SKKN Hóa học và môi trường trong dạy học môn Hóa học lớp 11

SKKN Hóa học và môi trường trong dạy học môn Hóa học lớp 11

Trên thế giới trong những năm gần đây, nền kinh đã phát triển rõ rệt ,công nghiệp hóa phát triển ,nông nghiệp có nhiều thành tựu mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.Tuy nhiên mặt trái của quá trình phát triển nhanh chóng đó cũng gây ra những hệ lụy đáng sợ nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục.Một trong những hệ lụy đó chính là vấn ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất công nghiệp ,sản xuất nông nghiệp,sử dụng hóa chất một cách bừa bãi ,từ rác thải sinh hoạt

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang rúng lên hồi chuông cảnh báo từ việc ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nguồn nước ,hiện tượng trái đất nóng lên ,hiện tượng thủng tầng zon,hiệu ứng nhà kính,hiện tượng nước biển dâng cao,hiện tượng động đất sóng thần Hay ở Việt Nam gần đây nhất là hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (Thanh Hóa), trên kênh Nhiêu Lộc ( TP Hồ Chí Minh) hay ở vùng biển Vũng Áng ( Hà Tĩnh) vấn đề sử dụng phân bón thuôc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ,sử dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm ,việc xả thải không qua xử lí của các nhà máy Tất cả đều gây nên tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề không phải của riêng ai. Để khắc phục tình trạng này ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã có rất nhiều cuộc họp ,nhiều công trình,nhiều biện pháp để xử lí tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường sống đang nhức nhối hiện nay.Mỗi người ,mỗi học sinh cũng phải biết phát hiện các hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của nó với cuộc sống và cách khắc phục ô nhiễm môi trường

 Từ nhiệm vụ giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, từ yêu cầu thực tiễn của thời đại , tôi đã quyết định chọn đề tài “Hóa học và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 11”

 

doc 21 trang thuychi01 8883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hóa học và môi trường trong dạy học môn Hóa học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
Mục 
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
2
2
NỘI DUNG
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng 
2
2.3
Các nội dung lồng ghép hóa học với môi trường trong 1 số bài học cụ thể ở lớp 11 
3
2.3.1
Bài PH của dung dịch :
3
2,3,2
Trong bài Nito và hợp chất của nito:
Hiện tượng mù quang hóa,mưa axit
4
2.3.3
Bài Phốt Pho:Thuốc diệt chuột
6
2.3.4
Bài phân bón hóa học :
7
2.3.5
Bài hợp chất của cacbon (CO,CO2):
Hiệu ứng nhà kính ,nhiễm độc CO
8
2.3.6
Bài đọc công nghiệp silicat:
Ô nhiễm từ sản xuất gạch ,xi măng
11
2.3.s7
Chương hiđrocacbon:
Các khí thải khi đốt động cơ,nhựa PE
12-14
2.3.8
Bài ancol:Etanol và metanol
15
2.3.9
Bài anđêhít:Nhựa phenolfomanđehit
17
2.3.10
Bài axit cacboxilic: Dioxin
18
2.3.11
Một số yếu tố khác :
19
2.4
Hiệu quả sử dụng :
19
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
20
1- MỞ ĐẦU
 1.1.Lý do chọn đề tài: 
 	Trên thế giới trong những năm gần đây, nền kinh đã phát triển rõ rệt ,công nghiệp hóa phát triển ,nông nghiệp có nhiều thành tựu mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.Tuy nhiên mặt trái của quá trình phát triển nhanh chóng đó cũng gây ra những hệ lụy đáng sợ nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục.Một trong những hệ lụyắc phục. quá trình phát triển nhanh chóng đó cũng gây ra những hệ lụy đáng sợ nếu chúng ta khôngn. đó chính là vấn ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất công nghiệp ,sản xuất nông nghiệp,sử dụng hóa chất một cách bừa bãi ,từ rác thải sinh hoạt 
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang rúng lên hồi chuông cảnh báo từ việc ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nguồn nước ,hiện tượng trái đất nóng lên ,hiện tượng thủng tầng zon,hiệu ứng nhà kính,hiện tượng nước biển dâng cao,hiện tượng động đất sóng thần Hay ở Việt Nam gần đây nhất là hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (Thanh Hóa), trên kênh Nhiêu Lộc ( TP Hồ Chí Minh) hay ở vùng biển Vũng Áng ( Hà Tĩnh) vấn đề sử dụng phân bón thuôc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ,sử dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm ,việc xả thải không qua xử lí của các nhà máyTất cả đều gây nên tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề không phải của riêng ai. Để khắc phục tình trạng này ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã có rất nhiều cuộc họp ,nhiều công trình,nhiều biện pháp để xử lí tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường sống đang nhức nhối hiện nay.Mỗi người ,mỗi học sinh cũng phải biết phát hiện các hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của nó với cuộc sống và cách khắc phục ô nhiễm môi trường
