SKKN Hành trình khám phá nhận thức về con người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn Một người Hà Nội

SKKN Hành trình khám phá nhận thức về con người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn Một người Hà Nội

Với nhà văn Nguyễn Khải, Hà Nội có một vị trí đặc biệt trong tình cảm, kỉ niệm, cả trong đời sống và văn chương của ông. Hà Nội không chỉ là nơi Nguyễn Khải được sinh ra, sống những năm ở tuổi niên thiếu và suốt mấy mươi năm từ sau kháng chiến chống Pháp, mà còn như cách ông mượn lời nhà văn Hồ Dếznh nói trong truyện Đất kinh kì: "Cái nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội. Anh muốn sống ở đâu cũng được viết ở đâu cũng được nhưng phải tráng qua tí chút hơi hướng của Tràng An thì mới thành văn chương đích thực. Nó khác với văn tỉnh lẻ". Nguyễn Khải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống và con người Hà Nội, được tập hợp trong hai tập truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà Nội trong mắt tôi (1995). Viết về Hà Nội, với Nguyễn Khải không phải chỉ là để trải tấm lòng mình với mảnh đất từng gắn bó, nhiều duyên nợ, mà quan trọng hơn, bởi "Đất kinh kì" chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, bí ẩn, nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi, triết lí của Nguyễn Khải thỏa sức khai vỡ. Truyện ngắn Một người Hà Nội in lần đầu năm 1990 trong tập truyện cùng tên, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho mảng sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải, và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả trong thời kì đổi mới.

doc 20 trang thuychi01 8282
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hành trình khám phá nhận thức về con người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn Một người Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục 
Trang
Phần I 1. Lý do chọn đề tài. 
1
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu. 
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
Phần II.
1. Thực trạng vấn đề
3
2. Giải pháp. 
3
1] Lí luận văn học 
[2] Giáo trình thi pháp học (Trần Đình Sử)
3
4
[3] Tuyển tập Nguyễn Khải 
5
3.Một số biện pháp hướng dẫn học sinh hoạt động, chiếm lĩnh tác phẩm “Một người Hà Nội” theo hành trình khám phá về con người của Nguyễn Khải
11
4. Kết quả thực nghiệm
14
Phần III. Kiến nghị và đề xuất. 
16
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm 
18
Tài liệu tham khảo 
19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Với nhà văn Nguyễn Khải, Hà Nội có một vị trí đặc biệt trong tình cảm, kỉ niệm, cả trong đời sống và văn chương của ông. Hà Nội không chỉ là nơi Nguyễn Khải được sinh ra, sống những năm ở tuổi niên thiếu và suốt mấy mươi năm từ sau kháng chiến chống Pháp, mà còn như cách ông mượn lời nhà văn Hồ Dếznh nói trong truyện Đất kinh kì: "Cái nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội. Anh muốn sống ở đâu cũng được viết ở đâu cũng được nhưng phải tráng qua tí chút hơi hướng của Tràng An thì mới thành văn chương đích thực. Nó khác với văn tỉnh lẻ". Nguyễn Khải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống và con người Hà Nội, được tập hợp trong hai tập truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà Nội trong mắt tôi (1995). Viết về Hà Nội, với Nguyễn Khải không phải chỉ là để trải tấm lòng mình với mảnh đất từng gắn bó, nhiều duyên nợ, mà quan trọng hơn, bởi "Đất kinh kì" chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, bí ẩn, nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi, triết lí của Nguyễn Khải thỏa sức khai vỡ. Truyện ngắn Một người Hà Nội in lần đầu năm 1990 trong tập truyện cùng tên, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho mảng sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải, và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả trong thời kì đổi mới.
