SKKN Vận dụng những hiểu biết về virut, vi sinh vật để phòng một số bệnh thông thường cho học Sinh lớp 10 - THPT Hàm rồng

SKKN Vận dụng những hiểu biết về virut, vi sinh vật để phòng một số bệnh thông thường cho học Sinh lớp 10 - THPT Hàm rồng

Theo UNESCO bốn trụ cột của việc học là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Học để có những hiểu biết bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng là hết sức cần thiết vì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người.

Thực trạng hiện nay của HS chúng ta chỉ quan tâm vấn đề học sinh học để có nhiều kiến thức. Kết quả phần lớn HS có kiến thức lý thuyết tương đối vững nhưng kiến thức thực tiễn còn rất hạn chế. Đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải có những kỹ năng thực tiễn để sống khỏe, sống lành mạnh

Thực tế trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hàm rồng cho thấy HS rất yếu về kiến thức thực tiễn để có thể biết cách phòng một số bệnh thông thường do VSV, virut gây ra để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng những hiểu biết về virut, vi sinh vật để phòng một số bệnh thông thường cho học sinh lớp 10-THPT Hàm rồng “

 

doc 14 trang thuychi01 9144
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng những hiểu biết về virut, vi sinh vật để phòng một số bệnh thông thường cho học Sinh lớp 10 - THPT Hàm rồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VIRUT, VI SINH VẬT ĐỂ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 10- THPT HÀM RỒNG 
Người thực hiện: Vũ Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo UNESCO bốn trụ cột của việc học là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Học để có những hiểu biết bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng là hết sức cần thiết vì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người.
Thực trạng hiện nay của HS chúng ta chỉ quan tâm vấn đề học sinh học để có nhiều kiến thức. Kết quả phần lớn HS có kiến thức lý thuyết tương đối vững nhưng kiến thức thực tiễn còn rất hạn chế. Đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải có những kỹ năng thực tiễn để sống khỏe, sống lành mạnh
Thực tế trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hàm rồng cho thấy HS rất yếu về kiến thức thực tiễn để có thể biết cách phòng một số bệnh thông thường do VSV, virut gây ra để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng những hiểu biết về virut, vi sinh vật để phòng một số bệnh thông thường cho học sinh lớp 10-THPT Hàm rồng “ 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện sáng kiến này nhằm mục đích:
- Giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, đúng đắn về VSV và virut.
- Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về một số bệnh do VSV, virut gây ra và biết cách phòng một số bệnh thông thường để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng .
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm chung của VSV, virut.
- Đi sâu vào một số bệnh do VSV, virut gây ra.
- Cách phòng một số bệnh do VSV, virut gây nên. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp cơ bản sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết bằng cách dựa vào những thực nghiệm trong các sách nâng cao và tài liệu tham khảo khác.
 - Từ thực nghiệm giảng dạy cho học sinh THPT nhiều năm với việc kiểm tra nhận thức và những hiểu biết của các em HS.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dân số tăng nhanh, những thay đổi của môi trường như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, lũ lụt, hạn hán xảy raMôi trường sống thay đổi là một trong những nguyên nhân của sự bùng nổ dịch bệnh do nhiều loại VSV gây nên. Dịch bệnh lây lan một cách nhanh chóng, mầm bệnh có thể truyền từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhiều loại bệnh dịch có thể lây lan qua nhiều đối tượng, mức độ gây bênh cũng rất nguy hiểm. Nhiều căn bệnh hiện nay loài người còn chưa có thuốc điều trị. Nhiều loại VSV có khả năng kháng thuốc, trình độ khoa học kỹ thuật chưa thể tìm ra phương pháp điều trị. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của con người đồng thời ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của toàn thế giới.
Với áp lực học hành thi cử căng thẳng như hiện nay, sự ô nhiễm môi trường sống, nguồn thức ăn, nước sinh hoạt ở nhiều nơi cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạpthì việc bảo vệ sức khỏe cho học sinh THPT là hết sức cần thiết. Trang bị kiến thức để các em tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân là việc làm cấp bách. 
Trên thực tế, những hiểu biết về VSV, virut cũng như những bệnh liên quan đến VSV và virut của các em còn rất hạn chế. Thời lượng trong chương trình của bộ môn còn có hạn, vì vậy Giáo viên nên liên hệ thêm những nội dung về VSV, virut trong một số bài học ở phần ba : Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
- Khi chưa áp dụng SKKN kiến thức về VSV, virut của các em học sinh còn rất hạn chế, mơ hồ.
