SKKN Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí

SKKN Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí

Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện về phương pháp dạy và học. Đã có rất nhiều các buổi tập huấn dành cho giáo viên trung học phổ thông nhằm tiếp cận các phương pháp đổi mới trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên sau khi được tập huấn đều nhanh chóng thay đổi cách giảng dạy và kiểm tra đánh giá nhằm tiếp cận với xu thế mới của ngành. Đặc biệt sau khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố dự thảo về phương án thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2017, đã có nhiều giáo viên rất lo lắng về cách giảng dạy như thế nào để học sinh có thể hiểu và vận dụng được kiến thức áp dụng trong khi thi trắc nghiệm vì kiến thức thi trắc nghiệm rất rộng, với những chi tiết rất nhỏ, số lượng câu hỏi nhiều trong khi thời gian làm bài ít điều đó khác hẳn với hình thức thi tự luận cũ. Để tiếp cận với cách thức thi mới, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã mở các đợt tập huấn về kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi trung học phổ thông quốc gia”

 Trên cơ sở tập huấn, các giáo viên đã phần nào yên tâm hơn với hình thức mới, vì biết được cách làm ma trận và cách ra đề trắc nghiệm như: cách ra câu dẫn để chọn các câu trả lời cũng như các phương án trả lời Từ đó sẽ rút ra được cách giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm như thế nào để đạt hiểu quả cao. Bản thân tôi cũng vậy, sau quá trình nghiên cứu, học hỏi tôi cũng tự tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy để tiếp cận với hình thức thi mới. Rút ra kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy, tôi mong muốn được chia sẻ tới các đồng nghiệp đề tài “Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí ” với ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn.

 

doc 21 trang thuychi01 9092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện về phương pháp dạy và học. Đã có rất nhiều các buổi tập huấn dành cho giáo viên trung học phổ thông nhằm tiếp cận các phương pháp đổi mới trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên sau khi được tập huấn đều nhanh chóng thay đổi cách giảng dạy và kiểm tra đánh giá nhằm tiếp cận với xu thế mới của ngành. Đặc biệt sau khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố dự thảo về phương án thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2017, đã có nhiều giáo viên rất lo lắng về cách giảng dạy như thế nào để học sinh có thể hiểu và vận dụng được kiến thức áp dụng trong khi thi trắc nghiệm vì kiến thức thi trắc nghiệm rất rộng, với những chi tiết rất nhỏ, số lượng câu hỏi nhiều trong khi thời gian làm bài ít điều đó khác hẳn với hình thức thi tự luận cũ. Để tiếp cận với cách thức thi mới, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã mở các đợt tập huấn về kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi trung học phổ thông quốc gia” 
	Trên cơ sở tập huấn, các giáo viên đã phần nào yên tâm hơn với hình thức mới, vì biết được cách làm ma trận và cách ra đề trắc nghiệm như: cách ra câu dẫn để chọn các câu trả lời cũng như các phương án trả lời Từ đó sẽ rút ra được cách giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm như thế nào để đạt hiểu quả cao. Bản thân tôi cũng vậy, sau quá trình nghiên cứu, học hỏi tôi cũng tự tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy để tiếp cận với hình thức thi mới. Rút ra kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy, tôi mong muốn được chia sẻ tới các đồng nghiệp đề tài “Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí ” với ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy và học, các kỹ năng biên soạn câu hỏi, bài tập, đề thi để từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp trong đổi mới cũng như con đường nhằm giúp học sinh:
	- Nắm vững kiến thức bài học.
	- Nâng cao các kĩ năng tính toán số liệu, nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ và kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam.
	- Nâng cao kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
	Đề tài tập trung hướng dẫn học sinh cách học phần lí thuyết, và phần kỹ năng địa lí như thế nào nhằm đạt hiệu quả cao nhất để vận dụng vào làm bài thi trắc nghiệm khách quan. Đề tài tập trung vào chương trình địa lí 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp thuyết trình
	- Phương pháp đàm thoại
	- Phương pháp bản đồ - biểu đồ
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
	Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Học để thi trắc nghiệm khách quan khác xa với học để thi tự luận. Học để thi trắc nghiệm phải bao gồm toàn bộ chương trình và không bỏ sót bất kì nội dung nào vì bài thi trắc nghiệm 40 câu hỏi mỗi môn nhưng lại có nhiều mã đề thi với các câu hỏi khác nhau. Số lượng câu hỏi nhiều như thế đề thi chắc chắn sẽ trải ra hết chương trình mà bản thân học sinh sẽ không biết được mình nhận được mã đề nào.
Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D) trong đó chỉ có một phương án đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình địa lí lớp 12. Dựa trên câu hỏi kiến thức đã có của mình, học sinh để tô đậm bằng bút chì chỉ một phương án tôt nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí.
	Việc thay đổi hình thức thi cử từ đề thi tự luận với thời gian làm bài cho một môn thi dài, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm với thời gian làm bài ngắn, bằng việc lựa chọn một phương án đúng nhất trong bốn phương án đưa ra trong mỗi câu hỏi của đề thi. Do lộ trình thời gian thực hiện ngắn nên nhiều giáo viên và học sinh còn rất lúng túng với hình thức thi tổ hợp môn. Bên cạnh đó nguồn tài liệu chính thống đáp ứng cho học sinh ôn tập cũng đang còn rất hạn chế chủ yếu là do giáo viên mày mò để làm. Tuy nhiên việc làm đề trắc nghiệm không phải là dễ, nó chi tốn rất nhiều thời gian của giáo viên.
	Việc học ôn tập để đáp ứng cho việc làm bài thi trắc nghiệm đạt kết quả cao đang là vấn đề đối với học sinh. Học sinh sẽ phải nhớ dung lượng kiến thức khá nhiều mới có thể làm được bài thi trắc nghiệm tốt. Thực trạng qua kì thi thử, nhiều bài thi đạt điểm cao thấp, tỉ lệ bài thi đạt điểm 4 điểm 5 nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là do học sinh nắm kiến thức còn chưa vững, kĩ năng làm bài trắc nghiệm chưa được tập dượt nhiều, hơn nữa chỉ trong thời ngắn 50 phút học sinh phải thực hiện 40 câu hỏi, nếu các em không vững kiến thức thì việc lựa chọn phương án đúng nhất sẽ gặp khó khăn và không hoàn thành theo đúng khung thời gian đã cho.
2.3. Các phương pháp học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí
Mỗi một người giáo viên có phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh cách học - ôn - làm bài thi. Tuy nhiên dù phương pháp học tập nào cũng đi đến cái đích cuối cùng là kết quả bài thi. Đối với môn Địa lí, làm bài tốt là cả một quá trình học tập và ôn luyện. Vì thế trong quá trình học - ôn - luyện - thi, học sinh nhất thiết phải nắm vững cấu trúc của bài thi. Cụ thể là:
- Về nội dung: Bài thi địa lí gồm 2 phần (lí thuyết, thực hành) với tương quan lí thuyết 75% và thực hành 25% tổng số điểm.
Phần lí thuyết tập trung vào các chủ đề sau:
	+ Địa lí tự nhiên
	+ Địa lí dân cư
	+ Địa lí các ngành kinh tế
	+ Đia lí các vùng kinh tế
Phần thực hành gắn với các kỹ năng sau:
	+ Đọc Atlat Địa lí Việt Nam
	+ Làm việc với bảng số liệu đã cho 
	+ Làm việc với biểu đồ đã cho trước.
- Đối với đề minh họa đã công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc bài thi như sau:
Phần lí thuyết 7,5 điểm (chiếm 75% tổng số điểm của bài thi)
	+ Địa lí tự nhiên: 7 câu
	+ Địa lí dân cư: 3 câu
	+ Địa lí các ngành kinh tế: 10 câu
	+ Đia lí các vùng kinh tế: 10 câu
Phần thực hành 2,5 điểm (chiếm 25% tổng số điểm bài thi)
	+ Đọc Atlat Địa lí Việt Nam: 5 câu
	+ Làm việc với bảng số liệu đã cho: 3 câu 
	+ Làm việc với biểu đồ đã cho trước: 2 câu
Việc nắm vững các chủ đề và cấu trúc bài thi hết sức quan trọng trong định hình cách học của từng cá nhân. Mỗi chủ đề nêu trên có nhiều nội dung. Do vậy mỗi nội dung trong các chủ đề, trước hết học sinh phải đọc đi, đọc lại nhiều lần để nắm được cấu trúc của bài học, đặc biệt không được để sót đơn vị kiến thức nào. Sau khi đọc xong nhiều lần, học sinh bắt đầu lập sơ đồ tư duy cho nội dung kiến thức của bài. Việc lập sơ đồ tư duy giúp học sinh nhớ kiến thức sâu và chắc chắn hơn.