	Con người là điểm xuất phát cũng là điểm cuối cùng của văn học. Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người, sự khám phá ấy là vô cùng, vô tận, không có trang cuối bởi con người và thế giới bên trong của con người tiềm ẩn bao bí mật để thâm nhập, tìm hiểu và khám phá. Chỉ có cái nhìn sâu sắc, đầy xác thực về con người, nhà văn mới có được kiến giải có nghĩa về cuộc sống và chính bản thân con người. Để làm được điều này nhà văn phải có sự vận động trong ý thức nghệ thuật, đặc biệt là trong quan niệm nghệ thuật. Chính vì vậy, tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải thời kì sau 1960, đặc biệt từ sau 1986 trở lại đây, tôi cho rằng tiếp cận từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người là một hướng đi tích cực, khoa học và phù hợp, là những tiếng nói tin cậy, đã giúp cho người đọc nhìn thẳng vào cuộc sống và bản thân mình.
Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 THPT hiện nay “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải được đưa vào giảng dạy trong tiết đọc thêm với thời lượng 1 tiết. Ta có thể thấy đây là khoảng thời lưọng khá ít để có thể truyền tải hết được nội dung của tác phẩm. Bởi qua tác phẩm, Nguyễn Khải đã truyền tải được một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh tích cực: là những tiếng nói tin cậy, đã giúp cho người đọc nhìn thẳng vào cuộc sống và bản thân mình. Qua bài giảng, giáo viên có thể giúp học sinh hình thành quan niệm sống một cách tích cực và lành mạnh, hình thành cho các em những kĩ năng sống quan trọng giúp các em đỡ bỡ ngỡ khi ra trường. Trong thời lượng 1 tiết để truyền tải hết nội dung và những vấn đề đặt ra trong “Một người Hà Nội” là khó, vậy nên mỗi giáo viên phải có những cách hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất. Trong tác phẩm “Một người Hà Nội” bản thân tôi tâm đắc nhất cách nhìn của nhà văn về con người và cuộc sống, vì vậy tôi chọn cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Một người Hà Nội” theo hướng tiếp cận con người. 
 	Đó cũng là những lí do khiến tôi chọn đề tài “Hành trình khám phá nhận thức về con người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy chương trình Ngữ Văn 12 ở trường THPT Lê Lợi   năm học  2016-2017.
Mục đích, đối tượng nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu.
– Nhằm giúp cho giáo viên dạy văn, nhất là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 12 THPT có thêm nguồn tư liệu về Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức cần thiết góp phần làm phong phú thêm bài giảng của các thầy cô.
– Đối với người học: Đây là một trong những phương pháp  quan trọng,  giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp một tác phẩm văn học tiêu biểu  ở một ngòi bút tài năng trong thời kì đổi mới . Nhằm góp phần làm tăng sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh, trong thời điểm mà hứng thú học văn của các em còn nhiều điều đáng phải suy tư, trăn trở.
Đối tượng nghiên cứu.
– Tìm hiểu phân tích những phương diện nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong “ Một người Hà Nội”.
– Dựa trên tâm lý tiếp nhận của học sinh THPT.
Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp phân tích cảm thụ.
– Phương pháp so sánh.
– Phương pháp tổng hợp 
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Hiện nay việc dạy học tác phẩm Một người Hà nội trong nhà trường là một vấn đề không hề đơn giản, bởi nhiều lẽ:
- Môn Ngữ văn là mọt môn học chính nhưng hầu như không nhận được sự quan tâm chú ý của các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12.
- Thời lượng chương trình dành cho tác phẩm còn ít, mà lại là bài đọc thêm nên ít giáo viên và học sinh quan tâm.
–  Nét đặc sắc trong văn phong của Nguyễn Khải là sự đa dạng, góc cạnh, sắc sảo trong hình ảnh cuộc sống, sự nhẫn nhịn khôn ngoan tỉnh táo, rất hiểu người, hiểu đời mà đầy ân tình, nhân hậu. Nguyễn Khải không chú ý nhiều đến cốt truyện, tình huống mà coi trọng việc khắc họa tính cách nhân vật bằng một giọng văn đậm đà chất thế sự, hài hòa những dòng chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống.
– Do giới hạn thời gian và dung lượng SGK nên tác phẩm đã được lược bớt đoạn 2, tập trung vào học phần văn bản đoạn 1,3, 4,5, 6,7. 
