SKKN Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản theo phương pháp dạy học dựa trên dự án

SKKN Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản theo phương pháp dạy học dựa trên dự án

 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những con người chủ động, năng động và sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc cải cách giáo dục về cả nội dung lẫn phương pháp trong những năm gần đây hiệu quả vẫn chưa chưa cao, đặc biệt ở các trường miền núi.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục xác định mục tiêu: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [4]

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, những kiến thức Sinh học (SH) và vai trò của chúng đối với cuộc sống con người cũng liên tục được cập nhật. Có những kiến thức được xem là chuẩn ở thời điểm này nhưng cũng có thể chỉ một thời gian ngắn sau đó chúng đã trở nên lạc hậu. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) SH với mục tiêu để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và là yêu cầu cấp bách của thời đại.

Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Sinh học ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ DH phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức DH Dựa trên dự án (kể từ đây viết tắt là DHDA).

 

doc 19 trang thuychi01 6362
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản theo phương pháp dạy học dựa trên dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những con người chủ động, năng động và sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc cải cách giáo dục về cả nội dung lẫn phương pháp trong những năm gần đây hiệu quả vẫn chưa chưa cao, đặc biệt ở các trường miền núi.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục xác định mục tiêu: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [4]
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, những kiến thức Sinh học (SH) và vai trò của chúng đối với cuộc sống con người cũng liên tục được cập nhật. Có những kiến thức được xem là chuẩn ở thời điểm này nhưng cũng có thể chỉ một thời gian ngắn sau đó chúng đã trở nên lạc hậu. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) SH với mục tiêu để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và là yêu cầu cấp bách của thời đại.
Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Sinh học ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ DH phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức DH Dựa trên dự án (kể từ đây viết tắt là DHDA).
Theo các nhà nghiên cứu GD: HS sẽ có hứng thú hơn với việc học khi có cơ 
 Trong trang này: đoạn “ Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, ” được trích nguyên văn từ tài liệu tham khảo số 4; các đoạn khác tác giả tự viết.
hội thâm nhập vào những vấn đề phức tạp, mang tính thách thức cao và đôi khi đầy
rẫy những khó khăn nhưng rất sát với thực tế đời sống. HS học tập theo PPDHDA sẽ có nhiều cơ hội đó.
Gần đây ngành giáo dục đã tập huấn đổi mới PPDH, trong đó có PPDHDA đã triển khai, tuy nhiên phương pháp này triển khai ở các trường còn rất ít, vẫn chưa có nhiều đề tài SKKN về vận dụng DHDA trong DHSH.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn góp phần đổi mới PPDH SH ở phổ thông chúng tôi lựa chọn đề tài:
 “Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản theo phương pháp dạy học dựa trên dự án”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và đề xuất qui trình tổ chức bài học SH: chương I, phần Ba, Sinh học 10 Nâng cao (SH 10 CB) theo PPDHDA để nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức bộ môn của HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kiến thức chương I, phần Ba, SH 10 CB và PPDH dựa trên dự án.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10.
4. Phương pháp nghiên cứu
- PP nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí thuyết các vấn đề có liên quan đến PPDHDA
- Các PP nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu tập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
.........
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Khái niệm dự án và DHDA
Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. [1]
	Theo định nghĩa của Chương trình GD của Intel thì “Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế”. [3]
Nét nổi bật của DHDA là GV hướng dẫn HS thực hiện dự án học tập gắn liền với nội dung môn học. Dự án này mô phỏng những hoạt động có thật của XH chúng ta; có thể do GV gợi ý, HS tự lựa chọn chủ đề, xác định các nhiệm vụ cụ thể, tự tổ chức, tự giải quyết nhiệm vụ. [2]
1.2. Qui trình xây dựng và tổ chức DHDA
 1.2.1. Chuẩn bị dự án
* Hoạt động của GV: [2]
 - Thiết kế dự án: GV xác định các chuẩn kiến thức, thiết lập mục tiêu học tập và triển khai thành dự án.	 
3 Trong trang này: Khái niệm “dự án” được trích nguyên văn từ tài liệu tham khảo số 1; Định nghĩa “ Dạy học theo dự án ” được trích nguyên văn từ TLTK số 3; Đoạn: “ Nét nổi bật của DHDA ” được trích từ TLTK số 2; Đoạn “ Hoạt động của GV ..” trích từ TLTK số 2.
