SKKN Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh

SKKN Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh

Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trong mỗi giờ học giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê và tự giác học tập. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đã đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy đối với tất cả các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.

 Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. [11]

 Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đất và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điêu khắc Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.

 

doc 19 trang thuychi01 8355
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
VĂN BẢN “VIẾNG LĂNG BÁC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
NGỮ VĂN LỚP 9, Ở TRƯỜNG THCS HOẰNG ANH
 	Người thực hiện: Lê Thị Bích Hợp
 	Chức vụ: 	 Giáo viên
 	Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Anh
 	SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp
4
2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp
4
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học
5
2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy nghiên cứu kiến thức mới
5
2.3.5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
6
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn
6
2.3.7. Đánh giá rút kinh ngiệm
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
15
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nội dung
1
THCS
Trung học cơ sở
2
HS
Học sinh
3
GV
Giáo viên
4
H
Hỏi
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trong mỗi giờ học giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê và tự giác học tập. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đã đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy đối với tất cả các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.
 	Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. [11]
 	Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đấtvà tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điêu khắcVì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất. 
 	 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Hoằng Anh. Tìm hiểu và thực nghiệm một số văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. Nhằm tạo không khí hứng thú, say mê cho học sinh khối 9 ở trường THCS Hoằng Anh - lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, giúp cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà còn có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác. Qua đó rèn luyện tư duy suy luận, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh. 
1.3. Đối tượng ngiên cứu:
 	Cách thức dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: 
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào dạy học. Chúng ta đều thấy rằng, việc dạy học tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình dạy học. 
Dạy học tích hợp không phải là mới đối với môn Ngữ Văn, lâu nay ta vẫn tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn, như trong bài giảng tác phẩm văn học có Tiếng Việt, có Tập làm văn. Tích hợp các phân môn tạo nên sự liên kết với nhau trên nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
 	Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Vậy tích hợp liên môn để làm gì? Tích hợp liên môn nhằm mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, cùng với các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Tích hợp liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy, nếu nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào các buổi ngoại khóa.[11]
 	Cùng với sự đổi mới, trong các giờ dạy học Ngữ văn giáo viên cũng đã áp dụng tích hợp liên môn, để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học.
 	Trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS ta thấy giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết. Kiến thức của các môn học khác có thể bổ sung, hỗ trợ cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 	Năm học 2016- 2017, Trường THCS Hoằng Anh khối 9 có 2 lớp với sĩ số 50 học sinh. Qua phương pháp trắc nghiệm đối với việc học môn Ngữ văn và qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Tổng số HS
Số học sinh hứng thú
 với giờ học Ngữ văn.
Số học sinh biết cách tiếp cận 
văn bản và thực hành tốt.
9A
26
10 (38.5%)
6 (23.1%)
9B
24
11 (45.8%)
9 (37.5%)
 	Kết quả khảo sát chưa cao do nhiều nguyên nhân. 
- Thứ nhất, giáo viên chưa làm cho các em say mê học văn. Trong những năm qua giáo viên có áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp lên môn và cũng nộp bài dự thi về Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa, nhưng việc áp dụng trong dạy học còn chưa được thường xuyên. 
- Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị (máy chiếu), tài liệu phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn hạn chế. 
- Thứ ba, do xu thế chọn ngành nghề hiện nay nên đa số học sinh và phụ huynh chỉ coi trọng các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ các môn khoa học xã hội.
 	Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm giảng dạy môn Ngữ Văn 9, tôi cảm nhận được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn giờ học có hiệu quả cao không thể không đổi mới phương pháp. Trong khi kiến thức ngày càng đa dạng, có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Thậm chí ở một số môn học kiến thức đôi khi còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là điều trăn trở của nhiều giáo viên.
