SKKN Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng

SKKN Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng

Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên trong tiết dạy của mình phải biết tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, yêu thích và tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy trong đó có cả môn Ngữ văn.

Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Phương pháp này đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nghĩa là gắn chặt lý thuyết với thực tiễn sinh động. Tiếp cận và tiếp nhận quan điểm dạy học tích hợp liên môn thực sự đã đem lại cho tôi nhiều gợi mở có ý nghĩa. Phương pháp dạy học này không những không mâu thuẫn hay phủ nhận các phương pháp dạy học hiện có mà còn giúp tôi có thể kết nối và phát huy chúng hiệu quả trong mỗi bài học cụ thể. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn vừa là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa là môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên được mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các bộ môn khác trong chương trình học. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác và ngược lại các môn khác cũng sẽ giúp các em học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Hơn nữa, Ngữ văn cũng là môn học giúp các em hình thành những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị những hành trang để các em vững bước vào đời. Đó là chìa khóa mở cửa tương lai cho các em.

Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn, đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm dạy học tích hợp liên môn, vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi vì, nó giúp các em học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế, việc nắm kiến thức của các em sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Đó cũng chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng”.

 

doc 21 trang thuychi01 14084
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SKKN
2
2.1
Cơ sở lí luận của SKKN
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4
Hiệu quả của SKKN
16
3. KẾT LUẬN
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên trong tiết dạy của mình phải biết tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, yêu thích và tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy trong đó có cả môn Ngữ văn.
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Phương pháp này đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nghĩa là gắn chặt lý thuyết với thực tiễn sinh động. Tiếp cận và tiếp nhận quan điểm dạy học tích hợp liên môn thực sự đã đem lại cho tôi nhiều gợi mở có ý nghĩa. Phương pháp dạy học này không những không mâu thuẫn hay phủ nhận các phương pháp dạy học hiện có mà còn giúp tôi có thể kết nối và phát huy chúng hiệu quả trong mỗi bài học cụ thể. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn vừa là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa là môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên được mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các bộ môn khác trong chương trình học. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác và ngược lại các môn khác cũng sẽ giúp các em học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Hơn nữa, Ngữ văn cũng là môn học giúp các em hình thành những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị những hành trang để các em vững bước vào đời. Đó là chìa khóa mở cửa tương lai cho các em.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn, đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm dạy học tích hợp liên môn, vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi vì, nó giúp các em học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế, việc nắm kiến thức của các em sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Đó cũng chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp liên môn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9.
- Tạo không khí hứng thú cho học sinh trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi hiếu động và thích khám phá, tìm tòi và thể hiện - để tiết học không bị nhám chán và trong một tiết học các em có thể củng cố được kiến thức ở nhiều môn học khác nhau nhưng vẫn khắc sâu được nội dung bài học.
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
- Đối với bản thân, tôi muốn tìm hiểu một số bài dạy trong chương trình Ngữ văn 9 phần văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là học sinh lớp 9 trường THCS Nga Hưng
- Tập trung đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và cách tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản Ngữ văn lớp 9.
- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học,quan sát học sinh trong các tiết học. 
 - Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. 
Theo Từ điển Giáo dục học : “ Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Giáo dục công dân, Địa lí xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Thực tiễn đã chứng minh, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một  tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp, phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau, mới mẻ của cuộc sống hiện đại. 
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận. Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ  tích hợp “liên môn” (sự kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực tri thức trong cùng một môn học), hoặc tích hợp “nội môn” ( kiến thức trong cùng một môn). Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy học sinh theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Xã hội”, “Trái đất và hành tinh”làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực  tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao lại có động đất, sóng thần?.”
- Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
	Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
Ngày nay, nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. 
 “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc- hiểu văn bản, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002)
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào những hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải gắn với các tình huống trong cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt và vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học. Thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, “ Tích hợp” có thể xem là phương pháp tiến hành của hoạt động dạy học, còn “ liên môn” là đề cập tới phạm vi nội dung có khả năng tiếp cận trong giờ học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với học sinh:
Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả trường học nói chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khối lớp 9. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần là do xu hướng cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa. Nhưng nguyên nhân cơ bản là các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thoát khỏi lý thuyết khô khan, thiếu thực tế. Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, khi học môn Ngữ văn, các em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của riêng môn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các môn khác. Đó cũng là nguyên nhân mà các em chưa hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.
 * Đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy những năm gần đây, giáo viên cũng đã vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào trong quá trình giảng dạy nhưng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Xuất phát từ điều kiện dạy học còn hạn chế, thiếu thốn, lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít. Tri thức đa ngành đòi hỏi giáo viên mất nhiều công sức để trau dồi, nên nhiều giáo viên còn ngại khó không thực hiện. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn chưa cao.
Cụ thể năm học 2016-2017 khi dạy tiết 51 văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng không sử dụng phương pháp tích hợp liên môn, sau tiết học tôi đã đánh giá kết quả bằng bài kiểm tra 10 phút với đề bài: 
 Câu 1:Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”?
 Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nội dung hai khổ thơ đầu trong bài thơ
 “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
Kết quả thu được:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9 ( 33 HS)
0
0
07
21.2
21
63.7
05
15.1
0
0
Như vậy, khi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn thì kết quả đạt được của học sinh sau bài học không cao: không có học sinh giỏi, học sinh khá ít.
Từ thực tế trên, tôi thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS là cần thiết. Bởi vì xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường với thực tiễn cuộc sống, cô lập kiến thức với kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau. Nói cách khác, đó là lối dạy học khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phận Đọc- hiểu, Tiếng việt, Tập làm văn với các môn học khác. 
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn chính là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp...Mặt khác, tránh được những nội dung kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. 
Như vậy, xét cả về lí luận và thực tiễn, đây là phương pháp dạy học tích cực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định những môn học có thể tích hợp khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Ngữ văn 9.
Ở bậc học THCS các em được học các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng AnhGiữa các bộ môn trong nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong một giờ học văn bản ở lớp 9, chúng ta có thể tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Tuy nhiên có một số môn thường được tích hợp trong các giờ dạy văn bản ở lớp 9 đó là:
- Tích hợp với môn Lịch sử:
Có thể nói, đây là bộ môn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn học. Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch sử. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm chúng ta mới thấy hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
Chẳng hạn khi tìm hiểu truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân, nếu không hiểu rõ tác phẩm này ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta có thể thấy cách nói của ông Hai ( nhân vật chính của truyện) thật ngây ngô, buồn cười. Nhưng nếu hiểu rõ hoàn cảnh đất nước ta khi đó, khi mà đến 95% dân số mù chữ, người dân phải thoát mù bằng cách học bình dân học vụ, chúng ta mới thấy cách nói của ông thật đáng yêu và đáng để ta trân trọng.
Hoặc khi ta tìm hiểu bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, nếu không giới thiệu cho học sinh biết về chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn cảnh cả nước ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi đất nước thống nhất thì học sinh khó có thể cảm nhận được giá trị nội dung hai đoạn thơ “ Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ” một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Tích hợp với môn Địa lí: Địa lý cũng là môn học được sử dụng nhiều trong quá trình dạy các văn bản. Môn học này sẽ phát huy tác dụng khi giúp cho học sinh nắm được quê quán tác giả, những địa danh mà tác giả đề cập đến. 
Chẳng hạn khi giáo viên vận dụng kiến thức Địa lí 8 bài “ Đặc điểm đất Việt Nam”, “ Đặc điểm khí hậu Việt Nam” thì sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc điểm tương đồng trong hoàn cảnh xuất thân và sự chia sẻ cảm động của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp giữa điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. Hay khi dạy bài “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng , ta có thể giới thiệu thêm cho học sinh về vùng đất Nam Bộ để học sinh hiểu sâu chủ đề tác phẩm hơn.
- Tích hợp với môn Giáo dục công dân:
Phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến môn Giáo dục công 
dân ( GDCD). Bởi vì cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính là nội dung dạy học môn Giáo dục công dân. Khi tích hợp với môn học này, học sinh sẽ biết vận dụng từ những kiến thức thành bài học để áp dụng vào cuộc sống thực tế.
Ví dụ: Tích hợp GDCD 8, bài “Xây dựng tình bạn lành mạnh” với bài “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, các em học tập được tình tri kỉ của những người lính. Hay tích hợp bài “ Lí tưởng sống của thanh niên”, bài “Năng động sáng tạo”, “Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả” với truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thấy các em cần phải sống có lí tưởng và từ đó các em ý thức xây dựng và sống theo lí tưởng cao đẹp. Hoặc khi giáo viên tích hợp với GDCD 6, bài “ Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em” với bài “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền trẻ em, trách nhiệm của mọi người. Từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em, góp phần giúp cho trẻ em có đươc cuộc sống tốt hơn. 
- Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Mỗi một tác phẩm văn học đều phản ánh một bức tranh về cuộc sống hoặc con người bằng ngôn ngữ. Vì vậy mà có rất nhiều văn bản trong chương trình cần đến kiến thức của môn Mĩ thuật.
Chẳng hạn như văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt là hình ảnh những đoàn xe vượt qua mưa bom bão đạn để miền Bắc kịp thời tiếp tế sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt, đánh thắng giặc Mĩ. Hay sau khi dạy xong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận, giáo viên có thể nêu yêu cầu cho học sinh vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật để vẽ bức tranh theo nội dung của bài hoặc của đoạn thơ nào đó mà học sinh thấy tâm đắc nhất. Hoặc là vẽ một bức tranh về tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó khi đứng gác chủ động chờ giặc trong văn bản “ Đồng chí” của Chính HữuChính quá trình vẽ tranh sẽ giúp cho học sinh củng cố và nắm vững kiến thức bài học.
- Tích hợp với môn Âm nhạc:
Âm nhạc sẽ làm cho giờ học văn không đơn điệu, nhàm chán mà trở nên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_van_dung_phuong_phap_tich_hop_lien_mon_trong_d.doc