Sáng kiến kinh nghiệm Học phần địa hình Việt Nam bằng biện pháp dạy học qua sa hình địa hình Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Học phần địa hình Việt Nam bằng biện pháp dạy học qua sa hình địa hình Việt Nam

TÓM TẮT

 Trong dạy học địa lý phần tự nhiên Việt Nam nhiều học sinh khi học đến các thành phần tự nhiên nước ta rất khó tưởng tượng ra các yếu tố tự nhiên, trong đó phần địa hình nước ta là một yếu tố tự nhiên rất quan trọng. Do điều kiện về kinh tế nên học sinh chủ yếu học qua bản đồ, Atlat địa lý như vậy chỉ có các em học sinh có tư duy tốt biết quan sát lược đồ và đọc được các ký hiệu và có trí óc tưởng tượng tốt mới trình bày được, còn lại đa số học sinh còn lúng túng khi yêu cầu trình bày về đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình của nước ta.

 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở địa bàn vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh ít có điều kiện đi tham quan du lịch vì vậy các em không được biết những vùng đất đã học qua sách vở, bản đồ. Gây khó khăn cho việc học địa lý tự nhiên Việt Nam.

 Xuất phát từ thực tế nhà trường, giải pháp của tôi đưa ra là: Học phần địa hình Việt Nam bằng biện pháp dạy học qua sa hình địa hình Việt Nam.

 Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm ngẫu nhiên học sinh lớp 8 của trường THCS số 2 Bảo Hà, do chỉ có một lớp 8 bản thân tôi chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế thực hiện dạy các tiết phần địa hình Việt Nam qua sa hình Việt Nam.

 Qua khảo sát thấy học sinh của nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng, điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,7 cao hơn hẳn điểm của nhóm đối chứng là 5,2. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,00001147 < 0,05="" cho="" thấy="" sự="" chênh="" lệch="" điểm="" trung="" bình="" của="" nhóm="" thực="" nghiệm="" và="" nhóm="" đối="" chứng="" là="" có="" ý="" nghĩa.="" chứng="" tỏ="" việc="" dạy="" học="" địa="" lý="" tự="" nhiên="" phần="" địa="" hình="" bằng="" phương="" pháp="" sử="" dụng="" sa="" hình="" đã="" nâng="" cao="" kết="" quả="" học="" tập="" phần="" địa="" lý="" tự="" nhiên="" việt="">

 

doc 21 trang cuonglanz2a 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học phần địa hình Việt Nam bằng biện pháp dạy học qua sa hình địa hình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
2
3
4
5
6
7
I. Tóm tắt.... 
II. Giới thiệu.... 
III. Phương pháp. 
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả....... 
V. Kết luận và khuyến nghị. 
Tài liệu tham khảo...........................................................
Phụ lục
 Phụ lục I....................................................................
 Phụ lục II
 Phụ lục III
 Phụ lục IV
2
2
3
4
6
7
8
9
20
21
I. TÓM TẮT
	Trong dạy học địa lý phần tự nhiên Việt Nam nhiều học sinh khi học đến các thành phần tự nhiên nước ta rất khó tưởng tượng ra các yếu tố tự nhiên, trong đó phần địa hình nước ta là một yếu tố tự nhiên rất quan trọng. Do điều kiện về kinh tế nên học sinh chủ yếu học qua bản đồ, Atlat địa lý như vậy chỉ có các em học sinh có tư duy tốt biết quan sát lược đồ và đọc được các ký hiệu và có trí óc tưởng tượng tốt mới trình bày được, còn lại đa số học sinh còn lúng túng khi yêu cầu trình bày về đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình của nước ta. 
	Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở địa bàn vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh ít có điều kiện đi tham quan du lịch vì vậy các em không được biết những vùng đất đã học qua sách vở, bản đồ. Gây khó khăn cho việc học địa lý tự nhiên Việt Nam.
 Xuất phát từ thực tế nhà trường, giải pháp của tôi đưa ra là: Học phần địa hình Việt Nam bằng biện pháp dạy học qua sa hình địa hình Việt Nam.
 Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm ngẫu nhiên học sinh lớp 8 của trường THCS số 2 Bảo Hà, do chỉ có một lớp 8 bản thân tôi chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế thực hiện dạy các tiết phần địa hình Việt Nam qua sa hình Việt Nam.