- VSV, virut là những dạng sống vô cùng nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, kiến thức về VSV, virut có phần trừu tượng, khó hiểu.
- Học sinh lúng túng khi phân loại VSV, có thể bị nhầm lẫn giữa các nhóm VSV( VK, vi nấm, vi tảo, NSĐV) – virut.
- Nhiều HS không hiểu được bệnh do VSV, virut hay bệnh không phải do VSV, virut gây nên.
- Sự hiểu biết về VSV, virut của học sinh còn hạn chế nên khi mắc những bệnh thông thường các em và gia đình còn sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện gây nên hiện tượng nhờn thuốc.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Những nội dung về VSV, virut
Trong sinh giới, VSV và virut vừa có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và hoạt động của con người vừa có thể gây ảnh hưởng xấu đến con người. Trong giới hạn đề tài này chúng ta chỉ tìm hiểu về VSV và virut gây một số bệnh cho con người.
2.3.1.1. Đặc điểm chung của vi sinh vật
VSV là những sinh vật vô cùng nhỏ bé chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. VSV sống ở khắp mọi nơi trong đất, trong nước, trong không khí, trong thực phẩm.VSV có thể sống trên kính, trên da, trên giấy, trên những thiết bị bằng kim loại.
Đặc điểm chung của VSV: 
- Kích thước nhỏ bé.
- Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
- Sinh trưởng nhanh.
- Phân bố rộng, chủng loại nhiều.
- Có khả năng thích ứng cao với môi trường sống và dễ phát sinh biến dị.
 2.3.1.2. Đặc điểm chung của virut
- Vi rut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
- Có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm 1 loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN) được bao bởi vỏ prôtêin.
- Kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như là một thể sống, ngoài tế bào chúng lại như một thể vô sinh.
2.3.2. Nhóm VSV, virut gây bệnh cho người
2.3.2.1. Tác nhân gây bệnh: Các tác nhân gây bệnh thường gồm những nhóm chủ yếu sau
* Vi khuẩn (vi khuẩn): VK còn được gọi là vi trùng, VK thuộc nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ bé khoảng 0,5- 5 micrômet. VK có nhiều hình thái khác nhau như hình que, hình cầu... chúng gồm nhiều loài khác nhau, một số loài có khả năng gây bệnh cho con người.
* Virut: Còn gọi là siêu vi trùng. Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, sống ký sinh nội bào bắt buộc, không có khả năng sống độc lập, nhiều chủng có thể gây bệnh nan y cho người.
* Nấm : Bao gồm những sinh vật nhân chuẩn có thành tế bào bằng kitin. Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm tạo nên hệ sợi, một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào, vi nấm có thể gây ra nhiều bệnh ở người.
2.3.2.2. Nguồn truyền bệnh:
- Người là nơi chứa các tác nhân gây bệnh : người bệnh, người mang mầm bệnh.
- Nguồn truyền bệnh là động vật : động vật bị bệnh, động vật mang mầm bệnh, động vật còn là vật chủ trung gian lây bệnh cho con người.
- Vật thể ở môi trường đất, nước, không khí cũng chứa các loại VSV có thể gây bệnh cho con người.
2.3.2.3. Cách lây truyền bệnh:
- Trực tiếp: đây là những bệnh không qua một khâu trung gian nào cả.
+ Người lây qua người: như bệnh hoa liễu, lao, cúm, AIDS.
+ Động vật lây qua người: người bị động vật cắn, tiếp xúc với động vật, VD : bệnh dại, cúm gia cầm
+ Người tiếp xúc với các sản phẩm bệnh lý : phân, nước tiểu, máu, vết thương hoặc nước bọt, ví dụ: bệnh tả, bệnh AIDS.
- Gián tiếp: tác nhân gây bệnh cho con người qua khâu trung gian như côn trùng ( gián, kiến, muỗi), động vật (chuột, lợn, gà, chó, mèo) hoặc qua một yếu tố vật thể như nước, thực phẩm, không khí.
2.3.2.4. Con đường xâm nhập của VSV, virut gây bệnh:
VSV, virut xâm nhập gây bệnh cho con người qua nhiều con đường: đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường máu, đường tình dục và lây qua da.