    Từ nhiệm vụ giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, từ yêu cầu thực tiễn của thời đại , tôi đã quyết định chọn đề tài “Hóa học và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 11”
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi muốn  góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy ,vận dụng thực tiễn, góp phần rèn luyện cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống.Tôi rất mong thông qua các bài học hóa học lớp 11 ở trường THPT lồng ghép cho các em hiểu 1 số hóa chất gây ô nhiễm môi trường ,tác hại của việc sử dụng hóa chất bừa bãi ,xả rác bừa bãi và không qua xử lí đến môi trường để các em có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ ngay bây giờ và khi trưởng thành làm việc trong các cơ quan ,nhà máy ,xí nghiệp cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh với bộ môn hóa học qua những hình ảnh ,hiện tượng thực tế
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Là các cách thức tiếp cận với kiến thức về hóa học với môi trường gắn liền với các chất trong một số bài học ở lớp 11 ,biện pháp phát triến tư duy, ý thức học tập vận dụng thực tiễn bảo vệ môi trường của học sinh 
   Đối tượng học sinh lớp 11(C1,3,6 ) trường THPT Hoằng Hóa 3
 1.4.Phương pháp nghiên cứu:
  -  Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy Hóa học ở trường Phổ thông.
   - Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp.
 -Thu thập các tư liệu gắn với thực tiễn hoặc qua mạng internet ,tranh ảnh,thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để trình chiếu qua máy chiếu đa năng
  -Trò chuyện ,trao đổi với học sinh.
2.NỘI DUNG :
2.1 Cơ sở lí luận :
Gíáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là nhiệm vụ chiến lược của dân tộc mình.Trong điều kiện hiện nay khi khoa học của nhân loại đang phát triển như  vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. 
 	Bộ môn hoá học trong trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh, mục đích của môn học muốn học sinh hiểu đúng , nâng cao tri thức hiểu biết về thế giới, con người và mối quan hệ biện chứng thông qua các bài học hoá học.
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự  tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.Ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi đến các thành phần của môi trường . Những thay đổi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người thông qua con đường thức ăn, nước uống, không khí hoặc ảnh hưởng gián tiếp tới con người do thay đổi các điều kiện vật lí, hoá học và suy thoái tự nhiên.Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống xung quanh chúng ta.Mỗi người đều cần có vốn hiểu biết nhất định để biết cách giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng:
            Hoá học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với môi trường, trong quá trình giảng dạy khi đặt câu hỏi với học sinh : “em có biết mối quan hệ giữa hoá học và môi trường?”, Hay trong những bài học có câu hỏi “em có biết những chất này có ảnh hưởng gì đến môi trường sống của chúng ta ?”phần đông các em không biết những chất nào trong hoá học có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, những tác hại của các chất hoá học đối với môi trường và những thành tựu to lớn mà hoá học mang lại trong việc cải tạo môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
             Để đạt đựoc mục đích của  hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá là nhân tố chủ yếu tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về hoá học người giáo viên còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức cuả học sinh.
             Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi có đề cập đến 1 khía cạnh: “hoá học và môi truờng trong giảng dạy môn hoá học lớp 11 ” với mục đích góp phần giúp học sinh dễ hiểu, gần gũi với môi trường, thấy được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với những hiện tượng mà các em vừa nghe trên phương tiện thông tin đại chúng ,để hoá học không còn mang đặc thù của môn học khó hiểu như 1 thuật ngữ khoa học,  và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất ngay bây giờ nhất là trong khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
           Trong giới hạn của đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề giữa hoá học và môi trường mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một vài ví dụ với mong muốn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và phát triển phương pháp dạy hoá học đạt hiệu quả cao hơn,thực tế hơn qua các bài giảng hoá học.    
2.3. Các nội dung lồng ghép hóa học với môi trường trong một số bài học cụ thể ở lớp 11 
2.3.1 . Bài PH của dung dịch : 
*PH là gì và ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống?
PH=-lg(H+) . PH dùng đánh giá môi trường axit-bazơ-trung tính 
Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:
- Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa 
- Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì,đồng, sắt, cadmium, kẽm có trong các vật chứa nước, trong đường ống.