	 Qua khảo sát thấy học sinh của nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng, điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,7 cao hơn hẳn điểm của nhóm đối chứng là 5,2. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,00001147 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Chứng tỏ việc dạy học địa lý tự nhiên phần địa hình bằng phương pháp sử dụng sa hình đã nâng cao kết quả học tập phần địa lý tự nhiên Việt Nam.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng: Trong giảng dạy Địa lý tự nhiên Việt Nam thì phần kiến thức về địa hình là phần kiến thức rất cơ bản, là thành phần tự nhiên chính của địa lý tự nhiên. Tại trường THCS số 2 Bảo Hà, giáo viên giảng dạy phần tự nhiên chủ yếu là khai thác kiến thức qua lược đồ và Atlat địa lý tự nhiên Việt Nam, nhưng chủ yếu là giáo viên chỉ trên lược đồ về các khu vực địa hình nước ta, học sinh khó tưởng tượng vì không phải học sinh nào cũng có óc tư duy tốt.
 Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng sa hình về địa hình Việt Nam thay cho các lược đồ về địa hình để cho các đối tượng học sinh dễ hình dung hơn về lãnh thổ Việt Nam.
2. Giải pháp thay thế: Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam phần địa hình.
3. Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam có làm tăng hiệu quả học tập phần địa hình Việt Nam hay không?
4. Giả thiết nghiên cứu: Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả học tập phần địa hình Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP
1- Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn trường THCS số 2 Bảo Hà nghiên cứu vì đây là trường mà tôi công tác, giảng dạy bản thân nắm vững các đối tượng học sinh cũng như nhận thức của từng em điều đó thuận lợi cho công tác nghiên cứu đề tài khoa học ứng dụng.
Giáo viên: Thầy giáo trực tiếp giảng dạy là thầy giáo Phạm Anh Tuấn là giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy.
Học sinh: Học sinh lớp 8 được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên
 + Nhóm 1 gồm 15 học sinh làm nhóm thực nghiệm
 + Nhóm 2 gồm 15 học sinh làm nhóm đối chứng
Bảng 1: Số lượng, giới tính, dân tộc từng nhóm
Nhóm
Tổng số
Giới tính
Dân tộc
Nam
Nữ
Kinh
Tày
Mông
Dao
Nhóm 1 Thực nghiệm
15
7
8
1
4
4
6
Nhóm 2 Đối chứng
15
6
9
1
5
4
5
2- Thiết kế
Các học sinh tham gia nghiên cứu là toàn bộ học sinh lớp 8 trường THCS số 2 Bảo Hà, tôi lấy kết quả học kì I môn Địa lý của học sinh để làm căn cứ xác định hai nhóm được chọn là ngẫu nhiên.
Bảng 2: Bảng kiểm chứng các nhóm là tương đương
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm TB chung
7,5
7,6
P =
0,82
Qua kết quả trung bình học kì I lớp 8 môn Địa lý của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương. Chênh lệch điểm trung bình môn Địa lý của 2 nhóm là 0,9. Kết quả kiểm chứng T-test thì p = 0,82 > 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là ngẫu nhiên và việc lựa chọn 2 nhóm học sinh để nghiên cứu là phù hợp.
	Trong quá trình nghiên cứu Tôi sử dụng thiết kế 4: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
	Sau khi học tập xong cả 2 nhóm làm chung một đề kiểm tra, thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam phần địa hình.
O3
Đối chứng
Không sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam phần địa hình.
O4
 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3- Quy trình nghiên cứu.
 Chúng tôi chia lớp thành 2 nhóm và Thầy Phạm Anh Tuấn đã tiến hành dạy phần địa hình Việt Nam.
+ Nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm): Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam phần Địa hình, dạy vào buổi chiều theo kế hoạch.
+ Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): Không sử dụng sa hình Việt Nam để giảng dạy địa lý tự nhiên Việt Nam phần Địa hình, dạy vào buổi sáng theo thời khoá biểu.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ/ngày
Buổi
Nhóm
Tiết
Nội dung
Thứ 7
01/3/2014
Sáng
Đối chứng
32
Đặc điểm địa hình Việt Nam
( Sử dụng lược đồ tự nhiên Việt Nam)
Chiều
Thực nghiệm
32
Đặc điểm địa hình Việt Nam
( Sử dụng sa hình địa hình)
Thứ 5
06/3/2014
Sáng
Đối chứng 
33,34
Đặc điểm các khu vực địa hình
( Sử dụng lược đồ tự nhiên Việt Nam)
Chiều
Thực nghiệm
33,34
Đặc điểm các khu vực địa hình
( Sử dụng sa hình địa hình)
4- Đo lường và thu thập dữ liệu.
- Đề kiểm tra sau tác động (gồm 1 bài, phụ lục 3)
- Hướng dẫn chấm: Chấm theo đáp án đã xây dựng (phụ lục 3)
- Thống kê điểm kiểm tra của học sinh (phụ lục 4)
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1- Phân tích dữ liệu.
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình chung
7,7
5,2
Độ lệch chuẩn
1,31
1,26
Giá trị p của T-test
0,00001147
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
1,984127
Như phần trên đã chứng minh kết quả của hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p =0,00001147 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,7 – 5,2) / 1,26 = 1,984127
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,984127 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng sa bàn địa hình trong dạy học phần địa hình Việt Nam là rất lớn.
Giả thiết của đề tài: Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để giảng dạy Địa lý tự nhiên Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả giảng dạy phần địa hình Việt Nam đã được kiểm chứng.
2- Bàn luận kết quả.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,7; Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 5,2. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là O3 - O4= 2,5. Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có kết quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =1,984127 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
 Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm p = 0,00001147 < 0,05 với kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng sa hình địa hình trong giảng dạy phần địa lý tự nhiên Việt Nam, giúp học sinh dễ hình dung về các khu vực địa hình nước ta, dễ quan sát về phương hướng và các khu vực địa hình khi đối chiếu với lược đồ, làm quen với không gian lãnh thổ Việt Nam. Giúp giáo viên dễ dàng trình bày về đặc điểm địa hình nước ta, nâng cao chất lượng dạy học và phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh nâng cao năng lực tư duy và óc quan sát, yêu thích môn học Địa lý hơn.
2. Khuyến nghị
Với kết quả của đề tài tôi mong các cấp quản lý và các bạn đồng nghiệp quan tâm hơn đến thực tiễn trong dạy học Địa lý, với mong muốn đưa hình ảnh, mô hình trực quan gần gũi với thực tế để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt kiến thức từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
 Bảo Hà, tháng 4 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Văn Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 8 (Nhà xuất bản giáo dục)
Atlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục)
	DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng điểm trung bình môn địa lý học kì I lớp 8 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Phụ lục 2: Kế hoạch bài học đối với lớp thực nghiệm
Phụ lục 3: Đề kiểm tra, đáp án sau tác động đối với nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Phụ lục 4: Kết quả bài kiểm tra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Phụ lục 1:
Bảng điểm trung bình môn địa lý học kì I lớp 8
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
STT
Họ và tên HS nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình HK I
Họ và tên HS nhóm đối chứng
Điểm trung bình HK I
1
Triệu Văn Ba
6,4
Vù Văn Chính
5,4
2
Hoàng Văn Chúc
7,2
Ngô Văn Chung
6,5
3
Nông Thị Chung
7,2
Vàng Seo Dì
5,5
4
Sùng Seo Dín
5,2
Hoàng Minh Đức
7,1
5
Đặng Văn Hào
5,6
Đặng Thị Trung Hòa
6,5
6
Nông Thị Hòa
6,1
Đặng Hữu Hiếu
6,4
7
Hoàng Thị Hoan
8,2
Hoàng Thị Hồng
7,0
8
Lự Thị Huyền
6,6
Triệu Thu Linh
7,2
9
Đặng Thùy Linh
5,6
Vàng Seo Lùng
5,1
10
Tráng Thị Lý
5,7
Lự Thị Mơ
6,0
11
Triệu Văn Nhị
6,4
Triệu Thị Nga
6,4
12
Lương Thị Như
5,6
Vù Thị Như
5,8
13
Tráng Seo Sang
5,9
Đặng Thị Sinh
5,5
14
Triệu Văn Sơn
6,2
Lý Thị Thanh
5,8
15
Hoàng Thị Kiều Trang
7,1
Ngô Thị Thu Trang
7,8
Phụ lục 2: Kế hoạch bài học đối với lớp thực nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 32 - Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU 
1- Kiến thức 
- Nhận biết và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
 + Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yêu là đồi núi thấp.
 + Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
 + Hướng nghiêng chính của địa hình là hướng tây bắc xuống đông nam và vòng cung.
 + Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
2- Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu khái thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên sa hình địa hình.
- Kỹ năng phân tích lát cắt địa hình để nhận biết rõ được sự phân bậc địa hình Việt Nam.
3- Thái độ
- Ý thức được tác động của con người tới địa hình.
- Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Sa hình lãnh thổ Việt Nam.
Atlat địa lý Việt Nam.
III/ PHƯƠNG PHÁP
 	Trực quan, vấn đáp, đàm thoại gợi mở
IV/TỔ CHỨC GIỜ HỌC 
* Kiểm tra bài cũ (5p)
 - Nêu đặc điểm các dạng địa hình chính của bề mặt trái đất: (Đặc điểm về độ cao, đặc điểm hình thái...) đồi núi, cao nguyên, bình nguyên (đồng bằng).
- Cho biết ý nghĩa lớn lao của các chu kỳ tạo núi ở hai giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân Kiến tạo đối với sự phát triển địa hình trên lãnh thổ Việt Nam.
* Khởi động: (2p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Cách tiến hành: Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan. Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì ? Mối quan hệ qua lại giữa con người Việt Nam và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi thế nào ?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam 
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Mục tiêu: Nhận biết và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
 + Địa hình đa dạng,đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp
 + Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau
 + Hướng chủ yếu của địa hình là Tây bắc - Đông nam và vòng cung
- Đồ dùng dạy học: 
Sa hình lãnh thổ Việt Nam
Atlat địa lý Việt Nam
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
- Giáo viên cho học sinh quan sát sa hình
? Cho biết lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền) có các dạng địa hình nào?
? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất? (núi, đồi)
( HS chỉ trên sa hình)
GV Giới thiệu: Đồi núi đó chính là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta.
? Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta?
- HS quan sát sa hình -> trả lời (chỉ trên sa hình)
? Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ? Chủ yếu dạng đồi núi có độ cao là bao nhiêu? (<1000m; 85%)
? Phân tích tầm quan trọng của địa hình đồi núi?
(- Đồi núi chiếm diện tích lớn và dạng phổ biến là dạng đồi núi thấp.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều cảnh quan chung...
- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thế mạnh..........
+ Khó khăn...........
- Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quan phía Bắc, Tây đất nước...)
- GV yêu cầu Hs quan sát sa hình lãnh thổ Việt Nam
? Xác định các đỉnh Phan-xi-păng, Tây Côn Lĩnh, Tam Đảo, Ngọc Lĩnh...
? Xác định các cánh cung lớn vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ, tên, hướng các cánh cung?
- HS xác định trên sa hình
(+ Cánh cung Nam Trung Bộ là các cao nguyên xếp tầng...
+ Hướng bề lồi cánh cung ra phía biển)
- GV yêu cầu Hs tiếp tục quan sát sa hình lãnh thổ Việt Nam
? Địa hình đồng bằng chiếm diện tích là bao nhiêu, đặc điểm đồng bằng miền Trung?
? Tìm trên sa hình một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển. (Đèo Ngang, Bạch Mã...)
- GV: (Bổ sung, mở rộng)
Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đối sụt võng tách dãn đợc phù sa sông
? Trong lịch sử phát triển tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào? (Cổ Kiến tạo).
? Đặc điểm địa hình giai đoạn này? (Bề mặt san bằng cổ...)
? Sau vận động tạo núi giai đoạn này Tân Kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm như thế nào?
? Vì sao địa hình nước ta là địa hình già nâng cao, trẻ lại?
GV: Cần sử dụng lát cắt "khu Hoàng Liên Sơn" phân tích.
- Sự nâng cao với biên độ lớn điển hình: Hoàng Liên Sơn (Đỉnh Phan-xi-păng 3143m; Đỉnh Phu Luông 2985m.)
- Sự cắt xẻ sâu của dòng nước... điển hình thung lũng sông Đà, sông Mã...