 - Xây dựng bộ câu hỏi để đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của bài
 - Thiết kế tài liệu hỗ trợ GV và HS
 - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ cho GV và HS
 - Lập kế hoạch tổ chức dự án
* Hoạt động của HS
	Dựa vào bộ câu hỏi định hướng của GV, HS lập bản đồ tư duy để xác định các vấn đề nghiên cứu và lựa chọn dự án. Tiếp theo, HS kế hoạch hóa dự án tức là phải xác định tên dự án, các mục tiêu bài học và những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá dự án, dự đoán các nguồn tài liệu cần nhận được để thực hiện dự án, phải hình dung ra sản phẩm, vạch ra được giải pháp, dự kiến thời gian, vật liệu, kinh phí, phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
 1.2.2. Thực hiện dự án [2]
 * Hoạt động của HS:
- Các thành viên thực hiện công tác theo kế hoạch đã đề ra. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. Những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau, như: tìm kiếm, thu thập dữ liệu, ghi lại các thông tin quan trọng: từ báo chí, internet, sách, quan sát thực tế, phỏng vấn các chuyên gia, điều tra thực tế, rồi tiến hành kiểm tra các ý tưởng bằng thực nghiệm (nếu có).
- Các thành viên trong nhóm tiến hành thảo luận thường xuyên để phân tích (so sánh, đối chiếu, lập bảng biểu), giải thích các kết quả, chỉnh sửa và viết lại sao cho dễ hiểu; tổng hợp thông tin (liệt kê ý chính, tóm tắt thông tin bằng một hoặc hai câu), xây dựng kết quả học tập.
- Trong suốt dự án, HS thường xuyên xem xét các hoạt động của mình; báo cáo 
thường kì với GV nhằm đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.
4 Trong trang này: Mục “1.2.2. Thực hiện dự án” được tham khảo từ TLTK số 2.
- Cuối cùng nhóm HS đưa ra kết luận và trình bày sản phẩm. Sản phẩm dự án có thể là những sản phẩm vật chất, hoặc cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra tác động XH, phòng triển lãm trưng bày tranh ảnh
* Hoạt động của GV:
 - Trong suốt giai đoạn này, GV đóng vai trò là người định hướng, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ, động viên các nhóm hoàn thành sản phẩm. Cần tạo điều kiện cho HS trao đổi thường xuyên và cởi mở.
 - GV có thể trao đổi với HS trong các giờ học trên lớp, nhưng đa số các cuộc trao đổi giữa GV và HS được diễn ra ở bên ngoài lớp học. Trong giai đoạn này GV và HS có thể gặp gỡ nhau trong giờ ra chơi, cuối buổi học,Khi cần thiết, GV và HS còn có thể trao đổi với nhau qua email, trang web của trường và khi cần thiết có thể qua yahoo, 
 1.2.3. Khai thác dự án [2]
* Hoạt động của HS:
 - Sau khi báo cáo sản phẩm, HS cần phải trở lại dự án để thực hiện việc tổng kết và có thể đi đến những kết luận rộng hơn. Trong quá trình xem xét lại dự án, HS tiến hành tự đánh giá bản thân, cũng như đánh giá tất cả các nhóm khác.
* Hoạt động của GV
 - GV hỗ trợ HS trong việc trả lời các câu hỏi xem xét lại dự án, bổ sung những thiếu sót và đưa ra những nhận xét cuối cùng một cách toàn diện, sâu sắc về quá trình thực hiện dự án và về kết quả dự án của HS.
 - GV cũng là người hỗ trợ quá trình đánh giá của HS thể hiện ở việc cung cấp những tiêu chí đánh giá rõ ràng, có ý nghĩa và tham gia đánh giá kết quả thực hiện dự án đối với các nhóm và đối với từng HS.
5 Trong trang này: Mục “1.2.3. Khai thác dự án” được tham khảo từ TLTK số 2.
 - Ngoài ra, HS có thể đề nghị hoặc GV sẽ gợi ý hướng phát triển tiếp theo của dự án để cho thấy rằng dự án mà các em thực hiện hoàn toàn có các cơ hội mở rộng, kích thích mong muốn được tiếp tục thực hiện các dự án tiếp theo.
1.3. Kiểm tra, đánh giá trong DHDA
DHDA kết hợp đánh giá kiến thức, kĩ năng và đánh giá dựa trên hoạt động.
