong thời gian “cày xới trên mảnh đất quy luật di truyền” này theo tôn chỉ đó, với kiến thức và vốn kinh nghiệm của bản thân tôi đã tìm ra một số phương pháp giải nhanh các bài toán quy luật di truyền mà một số sách, trên mạng chưa viết để ứng dụng giải nhanh các bài toán vận dụng cao hơn nhiều lần, đồng thời còn giúp học sinh thấy tự tin hơn với kiến thức và kĩ năng giải các bài toán sinh học trước khi bước vào phòng thi. Với hiệu quả như vậy tôi đã chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO THI THPT QUỐC GIA – DẠNG SỐ LOẠI KIỂU GEN, SỐ LOẠI KIỂU HÌNH” cho SKKN của mình để chia sẻ với đồng nghiệp và các em học sinh.

 

doc 16 trang thuychi01 7490
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giải nhanh các câu hỏi vận dụng cao thi THPT quốc gia – dạng số loại kiểu gen, số loại kiểu hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Từ năm 2007 trở lại đây Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kì thi THPT Quốc Gia, cao đẳng toàn quốc thay vì hình thức thi tự luận như trước đây với bộ môn Sinh học. Trong một đề thi với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, để làm tốt bài thi của mình thì học sinh không chỉ biết cách giải thôi chưa đủ mà cần phải biết cách giải nhanh gọn, chính xác. Trong quá trình thực hiện giảng dạy cho đối tượng học sinh là các em đang chuẩn bị thi THPT Quốc Gia thi vào các trường đại học, cao đẳng, với hình thức đề thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng như hiện nay. Tôi thấy bản thân và không ít giáo viên, học sinh xuất hiện một nhu cầu rất lớn là làm thế nào tìm ra được phương pháp giải nhanh gọn tiết kiệm thời gian các dạng bài tập vận dụng cao trong toàn bộ chương trình, đề thi.
 Với phần kiến thức về quy luật di truyền, các bài tập phần nhận biết hay thông hiểu thì không kể đến nhưng với phần bài tập vận dụng và vận dụng cao đặc biệt các bài toán liên quan đến có bao nhiêu phát biểu đúng, có bao nhiêu phép lai thỏa mãn điều kiện đề ra, có bao nhiêu loại kiểu gen có 2 hoặc 3 alen, có bao nhiêu kiểu hình, số loại kiểu gen tối đa Thì từ trước tới nay cũng đã có một công công thức trên mạng internet, một số tài liệu trên thị trường trình bày về vấn đề giải nhanh các bài toán sinh học. Tuy nhiên hiện nay chưa có một sách nào viết chuyên sâu về vấn đề này dẫn đến học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy còn mông lung, ví dụ: chưa có tài liệu nào viết về số loại kiểu gen của cơ thể tứ bội giao phối với nhau, số loại kiểu hình trong tương tác cộng gộp nhiều cặp gen (2,3,4.), số loại kiểu gen mang 2 alen ở đời con.., tuy nhiên với mục đích vẫn muốn tìm phương pháp ngắn gọn hơn nữa nên trong thời gian “cày xới trên mảnh đất quy luật di truyền” này theo tôn chỉ đó, với kiến thức và vốn kinh nghiệm của bản thân tôi đã tìm ra một số phương pháp giải nhanh các bài toán quy luật di truyền mà một số sách, trên mạng chưa viết để ứng dụng giải nhanh các bài toán vận dụng cao hơn nhiều lần, đồng thời còn giúp học sinh thấy tự tin hơn với kiến thức và kĩ năng giải các bài toán sinh học trước khi bước vào phòng thi. Với hiệu quả như vậy tôi đã chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO THI THPT QUỐC GIA – DẠNG SỐ LOẠI KIỂU GEN, SỐ LOẠI KIỂU HÌNH” cho SKKN của mình để chia sẻ với đồng nghiệp và các em học sinh.
 Với mục đích chính là giúp các em tự học dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên được trình bày theo các bước lôgic như trong đề tài chắc chắn sẽ phát triển được tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Việc nghiên cứu đề tài này giúp học sinh và động nghiệp:
Thứ nhất là hiểu sau hơn nữa các kiến thức lí thuyết về quy luật di truyền.
Thứ hai là giải nhanh các bài toán hay và khó về quy luật di truyền. 
Thứ 3 là giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này giúp học sinh thông qua cách giải nhanh các bài toán vận dụng cao (mức 4) về quy luật di truyền so với phương pháp thông thường.
 Phát hiện những vương mắc của học sinh khi sử dụng phương pháp này.