Vì vậy, khi dạy Một người Hà nội không ít giáo viên rất lúng túng, đó là thực tế không chỉ với những giáo viên trẻ mới ra trường, mà với cả những giáo viên lâu năm – dù có kinh nghiệm. Bởi với họ, Nguyễn Khải vẫn là mới mẻ khi những năm tháng ngồi trên giảng đường đại học, nhà văn này vẫn chưa được có một vị trí xứng đáng như hiện nay.
GIẢI PHÁP:
2.1. Nắm vững quan niệm nghệ thuật về con người:( Đối với giáo viên)
  	Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu, khám phá của nhiều môn khoa học nghệ thuật. Nhưng trong lĩnh vực văn học con người được nhìn nhận, phân tích, mổ xẻ bằng con đường riêng. M Gorki từng nói “ Văn học là nhân học” nghĩa là văn học là hình thái nghệ thuật lấy con người làm tâm điểm chính, làm đối tượng phản ánh, nghiên cứu con người là điểm xuất phát và cũng là đích cuối cùng của văn học.
Bằng ngôn ngữ, văn học mô tả một cách linh diệu nhất những biến thái tinh vi trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người “ Trong chủ nghĩa hiện thực đầy đủ, phải tìm thấy con người trong con ngườimiêu tả tất cả trong chiều sâu tâm hồn con người” ( Đôxtôixki) [1]. Khám phá chiều sâu tâm hồn con người là thách thức đầy gian lao với người cầm bút.
Tâm điểm của văn học là con người “ văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người . Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người và sự khám phá ấy là vô cùng, vô tận. Ở mỗi tác giả khi viết về con người có những cách tiếp cận, khám phá và kiến giải khác nhau. Theo Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật con người thực  chất là vấn đề “ thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực”[2]. Quan niệm nghệ về con người là cốt lõi tư tưởng của một nhà văn, “là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa đến nay”. Văn học càng đi sâu vào con người thì càng thể hiện  được tầm nhân văn cao cả. Quan niệm nghệ thuật về con người sẽ chi phối  tới phương thức trình bày nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm. Vì vậy nếu bỏ qua hoặc xem nhẹ quan niệm nghệ thuật về con người  sẽ dẫn đến giản đơn, phiến diện một chiều, xem nhẹ vai trò sáng tạo của nhà văn.
Nói tới quan niệm nghệ thuật về con người là nói tới cách hiểu cắt nghĩa về con người của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật này thể hiện trí tuệ, tầm nhìn, khả năng nhanh nhạy, cảm nhận của nhà văn về thế giới con người.
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: quan niệm nghệ thuật về con người chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển tiến bộ của một tác giả, một sự tiến hóa văn học. Với một nhà văn có quá trình sáng tác trải qua nhiều giai đoạn thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng thường có sự vận động, biến đổi, Nguyễn Khải không là ngoại lệ.
2.2. Nắm vững quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong thời kì đổi mới: ( Đối với giáo viên).
   	Ngay những ngày đầu sáng tác, Nguyễn Khải đã nêu cao quan niệm về văn chưng: “ Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản  như là khoa học thể hiện lòng ngườisự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi phức tạp tinh vi ngoắt ngéo có thực của nó, như thế là chân thật theo quan niệm của tôi”. Con người đã đem đến cho Nguyễn Khải cảm hứng sáng tác và ông đã có được năng lực phân tích tâm lý con người khá sắc sảo.
Trong thời kì đổi mới, Nguyến Khải quan niệm con người gắn với những vấn đề chính trị lớn lao của đất nước. Ông nhìn con người trên bình diện giai cấp, xã hội, cuộc sống tập thể. Bên cạnh đó, nhà văn cũng thể hiện quan tâm đến số phận những con người bé nhỏ để khẳng định rằng môi trường sống tốt đẹp, giàu tình người sẽ cải hóa tâm hồn con người.