* Công cụ đánh giá trong DHDA [1]
- GV đánh giá dự án qua Sổ theo dõi dự án. Sổ theo dõi dự án chính là hồ sơ quá trình học tập của HS, là bằng chứng về kết quả hoạt động của từng cá nhân trong nhóm, bao gồm:
- Phiếu đánh giá: GV sẽ căn cứ vào mục đích đánh giá và xây dựng các chỉ số đánh giá cụ thể. Sau đó, GV tham khảo ý kiến của HS về các tiêu chí này để tiêu chí đánh giá sát với điều kiện thực tế học tập và rèn luyện của HS. Các tiêu chí trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 
- Bài kiểm tra trên giấy: Đem lại kết quả định lượng đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS sau khi thực hiện dự án. GV chuẩn bị đề kiểm tra tương ứng với chuẩn kiến thức kĩ năng HS cần đạt.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN 
 - Được Sở GD&ĐT Thanh Hoá tập huấn, cung cấp tài liệu về các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học tích cực trong những năm qua là cơ sở để tôi thực hiện đề tài này.
 - Các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng đã được trang bị trong nhiều 
năm qua thuận tiện cho giáo viên và học sinh khi áp dụng các PPDH tích cực.
6 Trong trang này: ”Công cụ đánh giá trong DHDA” được trích từ TLTK số 1.
 - Đa số các học sinh đều có khả năng truy cập internet và khai thác kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho bài học.
 - Sự phù hợp của DHDA đối với đặc điểm nội dung kiến thức chương I, phần Ba, SH 10 CB
 2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
 - Đa số giáo viên trong trường chưa giảng dạy học sinh theo phương pháp DHDA.
 - Kĩ năng hoạt động học tập của HS theo PPDHDA chưa có.
 - Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh miền núi còn thấp nên áp dụng phương pháp dạy học hiện đại gặp nhiều khó khăn.
3. Giải pháp tổ chức DH chương I, phần Ba, SH 10 CB theo PPDHDA
3.1. Xây dựng bài học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo DHDA
3.1.1. Quy trình xây dựng bài học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo PPDHDA
Chúng tôi giới thiệu qui trình xây dựng bài học theo DHDA theo 6 bước sau [1]:
Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung của bài học chương I, phần Ba, SH 10 CB.
Bước 2: Lựa chọn chủ đề của dự án, để tiến hành dạy học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo DHDA, chúng tôi chia lớp học thành 2 nhóm với 2 dự án khác nhau:
 Dự án 1: “Tự làm sữa chua để kinh doanh”
 Dự án 2: “Đề xuất dây chuyền xử lí rác thải nông nghiệp nhờ VSV”.
Bước 3: Thiết kế ý tưởng dự án
Bước 4: Lựa chọn tư liệu tham khảo
Bước 5: Thiết kế phiếu đánh giá dự án
Bước 6: Xây dựng bài tập mẫu
7 Trong trang này: ” Quy trình xây dựng bài học theo DHDA” được trích từ TLTK số 1. Tên của ”Dự án 1 và Dự án 2” tác giả tự viết.
3.1.2. Ví dụ: Qui trình xây dựng dự án: “Tự làm sữa chua để kinh doanh”
3.1.2.1. Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung của bài học 
 Ta thấy nội dung của chương này phù hợp với PPDHDA như: có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, HS đã có những hiểu biết thực tế về nội dung bài học và có nhu cầu tìm hiểu thêm về VSV.
3.1.2.2. Bước 2: Lựa chọn chủ đề của dự án
 Sửa chua là một thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng trong đời sống. Cách làm sữa chua lại gắn liền với nội dung trong bài học và bài thực hành.
	Với những cơ sở vừa nêu, chúng tôi lựa chọn dự án “làm Tự sữa chua để kinh doanh”.
3.1.2.3. Bước 3: Thiết kế ý tưởng dự án
	Mục tiêu của dự án này là: 
- HS nêu được các kiến thức cơ bản về VSV: quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV.
- HS nêu được những giá trị của sữa chua trong đời sống.
- Phát triển kĩ năng tìm, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ mạng internet.
- Rèn luyện kĩ năng viết, phát hiện, giải quyết và trình bày vấn đề.
 Thời lượng thực hiện dự án: 2 tuần
 Bối cảnh dự án: HS lớp 10, các em là những tuyên truyền viên của công ty sữa vinamilk. Việc tuyên truyền được HS thực hiện theo hình thức đóng kịch hay báo cáo (bản word hay power point)
Các dự án được thực hiện đồng thời, vào thời điểm HS đang học chương I, phần Ba của chương trình Sinh học 10 Cơ bản. Dự án có thể được sử dụng lồng ghép vào giờ dạy bài Thực hành của chương, cũng có thể được thực hiện như một chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sản phẩm dự án phải trả lời bộ câu hỏi để đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của bài: 
- Cho biết cơ sở khoa học của làm sữa chua? 
- Sử dụng sữa chua có những lợi ích gì?
- Tại sao có thể sản xuất sữa chua làm hàng hóa để bán?