 Các bài vận dụng cao sưu tầm trong đề thi đại học, cao đẳng từ năm 2009 đến năm 2014, đề thi THPT Quốc Gia 2015, 2016 và các đề thi thử đại học, THPT Quốc Gia của các trường trong cả nước. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Phương pháp điều tra: Thực trạng khi dạy phần bài tập quy luật di truyền cũng như trong quá trình ôn thi đại học các năm, tham khảo ý kiến của đồng nghiệm cũng như tham khảo các sách tài liệu hiện có trên thị trường.
Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
Phương pháp thống kê, so sánh: thống kê, so sánh kết quả kiểm tra đánh giá theo cách giải cũ và cách giải mới.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã tìm ra những điểm mới như sau: 
- Xây dụng và áp dụng công thức tính số loại kiểu gen mang 2, 3 alen ở đời con.
- Xây dựng và áp dụng bài toán tính : Số loại kiểu gen ở đời con khi cho bố mẹ có kiểu gen tứ bội lai với nhau.
- Xây dựng công thức từ số loại kiểu hình ở đời con suy ra kiểu gen của bố mẹ trong tương tác cộng gộp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phân tích cấu trúc và nội dung thường ứng dụng dạng bài tập tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, Sinh học 12-THPT 
 	Bài toán 1 (tính số loại kiểu gen): Thường ứng dụng trong các phép lai cơ thể tứ bội với nhau mà khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh với xác xuất như nhau.
Bài toán 2 (tính số loại kiểu gen chứa 2, 3,4 alen trội hoặc lặn): Được ứng dụng trong các quy luật: 
- Quy luật Menđen: Quy luật phân ly độc lập
- Tương tác gen. 
Bài toán 3 (tính số loại kiểu hình): ứng dụng trong các bài tập về tương tác cộng gộp.
2.1.2. Phương pháp giải nhanh là gì ?
Như ta đã biết khi phân tích đề minh họa số 1, số 2, số 3 trong kì thi THPT Quốc Gia 2017, ta thấy phần “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền” ra 9 câu trong tổng số 40 câu hỏi, Trong đó:
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
1
0.25
2
0.5
3
0.75
3
0.75
9
2.25
Mặt khác phần cơ chế di truyền, biến dị cũng có một câu vận dụng cao, câu hỏi đó có thể là bài tập về đa bội thể. Như vậy trong 6 câu hỏi vận dụng cao (chiếm 15%) thi phần này số câu hỏi đã chiếm 4 câu hơn một nửa. Nếu học sinh không có cách giải nhanh thì rất khó đảm bảo về thời gian hoàn thiện đề thi đúng yêu cầu. 
Vậy phương pháp giải nhanh trong toán sinh là gì? Với một bài tập trước đây nếu chúng ta thi theo hình thức tự luận thì phải 30 phút mới giải xong, tuy nhiên nếu ta xây dựng công thức cho các em học sinh thì bày này trong vòng tối đa 3 phút phải làm ra kết quả để tô vào ô đáp án bù các câu khác có thê chỉ 30 giây.
Vậy phương pháp giải nhanh chính là trong thời gian rất ngắn ta phải tìm ra kết quả so với các phương pháp thông thường khác.
2.1.3. Xây dựng các công thức giải nhanh.
a. Số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội.
Bài toán: Nếu bố mẹ (P): AaaaBBbb × AaaaBBbb khi giảm phân chỉ cho giao tử lượng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Không phát sinh đột biến mới. Thì F1 có mấy loại kiểu gen?
- Cách 1: Phương pháp giải thông thường.
Viết giao tử của cơ thể bố; Viết giao tử của cơ thể mẹ; Sau đó hợp tử tạo ra là tích giao tử của cơ thể bố và giao tử của cơ thể mẹ.
Thống kể kiểu gen ở đời F1, thống kể loại kiểu gen trùng nhau, sau đó tính tổng chính là số loại kiểu gen tạo ra.
P : AaaaBBbb × AaaaBBbb
+ Xét riêng: 
 Aaaa × Aaaa → [G: (1/2Aa, 1/2aa) × (1/2Aa, 1/2aa)]
F1: 1/4AAaa: 1/4Aaaa: 1/4Aaaa: 1/4aaaa. → Vậy đời con có 3 loại kiểu gen.
 BBbb × BBbb → [G: (1/6BB, 4/6Bb, 1/6bb) × (1/6BB, 4/6Bb, 1/6bb)]
F1: 1/36BBBB: 8/36BBBb: 18/36BBbb: 8/36Bbbb: 1/36bbbb.