Khi nền văn học chuyển mình, nằm trong xu thế chung, Nguyễn Khải cũng có sự thay đổi “Trước 1978 tôi sáng tác theo một cách, sau 1978 tôi sáng tác theo một cách khác”. Trong cái nhìn con người hôm nay nhà văn quan tâm đến nhân cách con người cá nhân, con người trong đời sống toàn vẹn của nó. Đó là con người được đặt trong cuộc sống riêng tư, gia đình, gia tộc, con người đối với giá trị vật chất và tinh thần. Thể hiện các nhìn nhiều chiều trong mối quan hệ nhiều mặt của đời sống – một cái nhìn toàn vẹn.
Trong lời đề từ “ Gặp gỡ cuối năm”, Nguyễn Khải đã bộc bạch “ Tôi thích cái hôm nay ngổn ngang  bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động bất ngờ mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”[3]. Chính quan niệm về hiện thực không xuôi chiều này mà truyện ngắn của Nguyễn Khải từ sau đổi mới tư duy nghệ thuật là sự đổi mới quan niệm. Từ cái nhìn hiện thực nhiều chiều, linh hoạt, con  người trong văn Nguyễn Khải cũng được nhìn nhận, thể hiện trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ. Đó là con người của đời sống riêng tư, của xã hội, thời thế, con người trong niềm tin, sự lựa chọn, con người được định vị với  những giá trị có tính chất căn bản, bền vững, phổ quát chứ không chỉ tiên tiến hay lạc hậu, đề cao hay phê phán theo giá trị cách mạng mà còn được soi chiếu trong những giá trị tinh thần, văn hóa. Với Nguyễn Khải việc khám phá, tìm hiểu con người luôn là “sự nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại” ( M. Ba khtin). Ông quan tâm tới con người gắn với sự lựa chọn và cô Hiền ( Một người Hà Nội ) là con  người như thế. Tiếp cận “Một người Hà Nội”, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thực chất là tôi tìm hiểu hành trình khám phá nhận thức về người Hà Nội của nhà văn.
2.3. Thông qua giờ đọc văn giáo viên giúp học sinh nhận ra Một người Hà Nội – Hành trình nhận thức, khám phá con người dưới góc độ văn hóa, nhân văn.
Sau những năm 80, Hà Nội là một đề tài nổi cộm trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. “Một người Hà Nội”  là một tác phẩm có sức khái quát lớn, độ nén cao, chỉ trong 18 trang truyện, thông qua  nhân vật cô Hiền mà Nguyễn Khải đã trình bày được bao vấn đề về con người văn hóa, con người với khả năng nhận thức những giá trị bền vững – Hành trình tìm kiếm, khám phá giá trị con người của nhân vật tôi.
a. Con người văn hóa.
Khám phá con người  trên phương diện văn hóa là đi sâu tìm hiểu “phẩm chất xã hội” của con  người. Trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội”, thông qua nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đi phân tích, mổ xẻ và đánh giá giá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội. Nhà văn đi sâu phát hiện, tìm hiểu bản chất văn hóa rồi từ đó chiêm nghiệm, triết lý về vẻ đẹp văn hóa của con người.
b. Con người với những giá trị đạo đức.
