SKKN Vận dụng dạy học theo dự án vào bài công nghiệp silicat nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân

SKKN Vận dụng dạy học theo dự án vào bài công nghiệp silicat nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân

 Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua dạy học, giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế.

 Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp [1], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [2]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa hữu cơ ở các trường Đại học, Cao đẳng [3]

 Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO BÀI CÔNG NGHIỆP SILICAT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI THỌ XUÂN .

 

doc 31 trang thuychi01 6294
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học theo dự án vào bài công nghiệp silicat nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua dạy học, giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. 
 	 Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp [1], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [2]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa hữu cơ ở các trường Đại học, Cao đẳng [3]
 	Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO BÀI CÔNG NGHIỆP SILICAT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI THỌ XUÂN .
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 
	Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các dự án theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học bài Công nghiệp silicat nhằm phát triển NLTH cho học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Lợi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: 
Nghiên cứu lí luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học, tự học và NLTH, dạy 
 học theo dự án.
 Nghiên cứu thực tiễn liên quan đến việc sử dụng DHTDA và vấn đề tự học của HS ở trường THPT
3.2. Trên cơ sở chương trình hóa học phi kim thiết kế và sử dụng các dự án dạy học để phát triển NLTH cho HS THPT
3.3. Thực nghiệm sư phạm ở một số lớp 11 của các trường THPT nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã thiết kế.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học môn Hóa 11
4.2. Đối tượng nghiên cứu
	Quá trình tự học hóa học phần nhóm cacbon chương trình nâng cao THPT nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh lớp 11 THPT 
5. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy và học hóa học phần nhóm cacbon chương trình nâng cao THPT cho HS lớp 11 trong trường THPT Lê Lợi
6. Giả thuyết khoa học
	Nếu sử dụng một cách hợp lý các biện pháp tổ chức dạy học cho học sinh bằng DHTDA sẽ góp phần phát triển năng lực tự học của học sinh THPT.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.	
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
	-Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết được thực trạng quá trình tự học hóa học của các em trong môn hóa học qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá
	-Điều tra và thăm dò trước và sau quá trình thực nghiệm sư phạm
	-Nghiên cứu kế hoạch học tập hóa học của học sinh 
 	-Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3. Phương pháp thống kê toán học 
NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1 Năng lực tự học
Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” 
Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành.
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy, tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. 
	NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao, NLTH là năng lực hết sức quan trọng giúp con người có thể tự học suốt đời.
 	NLTH bao gồm 3 thành tố và 7 tiêu chí
 - Năng lực xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập
 + Xác định được mục tiêu học tập
 + Xác định nhiệm vụ học tập	
 + Xác định các yêu cầu cần đạt được
- Năng lực lập kế hoạch tự học
+ Hiểu rõ mục tiêu để đánh giá và tính toán những bước đi thích hợp, điều chỉnh được kế hoạch học tập
+ Hình thành cách học tập, tự học phù hợp riêng và đạt được kết quả cao trong học tập của bản thân
-Năng lực tự đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh quá trình học tập
 + So sánh đối chiếu được kết quả học tập từ đó tự đánh giá, nhận thức bản thân
 + Rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bổ sung và tìm kiếm thông tin
1.2. Dạy học dự án 
 1.2.1. Khái niệm: DHTDA là một PPDH theo nghĩa hẹp, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đưuọc người học thwucj hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ \quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả.
 1.2.2. DHDA có các đặc điểm chính sau:
 - Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống.
 - Tính định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
 - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành
 - Có ý nghĩa thực tiễn xá hội: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành - Tính phức hợp:
 - Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm,sự sáng tạo của người học
 - Công tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
 - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
Những đặc điểm trên của dự án cho thấy việc vận dụng DHTDA là rất thuận lợi trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS
1.2.3. Phân loại các dự án học tập:
 - Theo môn học: Nội dung thuộc môn học, liên môn hay ngoài chuyên môn
 - Theo sự tham gia của HS: Cá nhân, nhóm Hs, một lớp hay một khối lớp.
 - Theo sự tham gia của GV: Do sự hướng dẫn của một GV hay nhiều GV
 - Theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ ( thực hiện trong một số giờ học), Dự án vừa ( thực hiện trong một số ngày), Dự án lớn
 - Theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án kiến tạo.
