SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực học sinh trong dạy học phần Lịch sử địa phương

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực học sinh trong dạy học phần Lịch sử địa phương

Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng được đặt ra từ những năm 60 của thế kỉ XX, trở thành phương hướng của cuộc cải cách giáo dục những năm 80 và được khẳng định trong Luật giáo dục. Đây là một nguyên tắc được quán triệt trong mọi hoạt động, mọi khâu của quá trình dạy học. Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức đúng rằng trong quá trình dạy học học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên cũng không nên quá nhấn mạnh vào vai trò tự học, tự nhận thức của học sinh mà coi thường vai trò của giáo viên. Như một nhà giáo dục Đức cho rằng: “Đối với chúng tôi, việc dạy học tập trung vào học sinh không phải là một kiểu dạy học lý tưởng, mà nếu thực hiện nó thì người ta có được tất cả, hoặc không làm thì thu về số không. Dạy học tập trung vào học sinh là một quá trình, trong đó thầy và trò cùng nhau làm giảm dần mối quan hệ điều khiển, chỉ huy và bị điều khiển, bị chỉ huy một chiều. Thầy và trò cùng nhau học tập, làm cho tất cả những gì thuộc về thuật ngữ “dạy học” đều được vận hành. Nó tạo ra mối quan hệ xã hội không có sự sợ hãi, chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau”.

Nguyên tắc dạy học tích cực thể hiện quan niệm học sinh là chủ thể của nhận thức (học tập) dưới sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên, trong khuôn khổ nhà trường, theo chương trình, mục tiêu đã quy định. Điều đó có nghĩa dạy học theo nguyên tắc phát huy “tích cực” không phải là từ bỏ phương pháp truyền thống mà vấn đề là từ khả năng nhận thức của học sinh, từ những dạng bài giáo viên sử dụng phương pháp truyền thụ, hướng dẫn, giúp đỡ làm cho hoạt động nhận thức các em đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất.

 

doc 19 trang thuychi01 4890
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực học sinh trong dạy học phần Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. MỞ DẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng được đặt ra từ những năm 60 của thế kỉ XX, trở thành phương hướng của cuộc cải cách giáo dục những năm 80 và được khẳng định trong Luật giáo dục. Đây là một nguyên tắc được quán triệt trong mọi hoạt động, mọi khâu của quá trình dạy học. Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức đúng rằng trong quá trình dạy học học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên cũng không nên quá nhấn mạnh vào vai trò tự học, tự nhận thức của học sinh mà coi thường vai trò của giáo viên. Như một nhà giáo dục Đức cho rằng: “Đối với chúng tôi, việc dạy học tập trung vào học sinh không phải là một kiểu dạy học lý tưởng, mà nếu thực hiện nó thì người ta có được tất cả, hoặc không làm thì thu về số không. Dạy học tập trung vào học sinh là một quá trình, trong đó thầy và trò cùng nhau làm giảm dần mối quan hệ điều khiển, chỉ huy và bị điều khiển, bị chỉ huy một chiều. Thầy và trò cùng nhau học tập, làm cho tất cả những gì thuộc về thuật ngữ “dạy học” đều được vận hành. Nó tạo ra mối quan hệ xã hội không có sự sợ hãi, chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau”. 
Nguyên tắc dạy học tích cực thể hiện quan niệm học sinh là chủ thể của nhận thức (học tập) dưới sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên, trong khuôn khổ nhà trường, theo chương trình, mục tiêu đã quy định. Điều đó có nghĩa dạy học theo nguyên tắc phát huy “tích cực” không phải là từ bỏ phương pháp truyền thống mà vấn đề là từ khả năng nhận thức của học sinh, từ những dạng bài giáo viên sử dụng phương pháp truyền thụ, hướng dẫn, giúp đỡ làm cho hoạt động nhận thức các em đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất. 