2.3.3. Một số bệnh thường gặp do virut và các VSV gây ra
2.3.3.1. Bệnh do vi khuẩn gây ra
Hầu hết các vi khuẩn là vô hại hoặc thường có lợi, một số là gây bệnh, với số lượng loài được ước tính khoảng gần một trăm được coi là gây bệnh truyền nhiễm ở người. Các bệnh gây gánh nặng bệnh tật cho con người như bệnh lao, bệnh tả, ngộ độc thực phẩm, chân tay miệng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, thương hàn, lỵ, than
Bệnh tả
* Tác nhân gây bệnh tả: Là do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây nên. 
* Hình dạng vi khuẩn tả: Vi khuẩn tả hình que ngắn, hơi cong hình cung hoặc dấu phẩy, di động nhờ 1 lông ở đầu, không có vỏ.
* Môi trường sống của vi khuẩn tả: Môi trường sống tự nhiên của vi khuẩn tả là nước mặn gần bờ và ở các cửa sông đổ ra biển. Vi khuẩn tả có thể tồn tại và nhân lên ở động vật giáp xác, khi điêù kiện môi trường không phù hợp chúng có thể chuyển sang trạng thái ngủ và có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm. VK tả chết nhiệt độ 1000c hoặc 800c/5 phút và bị tiêu diệt bởi các hóa chất như crloramin, cresyl, vôi cụckhô hanh và ánh nắng mặt trời cũng làm vi khuẩn dễ chết.
* Con đường lây truyền bệnh: Bệnh tả thường lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu là do ăn uống. VK tả xâm nhập vào đường tiêu hóa chủ yếu từ hai nguồn chính là thức ăn, nước uống có nhiều vi khuẩn tả và thức ăn có nguồn gốc thủy, hải sản : tôm, cua, nghêu, sò vùng cửa sông hoặc các loài thực vật phù du như tảo.
* Nguyên nhân gây bệnh:
- Do tiếp xúc với bệnh tả ( ăn uống, sinh hoạt ). 
- Dùng phân động vật tươi để trồng trọt.
- Ăn hải sản chưa chín, uống nước chưa đun sôi, chưa khử trùng.
- Khu vực sau lũ lụt. 
* Triệu chứng: Bệnh tả thường diễn biến qua các thời kỳ:
- Thời kỳ ủ bệnh: từ vài giờ đến vài ngày.
- Thời kỳ khởi phát: thường rất ngắn, bệnh nhân thấy đau bụng, sôi bụng, sau đó tiêu chảy, lúc đầu có phân, sau tiêu chảy toàn nước, kiệt sức rất nhanh do mất nước.
- Thời kỳ toàn phát: 
* Bệnh có các triệu chứng sau:
- Bệnh nhân tiêu chảy liên tục, phân toàn nước lờ lờ như nước vo gạo trong đó có những vẩy màng màu trắng lẫn với VK tả, không có nhầy, máu, mủ kèm theo, số lần tiêu chảy và lượng nước mất tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Nôn: Bệnh nhân nôn nhiều, lúc đầu có lẫn thức ăn, sau nôn toàn nước vàng nhạt.
- Bệnh nhân mệt lả, chân tay lạnh, có thể bị chuột rút, mất nước nặng, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc không đo được, tiểu tiện rất ít có khi không.
* Cách phòng bệnh:
- Vệ sinh cá nhân và môi trường:
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi.
+ Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi tiêu và đổ vào nhà vệ sinh.
+ Hạn chế người ra, vào vùng có dịch.
- An toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Mọi người, mọi nhà cần thực hiện ăn chín, uống sôi.
+ Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
+ Nguồn nước ăn, uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
+ Tất cả nước ăn, uống đều phải được khử trùng bằng cloraminB.
+ Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị kịp thời.
2.3.3.2. Bệnh do virut gây ra
Virut có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn. Ở người virut gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm có thể lây lan thành dịch trên quy mô lớn. Khác với vi khuẩn gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể thường sinh ra những ổ viêm có mủ, virut không sinh mủ và rất khó chuẩn đoán. Các thuốc kháng sinh không có tác dụng lên virut. Hiện nay có 1 số thuốc chống virut được đưa vào điều trị song tác dụng cũng rất hạn chế. để chống lại virut gây bệnh thì biện pháp hàng đầu là dùng văcxin phòng bệnh.
Các bệnh do virut gây ra ở người thường gặp như: viêm đường hô hấp cấp, đậu mùa, sởi, cúm, viêm gan, dại, quai bị, SARS, AIDS,viêm não, đau mắt, bênh zona....Một số dạng có liên quan như những yếu tố tham gia vào các bệnh ung thư, tự miễn dịch, sơ cứng.