→ Vậy đời con có 5 loại kiểu gen
+ Xét chung: Đời F1 có số loại kiểu gen là 3*5 = 15 loại kiểu gen.
- Cách 2: Phương pháp giải nhanh
Nếu giải theo phương pháp thông thường trên thì rất mất nhiều thời gian, mà đề bài đôi khi lại nhiều phép lai, nếu không có công thức tính nhanh thì học sinh sẽ mắc bẫy thời gian ở những câu này.
Xét lại bài toán trên: P : AaaaBBbb × AaaaBBbb
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau:
LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1
Số loại kiểu gen bằng: (1)
Áp dụng: 
+ Xét riêng: 
Aaaa × Aaaa → kiểu gen = 2 +2 -1 = 3 (vì bố và mẹ đều cho 2 loại giao tử)
BBbb × BBbb → kiểu gen = 3 +3 -1 = 5( vì bố và mẹ đều cho 3 loại giao tử)
+ Xét chung:
Số loại kiểu gen chung là : 3*5 = 15 kiểu gen.
b. Số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3 alen trội.
( trong phần này tôi chỉ trình bày công thức và bài toán đề cặp tới đời con mang 2 alen trội)
Bài toán: Giả sử ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây dị hợp 4 cặp gen ở thế hệ P tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xẩy ra đột biến. Theo lí thuyết, đời F1 có mấy loại kiểu gen mang 2 alen trội?
- Cách 1: Phương pháp giải thông thường.
Học sinh thường viết: xét riêng từng cặp tính trạng, cặp gen tìm ra kiểu gen ở đời con.
Sau đó tính tổ hợp tìm a số loại kiểu gen mang 2. 3. alen trội
P: AaBbDdEe × AaBbDdEe
F1: Số loại kiểu gen mang 2 alen trội là:
AAbbddee, AaBbddee, AabbddEe, aaBbDdee.
Sau đó công các kiểu gen mang 2 alen trội lại với nhau tìm ra 10 kiểu gen.
 Phương pháp này rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn vì không liệt kê hết các loại kiểu gen cần tìm. 
- Cách 2: Phương pháp giải nhanh
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau: (2)
LOẠI KIỂU GEN = n + n-1+ n-2+ n -3+ + n-n
Số loại kiểu gen bằng
Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. 
Áp dụng lại bài toán trên: P: AaBbDdEe × AaBbDdEe
Số loại kiểu gen mang 2 alen trội ở F1 là: Ta thấy n = 4.
Vậy đáp án cần tìm là: 4+3+2+1 = 10 kiểu gen.
Khi các em học sinh đã có công thức này thì áp dụng vào giải toán sẽ rất tiết kiệm được thời gian. 
c. Từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp. 
Bài toán: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng?
(1) Cây cao nhất có chiều cao 160cm.
(2) Cây cao 140cm có 10 loại kiểu gen.
(3) Cây cao 150cm chiếm 7/32.
(4) Ở F2 có tối đa 81 loại kiểu gen.
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Nhiệm vụ đầu tiên của bài toán này là xác định được kiểu gen của F1, sau đó mới giải quyết các phát biểu của bài toán được.
- Cách 1: Phương pháp giải thông thường.
Với bài này, đây là một cách đặt vấn đề khá lạ vì hỏi ngược, lâu nay ta thường đặt bài toán là cho kiểu gen xác định số loại kiểu hình.
Từ dữ liệu bài toán cho ta thấy có 9 loại kiểu hình thì suy ra:
0 alen trội nào → 1 loại kiểu hình
1 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
2 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
3 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
4 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
5 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
6 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
7 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
8 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
=> Tổng công tạo ra: 9 loại kiểu hình.
Vậy có 8 alen trội tối đa, suy ra có 4 cặp gen. Nên F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe.
Khi biết kiểu gen của F1 ta sẽ giải quyết các yêu cầu của bài toán được. Tuy nhiên cách giải này hơi dài dòng, tốn nhiều thời gian.
- Cách 2: Phương pháp giải nhanh
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau:
Trong tương tác cộng gộp vai trò các alen trội là như nhau trong kiểu gen quy định kiểu hình. Gọi (n) là số cặp gen dị hợp (mỗi gen có 2 alen).
Khi cho cơ thể dị hợp (n) cặp gen tự thụ phấn (hoặc giao phấn) thì số loại kiểu hình ở đời con là: 
LOẠI KIỂU HÌNH = 2*n + 1
Số loại kiểu hình bằng(3)
Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. 
Áp dụng lại bài toán trên: 9 = 2n +1. Suy ra: n = 4 cặp gen dị hợp.
