SKKN Giáo dục môi trường thông qua dạy học Hóa học lớp 11 ở trường THPT

SKKN Giáo dục môi trường thông qua dạy học Hóa học lớp 11 ở trường THPT

Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự gia tăng dân số cùng với những nhu cầu của con người trong cuộc sống đã gây nên sức ép đối với môi trường.

Trong khoảng 100 năm trái đất mất khoảng 6 triệu km2 rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang hoá, nhiệt độ trái đất tăng 0,3 – 0,60c, thủng tầng ozon, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời sự, để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải, ) tăng và có nguy cơ đe doạ làm tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng (gây mưa axit, ảnh hưởng đến cây trồng, sức khoẻ ). Chính vì thế việc giáo dục môi trường có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của mỗi quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung bởi vì đây là vấn đề đa dạng ,ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con nguời chưa cao và hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Giáo dục môi trường được hoà nhập, lồng ghép vào chương trình học chung vì tất cả các môn đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức thế giới và sử dụng thế giới của mình. Nghĩa là giáo viên giúp học sinh hình thành một nền tảng đạo lí trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường của chúng ta. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Và vấn đề này không thể tiến hành một thời điểm rồi dừng lại mà phải được tiến hành liên tục từ lớp này lên lớp khác, từ cấp học này lên cấp học khác để đánh vào ý thức, suy nghĩ, hành động của các em – thế hệ trẻ. Chính vì thế việc đưa giáo dục môi trường lồng ghép vào chương trình phổ thông là rất cần thiết.

 Từ tất cả các lí do tôi đã phân tích ở trên , tôi quyết định chọn đề tài : Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT.

 

doc 20 trang thuychi01 7734
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục môi trường thông qua dạy học Hóa học lớp 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt:	THPT : trung học phổ thông
GV: giáo viên;	HS: học sinh
I.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự gia tăng dân số cùng với những nhu cầu của con người trong cuộc sống đã gây nên sức ép đối với môi trường.
Trong khoảng 100 năm trái đất mất khoảng 6 triệu km2 rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang hoá, nhiệt độ trái đất tăng 0,3 – 0,60c, thủng tầng ozon, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời sự,để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệpngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải,) tăng và có nguy cơ đe doạ làm tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng (gây mưa axit, ảnh hưởng đến cây trồng, sức khoẻ). Chính vì thế việc giáo dục môi trường có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của mỗi quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung bởi vì đây là vấn đề đa dạng ,ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con nguời chưa cao và hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Giáo dục môi trường được hoà nhập, lồng ghép vào chương trình học chung vì tất cả các môn đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức thế giới và sử dụng thế giới của mình. Nghĩa là giáo viên giúp học sinh hình thành một nền tảng đạo lí trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường của chúng ta. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Và vấn đề này không thể tiến hành một thời điểm rồi dừng lại mà phải được tiến hành liên tục từ lớp này lên lớp khác, từ cấp học này lên cấp học khác để đánh vào ý thức, suy nghĩ, hành động của các em – thế hệ trẻ. Chính vì thế việc đưa giáo dục môi trường lồng ghép vào chương trình phổ thông là rất cần thiết.
	Từ tất cả các lí do tôi đã phân tích ở trên , tôi quyết định chọn đề tài : Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Mục đích của đề tài là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá học lớp 11 trung học phổ thông. Bằng cách này bài giảng có sự kết hợp kiến thức và giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp giờ học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn đồng với giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng 
hợp kiến thức.
Chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có liên quan mật thiết đến hóa học làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Trò chuyện, phỏng vấn
 + Phương pháp chuyên gia
 + Điều tra bằng phiếu câu hỏi
 + Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp xử lý thông tin
 + Tổng hợp – khái quát hóa
 + Xử lý số liệu điều tra
1.5. Những điểm mới của đề tài
Cung cấp những giáo án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên
Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường để dạy moon hóa đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Cung cấp những giá trị cự thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng ghép giáo dục môi trường vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 11 ở trường phổ thông.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Kiến thức cơ sở về môi trường
 	+Khái niệm môi trường: 
Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
 	+ Khái niệm ô nhiễm môi trường.
	Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường. vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
2.1.2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường
	 Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người, đến sức khoẻ sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
	 Các tác nhân ô nhiễm môi trường bao gồm chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Có thể liệt kê các tác nhân đó như sau:
- Rác , phế thải rắn
- Hoá chất , chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm
- Khí núi lửa, khí nhà máy, khói xe, lò gạch( SO2, CO2, NO2, CO.)
- Kim loại nặng
2.1.3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
+ Khái niệm
	Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động. trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường: là quá trình tạo dựng cho người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhịêt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại và ngăn chặnnhững vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai.
+. Mục đích của việc giáo dục môi trường
	 Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
2.1.4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung học phổ thông.
Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hoà quện vào nhau thành một thể thông nhất.
	Ngoài ra có thể triển khai thêm nội dung giáo dục môi trường bằng hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
2.1.5.Các vấn đề môi trường cần đưa vào bài dạy cho học sinh trung học phổ thông.
Hiệu ứng nhà kính:
 	Có thể tạm gọi ngắn gọn là hiện tượng trái đất nóng lên. Vấn đề này có thể hiểu như sau: nhiệt độ trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của trái đấy vào vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào trái đất; bức xạ từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ có bước sóng dài, không thể xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào vũ trụ, kết quả là lượng nhiệt giữ lại và phân tán bên trong tầng đối lưu( bề mặt trái đất ) ngày càng cao làm trái đất nóng lên.
	Tác hại: Biến đổi khí hậu, hạn hán, băng tan, mưa axit
	Giải pháp: Hạn chế tối đa khí thải nhà máy, khí thải sinh hoạt, xe cơ giới
Lỗ thủng tầng ozon:
	Việc sử dụng các chất dẫn xuất halogen điển hình là CFC gây mỏng dần tầng ozon dẫn đến tạo một lỗ thủng được phát hiện đầu tiên ở nam cực. vấn đề đặt ra hiện nay là cung cấp cho học sinh những kiến thức để biết nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozon và những tác hại liên quan. Thông qua việc giảng dạy,cung cấp cho học sinh những thông tin về chiến dịch phục hồi tầng ozon đang được phát động trên toàn thế giới để học sinh có động lực nghiên cứu, bổ sung tri thức và nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường.
Các nguồn năng lượng
	Các nguồn năng lượng chính trong tự nhiên gồm:
Nhiệt năng
Cơ năng
Năng lượng hạt nhân
Quang năng
Điện năng
Việc sử dụng các nguồn năng lượng để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người đã tạo ra các chất thải ở nhiều dạng khác nhau gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống ở nhiều mặt khác nhau. Nên giáo dục tinh thần tìm tòi nghiên cứu để sử dụng năng lượng sạch, góp phần cải thiện dần vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên
	Phát hiện sớm và dập tắt tư tưởng tài nguyên thiên nhiên là vô tận.
- Xây dựng ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng
- Củng cố tài nguyên đất , tài nguyên nước
- Cải thiện tình trạng các nguồn tài nguyên hiện nay
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên hợp lí, luôn tìm nguồn tài nguyên mới thay thế.
Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người.
 - Cung cấp thông tin các loại chất độc hoá học và ảnh hưởng của chất độc đến sức khoẻ con người.
- Cung cấp những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường dến sức khoẻ con người và cách phòng tránh.
- Cung cấp cho học sinh những cách xử lí khi nhiễm độc.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận không cho hoá chất thoát ra ngoài.
- Gợi ý những giải pháp xử lí ô nhiễm.
2.2. Thực trạng giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
Tiến hành tham khảo ý kiến giáo viên đối với việc sử dụng các phần trong bài giảng về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tiến hành tìm hiểu thái độ của học sinh trước những hoạt động bảo vệ môi trường nhà nước đã thực hiện.
 Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
Kiểm tra kiến thức hóa học môi trường của học sinh
Qua quá trình điều tra đã tôi đã rút ra được nhận xét như sau:
Tất cả các giáo viên được hỏi về vấn đề ‟ đang được thế giới quan tâm” , có 100% giáo viên được hỏi đã trả lời ‟ vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường” , chứng tỏ đây là vấn đề đang được chú ý hàng đầu trong hoạt động của xã hội.
Về vấn đề ‟ đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức hóa học môi trường” của học sinh có 16,67% học sinh(7/42 học sinh được điều tra) hiểu biết nhiều, trong khi đó có 76,19% học sinh(32/42 học sinh được điều tra) hiểu biết ít về vấn đề này. Như thế có thể thấy dù báo chí, truyền hình, mạng internet liên tục đưa thông tin và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường nhưng theo nhận định của giáo viên, hiệu quả thấy được ở học sinh là thấp
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề
Lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá học 11. 
2.3.1. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá học 11. 
+ Amoniac và muối amoni – Bài 8 Hóa học 11 
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người (lồng vào tính chất vật lý). Sự ô nhiễm 
không khí trong quá trình sử dụng amoniac và muối amoni trong sản xuất phân 
bón (lồng vào ứng dụng).
+ Photpho – Bài 10 Hoá học 11 
Độc tính (lồng vào phần tính chất vật lý). Kẽm photphua làm thuốc chuột, cơ chế và tác hại với người (phần tính chất hóa học)
+ Phân bón hóa học – Bài 12 Hóa học 11 
Độ pH của môi trường do phân tạo thành để chọn lựa phân phù hợp với đất (phần tính chất mỗi loại phân). Ảnh hưởng đến môi trường và con người khi 
lượng phân bón dư so với nhu cầu (phần ứng dụng)
+ Hợp chất của cacbon – bài 16 Hoá học 11 
Khí thải động cơ. Hiệu ứng nhà kính (Tính chất hóa học)
+ Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – Bài 25 Hoá học 11 
Phương pháp khí sinh học, tận dụng khí từ rác thải để tạo năng lượng (Phản ứng cháy trong tính chất hóa học). CFC làm thủng tầng ozon (Phản ứng thế)
+ Anken: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – Bài 29 Hóa học 11 
Túi nilon: thời gian phân hủy. Phân tích lợi và hại của việc sử dụng túi 
nilon,dép xốp, hộp xốp. (Phần phản ứng trùng hợp trong tính chất hóa học và
 phần ứng dụng)
+ Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – bài 40 Hoá học 11 
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giới thiệu về xăng sinh học
+ Andehit và xeton – Bài 58 Hóa học 11 
Ô nhiễm môi trường trong nhà, văn phòng, ảnh hưởng đến hô hấp, daTác 
hại của Andehit trong vải áo quần. Tác hại của axeton trong mỹ phẩm.
2.3.2. Bài soạn minh hoạ có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường .
Tiết 24: HỢP CHẤT CỦA CACBON
1. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức: 
- Học sinh biết những hợp chất quan trọng của cacbon và trạng thái tự nhiên của mỗi chất.
- Học sinh biết cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của CO và CO2 H2CO3, muối cacbonat.
- Học sinh biết cách điều chế và các ứng dụng của các hợp chất.
- Học sinh hiểu tính chất hoá học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat.
- Học sinh hiểu những tác hại của CO và CO2 với môi trường sống và hình thành thái độ, ý thức đối với việc bảo vệ môi trường(biết được cách hạn chế thải CO và CO2 vào khí quyển).
b. Kỹ năng: 
- Giải thích được tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat.
- Viết được các ptpư và xác định được vai trò của các hợp chất đó trong phản ứng
 - Phân biệt được CO, CO2, H2CO3 , muối cacbonat với các hợp chất khác.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
	- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
c. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch .
2. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo viên: - Máy trình chiếu, Các dd Ca(OH)2 , HCl,CaCO3 và dụng cụ thí nghiệm.
 bát sứ, ống nghiệm, kẹp gỗ, panh sắt.