Bệnh HIV/AIDS
* Nguyên nhân gây bệnh: Do virut HIV
* Đường lây truyền bệnh: HIV lây truyền qua 3 con đường 
- Đường tình dục.
- Đường máu và các chế phẩm máu.
- Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
* HIV không lây truyền qua:
- Qua giao tiếp thông thường: ôm hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, nói chuyện...
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế...
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén...
- Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chó, mèo, gà, chim, lợn...
* Triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
- Nhóm triệu chứng chính: 
+ Sút cân trên 10%
+ Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
+ Sốt kéo dài trên 1 tháng
- Nhóm triệu chứng phụ:
+ Ho dai dẳng trên 1 tháng
+ Ban đỏ, ngứa da toàn thân
+ Nổi mụn rộp toàn thân ( bệnh Herpes)
+ Bệnh zona tái đi tái lại
+ Nhiễm nấm ở hầu, họng kéo dài hay tái phát
+ Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể kéo dài trên 3 tháng
Chuẩn đoán AIDS: khi có ít nhất 2 triệu chứng cộng 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch....
* Xét nghiệm chuẩn đoán HIV/AIDS
- Xét nghiệm kháng thể 
- Xét nghiệm trực tiếp 
- Các xét nghiệm máu hỗ trợ chuẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch
* Điều trị HIV/AIDS:
- Việc điều trị cho người bệnh HIV/AID khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi bệnh.
- Điều trị bằng thuốc: 
+ Thuốc chống virut.
+ Thuốc điều hòa miễn dịch.
+ Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội.
- Trị liệu bổ sung: + Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ
+ Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu...
Các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS
- Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục: Sống lành mạnh, chung thủy, dùng bao cao su đúng cách.
- Phòng nhiễm HIV qua đường máu: Không tiêm, chích ma túy, sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm. Khi phẩu thuật, xăm, châm cứu... phải tiệt trùng dụng cụ, tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV, dùng riêng đồ dùng cá nhân: Dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay ...
- Phòng nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai vì tỷ lệ truyền sang con là 30%, nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sỹ.
2.3.3.3. Bệnh do nấm gây ra
Bệnh do nấm là bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa hè, bệnh do vi nấm xâm nhập và sinh sống trên cơ thể người gây nên.
Một số bệnh thường gặp do vi nấm gây ra: lang ben, hắc lào, viêm giác mạc do vi nấm, chốc đầu, vẩy rồng, nấm bẹn, nấm móng, bệnh vi nấm candida, tưa lưỡi, viêm thực quản, viêm âm đạo- âm hộ, viêm da, viêm móng....
Bệnh hắc lào
Bệnh hắc lào còn gọi là bệnh lác, là bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes cạn gây nên.
* Nguyên nhân: Chủ yếu là do sống trong môi trường không vệ sinh, cơ thể ra nhiều mồ hôi mà ít tắm, giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn.
Triệu chứng: Dấu hiệu nổi bật nhất là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền, cảm giác rất ngứa và khó chịu, ngứa nhiều hơn về đêm hoặc khi thời tiết nóng bức, đổ mồ hôi. Nơi mẩn đỏ 1 vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước tập trung ở phần rìa vùng nổi mẫn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân, tay, mặt, bụng, ngực....
* Phòng và chữa bệnh:
- Phòng bệnh: Lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên, không mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt.
- Chữa bệnh: Nếu mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng.
2.3.4. Vận dụng lý thuyết về VSV, virut trong các bài học cụ thể- Phần Sinh học vi sinh vật- Lớp 10
Bài 22. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
GV đưa thêm 1 số hình ảnh về sản xuất prôtêin đơn bào để HS hiểu thêm những ứng dụng của VSV trong đời sống và sản xuất, từ những sản phẩm đó có thể góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người.
Một số câu hỏi liên hệ:
? Cơ sở của việc làm tương, nước mắm?
? VSV có thể lấy năng lượng từ những nguồn nào?
? Kể một số ứng dụng của VSV trong đời sống và sản xuất?
Bài 24.Thực hành: Lên men Etilic và Lactic
Ngoài những kỹ năng làm được 1 số sản phẩm lên men như sữa chua, dưa cà chua GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị bài thuyết trình về bệnh tả trước ở nhà, trong giờ thực hành này đại diện các tổ trình bày với các nội dung:
- Tác nhân gây bệnh
- Con đường truyền bệnh
- Nguyên nhân gây bệnh
- Triệu chứng
- Cách phòng bệnh
Một số câu hỏi liên hệ:
? Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu?