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông DHTDA thường được tiến hành theo nhóm HS trong phạm vi một lớp do GV trực tiếp dạy hướng dẫn, chủ yếu là các dự án trung bình thực hiện trong một tuần. Do đặc điểm về trình độ, nhận thức của HS chủ yếu dự án học tập trong dạy học môn hóa học là dự án tìm hiều, có nội dung liên môn học
 1.2.3. Quy trình thực hiện
 Bước 1: Lựa chọn chủ đề
 * Đề xuất ý tưởng, xác định, thống nhất chủ đề và mục tiêu dự án
 * Lựa chọn ý tưởng theo hứng thú và sự quan tâm của HS
 Bước 2: Lập kế hoạch
 * Xây dựng thống nhất tiêu chí sản phẩm, đề cương nghiên cứu
 * Lập kế hoạch thực hiện, xác , phân công công việc, thời gian, kinh phí, vật liệ, cách thwucs tiến hành
 Bước 3: Thực hiện dự án
 * HS thu thập, phân tích và xử lí thông tin, trao đổi với GV, tập hợp kết quả và hoàn thành sản phẩm dự án
 * GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm lịp thời khi cần thiết
 Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án
 * Đại diện nhóm báo cáo, giới thiệu và công bố sản phẩm dự án
 * Các nhóm khác quan sát, góp ý, nhận xét
 Bước 5; Đánh giá kết quả dự án
 * HS tuwh đánh giá sản phẩm dự án, rút kinh nghiệm.
 * GV góp ý, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
Tóm tắt quy trình thực hiện DHTDA:
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua điều tra thực tế về các tiêu chí đánh giá NLTH của học sinh cho thấy: 
 + Đa số HS chưa nhận biết, phân tích, xác định được mục tiêu cụ thể của bài học, môn học, nhiệm vụ học tập. 
 + Đa số HS xác định rõ ràng cụ thể điều kiện học tập của bản thân, đề xuất được giải pháp nhưng chưa phù hợp, xác định được cách thức tự học chưa hợp lí.
 + Xây dựng đề cương nghiên cứu sơ sài, chưa rõ ràng cụ thể, lập kế hoạch thực hiện chưa cụ thể và chưa hợp lí.
 + Chưa thực hiện đúng hạn theo kế hoạch,biết yêu cầu sự hỗ trợ khi cần thiết,hoàn thành nhiệm vụ chưa đúng thời gian quy định.
 + Biết sử dụng một số phương tiện để trình bày và báo cáo kết quả nhưng chưa sử dụng thành thạo CNTT.
 + Chưa biết hợp tác làm việc nhóm và hỗ trợ lẫn nhau chưa hiệu quả, trình bày và báo cáo kết quả rõ ràng, hệ thống nhưng còn khó hiểu.
 + Ít khi tham gia thảo luận, chưa đóng góp ý kiến, xác định đưuọc một số kết uận đúng, biết hệ thống hóa kiến thức, chưa biết lưu trữ thông tin hợp lí khoa học.
 + Vận dụng chưa hiệu quả kiến thức vào tình huống thực tiễn,chưa có thái độ phù hợp khi góp ý, tư vấn cho người khác.
Dựa theo các tiêu chí đánh giá NLTH, NLTH của HS của trường THPT Lê Lợi chưa đạt yêu cầu ở nhiều tiêu chí, NLTH còn thấp.
3. Vận dụng dạy học dự án bài Công nghiệp Silicat Hóa 11THPT
3.1. Nghiên cứu công nghiệp silicat – sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống
Mục tiêu chính:
Kiến thức: HS biết được: Ngành công nghiệp silicat về các vấn đề: Thành phần hoá học của nguyên liệu, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật áp dụng trong sản xuất, ứng dụng của sản phẩm trong công nghiệp và đời sống của gốm, thuỷ tinh, xi măng.
Kĩ năng:
 – Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic đioxit.
– Bảo quản, sử dụng hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. 
Thái độ: 
 – Biết yêu quý lao động và các thành quả lao động.
 – Có ý thức tìm kiếm giải pháp cho công nghệ sản xuất.
 – Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở làng nghề và có ý thức bảo vệ môi trường.
 – Có ý thức tham gia các hoạt động duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
Các câu hỏi định hướng:
 – Câu hỏi khái quát: Con người cần những gì cho cuộc sống?
 – Câu hỏi bài học: Để thoả mãn nhu cầu nhà ở và sinh hoạt, con người đã tạo ra những ngôi nhà bằng những vật liệu gì, những dụng cụ nào được làm từ công nghiệp silicat?
 – Câu hỏi nội dung:
Công nghiệp silicat chủ yếu bao gồm các ngành sản xuất gì?
Phân loại, thành phần hoá học của đồ gốm?
Công dụng của từng loại gốm (gạch và ngói; gạch chịu lửa; sành sứ)?
Tính chất của từng loại gốm sứ, nguyên liệu và quy trình sản xuất?