(GV: Sử dụng sa hình địa hình phân tích).
- Địa hình cao nguyên bazan cạnh các đứt gãy sâu Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Sụt lún sâu, rông tạo điều kiện hình thành các đồng bằng trẻ sông Hồng, sông Cửu Long, Vịnh Hạ Long.
? Đặc điểm phân tầng của địa hình Việt Nam thể hiện như thế nào?
(HS chỉ được trên sa hình)
GV: Cần dùng lát cắt "Khu Việt Bắc" phân tích các bậc địa hình lớn:
+ Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc, khu đồng bằng - Bắc Bộ.
+ Thềm lục địa
? Tìm trên sa hình các vùng núi cao, cao nguyên, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa.
? Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.
- Xác định trên các dãy núi chính theo hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung?
( HS xác định trên sa hình)
- GV: Kết luận.
Địa hình nước ta được tạo dựng ở giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
I. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ là bộ phận quan trọng nhất.
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
II. Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Vận động tạo núi ở giai đoạn Tân Kiến tạo địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
 Sự phân bố của các bậc địa hình như đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra biển.
- Địa hình nước ta cú hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người.(13p)
- Mục tiêu: 
Nhận biết và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Đồ dùng dạy học: Hình ảnh về địa hình Cacxtơ, rừng bị phá, địa hình bị xói mòn, hiện tượng lũ lụt, để sông, đê biển...
- Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK (trang102)
? Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu?
(+ Sự biến đổi của khí hậu...
+ Sự biến đổi tác động của dòng nước...
+ Sự biến đổi tác động của con người...)
GV: 
- Phân công mỗi nhóm thảo luận một vấn đề nêu trên.
- Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận:
GV: 
- Giới thiệu một số hình ảnh về địa hình Cacxtơ, rừng bị phá, địa hình bị xói mòn, hiện tượng lũ lụt, để sông, đê biển...
- Phân tích, nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của con người tới địa hình tự nhiên và địa hình nhân tạo
III. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ.
- Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực xói mòn.
IV/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(5P)
* Tổng kết:
- Trình bày đặc điểm của địa hình nước ta trên sa hình?
( HS trình bày lại đặc điểm địa hình trên sa hình) 
* Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 Xem trớc các khu vực địa hình nước ta.
 Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 33, 34 - Bài 29
ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I/ MỤC TIÊU 
1- Kiến thức: 
 - Nhận biết được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
2- Kỹ năng:
 - Sử dụng sa hình địa hình Việt Nam để trình bày, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
 - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
 - Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, tranh ảnh và bài viết về các khu vực địa hình Việt Nam (sử dụng sa hình).
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
 - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận nhóm; hỏi chuyên gia; suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ; trình bày 1 phút
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Sa hình lãnh thổ Việt Nam.
 - Atlát địa lý Việt Nam.
V/ TỔ CHỨC GIỜ HỌC. 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam?
- Đến giai đoạn tân kiến tạo cấu trúc địa hình nước ta có những thay đổi lớn lao gì?
 2. Khám phá
 Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau, đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa,mỗi khu vực có nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc
3. Kết nối
* Hoạt động 1: Khu vực đồi núi 
- Mục tiêu: Nhận biết được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi 
- Đồ dùng dạy học: 
 + Sa hình lãnh thổ Việt Nam.
 + Atlát địa lý Việt Nam.
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
GV: GV yêu cầu HS quan sát sa hình lãnh thổ Việt Nam. 
Giới thiệu, phân tích khái quát sự phân hóa địa hình từ Tây sang Đông lãnh thổ; các bậc địa hình kế tiếp nhau thấp dần từ đối núi, đồng bằng ra thềm lục địa.
GV: Giới thiệu toàn thể khu vực đồi núi trên toàn lãnh thổ.
- Xác định rõ phạm vi các vùng núi:
1. Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.
2. Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
3. Vùng núi Trờng Sơn Bắc
4. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
( HS xác định trên sa hình)
GV: Yêu cầu: - Mỗi nhóm nghiên cứu thảo luận (5p) về một vùng núi.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoc_phan_dia_hinh_viet_nam_bang_bien_p.doc
  • doc1. TRANG BIA.doc
  • doc3. DON DE NGHI, PHIEU DANH GIA.doc