 + Khả năng của công ty: vốn, lao động, công nghệ, trang thiết bị,
 	+ Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh: thị trường tiêu thụ, địa điểm kinh doanh.
 	+ Công thức sản xuất sữa chua
 Nhóm HS biên soạn một bài báo cáo (bản word hoặc powerpoint) hoặc diễn một vở kịch đáp ứng các nội dung trên.
3.1.2.4. Bước 4: Lựa chọn tài liệu tham khảo
- Tài liệu hỗ trợ dự án : Một số đoạn clip liên quan đến sữa chua:
1) Bài báo giới thiệu về lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe trẻ em:  
2) Sách giáo khoa Công nghệ lớp 10 (Từ bài 49 trở về sau)
3) Cơ chế tác động của các thành phần có trong sữa chua:  
4) Clip giới thiệu cách sử dụng sữa chua pha với nước ép trái cây:  
5) Clip hướng dẫn cách làm sữa chua từ sữa tươi không đường:  
HS có thể tra cứu thông tin trên mạng Internet bằng cách từ khóa sau: “Vi khuẩn lactic”, “lên men lactic”, “tự làm sữa chua”, “sử dụng sữa chua hợp lí”, “dây chuyền sản xuất sữa chua”,
3.1.3. Phiếu đánh giá nội dung bài báo cáo
Tên dự án : Sản xuất sữa chua để kinh doanh
Nhóm được đánh giá: ................................................
Người đánh giá : ..................................................
STT
Nội dung đánh giá
Điểm 
tối đa
Điểm 
đánh giá
1
Nêu được cơ sở khoa học của việc sản xuất sữa chua (Lên men lactic)
1
2
- Nêu được lợi ích của việc sử dụng sữa chua.
- Nêu được thời điểm nên ăn sữa chua để phát huy được hết hiệu quả.
- Nêu được những người thuộc nhóm nào thì không nên ăn sữa chua.
1
0,5
0,5
3
Nêu được công thức sản xuất sữa chua.
1,5
4
Giải thích được tại sao có thể sản xuất sữa chua để bán: Vốn; Công nghệ; Trang thiết bị,...
2 
5
Nêu được các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh:
- Thị trường tiêu thụ
- Địa điểm kinh doanh
2
6
Thiết kế tờ rơi để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm:
- Từ ngữ ngắn gọn, mang tính khái quát, thu hút được sự chú ý của người khác, tính thẩm mỹ cao.
- Nêu được những lợi ích nổi bật của sữa chua.
1
1,5
Tổng điểm
10
3.2. Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo DHDA
3.2.1. Qui trình tổ chức dạy học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo DHDA
Mức 2
Xác định chủ đề
2 mức: 
- Mức 1: GV và HS cùng xác định chủ đề
- Mức 2: GV xác định trước chủ đề, định hướng cho HS lựa chọn chủ đề.
Phân nhóm HS
- GV tổ chức DH, cung cấp kiến thức nền cho HS.
- HS lựa chọn chủ đề (dưới sự định hướng hướng của GV)
- HS tự thành lập nhóm theo hứng thú của bản thân.
- GV định hướng, chú ý về mức độ đồng đều giữa các nhóm và trong mỗi nhóm.
HS làm việc nhóm, GV hỗ trợ
- GV phát mẫu Hồ sơ theo dõi dự án, phiếu đánh giá sản phẩm dự án.
- HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
Báo cáo sản phẩm
- GV thành lập Ban đánh giá, bố trí cơ sở vật chất, phương tiện để HS báo cáo sản phẩm.
- HS báo cáo sản phẩm
- Chốt kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá HS
GV cùng HS đưa ra những kết luận cuối cùng, đánh giá mức độ thành công của dự án.
HS làm bài kiểm tra trên giấy.
3.2.2. Ví dụ về Tổ chức dạy học chương I, phần Ba, SH 10 CB theo DHDA
Để tổ chức DHDA nội dung kiến thức chương I, phần Ba, SH 10 CB, chúng ta có thể sử dụng nhiều dự án với các chủ đề khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ lấy ví dụ về tổ chức thực hiện dự án “Tự làm sữa chua để kinh doanh” và “Đề xuất dây chuyền xử lí rác thải nông nghiệp nhờ VSV”.
3.2.2.1. Xác định chủ đề
Trong khuôn khổ tiết học cung cấp kiến thức nền cho HS, GV cho HS kể tên các ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở VSV, trong đó có “làm sữa chua”, “xử lí rác thải”, “làm sirô hoa quả”, “muối dưa” ..... 