Vậy kiểu gen của F1 là AaBbDdEe. Khi xác định được kiểu gen của F1 ta sẽ dễ dàng tìm ra được các yêu câu cần tìm của bài toán.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Từ thực tế trực tiếp giảng dạy học sinh ở trên lớp, sự trao đổi của các đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu hiện có trên thị trường, qua các năm gần đây tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh đều coi bài toán liên quan đến tính số loại kiểu gen, tính số loại kiểu gen chứa 2,3,4.. alen trội hoặc lặn, số loại kiểu hìnhlà bài toán khó (theo kinh nghiệm giảng dạy tôi có thể gọi các bài toán như trên là các bài toán hay và khó tương đương với mức 4 – vận dụng cao trong thi THPT QG). Vì vậy khi vận dụng thì lúng túng, có khi giải được nhưng không hiểu được bản chất vấn đề, và nếu giải được thì mất khá nhiều thời gian, không phù hợp cách thi hiện nay. Sở dĩ có thực trạng đó theo tôi là do một số nguyên nhân cơ bản sau: 
 - Thứ nhất là do phân phối của chương trình và theo chuẩn kiến thức kỹ năng có giới hạn nên khi dạy trên lớp giáo viên không thể đi sâu vào phân tích một cách chi tiết 
Các bại tập hay và khó về quy luật di truyền để có hường nghiên cứu. Vì vậy đại bộ phận học sinh không thể hệ thống hóa được phươg pháp tối ưu nhất để giải các dạng tài tập này. Trong khi đó các đề thi trong các năm gần đây có nhiều dạng bài tập phong phú và mức độ yêu cầu khó hơn nhiều so với chuẩn kiến thức, kỹ năng.
 - Thứ hai là trong các tài liệu tham khảo hiện nay khi viết về “tính số loại kiểu gen của phép lai cơ thể tứ bội, số loại kiểu gen mang 2,3,4.. alen trội, số loại kiểu hình” mới chỉ dừng lại ở các bài toán cơ bản hoặc chỉ đưa ra các đâp án với cách giải thông thường mà không có sách nào trình bày công thức tính nhanh các dạng bài tập này. Vì vậy đại bộ phận học sinh sẽ không thể tự phân tích, tổng hợp để hình thành phương pháp chủ đạo khi giải các bài toán hay và khó về các dạng bài toán trên.
 - Thứ ba là phương pháp giải truyền thống không phù hợp với cách thi với mức độ đề có sự phân hóa cao như hiện nay và đặc biệt nếu dùng phương pháp cũ thì nhiều bài toán sẽ rơi vào bế tắc mắc bẫy thời gian kể cả đối với học sinh giỏi.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
 Để khắc phục được thực trạng trên tôi xin trình bày một số ví dụ áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình giảng dạy
2.3.1 Các ví dụ và phân tích
a. Số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội giao phối với nhau.
Ví dụ 1 ( Trích đề thi ĐH 2013): Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở đời con là
 A. 81.	B. 15.	C. 9.	D. 20.
Cách giải 1: Phương pháp thông thường
Vì cơ thể tứ bội tự thụ phân nên ta có P: AAaaBbbb × AAaaBbbb
- Xét riêng các nhóm: 
+ AAaa × AAaa → [G: (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa) × (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa)]
F1: 1/36 AAAA: 4/36AAAa : 1/36AAaa : 4/36AAAa : 16/36AAaa: 4/36Aaaa: 1/36AAaa: 4/36Aaaa: 1/36aaaa.
→ F1 có 5 kiểu gen : AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.
+ Bbbb × Bbbb → [G: (1/2Bb, 1/2bb) × (1/2Bb, 1/2bb)]
F1: 1/4BBbb : 2/4Bbbb: 1/4bbbb.
→ F1 có 3 kiểu gen
- Xét chung:
Số loại kiểu gen ở đời F1 là: 3*5 = 15 → chọn Đáp án B
Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh
LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1
Số loại kiểu gen bằng : 
Áp dụng: 
+ AAaa × AAaa → Số loại kiểu gen F1 là: 3 + 3 – 1 = 5.
+ Bbbb × Bbbb → Số loại kiểu gen F1 là : 2 + 2 – 1 = 3.
=> Số loại kiểu gen chung là: 5*3 = 15 → chọn Đáp án B
→ Cách giải này học sinh chỉ cần xác định được số loại giao tử của bố và mẹ là suy ra được kết quả. Việc viết giao tử và xác định số loại giao tử không mấy khó khăn
Ví dụ 2( Trích đề minh họa thi ĐH 2016): Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10cm ; Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd × AAaaBbbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là
A. 45 ; 15. B. 45 ; 7. C. 15 ; 4. D. 32 ; 8.
Cách giải 1. Phương pháp thông thường
Đây là một ví dụ mức vận dụng cao trong thi THPT QG.