Các làng nghề sản xuất đồ gốm sứ ở Việt Nam và định hướng phát triển?
Phân loại, thành phần hoá học của thuỷ tinh?
Tính chất của từng loại thuỷ tinh?
Quy trình công nghệ sản xuất thuỷ tinh? Nguyên liệu sản xuất?
Ứng dụng của các loại thuỷ tinh? Các loại dụng cụ làm từ thuỷ tinh?
Thành phần hoá học của xi măng?
Nguyên liệu và quy trình sản xuất xi măng?
Các phản ứng hoá học xảy ra trong quy trình đông cứng xi măng?
Ứng dụng của xi măng trong đời sống?
Những nhà máy xi măng Việt Nam nào sản xuất vật liệu silicat tương ứng mà em biết?
Trong sản xuất công nghiệp silicat, có những giai đoạn nào gây nên vấn đề
nhiễm môi trường? Đó là những loại ô nhiễm nào?
Đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường có liên quan?
Trong khuôn khổ của DA học tập, em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế tác hại của vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề?
Qua quá trình thực hiện DA, em đã rút ra được những nhận xét và kinh nghiệm gì?
Đề xuất thực hiện: HS làm việc theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu lí thuyết về các loại vật liệu silicat (phân loại, thành phần, tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng, sản xuất thủ công và công nghiệp).
Tìm hiểu lí thuyết về quy trình sản xuất chung và riêng tại các làng nghề, nhà máy.
Tìm hiểu về các quá trình khai thác nguyên liệu, sử dụng nhiên liệu tạo ra sản phẩm là các vật liệu silicat khác nhau.
Tìm hiểu về các phụ phẩm đi kèm trong sản xuất hoặc các sản phẩm tạo ra gây ô nhiễm môi trường của các làng nghề, nhà máy sản xuất vật liệu silicat.
Tìm hiểu về các biện pháp đã được áp dụng trong thực tế để hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường. Phân tích cơ sở hoá học (nếu có).
Sử dụng kiến thức hoá học và các kiến thức liên môn khác, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường.
Phân tích, tổng hợp, xây dựng bản báo cáo kết quả thực hiện DA, trong đó có tổng kết quá trình hoạt động và đánh giá các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện DA, đồng thời dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Việc đánh giá DA là sự đánh giá cả quá trình thực hiện DA. DA được coi là đạt yêu cầu khi đạt được các mục tiêu đã xác định, đồng thời mở ra đề tài mới cho HS có hướng nghiên cứu tiếp tục về việc xử lí môi trường.
Các tài liệu có thể tham khảo:
Từ điển bách khoa nhà hoá học trẻ tuổi, NXB Giáo dục Hà Nội, NXB Mir Maxcơva, 1990.
Hoá học vô cơ Tập 1 (Nguyễn Thế Ngôn, NXB ĐHSP, 2011)
10748/ArticleID/88559/tid/11668/language/vi–VN/Default.aspx
–tuc/san–xuat–xi–mang/897–san–xuat–xi–mang–
va–moi–truong–.html
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng http:/www.quantracmoitruong.gov.vn
3.2. Giáo án bài dạy có sử dụng dự án 
Bài 23: Công nghiệp silicat ( SGK HOÁ 11- NÂNG CAO)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
I.1. Về kiến thức
Học sinh biết:
Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.
Thành phần hoá học, tính chất và ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu).
Đồ gốm: Phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch, 
ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.
Xi măng: thành phần hoá học, phương pháp sản xuất, quá trình đông cứng.
I.2. Về kỹ năng
Bảo quản, sử dụng một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ 
gốm, xi măng.
Giải được bài tập: Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới 
dạng các oxit theo thành phần phần trăm khối lượng của các oxit, bài tập khác có 
nội dung liên quan.
I.3. Về thái độ
Biết yêu quý lao động và các thành quả lao động. 
Có ý thức tìm kiếm giải pháp cho công nghệ sản xuất. 
Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở làng nghề và có ý thức bảo vệ môi trường. 
Có ý thức tham gia các hoạt động duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
II- CHUẨN BỊ
1. Công tác chuẩn bị của GV
GV tìm hiểu dự án.
Lên kế hoạch cho dự án.
Tìm các nguồn tư liệu hỗ trợ.
Triển khai cho học sinh thực hiện.
2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
Bước 1: Giới thiệu dự án và thời gian dự án: 2 tuần, từ ngày........ đến 
ngày............... 
Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS đọc các tài liệu có liên quan 
đến dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án. 
Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV.
Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu chủ đề và bộ câu hỏi định
hướng
- Tổ chức cho HS đề xuất đề tài hoặc gợi ý
một số đề tài dự án
- Gợi ý, thống nhất đề tài
 - Xác nhận đề tài dự án.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu được nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong dự án của mỗi nhóm.
- GV tổng hợp ý kiến HS, thống nhất các nội dung, nhiệm vụ cần trình bày.
- GV cung cấp cho từng học sinh: 
+ Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án
- GV cung cấp cho mỗi nhóm sổ theo dõi dự n, phổ biến cách trình bày sổ theo dõi dự án; tiêu chí, thang điểm đánh giá sản phẩn dự án hân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án.
- GV theo dõi, góp ý, tư vấn cho các nhóm HS xây dựng kế hoạch một cách hợp lí.
- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kế hoạch thực hiện của nhóm mình.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung.
 - Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án
- Cung cấp cho HS địa chỉ email của GV,
nguồn tài liệu tra cứu thông tin để HS có thể
trao đổi.
- Lắng nghe
- Thảo luận theo kĩ thuật 5W1H để đưa ra một số đề tài dự án.
- HS tự thành lập nhóm theo khả năng và hứng thú.
- Thảo luận để bầu nhóm trưởng, thư kí
- Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ cụ thể
- HS ghi nhận và hệ thống các nội dung,
nhiệm vụ
- HS nghiên cứu tìm hiểu phiếu hướng dẫn.
- Nghiên cứu sổ theo dõi dự án, các tiêu chí
đánh giá sản phẩm dự án.
-Thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của nhóm:
+ Xác định mục tiêu dự án.
+ Phân công nhiệm vụ của từng thành viên.
+ Dự kiến thời gian hoàn thành sản phẩm.
+ Dự kiến kinh phí thực hiện.
+ Viết sổ theo dõi dự án.
- Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo, HS còn
lại lắng nghe, góp ý
- Thu nhận góp ý, điều chỉnh.
- Cùng tham gia hỏi và trả lời.
- Ghi nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các nhóm.
- Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra:
+ Tìm kiếm thông tin
+ Thiết kế bài trình bày đa phương tiện
+ Thiết kế bức tranh
- Theo dõi, trợ giúp (xử lí thông tin, cách trình bày thông tin)
+ Xây dựng lược đồ tư duy
+ Thiết kế trò chơi ô chữ
+ Viết bài thuyết trình cho sản phẩm
+ Viết sổ theo dõi dự án
- Từng nhóm phân tích, tổng hợp thông tin thu thập được, trao đổi về ý tưởng thiết kế.
- Thực hiện thiết kế sản phẩm dự án.
- Tập thuyết trình trước lớp.
2. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án cho GV
trước ngày báo cáo ít nhất 2 ngày
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe phần thuyết trình của học sinh,
các ý kiến đóng góp, câu hỏi tọa đàm của HS.
- Ghi nhớ hạn nộp sản phẩm. Hoàn thiện sản phẩm và nộp đúng thời hạn.
- Các nhóm trình bày sản phẩm và báo cáo sổ theo dõi dự án.
- Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, góp ý,
đặt câu hỏi chất vấn để làm rõ những vấn đề
quan tâm về ý tưởng, nội dung, phương pháp tiến hành, cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, bài học kinh nghiệm,...
-GV trợ giúp các nhóm trả lời câu hỏi chất
vấn nếu cần.
- Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của
HS.
- GV chốt kiến thức và mở rộng kiến thức (nếu cần)
- Đại diện mỗi nhóm trả lời những câu hỏi chất vấn, phản biện của nhóm bạn
- HS còn lại lắng nghe, sẵn sàng bổ sung, góp ý.
- HS ghi nhận
3. Đánh giá dự án
- GV tổ chức cho HS tham giá quá trình đánh giá.
- GV hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm dự án
- Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu “Nhìn lại quá trình”.
- GV tổng hợp các phiếu đánh giá sản phẩm
dự án của HS, kết hợp với đánh giá của GV,
tính điểm cho từng sản phẩm.
- Công bố điểm của từng nhóm. Tuyên dương, khen thưởng các nhóm làm việc có hiệu quả, sản phẩm có chất lượng; động viên, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực làm việc của cả lớp.
- Gợi ý cho HS hướng phát triển tiếp theo của dự án, triển khai dự án mới.
- Các nhóm hoàn thiện phiếu đánh giá sản
phẩm dự án
- HS tự đánh giá và đánh giá mức độ hoạt
động của các thành viên trong nhóm.
- Ghi phiếu “Nhìn lại quá trình”.
- Nộp lại hồ sơ học tập:
+ Sản phẩm dự án.
+ Sổ th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_theo_du_an_vao_bai_cong_nghiep_silicat.doc