SKKN Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản

SKKN Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản

 Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Học phải đi đôi với hành” hay “ Lý luận phải gắn liền với thực tiễn” nghĩa là học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Như vậy muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, chống thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều, phải tạo cơ hội cho học sinh phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

 

doc 21 trang thuychi01 10612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Học phải đi đôi với hành” hay “ Lý luận phải gắn liền với thực tiễn” nghĩa là học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
 Như vậy muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, chống thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều, phải tạo cơ hội cho học sinh phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
 Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT luôn hiểu rõ môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm 
phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm còn việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh với môn học vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy ở các tiết học tạo ra sự khô khan, nhàm chán cho học sinh, các em ngày càng mất dần hứng thú với bộ môn, coi đây chỉ là môn phụ, không học hoặc học đối phó dẫn đến kết quả học tập không cao, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế. Trong khi thế kỉ XXI, thế kỉ được coi là bùng nổ công nghệ thông tin nhưng cách mạng sinh học vẫn đang tiếp tục, dân số và môi trường là vấn đề nhân loại đang quan tâm, môn sinh lại đóng vai trò quan trọng về các vấn đề đó. Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học sinh học là một yêu cầu cấp thiết để giúp người dạy và người học không dừng lại ở việc nắm vững lí thuyết mà phải biết vận dụng kiến thức vào đời sống.
 Qua những năm giảng dạy cùng với sự nỗ lực tìm tòi, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh và trường sở tại, tôi phát hiện ra sự hiệu quả của phương pháp dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống, mang hơi thở của cuộc sống vào tiết học làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, có khả năng áp dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào cuộc sống hàng ngày.Vì vậy, tôi chọn đề tài: 
“Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống vào dạy học các bài thuộc chương I. Thành phần hóa học của tế bào – Phần II. Sinh học tế bào - Sinh học 10 trong chương trình THPT. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
 Đưa ra để các đồng nghiệp cùng tham khảo, để cùng nhau xây dựng hệ thống các phương pháp dạy học hiệu quả cụ thể với từng phần kiến thức, nâng cao thế mạnh của môn Sinh học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn liền với thực tiễn cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống để dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi dạy học các bài dạy về “Sinh học tế bào” thuộc chương I. Thành phần học học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích lý thuyết, khái quát, tổng hợp các kinh nghiệm được rút ra từ việc trao đổi, học hỏi ở các tiết dự giờ của đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu thu được từ đó khẳng định đề tài.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận 
 Để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vai trò của giáo dục là phải tạo nên những con người không những giỏi lý thuyết mà còn phải biết áp dụng lý thuyết một cách thành thạo vào cuộc sống hàng ngày. Trong giáo dục nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng, muốn làm được điều đó không thể không nhắc đến vai trò của phương pháp “Dạy học Sinh học gắn với thực tế bộ môn”, mang hơi thở cuộc sống vào bài học, qua đó hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Vậy:
2.1.1 Thế nào là hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở bậc THPT
 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp.
     Kĩ năng vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".
    Như vậy, kĩ năng vận dụng kiến thức là năng lực hay khả năng của chủ thể vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn.
2.1.2. Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học
       Để thực hiện nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học Sinh học, cần:
- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng chúng vào thực tiễn.
- Chú trọng nêu các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn.
- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng sinh học vững chắc.
- Chú trọng công tác thực hành sinh học trong học chính khóa cũng như ngoại khóa.
 Đồng thời để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập và tìm hiểu bộ môn của học sinh.
	Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều phần khác nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật  Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Những tưởng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế ở chính gia đình của mình, hoặc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản”. Nhưng điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Bởi vì, trên thực tế sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh vẫn còn ngỡ ngàng không biết tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày phải đa dạng các món ăn mà không ăn liên tục một món mặc dù món này rất bổ dưỡng? Thực tế cho thấy nhiều học sinh có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về cấu trúc axit nucleotit, cấu trúc protein... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: Tại sao khi cho rau vào ngăn đá tủ lạnh, khi lấy ra ngoài thì rau lại bị nhàu nát? Hoặc: Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại không nên ăn các sản phẩm giàu tinh bột? cũng thực sự làm cho các em lúng túng mà đúng ra sau khi học xong chương trình sinh học 10 các em phải giải thích được tất cả những vấn đề đó.
 Trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp, hầu như họ cũng có nhận định như vậy. Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã thử đi tìm đâu là những nguyên nhân cơ bản của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức nào?
 Sau khi tìm hiểu tôi thấy rằng, nguyên nhân cơ bản phải kể đến, là sự quá tải của chương trình sách giáo khoa hiện nay. Trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, đối với nhiều bài học theo phân phối chương trình quy định việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, vì thế giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ thể hiện ở phần củng cố kiến thức ở cuối tiết học mà thôi.
 Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều trường trung học phổ thông hiện nay.
 Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn  thiếu các tài liệu liên quan đến câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.
 Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông  chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ tập trung học các môn phục vụ cho khối thi Đại học - cao đẳng, trong khi đó số lượng học sinh ở các trường phổ thông học khối B lại rất ít. Vì vậy hầu hết học sinh xem môn Sinh học như là “môn phụ” nên không chịu học hoặc học một cách đối phó.
 Nguyên nhân thứ năm phải kể đến đó là: một bộ phận giáo viên không muốn đầu tư cho môn Sinh học 10 vì nội dung chương trình hầu như không có hoặc có rất ít trong các đề thi học sinh giỏi đặc biệt là kì thi THPT quốc gia hiện nay.
 Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu, tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập qua hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong dạy học các bài thuộc chương I. Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Hướng dẫn chung
 Trước hết, giáo viên cần phải xác định rõ các hình thức dạy học mang hơi thở cuộc sống từ đó hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh, gồm một số hình thức sau:
2.3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới.
 Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy.
2.3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về môi trường vào bài dạy.
 Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà máy xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn sinh có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản phẩm sinh học, hay ứng dụng của một số vi sinh vật... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gủi với các em.
2.3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy.
 Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
 Lưu ý: Không phải bài nào cũng có thể áp dụng tất cả các hình thức nêu trên mà phải tuỳ từng bài, từng nội dung mà giáo viên có thể sử dụng từng hình thức để từ đó có thể đạt được hiệu quả cao nhất. 
 Đồng thời để hướng tới được mục tiêu cao nhất là dạy học hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu bài học, phần nào thuộc kiến thức trọng tâm thì xây dựng cách dạy, cách học phù hợp (ví dụ: thảo luận nhóm, hướng dẫn về nhà tự học...), để rút ngắn thời gian, dành thời gian cho phần kiến thức thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh với môn học.
 Dưới đây là một số câu hỏi mang hơi thở cuộc sống, tôi xin đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo từ đó có thể áp dụng để dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản nhằm hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh. Vì thời lượng của một tiết học chỉ có 45 phút nên trong quá trình sử dụng giáo viên phải tùy đối tượng học sinh để áp dụng cho phù hợp, có những câu hỏi không sử dụng dạy trên lớp thì có thể giao bài tập về nhà cho các e tìm hiểu.
2.3.2. Hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống để hình thành kĩ năng vận dụng. kiến thức thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản
Tiết 4 – Bài 3: Nước và vai trò của nước
Chú ý: Đối với bài này, không phải là một bài nặng về kiến thức lý thuyết, giáo viên có thể lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy - học, song song giữa việc tìm hiểu kiến thức lý thuyết đồng thời lồng ghép kiến thức thực tế mang hơi thở cuộc sống vào bài học nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống sau đây: 
Câu 1: Sinh vật nói chung và cơ thể người nói riêng được cấu tạo từ những nguyên tố nào? 
Giải thích: Trong tất cả các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có khoảng hơn 20 nguyên tố cấu tạo nên tế bào của sinh vật nói chung và cơ thể người nói riêng. Trong đó nhóm nguyên tố C, H, O, N là nhóm chính và cacbon là nguyên tố quan trọng nhất.
Áp dụng: Có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới “ Các nguyên tố hóa học và nước” nhằm kích thích sự tò mò của học sinh khi muốn tìm hiểu về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể mình, từ đó lôi cuốn các em vào tìm hiểu nội dung của bài học.
Câu 2: Tại sao trong cơ thể người hàm lượng nguyên tố iốt, sắt chiếm khối lượng rất ít nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Giải thích: Vì cả iốt, sắt đều là những nguyên tố vi lượng có hàm lượng rất nhỏ trong tế bào nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào, cấu trúc các enzim, hoocmon hay vitamin,.... cụ thể: 
+ Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp hormon tiroxin điều chỉnh quá trình phát triển của cơ thể, thiếu iốt sẽ làm cơ thể phát triển không bình thường gây một số bệnh: bướu cổ, trí tuệ chậm phát triển ở trẻ em... 
+ Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng tham gia cấu tạo nên hemoglobin là chất có mặt trong tế bào hồng cầu ở người, tham gia vào quá trình vận chuyển ôxi trong máu. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên....
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho phần liên hệ thực tế ở mục I. Các nguyên tố hóa học, hoặc phần củng cố cuối bài từ đó giáo dục cho học sinh cách ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe.
Câu 3: Tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng?
Giải thích: Vì cây trồng muốn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao thì phải được cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng và đa lượng. Mà nguồn các nguyên tố này được bổ sung phần lớn là từ phân bón, nhưng nếu bón quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây. Vì vậy ta phải bón một cách hợp lí. 
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ thực tế mục: Các nguyên tố hóa học trong bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó liên hệ đến việc nâng cao năng suất cây trồng trong trồng trọt.
Câu 4: Tại sao ở một số vùng trồng táo, người ta lại đóng các đinh bằng kẽm vào thân cây?
Giải thích: Vì kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng của cây, một số vùng đất bị thiếu kẽm nên trong quá trình trồng táo người ta đóng đinh kẽm vào cây táo để kẽm từ đinh sẽ khuếch tán từ từ vào cây bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt từ đất giúp cây sinh trưởng bình thường.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần liên hệ thực tế mục: Các nguyên tố hóa học trong bài “ Các nguyên tố hóa học và nước” từ đó liên hệ đến việc nâng cao năng suất cây trồng trong trồng trọt.
Câu 5: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Giải thích: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết. Vì thế không có nước sẽ không có sự sống. 
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_ki_nang_van_dung_kien_thuc_thuc_tien_cho_hoc.doc