 	Thực tế việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không còn hoàn toàn mới, mà đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang thực hiện trong dạy học, học sinh khá – giỏi các em cũng đang áp dụng trong học tập. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng áp dụng trong dạy học thường xuyên. Bởi trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa, có âm nhạc, có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn.
 	Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm văn học trở thành nhiệm vụ của giáo viên dạy Ngữ Văn trong mỗi nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 	Trên cơ sở lí luận và thực trạng vấn đề đã phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn  theo hướng tích hợp liên môn. Chương trình và sách giáo khoa chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là giáo viên phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể. Trong khi dạy giáo viên cũng có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học để tích hợp. Vì vậy đầu tiên giáo viên phải lựa chọn bài dạy có những nội dung có thể tích hợp, xác định những kiến thức tích hợp liên môn và liên môm với những môn nào, bài nào. 
TT
Tiết theo PPCT
Văn bản
Môn học tích hợp liên môm
1
1;2
Phong cách Hồ Chí Minh.
- Môn Lịch sử: Nói về con đường hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
- Môn GDCD: Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hưởng ứng cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh...
2
6;7
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Môn Lịch sử: Nói về các cuộc chiến tranh, vũ khí hạt nhân, các thảm họa của vũ khí hạt nhân.
- Môn GDCD: Giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu chuộng hòa bình
- Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề “Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình”.
- Môn Âm nhạc: Hát ca khúc “Chúng em cần hòa bình”.
3
11
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và...
 Khi dạy tích hợp liên môn Văn bản “Viếng lăng Bác” - Tiết 117 chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì II, ta cần phải tiến hành như sau:
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp.
 	Trong chương trình học tập ở bậc THCS, các em được học rất nhiều môn, gồm các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuậtGiữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ chặt chẽ với nhau (như đã phân tích ở các phần trên). Vì vậy đối với văn bản “Viếng lăng Bác”, chúng ta có thể tích hợp với những môn học như: Lịch sử; Giáo dục công dân; Âm nhạc; Mỹ thuật
 	2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp. 
* Môn Ngữ văn: Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ.
Tích hợp với phân môn Tiếng việt và phân môn Tập làm văn đồng thời kết hợp với các tác phẩm đã học như: Lớp 6 bài “Đêm nay Bác không ngủ”; Lớp 7 bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”; Lớp 8 bài “Ngắm trăng”, “Đi đường”; Lớp 9 bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.
* Môn Lịch sử: Có ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tìm hiểu thêm trong chương trình Lịch sử 9: “Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)”. [8]
* Môn Giáo dục công dân: Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập, tự do, sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn...Thông qua những tiết học ở lớp 9 “Bài 4: Bảo vệ hòa bình; bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.” [9]
* Môn Âm nhạc: Trân trọng và yêu thích những bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghe bài hát “Viếng lăng Bác” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. 
* Tích hợp giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá 
nhân cần phấn đấu học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp 
những hình ảnh trong bài thơ.
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học.
	Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công nghệ thông tin, thì văn hóa đọc không còn giữ vị trí độc tôn như trước mà đã bị văn hóa nghe nhìn lấn át. Học sinh có thể ngồi hàng giờ, hay cả buổi bên chiếc ti vi, điện thoại nhưng cũng chỉ để giải trí chứ ít khi xem thời sự, những thước phim tư liệu. Đôi khi có đọc sách thì cũng là sách truyện tranh, còn đối với các loại sách tham khảo phục vụ cho môn học lại ngại đọc. Vì vậy việc dạy học bằng hình ảnh trực quan sinh động là rất cần thiết. 
 	Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học như: máy chiếu, loaảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương, tư liệu về tác giả, tác phẩm, ảnh minh họa lăng Bác, video clips bài hát “Viếng lăng Bác”, video clips Những giờ phút cuối đời của Bác Hồ.
2.3.4. Thiết kế giáo án dạy bài nghiên cứu kiến thức mới.
 	Giáo án giờ học tích hợp liên môn không phải là một bản hệ thống kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh. Mà đó phải là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục của bộ môn. Do đó giáo án dạy theo hướng tích hợp liên môn cũng không có gì thay đổi nhiều so với giáo án truyền thống. Trên cơ sở giáo án truyền thống giáo viên chú ý đến kiến thức của các môn học khác được tích hợp trong bài dạy. Nên khi thiết kế một giáo án để dạy tích hợp liên môn cần phải đảm bảo theo các bước sau: 