 Như vậy, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học không phải là vấn đề mới đối với giáo dục nước ta. Nó đã chi phối mọi hoạt động của giáo dục từ xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, cải tiến phương pháp dạy học.... Tuy vậy, việc thực hiện chưa tốt vì giáo viên quan niệm chưa sâu sắc và chưa có biện pháp sư phạm có hiệu quả. Thực tiễn đó đòi hỏi cần phải tiến hành đổi mới một cách triệt để trước hết trong cách dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
 Mặt khác, từ năm học 2018 – 2019 đây còn là nội dung được đưa vào cấu trúc chương trình thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 do Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa tổ chức. Do đó để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Lịch sử địa phương đồng thời quán triệt nguyên tắc dạy học tích cực thì trong một giờ học lịch sử địa phương đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp. Bởi lịch sử địa phương có vị trí hết sức quan trọng đúng như một nhà giáo dục học Nga nổi tiếng là Usinxki đã có lý khi nói đến “sự cần thiết tuyệt đối phải đưa việc giảng dạy lịch sử địa phương” vào trường phổ thông. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta đang đổi mới thì việc giảng dạy lịch sử địa phương còn góp phần bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. 
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đối với giáo viên
Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực học sinh trong dạy học phần Lịch sử địa phương.
1.2.2. Đối với học sinh
Vận dụng các con đường, biên pháp phát triển tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt là tư duy giúp các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức lịch sử địa phương, từ đó khơi gợi những xúc cảm lịch sử, kích thích hứng thú học tập và rèn luyện ngôn ngữ cho các em.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	-Tìm hiểu những lí luận dạy học Lịch sử nói chung, dạy học Lịch sử địa phương nói riêng để lí giải rõ nội hàm khái niệm “nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh”.
- Nghiên cứu chương trình tài liệu tham khảo dạy học Lích sử địa phương cấp THCS, tài liệu Tập huấn Lịch sử địa phương trong nội dung Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên do Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa biên soạn và phát hành.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm vận dung nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần Lịch sử địa phương .
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Về lí thuyết:
+ Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là những phương pháp lịch sử, logic trên cơ sử nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, đảm bảo tính trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử.
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp để tiếp cận nghiên cứu, đi sâu vào các vấn đề về lí luận dạy học nói chung, dạy học Lịch sử địa phương nói riêng để lí giải rõ nội hàm khái niệm nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Phương pháp so sánh để tìm ra những nét chung và những nét nổi trội khi vận dụng các biện pháp nhằm phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là tư duy học sinh so với phương pháp truyền thống trước đây. Đồng thời, sử dụng phương pháp này sẽ góp phần nhận diện đặc trưng cửa việc đổi mới PPDH Lịch sử hiện nay.
- Về thực tiễn:
+ Dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối chương trình ban cơ bản.
+ Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm đề tài vào giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương do bản thân trực tiếp đứng lớp ở trường Trung học phổ thông Bá Thước.
 	+ Chọn bốn lớp có năng lực tiếp thu bài tương đương nhau: hai lớp có vận dụng triệt để các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong giờ dạy, hai lớp không sử dụng nhằm kiểm chứng những biện pháp mà đề tài nêu ra từ đó rút ra các kết luận khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài.
+ Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp dạy học mà đề tài đưa ra. 
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Xuất phát từ quan điểm “dạy chữ để dạy người”, quan niệm đồng bộ, toàn diện hiệu quả bài học lịch sử đuợc xác định không chỉ bằng việc hình thành kiến thức, mà còn là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh. Để đạt đuợc điều này một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học là phải chú trọng đến vai trò của người học, coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. 
Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng còn xuất phát từ mục tiêu đào tạo, trong đó nổi bật một điểm quan trọng là đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà. Để thành công dân, chủ nhân xã hội, học sinh phải được rèn luyện trong quá trình được đào tạo và tự đào tạo.
