SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt

SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt

 Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của nghành giáo dục và đào tạo như: Số học sinh giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên,.đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Nghành: " Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Tuy nhiên , do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đâu đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của " người lớn " đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có lúc, có nơi đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, rượu chè bê tha, cờ bạc, có lối sống tha hóa, buông thả,.số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách, tác động xấu tới các giá trị đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội, gây nỗi đau, và là vấn đề đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ.

 Sinh thời Bác Hồ đã dạy “ Có tài mà không có đức là người vô dụng mà có đức không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân dân ta có câu: " Tiên học lễ, hậu học văn".Các câu nói trên đều khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường tráng , có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao. Bởi vậy, bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng rất quan tâm về giáo dục đạo đức cho học sinh.

 Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường.

 

doc 18 trang thuychi01 7474
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Người thực hiện: Mai Gia Bắc 
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha
SKKN thuộc lĩnh mực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..............................................................................................Trang 1
1.1. Lí do chọ đề tài....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
2. NỘI DUNG............................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm về đạo đức...........................................................................4
2.1.2. Khái niệm về học sinh cá biệt..........................................................................4
2.1.2.1. Phân loại........................................................................................................4
2.1.2.2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt...........................................................5
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt...........................................5
2.2. Thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha................................6
2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm giáo dục học sinh cá biệt.....................................8
2.3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt.......................................8
2.3.1.1. Những điều nên tránh....................................................................................8
2.3.1.2. Những điều nên làm......................................................................................9
2.3.2. Đối với giáo viên bộ môn...............................................................................12
2.3.3. Đối với Đoàn thanh niên................................................................................12
2.3.4. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh............................................................13
2.4. Hiệu quả của các giải pháp này đối với hoạt động giáo dục học sinh cá biệt...13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................14
3.1. Kết luận.............................................................................................................14
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của nghành giáo dục và đào tạo như: Số học sinh giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên,...đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Nghành: " Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Tuy nhiên , do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đâu đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của " người lớn " đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có lúc, có nơi đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, rượu chè bê tha, cờ bạc, có lối sống tha hóa, buông thả,...số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách, tác động xấu tới các giá trị đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội, gây nỗi đau, và là vấn đề đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ.
 Sinh thời Bác Hồ đã dạy “ Có tài mà không có đức là người vô dụng mà có đức không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân dân ta có câu: " Tiên học lễ, hậu học văn"...Các câu nói trên đều khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường tráng , có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao. Bởi vậy, bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng rất quan tâm về giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường.
 Học sinh cá biệt, trường nào cũng có. Học sinh cá biệt không nhiều, song lại là "lực cản" rất lớn, thậm trí là thế lực "đen" đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải trong lớp, trong trường.
 Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là Ngành giáo dục nói riêng, trong đó có trường THPT Hoàng Lệ Kha - Hà Trung - Thanh Hóa.
 Và điều này thì ai cũng biết: quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn. Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cái cây không mọc thẳng. Đối với loại cây này người giáo viên chủ nhiệm phải gia công nhiều hơn. Thành công trước mắt là học sinh ra trường với học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài, năm năm, mười năm, hai mươi năm sau học sinh gặp lại mình còn biết chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết nhắc lại những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Niềm vui thật sự của người giáo viên chủ nhiệm là lúc đó. Khi người học sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn có nghĩa là biện pháp giáo dục của mình phần nào đó đã thành công.
 Tóm lại, góp phần hình thành nhân cách học sinh - đặc biệt là học sinh cá biệt - là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đó không chỉ là nhiệm vụ trong một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người - một thế hệ.
 Vậy làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh cá biệt ở trường THPT Hoàng Lệ Kha huyện Hà Trung, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em lại có kiểu cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục giáo viên phải có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp, sáng tạo mới đạt được hiệu quả.
	Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay mà các nhà giáo dục đang hết sức quan tâm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng học sinh biệt, hư hỏng, thậm chí là vi phạm pháp luật cũng như tham gia vào các tệ nạn xã hội một phần là do các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, thiếu sự giáo dục của nhà trường và thiếu cả kiến thức kỹ năng mềm để có thể thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển tràn lan, các em "ngập" trong các luồng thông tin khác nhau và có nhiều thông tin lệch lạc. Trong khi đó, các bậc cha mẹ, gia đình và xã hội thường quá bận rộn hoặc không coi trọng việc gần gũi và giáo dục con em mình. Ngay cả trong nhà trường, một số thầy cô giáo cũng chưa thực sự quan tâm sâu sát để tìm hiểu tâm lí lứa tuổi cũng như tâm tư nguyện vọng của học sinh, trong khi những kiến thức về vấn đề liên qua đến học sinh cá biệt vẫn chưa được đưa vào trường học. Với sự phát triển của tâm sinh lý trong lứa tuổi này, các em chưa thực sự có những suy nghĩ chín chắn để biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai hay nói cách khác đây là lứa tuổi " ăn chưa no, lo chưa tới". Vì vây, nếu như các em không được quan tâm đúng cách từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì việc các em trở thành những học sinh cá biệt chỉ còn là chuyện một sớm một chiều mà thôi. 
 	 Qua việc khảo sát thực trạng và tìm hiểu tâm lí học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha, đề tài trình bày những kinh nghiệm bản thân đã tiến hành có hiệu quả trong phạm vi những lớp đã từng chủ nhiệm về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh vi phạm nề nếp, bỏ học, vi phạm pháp luật... , đồng thời đề tài cũng có thể trở thành chủ đề thảo luận trong tổ nhóm, nhà trường từ đó đi vào áp dụng thực tế.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm trên học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha các lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm, qua những khóa học. Cụ thể:
Lớp 10A4, năm học 2013- 2014
Lớp 11A4, năm học 2014- 2015
Lớp 12A4, năm học 2015- 2016
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra , tìm hiểu bằng tâm sự, trò chuyện trực tiếp với đối tượng.
- Phương pháp quan sát các biểu hiện khác biệt trong hoạt động học tập, vui chơi của đối tượng.
- Phương pháp tìm hiểu đối tượng gián tiếp qua các nguồn tin khác nhau ( gia đình, bạn bè, các mối quan hệ khác,)
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số khái niệm về đạo đức.
 Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.
 Đạo đức được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn gọi là giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
 Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như trong tương lai, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
 Đạo đức bao gồm các phẩm chất: Lịch sự, lòng biết ơn, lòng tự trọng, tính thật thà, tính giản dị, tính tiết kiệm, tính trung thực, lòng tôn sư trọng đạo, lòng tự tin, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, tính siêng năng, lòng tương trợ, tính liêm khiết, chí công vô tư, ý chí tự lập, biết giữ chữ tín, tính tự chủ, lý tưởng, tinh thần năng động sáng tạo, tôn trọng danh dự, về lương tâm con người.
 Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với xã hội.
 Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
 Đạo đức là các hệ thống quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với bản thân mình.
 Hạnh kiểm là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong đối xử với mọi người, với xã hội thiên nhiên.
 Do đó, nói đến hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông là nói đến phẩm chất đạo đức của học sinh thể hiện qua ý thức tổ chức kỷ luật, là sự chấp hành của học sinh về điều lệ trường trung học, và nội quy, quy chế của nhà trường; về động cơ thái độ học tập; tinh thần tập thể, tinh thần xây dựng chi đoàn, xây dựng lớp; tham gia các phong trào của lớp, của nhà trường và các hoạt động đoàn.
2.1.2. Khái niệm về học sinh cá biệt.
 Trước hết, cần hiểu đúng khái niệm "học sinh cá biệt". Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất thường).
2.1.2.1. Phân loại:
 Có nhiều đối tượng học sinh cá biệt, tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết, Sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung vào các trường hợp học sinh cá biệt về học tập và học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống.
2.1.2.2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt:
 Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh hay nghịch : thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học  , không chấp hành nội qui nhà trường  thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình.
          Hoc sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ  bị lôi cuốn làm cho học sinh dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội.
 Chúng ta biết rằng những học sinh được gọi là "cá biệt" thường có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường sống bất ổn đã làm lòng tự trọng của các em có vấn đề. Học sinh cá biệt là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, những trẻ này thường rất lười biếng, hay quay cóp trong học tập; lừa dối cha mẹ, thầy cô; dọa nạt bạn bè; lảng tránh các hoạt động tập thể; tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; giả tạo chữ ký của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép nghỉ học; càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích "chơi trội" theo kiểu con nhà đại gia giàu có túm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; khéo léo , nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; hay xem thường , trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp "đội sổ", dẫn đến chán học.
 Ở những học sinh này uy tín của bố mẹ, thầy cô có thể bị thay thế bởi những kẻ cầm đầu, côn đồ hung hãn, liều lĩnh, những anh chị "Đại ca" nên rất dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến súi giục của các " đàn anh, đàn chị".
2.1.3. Nguyên nhândấn đến hiện tượng học sinh cá biệt.
 Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây:
a) Nguyên nhân về phía gia đình:
	Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên chán nản, lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh.
b)Nguyên nhân về phía nhà trường :
	Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sỉ nhục học sinh... đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh
c) Nguyên nhân về phía môi trường xã hội:
	Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi da, karaoke, bài bạc, lô đề... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánh bạc... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.
d) Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em:
	Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng 
"Ăn chưa no, lo chưa tới", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
	Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung.
2.2. Thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha.
 Nằm trên địa bàn tiểu khu 3- thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, trường THPT Hoàng Lệ Kha đón nhận các em học sinh chủ yếu đến từ các xã miền núi như Hà Lĩnh, Hà Đông, Hà Sơn, một số thuộc các xã Hà Lâm, Hà Toại và một số thuộc thị trấn Hà Trung. Trong năm học 2013 - 2014, theo thống kê đầu năm, nhà trường có số học sinh cá biệt là 18 em, thậm chí có rất nhiều em trong đó là nữ. Những năm gần đây số học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi ngày càng nhiều. Công tác giáo dục đạo đức học sinh ngày càng khó khăn và phức tạp. Chuyện học sinh cắm xe, trộm cắp, xin đểu bạn bè lấy tiền đi chơi Internet ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng. Một số em đến trường, đến lớp chỉ do sức

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_vien_chu_nhiem_va_mot_so_giai_phap_giao_duc_hoc_si.doc