? Ăn sữa chua có lợi gì cho sức khỏe?
? Tại sao phải diệt ruồi, muỗi?
? Bệnh tả lây truyền như thế nào? Cách phòng bệnh tả?
Bài 25,26. Sinh trưởng và sinh sản của VSV
HS hiểu được VSV sinh trưởng, sinh sản với tốc độ cực nhanh vì vậy bệnh do VK gây ra cũng lây truyền rất nhanh.
Một số câu hỏi liên hệ:
? Kể tên 1 số bệnh do nấm, VK gây ra?
? Vì sao bệnh tả có thể lây lan rất nhanh thành dịch? Cần phải làm gì để có thể dập tắt dịch bệnh?
? Một vi khuẩn tả cứ 20 phút lại nhân đôi một lần thì sau 1 ngày số lượng vi khuẩn sẽ là bao nhiêu ( giả sử trong điều kiện sống tối ưu)?
? Vì sao không nên ăn thủy sản, rau thủy sinh sống?
? Thế nào là hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh? Vì sao sảy ra hiện tượng này?
? Hiện nay người ta đã sản xuất thuốc để cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc sản xuất đó ứng dụng vào công nghệ nào?
Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Một số câu hỏi liên hệ:
? Vì sao khi ăn rau sống chúng ta nên ngâm nước muối loãng hoặc thuốc tím pha loãng khoảng 10 phút?
? Tại sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể sử dụng cách ướp muối?
? Vì sao thức ăn còn dư nên đun sôi lại rồi mới cất vào tủ lạnh?
? Cất giữ thức ăn trong tủ lạnh có tác dụng gì?
? Những vết thương hở trên da cần phải sát khuẩn ngay là vì sao?
? Trong quá trình bảo quản, cất giữ quần áo, chăn màn, các loại hạt giống ( lúa, vừng, đậu...) thỉnh thoảng lại phải mang ra phơi nắng?
Bài 29. Cấu trúc các loại virut. 
Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Bài 31.Vi rut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn.
HS hiểu được đặc điểm cơ bản của virut khác biệt so với các nhóm vi sinh vật khác là: Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, sống ký sinh nội bào bắt buộc, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do virut gây ra. Hiện nay các bệnh virut chưa có thuốc đặc trị nên cách để không mắc bệnh do virut gây nên là phải phòng bệnh ( tiêm văcxin, vệ sinh phòng bệnh...). 
GV có thể hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, làm bài thuyết trình về bệnh HIV/AIDS, HS thuyết trình trong giờ học bài 30.
Một số câu hỏi liên hệ:
? Có thể dùng môi trường nhân tạo để nuôi cấy virut nuôi vi khuẩn được không?
? Vì sao thuốc kháng sinh lại không có tác dụng diệt virut?
? Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện?
? Cơ sở để sản xuất vacxin phòng bệnh?
? Vì sao khi bị chó dại cắn, người ta có thể tiêm phòng văcxin sau đó (trong vòng 12 giờ)?
? Bệnh ung thư có phải là bệnh do virut, VSV gây nên không?
? Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Có nên kỳ thị với những người bị AIDS không, vì sao?
? Động vật có phải là vật trung gian truyền bệnh AIDS không?
? Trong 3 bệnh sốt do vật trung gian là muỗi truyền bệnh rất phổ biến ở Việt nam: sốt rét, sốt xuất huyết, và viêm não nhật bản, bệnh nào do virut gây ra?
Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Một số câu hỏi liên hệ:
? Bệnh truyền nhiễm có thật đáng sợ như loài người vẫn nghĩ không?
? Những bệnh truyền nhiễm nào thường gặp do tác nhân là virut?
? Trong môi trường đầy rẫy những VSV gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn không bị bệnh, hãy giải thích tại sao?
? Đối tượng nào dễ bị nhiễm virut cúm?
? Biện pháp phòng tránh bệnh do virut gây nên?
? Trong số các bệnh: Bệnh lao, bệnh sởi, bệnh tiểu đường- bệnh nào là bệnh truyền nhiễm?
? Vì sao trẻ em ở nông thôn hay nghịch đất, cát bẩn nhưng ít bị nhiễm bệnh do VSV hơn trẻ ở thành phố?
? Nguồn nước cần phải được bảo vệ như thế nào để hạn chế tối đa các bệnh truyền nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nhung_hieu_biet_ve_virut_vi_sinh_vat_de_phong.doc