Cô Hiền trong “ Một người Hà Nội” là đại diện tiêu biểu cho cốt cách Hà Thành. Ở cô, những giá trị đạo đức luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Trong tất cả mọi việc, mọi tình huống, cô luôn lấy đạo đức nhân cách để ứng xử và hành động. Cô chăm sóc gia đình bằng nề nếp, gia phong, uốn nắn rèn rũa con cái ngay từ những buổi ban đầu, dạy chúng  những điều nhỏ nhất. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa  chữa cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn Cô răn dạy con cháu phải theo chuẩn mực đạo đức “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”. Cái “chuẩn” này chính là văn hóa, là tư cách con người, đặc biệt là người Hà Thành. Ý thức là người Hà Nội phải luôn thường trực, bởi nó là điểm tựa cho mỗi người hoàn thiện và phát triển  nhân cách. Và để đạt đến “ chuẩn mực”, thì điều cốt yếu là con người phải có lòng “ tự trọng”, phải biết xấu hổ, “ tau chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn ra sao là tùy”. Dạy con cháu có lòng tự trọng, biết xấu hổ là dạy nhân cách làm người, dạy văn hóa lối sống, ứng xử để tồn tại. Có lẽ vì vậy những “sản phẩm” mà cô Hiền cho ra đời đều là những  “ sản phẩm” tử tế. Chàng trai trẻ Dũng – con cô Hiền là một minh chứng, Dũng là đại diện cho Hà Nội trẻ, Hà Nội của vẻ đẹp nhân bản: yêu thương, nhân ái, anh dũng
Tự trọng trở thành nguyên tắc sống của cô Hiền. Theo cô, lòng tự trọng quyết định nhân cách của con  người. Vào những  năm 1965, trong không khí cả nước hối hả lên đường Nam tiến, cô Hiền tiễn hai con lên đường nhập ngũ. Cũng đau đớn, buồn bã, dằn vặt như bao bà mẹ khác, nhưng cô vẫn can đảm khẳng định: “Tau đau đớn mà bằng vì tau không muốn sống bảm vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi là cũng là biết tự trọng”. Lần tiễn con này, cô để cho con đi vì yêu con, hiểu con và vì lòng tự trọng. Đến đứa con thứ hai lên đường cũng vậy “tau không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để nó phải chết, cũng là một cách để giết nóTau cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả vui lẻ có hay hớm gì”. Như vậy, cả hai lần cô Hiền tiễn con đi, hai lần cô đều đau đớn, buồn bã, nhưng cô đã biết vượt lên nỗi đau, bằng trái tim của một người mẹ yêu con, hiểu con, trái tim của một thành viên yêu nước và bằng nhân cách tự trọng. Tại sao cô muốn được sống bình đẳng như bao người mẹ Việt Nam khác thời bấy giờ? Vì cô biết xấu hổ. Tại sao cô để cho hai con đi? Vì cô không muốn các con mình sống bám vào sự hy sinh của người khác là sự ích kỷ, là con người không có tư cách. Đã là con người phải ý thức được mình, ý thức được lòng tự trọng, lấy lòng tự trọng, lấy lòng tự trọng để soi sáng cho mọi hành động, suy nghĩ. Bằng lòng tự trọng, biết xấu hổ cô Hiền đã vượt lên trên lợi ích cá  nhân, vì lợi ích cộng đồng, yêu đất nước với tấm lòng của một người mẹ biết hy sinh.
Như vậy, là một con người, trước hết phải có nhân cách cao đẹp. Hãy sống biết tự trọng, biết xấu hổ và xem nó như một tiềm lực tinh thần to lớn.
c. Con người tri thức, nhanh nhẹn và thức thời.    
Thời son trẻ giữa đất Hà Thành, cô Hiền nổi tiếng được mọi người biết đến không phải vì bố mẹ giàu sang mà vì cô là một người con gái “vừa đẹp vừa thông minh, biết cách tự khoe mình bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng”. Kết giao với những người bạn văn chương, cô luôn được tin, được khen ngợi và đánh giá cao. Cô Hiền được mọi người tin tưởng nhờ cậy thẩm định các tác phẩm văn chứng chứng tỏ mầm văn chương, chất tài hoa ở cô được mọi người biết đến và khẳng định ngay từ khi cô còn rất trẻ.
Hà Nội  những ngày đầu giải phóng có  hiều thay đổi lớn,  nhất là trong lối sống. Cô Hiền luôn nhanh nhạy tìm phương châm thích ứng chế độ mới. Trong quan hệ với chính trị và kinh tế, cô tỏa ra là người sắc sảo, quyết đoán. Lối tư duy nhanh nhạy cộng với sự trải nghiệm đã đem lại cho cô tri thức về văn hóa, lối sống, sự am hiểu chế độ. Tại sao cô giữ nếp sống phong lưu, lịch thiệp trong suốt cuộc kháng chiến và  ngay cả chế độ mới mà không bị đưa đi học tập, cải tạo? Vì ở cô có sự hiểu biết và nắm thời cuộc sâu sắc. Cô hiểu được bản chất của chế độ mới, bản chất của giai cấp tư sản. Có nếp sống tư sản, có gương mặt tư sản nhưng cô không bác lột ai, không làm chủ ai. Cô sống bằng sức lao động của mình. Chọn nghề bán hoa, không cho chồng mở xưởng in để kinh doanh, bán ngôi nhà ở hàng Bún Tri thức, sự hiểu biết và khôn ngoan đã giúp cô nhay nhạy bắt kịp với thời cuộc và giữ vững nếp nhà mình. Ví  như chuyện cô chọn  nghề bán hoa giấy là sự nhanh nhạy khá sắc sảo của  cô. Vì chế độ mơi không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn. Chọn  nghề bán hoa giấy là một sự lựa chọn đúng đắn, hợp thời. Bởi cái nghề đó không làm giàu được, nhưng lại đủ ăn và  nhàn hạ. Sống trong chế độ mới cô chỉ cần đủ ăn để duy trì cuộc sống gia đình, giàu sẽ không hợp thời, sẽ là một mình đi ngược thời cuộc. Như vậy là một con người, không chỉ sống cho riêng mình mà còn phải sống với thời cuộc, cùng thời cuộc tồn tại và phát triển.