Nếu gải bằng phương pháp viết giao tử, rồi lấy giao tử nhân với nhau sau đó thống kê các kiểu gen thì bài này rất phức tạp. Học sinh phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra kết quả.
Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh
* Tìm số loại kiểu gen:
- Xét riêng: 
LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1
Số loại kiểu gen bằng : 
Áp dụng: 
+ AAaa × AAaa → Số loại kiểu gen: 3 + 3 – 1 = 5.
+ Bbbb × Bbbb → Số loại kiểu gen: 2 + 2 – 1 = 3.
+ DDDd × Dddd → Số loại kiểu gen: 2 + 2 – 1 = 3.
Xét chung: Số kiểu gen cần tìm của phép lai là : 5*3*3 = 45
 * Tìm số loại kiểu hình
( xem ở mục c)
Nhận xét: So với cách giải 1, cách giải thứ hai đơn giản và cho kết quả nhanh hơn
b. Số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3 alen trội.
( trong phần này tôi chỉ trình bày công thức và bài toán đề cặp tới đời con mang 2 alen trội)
Ví dụ 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, Cây cao 140 cm có bao nhiêu loại kiểu gen?
Cách giải 1. Phương pháp thông thường
Ta thấy chiểu cao của cây do 4 cặp gen (Aa,Bb,Dd,Ee) phân li độc lập tương tác theo kiểu cộng gộp quy định chiêu cao cây.
Cây cao nhất có kiểu gen là AABBDDEE, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbddee
F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe. F1 lai với F1 ta có phép lai
F1 × F1: AaBbDdEe × AaBbDdEe
F2: Viết giao tử, sau đó kẻ bảng penet thông kê kết quả lai.
Theo bài ra cây thấp nhất có chiều cao 120 cm, mà mỗi alen trội làm cây cao 10 cm. Vậy cây cao 140 cm có chứa 2 alen trội.
Sau khi đếm trong bảng penet ta tìm được 10 kiểu gen.
Nhận xét: cách giải này mất khá nhiều thời gian, dễ đếm nhầm kiểu gen.
Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh
Ta thấy F1 dị hợp 4 cặp gen. Sử dụng công thức:
LOẠI KIỂU GEN = n + n-1+ n-2+ n -3+ + n-n
Số loại kiểu gen bằng
Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. 
Vậy cây cao 140 cm chứa 2 alen trội có số loại kiểu gen cần tìm là: 
4 + 3 + 2 + 1 + 0 = 10 kiểu gen.
Nhận xét: Cách giải 1dài dòng, mất nhiều thời gian, cách giải hai đơn giản hơn rất nhiều
c. Từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp. 
Ví dụ 4: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến. Hẫy xác định kiểu gen của F1 
Cách giải 1. Phương pháp thông thường
Từ dữ liệu bài toán cho ta thấy có 9 loại kiểu hình thì suy ra:
0 alen trội nào → 1 loại kiểu hình
1 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
2 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
3 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
4 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
5 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
6 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
7 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
8 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình.
=> Tổng công tạo ra: 9 loại kiểu hình.
Vậy có 8 alen trội tối đa, suy ra có 4 cặp gen. Nên F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe.
Khi biết kiểu gen của F1 ta sẽ giải quyết các yêu cầu của bài toán được. 
Nhận xét: cách giải này hơi dài dòng, tốn nhiều thời gian.
Cách 2: Phương pháp giải nhanh
Trong tương tác cộng gộp vai trò các alen trội là như nhau trong kiểu gen quy định kiểu hình. Gọi (n) là số cặp gen dị hợp (mỗi gen có 2 alen).
Khi cho cơ thể dị hợp (n) cặp gen tự thụ phấn (hoặc giao phấn) thì số loại kiểu hình ở đời con là: 
LOẠI KIỂU HÌNH = 2*n + 1
Số loại kiểu hình bằng
Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. 
Áp dụng lại bài toán trên: 9 = 2n +1. Suy ra: n = 4 cặp gen dị hợp.
Vậy kiểu gen của F1 là AaBbDdEe. 
Nhận xét: Khi có công thức ta xác định được kiểu gen của F1 một cách dễ dàng và thực hiện các yêu cầu của bài toán một cách nhanh gọn, đáp ứng về mặt thời gian của đề bài.
Ví dụ 5: ( Trích đề minh họa thi ĐH 2016): Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_nhanh_cac_cau_hoi_van_dung_cao_thi_thp.doc