Sau khi học sinh học xong từng nội dung của chủ đề, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của từng nội dung mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Việc học kết hợp đồng thời với việc làm bài trắc nghiệm sẽ giúp học sinh vững kiến thức hơn, làm quen dần với các kĩ năng làm bài cũng như nâng cao dần các kĩ năng tư duy của học sinh khi gặp những câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao trong chọn đáp án đúng. Khi học sinh học xong một chủ đề, giáo viên ra đề tổng hợp kiến thức trong chủ đề đã học. Lúc này lượng kiến thức rộng hơn đòi hỏi các em phải nắm vững nhiều đơn vị kiến thức hơn. Và cứ như vậy giáo viên sẽ mở rộng và nâng cao các đơn vị kiến thức để các em nắm tổng quát của cả chương trình.
Đối với học sinh, khi làm đề trắc nghiệm các nội dung của chủ đề, học sinh phải tự tìm phương án trả lời đúng nhất dựa vào kiến thức mình đã học vào vở riêng của mình (Câu 1: C; 2. B;) (lưu ý không khoanh phương án trả lời đúng vào đề). Khi học sinh làm xong, giáo viên sẽ hướng dẫn đáp án qua đó học sinh sẽ thấy được mình đang hạn chế ở phần kiến thức nào để ôn lại. Sau đó học sinh sẽ làm lại đề trắc nghiệm một lần nữa như vậy học sinh sẽ nắm kiến thức và nhớ được các câu hỏi cũng như các phương án mà mình đã được làm.
 Để chọn được phương án trả lời đúng thì học sinh phải biết tìm đáp án một cách nhanh chóng và chắc chắn. Để có được kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm thì phải có được phương pháp học tập hiệu quả. Sau đây tác giả xin giới thiệu cách học cụ thể. 
	Trong bài học, ngoài khai thác kênh chữ trong sách giáo khoa, chúng ta cần phải quan tâm đến kênh hình trong sách cũng như khai thác Atlat. Qua khai thác kênh hình, học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Ví dụ trong bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch chương trình địa lí 12.
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức:
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, và sự phân bố của nó; mối quan hệ giữa du lịch và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích sự phân bố của các Trung tâm thương mại, du lịch ở nước ta. 
3. Thái độ
- Thong qua việc tìm hiểu, tham quan các địa điểm du lịch sẽ góp phần nâng cao tình yêu quê hương đât nước. Có những hành động gìn giữ các di sản của địa phương và đất nước
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực bản đồ; tư duy theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu thống kê.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 At lat địa lí 12. Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Tranh ảnh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ôn định lớp:
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, hình 31.1 và nội dung sgk hãy:
+ Trình bày tình hình phát triển của ngành nội thương.
+ Nhận xét quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005. 
- Nhận xét sự phân bố của hoạt động nội thương ngước ta.
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của ngành ngoại thương.
- Đại diện HS trả lời, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.2; 31.3 Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 và nội dung sgk hãy:
+ Trình bày tình hình phát triển của ngành ngoại thương.
+ Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
+ Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ngoại thương những năm gần đây.
- Đại diện HS trả lời, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cả lớp
B1:
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 32.4, 31.5, 31.6 và nội dung sgk trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là tài nguyên du lịch.
+ Tài nguyên du lịch được phân thành mấy nhóm? Trình bày các loại tài nguyên du lịch.
+ Tình hình phát triển và phân bố du lịch.
+ Kể tên các trung tâm du lịch nước ta.
- Đại diện HS trả lời, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
B2: - GV hỏi: Các tài nguyên trên có được coi là di sản không? Tại sao? Liên hệ các di sản ở địa phương để có thể khai thác và phát triển du lịch.
- Cho biết phát triển du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với việc giữ gìn các di sản?
GV cung cấp thêm một số hình ảnh và thông tin về một số điểm du lịch ở nước ta.
1. Thương mại.
a. Nội thương:
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng
- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 
+ Về quy mô tăng 3,96 lần.
+ Về cơ cấu: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
- Nguyên nhân thay đổi: Tác động của quá trình đổi mới kinh tế.
- Phân bố: Không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
b. Ngoại thương:
- Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng, trong đó giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị ngập khẩu.
- Cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối. Năm 1992 lần đầu tiên nước ta xuất siêu.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự chuyển dịch tích cực.
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. VN trở thành thành viên 150 của tổ chức WTO, bạn hàng khắp nơi trên thế giới. Các bạn hàng chủ yếu của nước ta chủ yếu ở Châu Á.
+ Hàng xuất khẩu: CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, nông sản..
+ Thị trường xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, TQ
+ Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu SX, hàng tiêu dùng.