- Chèn 1 số hình ảnh về ôi nhiễm môi trường, hiện tượng băng tan, biến đổi khí hậu
Học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
3. Phương pháp: đàm thoại, thảo luận, tình huống, trực quan
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. 
Nêu các tính chất vật lí của CO ?
 Viết CTCT của CO, nêu tính chất hóa học cơ bản của nó ?
 Viết các phản ứng thể hiện tính chất hóa học đó của CO ?
 Tham khảo SGK, nêu các cách điều chế CO trong PTN và trong CN ?
- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí.
- Rất ít tan trong nước, bền nhiệt và rất độc.
- Hóa lỏng ở -191,50C, rắn ở -205,20C.
Không tác dụng với nước, axit, bazơ ở điều kiện thường.
Có tính khử.
 Học sinh viết pư, giải thích, giáo viên bổ sung thêm.
 Học sinh nêu, giáo viên giải thích thêm.
A.CACBONMONOOXIT.
I. Tính chất vật lí:
- Khí, không màu, không mùi vị, nhẹ hơn kk.
- Rất ít tan trong nước, bền nhiệt – khí CO rất độc.
- Hóa lỏng ở -191,50C, rắn ở -205,20C
- II. Tính chất hóa học:
1. Là oxit trung tính: 
2. Tính khử:
* Cháy trong oxi (không khí) : lửa lam nhạt và tỏa nhiệt→làm nhiên liệu
 2CO + O2 -t0-> 2CO2.
* Khử được nhiều oxit kim loại:
 CO + CuO -t0-> Cu + CO2.
III. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
 HCOOH -H2SO4đặc, t0-> CO + H2O.
2. Trong công nghiệp:
* Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ:
 C + H2O CO + H2.
Sản phẩm là khí than ướt chứa 44%CO.
* Sản xuất trong lò gaz : thổi không khí qua than nung đỏ: C + O2 -t0-> CO2.
 C + CO2 -t0-> 2CO.
Khí thu được là khí lò gaz chứa khoảng 25%CO.
Phần lồng ghép:
 GV đặt câu hỏi tại sao khi bị kẹt xe người ta thường cảm thấy mệt mỏi, và nguyên nhân gây tử vong khi chúng ta đốt than để sưởi trong phòng kín .
 Học sinh nêu tác hại của khí CO do ôtô thải ra và khí CO sinh ra trong quá trình đốt than gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, đồng thời là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động 2: 
 Viết CTCT của CO2 và nêu các tính chất của nó qua cấu tạo ? 
 Tại sao không dùng CO2 chữa các đám cháy kim loại mạnh ? Viết phản ứng minh họa ? 
 Thí nghiệm : Thổi CO2 vào dd Ca(OH)2 đến dư, quan sát, giải thích và viết phản ứng?
 GV đặt vấn đề: ptpư tạo khí CO2 
 GV đặt câu hỏi: trong thực tế đời sống các em đã gặp những nguồn nào có thể sinh khí CO2
GV bổ sung thêm.
 Thí nghiệm :
Cho dd HCl vào ống nghiệm chứa đá vôi, quan sát, giải thích và viết phản ứng ?
 Học sinh viết, nêu các tính chất vật lí và hóa học cơ bản, giáo viên bổ sung thêm.
 Do CO2 có tính oxi hóa nên có thể cháy trong kim loại mạnh như Mg...
 CO2 + Mg -t0-> MgO + CO. 
Lúc đầu thấy dd vẫn đục, sau đó trong suốt.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O
CO2 dư + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 
 HS vận dụng những hoạt động thực tế để trả lời câu hỏi: đó là quá trình đốt than, quá trình nung vôi, lên men rượu...
CaCO3 +2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Ptpư này được ứng dụng để điều chế CO2 trong PTN. 
B. CACBON ĐIOXIT:
I. Tính chất vật lí:
- Khí không màu, nặng hơn không khí.
- Tan ít trong nước. (đkt : 1 lít H2O hòa tan 1 lít CO2)
- Ở nhiệt độ thường, <60atm : CO2 hóa lỏng , không màu, linh động.