- Tiên liệu những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước. Các quy trình xử lý,thiết bị xử lý thường được thiết kế dựa trên pH giả định là trung tính (6 – 8). Do đó, người ta thường phải điều chỉnh pH trước khi xử lý nước
– pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
- Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ: Trong nước uống, pH không phù hợp ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. Tính axít (hay tính ăn mòn) của nước có PH nhỏ có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật hứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
-pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. (Nguồn “PH ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào –tạp chí Greensol”)
-Các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí ra môi trường nước có thể làm thay đổi PH của nước đi kèm với các kim loại nặng và nhiều hóa chất độc hại khác có thẻ làm chết các sinh vật thủy sinh
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu đó tới môi trường?
-Kiểm tra độ PH của nguồn nước đang sử dụng bằng cách dùng máy đo PH hoặc giấy đo PH
-Không thải các hóa chất độc hại và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra môi trường
-Có biện pháp xử lí kịp thời khi phát hiện môi trường có sự thay đổi về PH
2.3.2 Trong bài Nitơ và hợp chất của nitơ:
*Khí NO,NO2 có ảnh hưởng gì tới môi trường ?
-Nitơ dioxit (NO2) là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, mùi của nó có thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. NO2 là khí có tính kích thích mạnh đường hô hấp, nó tác động đến thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng. Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một số phút tiếp xúc . 
NO trong không khí rất dễ chuyển thành NO2 2NO + O2 2NO2
- NO2 cùng với SO2 cũng góp phần vào sự hình thành những hợp chất như tác nhân “mù quang hóa” và tạo “mưa axit”, tính chất quan trọng của nó trong phản ứng quang hoá là hấp thụ bức xạ tử ngoại đóng vai tró quan trọng trong sự hình thành khói quang học, có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông ,và nylon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat làm tăng sự tích tụ của hạt trong không khí trong đó có các chất độc hại bị giữ lại trong không khí. Ngoài ra, NO2 là chất góp phần gây thủng tầng Ozon.
(Nguồn của “Sở tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc ngày 22/11/2007”)
Các thành phần chính hình thành nên sương mù quang hóa (Ảnh mô phỏng theo mô hình của Richard Foust - GS về Hóa học và môi trường của Đại học Bắc Arizona)
Mưa axit được tạo thành như thế nào? Các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch đó sẽ sinh ra các khí độc hại như oxít lưu huỳnh ( SO2, SO3) và oxít nitơ ( NO2). Các loại khí độc đó hòa tan với hơi nước sẵn có trong không khí tạo thành axít mạnh nhất như axít sunfuric (H2SO4) và axít nitric(HNO3).
 Sơ đồ tạo thành mưa axit. Ảnh: WordPress
Mưa axit gây tàn phá cây trồng ,phá hủy công trình kiến trúc, hoà tan một số bụi kim loại và ôxít kim loại như ôxít chì gây ô nhiễm nguồn nước
(Nguồn Tạp chí Hóa học ngày nay ngày 17/9/2014)
*Chúng ta cần làm gì để giảm lượng chất gây ra hiện tượng trên?
-Giảm lượng khí thải nhà máy tối thiểu ra môi trường ,thu hồi và xử lí khí thải 
-Giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch thay thế bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường.
-Trồng nhiều cây xanh (hs làm được) và nhiều biện pháp khác
2.3.3. Bài Phốt Pho:
*Thuôc diệt chuột là gì ? sử dụng có ảnh hưởng gì đến môi trường ?
Thành phần thuốc diệt chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2  bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, chuột bị mất nước ,nó khát và đi tìm nước ,khi uống nước vào có phản ứng
 Zn3P2  +  6H2O  →  3Zn(OH)2  +   2PH3↑
Chính PH3 (photphin) là chất độc đã giết chết chuột.Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột →  PH3 thoát ra nhiều →  chuột càng nhanh chết. 
Khi ăn phải thuốc chuột sẽ tìm đến chỗ nước uống và chết luôn ở đó gây ô nhiễm môi trường 
*Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
-Không sử dụng thuốc diệt chuột bừa bãi không kiểm soát được ,không để chuột chết chưa được thu gom xử lí gây ô nhiễm môi trường
-Nên thay thế phương pháp diệt chuột bằng cách trực tiếp đào và bắt chuột thuốc chuột sẽ tìm đến chỗ nước uống và chết luôn ở đó gây ô nhiễm môi trườngt thủy sinh
2.3.4 Bài phân bón hóa học :
*Phân bón hóa học là những chất nào và sử dụng không hợp lí có ảnh hưởng gì đến môi trường?