Những năm cả nước lên đường Nam tiến, trong không khí vận động hối hả của thời đại, cô Hiền cho hai con đi bộ đội. Cho con đi vì cô là một người mẹ rất hiểu con, yêu con, luôn đặt  nhân cách, tự trọng lên đầu để phán xét quyết định mọi việc. Và còn bởi cô “ muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác”, muốn được là con người của thời cuộc, là một thành viên yêu nước khi đất nước có chiến tranh. Hòa với thời cuộc để hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì. Như vậy, ý thức cộng đồng, hòa nhập cùng cộng đồng đã vượt lên lợi ích cá nhân. Trái tim của người mẹ đã gắng gượng, cầm lòng vì đất nước.
Bản lĩnh tự tin giúp cô quán xuyến và quyết đoán mọi việc, đã tính là làm, đã làm không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ. Một con người biết nói, biết làm, biết tính toán quyết đoán trong tất cả mọi việc. Mọi sự đều được cô giải giải quyết nhẹ nhàng, êm thấm theo một cách riêng và luôn luôn đúng. Cô đã từng tuyên bố với nhân vật tôi “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ kể cả chế độ”. Do đâu mà cô có được bản lĩnh vững vàng như vậy? Do đâu mà cô luôn biết người, biết ta? Từ thời còn rất trẻ, cô đã biết tính toán cho bước đường đời của mình “ Nếu cô cũng sính làm thơ, làm văn như người của thời bấy giờ cũng có thể là một bà Lưu Thị Hạnh”. Ngay từ thời ấy, cô đã là người rất thực tế, thức thời, không chạy theo thời thế. Đến cả chuyện lấy chồng, chọn bạn trăm năm cũng được cô tính toán rất kỹ. Bởi cô nghĩ “đùa vui một thời thế là đủ”
Nhận thức, trình bày về nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đã đi cắt nghĩa con người thời cuộc. Trong mọi lúc, mọi nơi con người luôn luôn phải thức thời, biết mình, biết ta. Lấy cái “ bất biến ứng với cái vạn biến” sao cho phù hợp để con người vẫn là mình, riêng mình vẫn là người của xã hội, của “ hôm nay”. Muốn vậy đòi hỏi ở con người phải có tri thức, sự hiểu biết, phải biết lựa thời, lựa mình. Nhất là trong đời sống hàng ngày phải đối mặt với nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức tạp rất cần ở mỗi con người có khả năng nhạy bén để xử lý ứng biến trước mọi tình huống. Con người của hôm nay trước hết phải là con người hợp thời.
d. Con người và văn hóa ứng xử.
 Ở cô Hiền nét văn hóa thể hiện trong cách sinh hoạt hàng ngày, ở cách ăn, cách ở, cách mặctất cả được cô cho vào khuôn khổ nhất định. Và theo cô quy tắc ấy là văn hóa, thể hiện sự “chuẩn mực” của con người Hà Nội. Nếp sinh hoạt văn hóa đã trở thành một thói quen, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hanh_trinh_kham_pha_nhan_thuc_ve_con_nguoi_cua_nguyen_k.doc