Việc phát huy tính tích cực của HS trong học tập không phải để các em tự phát, tùy tiện mà cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ, giáo dục tích cực, có hiệu quả GV. Và vai trò của GV không hề hạn chế phát huy tính tích cực của học sinh mà làm cho hoạt động nhận thức của các em đúng hướng, có kết quả cao. Đúng như nhà giáo dục người Đức Đixteve đã khẳng định: "Người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí". Điều đó có nghĩa người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng và kiểm tra các em ghi nhớ như thế nào.[7]
Cuối cùng việc phát triển tính tích cực độc lập nhận thức còn góp phần phát triển hứng thú học tập và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. Bởi vì sự phong phú sinh động của nhiều nguồn kiến thức, kết hợp với việc khôn khéo gợi mở, hướng dẫn của GV sẽ lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến tư duy, tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới mạch lạc, chính xác. [3]
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng chung
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã có sự say mê, tâm huyết với nghề, nhiều học sinh đã yêu thích môn lịch sử. Nhưng nhìn chung, bộ môn lịch sử trong đó có lịch sử địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng nước ta hiện nay. Chất lượng bộ môn khá thấp đặc biệt qua kì thi THPT quốc gia hằng năm đặt ra nhiều vấn đề cần trăn trở. 
 	Việc dạy - học lịch sử địa phương ở nhà trường phổ thông theo bản thân tôi vẫn còn nhiều vấn đề bất cập:
 	Thứ nhất, do chương trình Lịch sử địa phương chỉ được phân bố khoảng 1 đến 2 tiết trong cả năm học và được xếp vào cuối chương trình, nên cả giáo viên lẫn học sinh thường ít quan tâm và thực hiện một cách chiếu lệ, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng những tiết lịch sử địa phương để ôn tập cho học sinh. 
 Thứ hai, do phải đảm bảo tính bao quát toàn bộ tiến trình lịch sử của địa phương, trong khi số tiết lại quá ít nên các giáo trình lịch sử địa phương thường chỉ viết một cách khái quát về lịch sử chung của tỉnh nên nội dung thiếu sinh động, khô khan và thậm chí chưa thật sự địa phương.
 Thứ ba, phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Về hình thức tổ chức cho học sinh tham quan, học tập ở các di tích lịch sử chỉ diễn ra ở các trường nằm ở trung tâm hoặc gần di tích, còn vùng xa, vùng khó khăn hầu như không được tiến hành.... Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng tài liệu thành văn, các nguồn tài liệu khác như đồ dùng trực quan, tài liều truyền miệng, điền dã ít được khai thác, sử dụng nên bào học khô khan, nhàm chán.[3]
	Hơn thế nữa, thực trạng học sinh không ham thích học lịch sử địa phương vẫn diễn ra dẫn đến một số tiết học chưa đảm bảo nội dung và yêu cầu của chương trình.
 Những thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương ở trường phổ thông hiện nay chưa cao, việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương vì vậy cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này.Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương.
2.2.2. Thực trạng của trường THPT Bá Thước
Đối với trường THPT Bá Thước, do đặc thù của một trường miền núi cao nên lâu nay nhiều giáo viên không chỉ ở bộ môn Lịch sử có quan điểm là học sinh miền núi chỉ cần dạy theo phương pháp truyền thống là phù hợp nên đã không tích cực trong quá trình tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển chung của nền giáo dục, cũng như sự phát triển tư duy của học sinh nên tạo cho học sinh sự nhàm chán khi học bộ môn.
Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học để tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Thiết nghĩ Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn với lịch sử chung của dân tộc. Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta - những người dạy Sử lại bỏ trống mảng kiến thức này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì số tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết.
 Xuất phát từ thực trạng trên tôi xin đưa ra đề tài “Vận dụng nguyên tắc phát huy tính tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông ” mà qua thực tế tôi thấy phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Để khắc phục những bất cập trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, bên cạnh việc tiến hành nghiêm túc các giờ học lịch sử địa phương theo đúng quy định của chương trình, giáo viên và các trường phổ thông cần thay đổi mạnh mẽ hai vấn đề liên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy dưới đây:
Thứ nhất, lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc, không có một sự kiện hay nhân vật lịch sử nào lại không gắn liền với một địa phương cụ thể cả và lịch sử dân tộc được viết trên cơ sở lịch sử của các địa phương trong cả nước. Ngược lại, lịch sử địa phương tuy có những nét riêng, nhưng về cơ bản cũng tiến triển theo xu hướng phát triển chung của lịch sử dân tộc. Vậy tại sao trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, chúng ta lại không lồng ghép vào bài giảng những đặc trưng riêng, những sự kiện nhân vật lịch sử của địa phương gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Cách làm này sẽ đưa lịch sử dân tộc gần gũi, sinh động, thực tế và tạo cho các em những ấn tượng sâu sắc hơn về lịch sử của địa phương mình. Đồng thời giúp cho nội dung của lịch sử địa phương gắn với bối cảnh chung của lịch sử dân tộc.