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người nếu không có biện sử dụng hợp lý
-Phân bón có 3 thành phần dinh dưỡng chủ yếu là Đạm (cung cấp nito hóa hợp ) lân (cung cấp phôt pho) và Kali (cung cấp kali) cho cây
Tác động xấu của phân bón đến môi trường phân bón thường biểu hiện ở các khía cạnh:
- Quá trình sản xuất, chế biến phân bón tạo ra các chất thải (dạng khí, lỏng, rắn). Các chất này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất, nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón trong đất dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.
- Tồn dư chất độc hại trong nông sản: Một số thành phần có hại trong phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng .
 Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ sâu không theo liều lượng ,không đúng thời điểm và không để thời gian phân hủy ,cùng với tồn dư nitrat gây ra ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu của phân bón tới môi trường?
-Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật 
- Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do đó tăng khả năng giữ phân.
- Đối với cây lúa áp dụng chương trình ba giảm, ba tăng; một phải năm giảm, ruộng lúa sinh thái,...
- Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.(nguồn 
2.3.5 Bài hợp chất của cacbon (CO,CO2):
*Khí CO có tác hại gì đến môi trường ?
Khí CO là loại khí không màu, không mùi và không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa cacbon. 
Những người mang thai và đau tim tiếp xúc với khí CO sẽ rất nguy hiểm vì ái lực của CO với hemoglobin cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu đến mô. Thế nên phải nhiều máu được bơm đến để mang cùng một lượng oxy cần thiết. Một số nghiên cứu trên người và động vật đã minh hoạ những cá thể tim yếu ở điều kiện căng thẳng trong trạng thái dư CO trong máu, đặc biệt phải chịu những cơn đau thắt ngực khi lượng CO bao quanh nâng lên.
Ở nồng độ khoảng 5ppm CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. 
Ở những nồng độ từ 10ppm đến 250ppm có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong. 
Người tiếp xúc với CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu. 
Khí CO có thể bị oxy hoá thành cacbon dioxyt (CO2) nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. CO có thể bị oxy hoá và bám vào thực vật và chuyển dịch trong qúa trình diệp lục hoá . Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ CO từ khí quyển. 
Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hoà hợp thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu. – Hemoglobin có ái lực hoá học đối với CO mạnh hơn đối với O2, khi CO và O2 có mặt bão hoà số lượng cùng với hemoglobin thí nồng độ HbO2(oxi hemoglobin) và HbCO (caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Haridene như sau :
 [HbCO]/[HbO2] = M * P(CO)/P(O2) .
Ở đây P(CO) và P(O2) la ái lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O2, còn M là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật . Đối với con người , M có giá trị từ 200 – 300 . Hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxi lưu chuyển trong máu và như vậy tế bào con người thiếu oxi . Các triệu chứng xuất hiện bệnh tương ứng với các mức HbCO gần đúng như sau :
+ 0,0 – 0,1 : không có triệu chứng gì rõ rệt , nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu của stress sinh lý .
+ 0,1 – 0,2 : hô hấp nặng nhọc, khókhăn
+ 0.1 – 0.3 : đau đầu .
+ 0,3 – 0,4 : làm yếu cơ bắp , buồn nôn và loá mắt.
+ 0,4 – 0,5 : sức khoẻ suy sụp , nói líu lưỡi .
+ 0,5 – 0,6 : bị co giật , rối loạn .
+ 0,6 -0,7 : hôn mê tiền định .
+ 0,8 : tử vong
Thực vật ít nhạy cảm với CO hơn người , nhưng ở nồng độ cao (100 – 10.000ppm) nó làm cho lá rụng , bị xoắn quăn , diện tích lá bị thu hẹp , cây non bị chết yểu.  CO có tác dụng kềm chế sự hô hấp của tế bào tác hại của khói trong khí thải đối với cơ thể (Nguồn Hóa học ngày nay ngày 10/8/2013)
Nguồn sinh ra CO:
CO sinh ra khi đốt các nguyên liệu hóa thạch không hoàn toàn như đốt than ,lò nung vôi,lò gạch thủ công ,các nhiên liệu động cơ cháy không hết 
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu lượng CO tác động xấu tới môi trường?
 -Giảm lượng khí thải tối thiểu ra môi trường ,xử lí khí thải 
-Giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch thay thế bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường.
-Xử lí khí thải kho đôt than,lò vôi ,
CO2 –Hiệu ứng nhà kính
* Hiệu ứng nhà kính là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường?
“Hiệu ứng nhà kính “diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Khi hơi nóng từ mặt trời đến Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra “hiệu ứng nhà kính “ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858,
-Một ví dụ về “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là “hiệu ứng nhà kính” khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:
Hiệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hoa_hoc_va_moi_truong_trong_day_hoc_mon_hoa_hoc_lop_11.doc