- Ở -760C : CO2 hóa rắn gọi là nước đá khô, dễ thăng hoa → tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
II. Tính chất hóa học:
1. Không cháy và không duy trì sự cháy → làm chất chữa cháy (không phải đám cháy kim loại mạnh)
2. Là một oxit axit :
 CO2 + H2O H2CO3.
 CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O.
III.Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
Muối cacbonat + dd HCl
2. Trong công nghiệp:
- Thu từ việc đốt hoàn toàn than trong các quá trình sản xuất.
- Thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ.
- Từ quá trình nung vôi, lên men rượu.
Phần lồng ghép:
GV(dẫn dắt): Hiện tượng đang được mọi người quan tâm hàng đầu hiện nay là gì?
HS: hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, lũ lụt...
GV bổ sung thêm: khí CO2 tích tụ trên bầu khí quyển tạo một lớp màng chắn,ngăn chặn bức xạ từ trái đất khiến cho nhiệt độ trái đất ngày càng tăng(trái đất nóng lên), gây thảm hoạ băng tan, lũ lụt ở một số nơi và hạn hán ở một số nơi khác.
HS: khí CO2 được sinh ra hằng ngày hằng giờ từ sinh hoạt, từ khí thải ôtô ,khí thải nhà máy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Hoạt động 3
 Viết CTCT của H2CO3 và phương trình điện li khi tan trong nước ? Từ đó cho biết nó có thể tạo những loại muối gì ?
 Nêu tính chất hóa học chung của muối và viết phản ứng minh họa đối với muối cacbonat ?
GV làm thí nghiệm nhỏ từ từ dung dịch HCl vào CaCO3.
GV nói về tác dụng của nhiệt với muối cacbonat và yêu cầu hs viết ptpư xảy ra trong quá trình nung vôi.
. Trong thực tế, muối cacbonat có những ứng dụng gì ?
Học sinh viết, giáo viên kiểm tra lại.
Có thể tạo 2 loại muối : muối trung hòa và muối axit.
Vd : ....
Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại.
- CaCO3: chất độn trong một số nghành CN.
- Na2CO3 (xođa) dùng trong CN thủy tinh, gốm, bột giặt, 
- NaHCO3 : công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. 
C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT:
I. Axit cacbonic:
- Là axit 2 nấc, yếu và kém bền.
- Phân li trong nước theo 2 nấc.
- Tạo 2 loại muối CO32- và HCO3-.
II. Muối cacbonat:
1. Tính chất:
a. Tính tan:
 Muối CO32- kim loại kiềm, NH4+, đa số các muối HCO3- tan dễ trong nước.
b. Tác dụng với axit:
Vd: CaCO3+2HCl =CaCl2+CO2+H2O
c. Tác dụng với dd kiềm:
Vd: NaHCO3+NaOH= Na2CO3 + H2O
d. Phản ứng nhiệt phân:
- Muối CO32- kim loại kiềm bền nhiệt.
- Các muối khác kém bền :
 CaCO3 -t0-> CaO + CO2.
2NaHCO3 -t0-> Na2CO3 + CO2 + H2O
2. Ứng dụng:
- CaCO3: chất độn trong một số nghành CN.
- Na2CO3 (xođa) dùng trong CN thủy tinh, gốm, bột giặt, NaHCO3 dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
Phần lồng ghép:
GV: Trong khoảng 100 năm trái đất mất khoảng 6 triệu km2 rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang hoá, nhiệt độ trái đất tăng 0,3 – 0,60c, thủng tầng ozon,hiện tượng băng tan vào ngày 24/3/2016, diện tích băng Bắc Cực ghi nhận đạt 14,52 triệu km2, mức băng thấp kỷ lục ghi nhận trong mùa đông thông qua vệ tinh kể từ năm 1979, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời sự,để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệpngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải,) tăng và có nguy cơ đe doạ làm tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng (gây mưa axit, ảnh hưởng đến cây trồng, sức khoẻ).
GV: các em hãy đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
HS: HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ TRÁI ĐẤT
 Mỗi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_moi_truong_thong_qua_day_hoc_hoa_hoc_lop_11_o.doc