Bước 1: Trước hết, giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học. Xác định những kiến thức, kĩ năng thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh. Xác định trình tự lôgic của bài học.
Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh: xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có. Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Từ đó thiết kế các tình huống tích hợp sao cho phù hợp vì có rất nhiều cách thức tích hợp trong một tiết học. Đối với văn bản “Viếng lăng Bác” tôi thực hiện: Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ; Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới; Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài; Tích hợp thông qua phương tiện dạy học; Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà) 
Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp cần phải khéo léo, tránh ôm đồm làm cho bài dạy trở nên rời rạc, lan man. Câu hỏi tích hợp trong phạm vi môn học, câu hỏi tích hợp các giữa các phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn, câu hỏi tích hợp liên môn Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải nằm trong mạch hệ thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
2.3.5. Hướng dẫn học chuẩn bị bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm. Học sinh sưu tầm, vận dụng kiến thức của các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc,để soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể sưu tầm cá
nhân hoặc trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm.
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn.
2.3.7. Đánh giá rút kinh nghiệm.
Sau mỗi tiết học cần rút kinh nghiệm qua phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh và qua bài kiểm tra định kì. Vì khối lượng kiến thức của các văn bản được học trong chương trình Ngữ văn 9 thường có dung lượng khá dài. Trong khi với một tiết học 45 phút, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ, hiểu sâu để rèn cho các em khả năng cảm thụ văn học, kĩ năng cơ bản để các em thi vào lớp 10. Vậy nên ta phải thiết kế giáo án như thế nào để vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài, vừa tích hợp được với các kiến thức khác. 
Dưới đây tôi xin trình bày bài dạy thực nghiệm mà bản thân thực hiện và đã đạt hiệu quả cao trong năm học 2016-2017:
BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
Ngày soạn: 19/02/2017
Ngày dạy: 24/02/2017
Tiết 117: VIẾNG LĂNG BÁC
 (Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được cảm xúc chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Biết ơn công lao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó có ý thức cao trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy chiếu, loa, ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương, tư liệu về tác giả, tác phẩm, ảnh minh họa lăng Bác, video clips bài hát “Viếng lăng Bác”, video clips Những giờ phút cuối đời của Bác Hồ.
2. Học sinh: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tích hợp trong phân môn văn: Hãy kể tên những bài thơ viết về Bác Hồ và những bài thơ Bác sáng tác mà em đã được học? Em thích bài thơ nào nhất? Vì sao?
2. Bài mới: 
Đặt vấn đề: Là người Việt Nam thì không ai là không biết đến vị cha già, vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc và cũng là con người Việt Nam đẹp nhất - Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
 	Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn đề tài chưa bao giờ vơi cạn cho thế hệ các văn nghệ sĩ của chúng ta và Viễn Phương cũng là một trong số đó. Nhưng mỗi tác giả có cách cảm nhận riêng về Bác. Với nhà thơ Viễn Phương, tác giả đã cảm nhận về Bác như thế nào? Qua bài thơ Viếng lăng Bác, cô trò cùng tìm hiểu, khám phá.
HĐ của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hỏi (H): Nêu những hiểu biết của em về tác giả Viễn Phương?
- Khái quát và giới thiệu một số tác phẩm khác: Đám cưới giữa mùa xuân, Như mây mùa xuân...
 Chân dung nhà thơ Viễn Phương
H: Bài thơ Viếng lăng Bác ra đời trong hoàn cảnh nào?
Tích hợp môn Lịch sử: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh và không khí lịch sử đặc biệt của dân tộc. Năm 1976 sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, khi công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. Viễn Phương là một trong số chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm nhất được ra viếng Bác. Nỗi xúc động bồi hồi bao nhiêu cảm xúc trước lăng Người đã chắp cánh cho thơ Viễn Phương, để ông chấp bút viết bài thơ “Viếng lăng Bác”.
H: Các em đã được đến thăm lăng Bác chưa? Cảm xúc của em khi vào lăng viếng Bác như thế nào?
GV: Còn các bạn cô tin rằng sau này các em sẽ có điều kiện đến viếng lăng Bác và mỗi em sẽ có cảm nhận của riêng mình.
- Cách đọc: Giọng tình cảm, vừa trang nghiêm vừa thành kính. Nhịp chậm, lắng sâu; riêng khổ thơ cuối đọc nhanh hơn và giọng cao hơn.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc.
- Nhận xét và đọc lại một lần.
Tích hợp môn Âm nhạc: mở video clips bài hát “Viếng lăng Bác” để các em cảm nhận được âm nhạc đã chắp cánh cho thơ...
H: Cảm hứng chủ đạo bao trùm bài thơ là gì? (niềm xúc động

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_day_hoc_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_van_ban_vi.doc