+ Thị trường nhập khẩu: Châu Á TBD, Châu Âu.. 
- Nguyên nhân phát triển ngành ngoại thương do: tác động của quá trình đổi mới: thay đổi cách quản lí giao quyền hạn cho các doanh nghiệp; mở rộng thị trường
2. Du lịch.
a. Tài nguyên du lịch:
- Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng phân thành 2 nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
b. Tình hình phát triển các trung tâm du lịch chủ yếu.
- Ngành du lịch phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 (thế kỉ XX) đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước 
- Tổng khách du lịch và doanh thu của ngành liên tục tăng.
- Nước ta đã hình thành 3 vùng du lịch : Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Nam Bộ với nhiều trung tâm du lịch quan trọng như Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng
IV. ĐÁNH GIÁ:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của bài:
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Câu 1. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào :
A. Sự phân bố dân cư.
B. Sự phân bố các ngành sản xuất.
C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.
D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Gợi ý trả lời: Ở câu này đòi hỏi nắm vững kiến thức qua khái niệm để trả lời câu đúng nhất – đáp án C. 
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng nào ở nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa?
A.Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người , qua đó sẽ thấy được vùng nào có màu nóng nhiêu thì sẽ là vùng đứng đầu – đáp án B 
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa thấp nhất là:
A. Tây Bắc.     B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.        D. Tây Nguyên.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người , qua đó sẽ thấy được vùng nào có màu càng nhạt thì sẽ là vùng thấp nhất – đáp án A
Câu 4. Trung tâm buôn bán lớn nhất nước ta:
A.Hà Nội.        B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng.    D. Cần Thơ.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người và phương pháp bản đồ - biểu đồ , qua đó thấy được trung tâm buôn bán sẽ có mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất xuất nhập khẩu cũn cao nhất – đáp án B 
Câu 5. Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh
A. Quảng Nam          B. Quảng Ngãi          C. Quảng Bình          D. Quảng Ninh
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu Di sản văn hóa thế giới sau đó quan sát trên lược đồ nơi nào có kí hiệu di sản – đáp án A
Câu 6. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :
A.  Khoáng sản. B.  Hàng công nghiệp nặng.
C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công. D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 Atlat Địa lí Việt Nam để xác định – đáp án C
Câu 7. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
A. Di tích, lễ hội.         B. Địa hình, di tích.    
C. Di tích, khí hậu       D. Lệ hội, địa hình
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu nhóm tài nguyên du lịch nhân văn – đáp án A
Câu 8. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
A. Địa hình, khí hậu, di tích.   B. Khi hậu, di tích, lễ hội
C. Nước, địa hình, lễ hội         D. Khí hậu, nước, địa hình
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu nhóm Tài nguyên du lịch tự nhiên – đáp án D
Câu 9. Trung tâm du lịch quốc gia gồm
A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu Trung tâm du lịch quốc gia – đáp án A
Câu 10. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phố cổ Hội An, Huế
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu Di sản thiên nhiên thế giới – đáp án C
Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Hàng nông – lâm - thủy sản
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ cơ cấu giátrị hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 quan sát các thành phần của xuất khẩu sẽ không thấy hàng tư liệu sản xuất – đáp án B
Câu 12. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.
B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.
C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.
D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh học sinh chọn đáp án thông qua kiến thức đã tiếp nhận – đáp án C
Câu 13. Bãi tắm đẹp theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là:
A. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu
B. Trà Cổ, Mỹ Khê, Cát Bà, Nha Trang
C. Cát Bà, Sa Huỳnh, Nha Trang, Sầm Sơn
D. Thiên Cầm, Cát Bà, Nha Trang, Vũng Tàu
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu phát triển d u lịch biển hoặc bãi tắm là những cái ô – đáp án A
Câu 14. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?
A. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
B. Hàng hóa phong phú, đa dạng.
C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiềm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu Di sản thiên nhiên thế giới – đáp án C
Câu 15. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :
A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).
B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.
C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.
D. Tất cả các ý trên.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức đã học và khả năng tư duy để chọn phương án trả lời đúng nhất. Cả 4 phương án đều đúng chọn một phương án quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại – đáp án A
Câu 16. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là :
A. Hàng may mặc.      B. Hàng thuỷ sản.      
C. Gạo.            D. Dầu thô.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức đã học và khả năng tư duy để chọn phương án trả lời đúng nhất. Cả 4 phương án đều đúng nhưng vấn đề là trong các mặt hàng thì mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch có nghĩa là thu được nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_hoc_va_lam_bai_thi_trac_nghiem.doc