GV dẫn dắt để HS thấy được đây là vấn đề thiết thực trong cuộc sống xung quanh và hướng các em lựa chọn 2 chủ đề dự án “Tự làm sữa chua để kinh doanh” và “Đề xuất dây chuyền xử lí rác thải nông nghiệp nhờ VSV”.
3.2.2.2. Phân nhóm HS
- Nhóm 1: Dự án “Tự làm sữa chua để kinh doanh” yêu cầu HS phải có sản phẩm và bài báo cáo (bản word hay power point) nên cần chú ý đến khả năng sử dụng phần mềm này của các thành viên trong nhóm. GV cũng cần chú ý đến những phương tiện vật chất như máy ảnh, máy tính nối mạng của các thành viên trong nhóm, .
- Nhóm 2: Dự án “Đề xuất dây chuyền xử lí rác thải nông nghiệp nhờ VSV”.
Nhóm HS thực hiện dự án này bao gồm 15 – 20 HS. Sau khi đã thành lập nhóm, nhóm HS tự bầu nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên và đặt tên nhóm của mình.
3.2.2.3. HS làm việc nhóm, GV hỗ trợ
 Đối với 2 dự án này, GV cần chú ý đến việc HS rất dễ lạc hướng vào các kiến thức chuyên sâu không cần thiết. Trong quá trình HS thu thập tài liệu và xử lý thông tin, GV cần kiểm tra thường xuyên và giúp các em bám sát mục tiêu của dự án.
 Vì đây là vấn đề nóng của thế giới trong những năm gần đây nên HS dễ tìm được nhiều thông tin và có thể nảy sinh những tranh luận khi xử lý và lựa chọn thông tin, GV nên hỗ trợ nhóm HS trong việc lựa chọn những thông tin chính xác và phù hợp với dự án.
3.2.2.4. GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm dự án
GV bố trí phòng học để HS báo cáo sản phẩm, liên hệ các phương tiện cần thiết như: máy chiếu, máy tính, 
GV thành lập Ban đánh giá sản phẩm của dự án và cung cấp Phiếu đánh giá cho Ban đánh giá trước buổi báo cáo sản phẩm của HS.
Ngoài ra, GV cũng có thể tham khảo HS về thành phần khách mời tham dự buổi báo cáo sản phẩm. Khách mời có thể là HS lớp khác, phụ huynh HS, Tuy không tham gia vào đánh giá sản phẩm dự án nhưng sự có mặt của khách mời sẽ tăng thêm hứng thú cho HS, làm cho các em thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn khi được người khác nhìn nhận xứng đáng.
Nhóm HS trình bày sản phẩm dự án theo như yêu cầu ban đầu đặt ra. Thời lượng cho nhóm HS báo cáo sản phẩm dự án là 10 phút. Sau đó, GV dành khoảng 10 phút cho Ban đánh giá và các nhóm còn lại đưa ra câu hỏi để nhóm HS thực hiện dự án thảo luận và trả lời. Ở đây vì thời gian là có hạn nên GV cần chú ý câu hỏi thảo luận không nên đi sâu vào kiến thức chuyên ngành và quá khó đối với HS.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến về sản phẩm của nhóm bạn, đồng thời đưa ra đánh giá (bằng điểm số) theo các tiêu chí đã nêu trong phiếu đánh giá.
3.2.2.5. GV chốt kiến thức và tiến hành kiểm tra kiến thức HS đạt được sau khi dự án kết thức:
 - Cơ sở khoa học của việc làm sữa chua, lợi ích của sữa chua với con người.
 - Cơ sở khoa học của xử lí rác thải nông nghiệp, lợi ích của xử lí rác thải nông nghiệp.
 Cuối buổi, GV cho HS làm bài kiểm tra trên giấy để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS. 
KIỂM TRA 15 PHÚT
(Đề kiểm tra chung cho tất cả HS thực hiện cả 2 dự án)
Họ và tên HS: .
Lớp : .
Câu 1: Vi sinh vật là gì ?
Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác.
Là vi trùng có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh.
Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi *
Cả a và b.
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ?
Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh.
Nguồn cacbon mà chúng sử dụng.
Nguồn năng lượng.
Cả b và c.*
Câu 3: Hô hấp ở vi sinh vật là gì ?
Là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng tạo thành ATP.
Là quá trình trao đổi khí ôxi và CO2 giữa cơ thể và môi trường.
Là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống khác. *
Là quá trình phân giải các chất không cần ôxi.
Câu 4: Đặc điểm của quá trình tổng hợp các chất ở VSV là:
A. Cần một thời gian tương đối dài vì đa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_chuong_i_phan_ba_sach_giao_khoa_sinh_ho.doc