 Thứ hai, hiện tại ở các địa phương, hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử được xây dựng, trùng tu rất nhiều. Tại sao chúng ta không khai thác những di tích đó để tiến hành một số tiết học lịch sử địa phương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy thuyết trình trên lớp.
 Vì vậy, khi dạy học Lịch sử địa phương giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp dạy học cơ bản của bộ môn. Tuy nhiên, do đặc thù của Lịch sử địa phương là loại kiến thức khá quen thuộc và gần gũi nên giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
+ Do ưu thế của Lịch sử địa phương là những sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc, dễ tiếp xúc ngay tại địa phương. Ở một mức độ nào đó, có khi học sinh đã biết, đã nghe, đã nhìn thấy. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thông qua các kênh khác nhau như: hỏi người lớn trong gia đình, sưu tầm tài liệu đã được in ấn trên địa bàn qua sách báo, tranh ảnh, điền dã tại các địa phương gần nơi sinh sống, gặp các nhân chứng lịch sử, gặp gỡ các nghệ nhân, danh nhân địa phương, trao đổi trong nhóm, thảo luận cả lớp, tổ chức cho các em thực hiện một dự án nhỏ về nội dung bài học... tránh việc các em phải ngồi nghe các thông tin cứng nhắc, khô khan và thiếu tính hấp dẫn, cụ thể, sinh động là điều mỗi giáo viên đều có thể làm được.
+ Phải đổi mới cách đánh giá các nội dung địa phương: Cho dù thời lượng dành cho các tiết địa phương trong chương trình không nhiều nhưng không nên coi đây là phần phụ, nội dung ngoại khoá của chương trình chính khoá, học chỉ để biết. Nên có cách đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp...nhằm tạo ra sự thích thú của các em với những nội dung trong bài học.
2.3.1. Sưu tầm tư liệu
Ở bậc THPT không có khóa trình riêng về lịch sử địa phương, song song với các khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới mà chương trình quy định là một số tiết về lịch sử địa phương trong khóa trình lịch sử dân tộc. Vì vậy Giáo viên chú ý việc sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc (liên hệ, bổ sung, cụ thể hóa một số sự kiện lớn của lịch sử dân tộc). Về phía học sinh, muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả cao thì ngoài phương pháp giáo viên tổ chức cho HS một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng say của HS.Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (có thể khoảng một tuần, nửa tháng). Như vậy với hình thức này HS trên cơ sở nguồn tư liệu sưu tầm giúp các em nhận thức mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, qua đó chủ động tiếp thu kiến thức.
 Ví dụ: 
a) Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Khi học bài 16: "Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập" ở mục 2 GV yêu cầu học sinh chuẩn bị trước tư liệu viết về Bà Triệu, sưu tầm bản đồ, tranh ảnh...hoặc sử dụng phần mềm powerpoint trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS giới thiệu (Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho HS về nhà chuẩn bị như: Bà Triệu tên thật là gì? Bà quê ở đâu? Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà? Đền thờ Bà nay ở huyện nào?...) tiếp đó giáo viên có thể cho HS chuẩn bị trước các ảnh tư liệu về Bà Triệu: tranh ảnh vẽ về chân dung, về cuộc khởi nghĩa và về đền thờ Bà...
-HS sưu tầm những câu ca, bài đồng dao viết về Bà Triệu mang tính địa phương
như bài: 
"Có bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra.
Trị voi một ngà,
Dựng cờ mở nước.
Lệnh truyền sau trước
Theo gót bà Vương" 
(Đồng dao)
-GV gợi ý cho HS về nhà sưu tầm thơ ca dân gian viết về Bà Triệu được lưu truyền trong nhân dân mà các bà, các chị, vẫn thường hát ru em bé thuở ấu thơ như:
 "Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
 Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng"
Hoặc: 
Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt,
Lục Dận Nhiều phen mắt đã vàng.
 (Thơ ca dân gian)
b. Tìm hiểu về Lê Lợi
- Trong chương trình Lịch sử lớp 10 Ban Cơ bản bài 19 "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV" giáo viên cho HS chuẩn bị trước về tiểu sử và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với một số thủ lĩnh khác cũng ở quê Thanh như: Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Thận, Lê Lý...
- Ngoài ra GV còn ra câu hỏi cho HS về nhà tìm tài liệu chuẩn bị trước như: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Có những anh hùng hào kiệt và những người yêu nước nào tìm về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa...? 
 Em hiểu gì về câu nói:"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"?
- HS sưu tầm câu chuyện kể về Lê Lợi, tranh ảnh Lê Lợi về cuộc khởi nghĩa: truyện Sự tích Hồ Gươm viết về ông Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh, đất nước thanh bình, vua Lê Lợi trả gươm thần cho Long Quân, qua đây để nói về danh nhân đất mẹ Hương Trù Sơn, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân-Thanh Hoá) là của nhân dân địa phương Thọ Xuân nhưng trở thành tác phẩm truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của cả nước. 
Ảnh: Anh hùng dân tộc Lê Lợi
 	Dựa vào kết quả đã chịu khó sưu tầm, chuẩn bị tài liệu có sẵn, giờ học lịch sử địa phương sẽ rất sôi nổi và có hiệu quả.
2.3.2. Thiết kế các bài tập nhận thức 
- Thiết kế bài tập nhận thức rèn luyện các thao tác tư duy để khái quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Bài tập nhận thức không chỉ dừng lại ở khắc sâu các sự kiện cơ bản mà còn đòi hỏi ở học sinh biết khái quát sự liên hệ, tính kế thừa để nâng lên mức khái quát lí luận.
	Ví dụ: 
Khi dạy phần Tìm hiểu phong trào Cần vương ở Thanh Hóa giáo viên sau khi cho học sinh tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hay khởi nghĩa Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước xây dựng bài tập nhận thức: “Từ diễn biến các cuộc khởi hãy rút ra đặc điểm và vị trí phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa”. Để giải quyết bài tập này đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử để rút ra bản chất. Trong quá trình các em làm việc giáo viên có thể gợi mở để HS thấy được vấn đề sau: 
	Về đặc điểm
	- Phong trào nổ ra sớm và mạnh mẽ, tỏ rõ ý thức thiết tha với độc lập, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân kiên quyết đánh bại quân xâm lược. Đây là nhân tố quyết định sự bùng nổ rộng khắp và sức sống mãnh liệt của phong trào.
- Phong trào diễn ra một diện rộng càng về sau quy mô càng lớn. Điểm đặc biệt là phong trào ở đồng bằng, trung du tan vỡ thì phong trào ở miền núi lại phát triển với xu hướng liên kết chặt chẽ với phong trào ngoài tỉnh.
- Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc.
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu, thổ ty, lang đạo và cả nông dân, phương thức đấu tranh phong phú với mọi vũ khí thô sơ trong tay.
- Phong trào cuối cùng thất bại do thiếu đường lối, vũ khi thô sơ, nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh....
Về vị trí, ý nghĩa lịch sử:
- Thanh Hóa là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ của Phong trào Cần vương. Điều này thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
- Phong trào gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần với phong trào cả nước làm chậm quá trình “bình định” của Pháp.
- Tuy thất bại nhưng phong trào đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết của nhân dân, sự hết lòng nhân dân Thanh Hóa, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức lực lượng.
- Thiết kế bài tập theo hướng rèn luyện thao tác so sánh đối chiếu để rút ra kết luận khái quát về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
	Khi hướng dẫn học sinh tì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_tinh_tich_cuc_hoc_sinh.doc