SKKN Giáo dục ý thức, trách nhiệm về chủ quyền biển, đảo thông qua việc lồng ghép kiến thức biển, đảo vào một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự bùng nổ thông tin từ đài, báo, Intenet.sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra cho đất nước những thách thức và vận hội mới hội nhập và phát triển. Thời đại ngày nay cũng đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo nên những con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Môn lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình đã góp phần lớn vào việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.
Hiện nay, vấn đề chủ quyền trên Biển Đông đang là vấn đề cực kì nóng được cả nước đặc biệt quan tâm. Trong ngành Giáo dục, yêu cầu giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ cũng được coi là vấn đề quan trọng trong những năm học gần đây. Bởi vì, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần phải hiểu rõ lịch sử dân tộc, cũng như chủ quyền biển đảo của quốc gia, để rồi từ đó, khơi dậy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, từ các em, tinh thần đó sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng. Vì vậy, giáo dục về biển đảo tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ.
MỞ ĐẦU I) Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự bùng nổ thông tin từ đài, báo, Intenet....sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra cho đất nước những thách thức và vận hội mới hội nhập và phát triển. Thời đại ngày nay cũng đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo nên những con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Môn lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình đã góp phần lớn vào việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Hiện nay, vấn đề chủ quyền trên Biển Đông đang là vấn đề cực kì nóng được cả nước đặc biệt quan tâm. Trong ngành Giáo dục, yêu cầu giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ cũng được coi là vấn đề quan trọng trong những năm học gần đây. Bởi vì, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần phải hiểu rõ lịch sử dân tộc, cũng như chủ quyền biển đảo của quốc gia, để rồi từ đó, khơi dậy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, từ các em, tinh thần đó sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng. Vì vậy, giáo dục về biển đảo tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ. Nhưng, thực tế hiện nay tài liệu giáo dục vẫn còn thiếu thốn, chương trình sách giáo khoa hiện hành ít đề cập tới vấn đề này nên việc lồng ghép nội dung giáo dục biển đảo vào trong các môn học nhất là môn lịch sử sẽ góp phần quan trong trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với các biển đảo của Tổ quốc. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, nghiên cứu, thực nghiệm và tìm: nội dung cũng như biện pháp giáo dục biển đảo cho học sinh như thế nào? Sau hai năm vận dụng lồng ghép tôi thấy kết quả rất khả quan, từ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giáo dục ý thức, trách nhiệm về chủ quyền biển, đảo thông qua việc lồng ghép kiến thức biển, đảo vào một số bài trong chương trình lịch sử lớp 10” ( Phần lịch sử Việt Nam - Chương trình GDTX ) làm đề tài sáng kiến của mình. II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu nội dung, phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục biển đảo trong chương trình lịch sử lớp 10 nói riêng và môn lịch sử nói chung từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng đối với chủ quyền biển đảo quê hương. III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trung tâm GDTX Thọ Xuân Trong 2 năm học: -Năm học 2015 - 2016: 4 lớp 10 với 195 học sinh (2 lớp lồng ghép 2 lớp đối chứng). - Năm học 2016 - 2017: 2 lớp 10 với 102 học sinh (1 lớp lồng ghép 1 lớp đối chứng). IV. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: + Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng , nhà nước các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo, của các cấp các nghành có liên quan đếnm đề tài các tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí ... + Nghiên cứu chương trình lịch sử lớp 10 – phần lịch sử Việt Nam từ đó xác định các bài có thể lồng ghép. -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát điều tra thu thập thông tin về vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử. +Tiến hành thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ, mà còn cả về tình cảm, tư tưởng. Những con người, và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ, đặc biệt trong thực tiễn của đất nước hiện nay việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc nói riêng là nhiệm vụ thiêng liêng của bất cứ người dân nào trên đất nước hình chữ S. Trong hoàn cảnh ấy nhiệm vụ của giáo dục nói chung, môn lịch sử nói riêng là nhằm đào tạo ra con người toàn diện trong đó có tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện trong tư duy, là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.(1) Chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. (2) Như vậy giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo là sự phản ánh của hiện thực khách quan thông qua quá trình giáo dục con người từ đó người được giáo dục thấy rõ vai trò trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và đất nước nói chung, chủ quyền biển đảo nói riêng. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là một vấn đề mới chưa được nghiên cứu, biên soạn và đưa vào trường học một cách có hệ thống vì vậy trong những năm gần đây nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vấn đề này đã được các cấp các nghành đẩy mạnh tuyên truyền hướng về biển đảo quê hương như trưng bày lịch sử về chủ quyền của Hoàng sa – Trường sa, tuần lễ biển, hải đảo ... Tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong dạy học lịch sử có ưu thế nhất trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh nhưng nội dung về chủ quyền biển đảo chưa được đề cập vào chương trình sách giáo khoa hiện hành theo từng bài cụ thể, hoặc trong phân phối chương trình cũng không phân bổ các tiết học, ngoại khoá về chủ quyền biển đảo nên việc dạy học nhất là dạy học lịc sử về nội dung nay ở các trường phổ thông còn lúng túng. Trong khi đó đa số học sinh hiện nay không thích học môn lịch sử, sự hiểu biết của các em về chủ quyền biển, đảo của tổ quốc còn mơ hồ. Từ thực tiễn đó đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử phải luôn tìm tòi đổi mới về phương pháp dạy học đồng thời lồng ghép những nội dung mới, nhất là nội dung giáo dục về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung đối với chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. III. Các giải pháp thực hiện: 1. Các nội dung lồng ghép về giáo dục chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc: 1.1) Giáo dục cho học sinh ý thức về vai trò của biển, đảo trong lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc. Từ khởi nguyên biển đã là môi trường sống, là bộ phận hợp thành, góp phần tạo dựng, định diện bản sắc văn hoá và tư duy của người việt trên bản đồ hình chữ S. Cũng chính vì thế trong lịch sử dân tộc đã sớm hình thành ý thức về chủ quyền quốc gia và nhu cầu bảo vệ hoạt động trên địa bàn sông, biển. Về chủ quyền biển đảo: Các triều đại phong kiến Việt Nam chăm lo quản lí chặt chẽ. Từ thời nhà Lý đã thiết lập những Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê sơ đặt Tuần Kiểm ở các xứ biển, các đồn, các đảo ... để quản lí biển đảo, thu thuế các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển nước ta. Thời Chúa Nguyễn đến triều đại nhà Nguyễn đã thúc đẩy mạnh mạnh mẽ quá trình xác lập chủ quyền biển đảo, tổ quốc cụ thể đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa một cách hoà bình và liên tục. Về bảo vệ chủ quyền biển đảo: Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, trên sông biển đã hình thành nên những trận thuỷ chiến oanh liệt xây dựng quân thuỷ và giỏi thuỷ chiến đã trở thành nét nổi bật trong lịch sử tổ chức quân sự và nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam. Trải qua các triều đại phong kiến độc lập, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và vai trò của biển, đảo gắn bó với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ tổ quốc như: Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938; Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống với trận Bạch Đằng lần thứ hai năm 981, quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên - Mông trên sông bạch Đằng lịch sử lần thứ 3 ( năm 1288 ); Chiến thắng Rạch gầm – Xoài mút của Quang Trung năm 1785. Những trận thuỷ chiến ở trên sông, biển đã diễn ra hết sức oanh liệt mà ngày nay đã được khái quát là “Truyền thống Bạch Đằng chống ngoại xâm” 1.2) Giáo dục cho học sinh ý thức về những giá trị tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Biển, đảo luôn gắn liền với cuộc sống con người Việt nam, ngay từ rất sớm, tổ tiên ta đã thấy được những giá trị, tiềm năng mà biển, đảo đem lại cho cuộc sống con người. Từ xa xưa đến nay, các triền sông, cửa biển là những địa bàn tập trung dân cư đông đúc làm ăn sinh sống, nhờ vậy, ở những địa bàn này đã dần dần hình thành các trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị văn hoá của đất nước các triều đại phong kiến Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc khai thác tài nguyên biển và bảo vệ an ninh quốc gia biển. Biển Việt Nam đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế, biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Như vậy, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Việt Nam trên biển là một chủ trương lớn của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để Việt Nam có thể hướng tới, phát triển thành một quốc gia mạnh về biển. 2. Những nội dung cần khai thác trong lịch sử lớp 10 – phần lịch sử Việt Nam ( từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX) để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 2.1)Ý thức chủ quyền biển, đảo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền về biển, đảo của tổ quốc nói riêng đã được hình thành từ rất sớm. Trong nội dung bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam đã xác định cơ sở và điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một cách hoà bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Các triều đại này kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển được thể hiện ở các bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XV; Mục 4 Bài 21:Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII; Mục 1 Bài 25:Tình hình chính trị kinh tế văn hoá dưới triều Nguyễn nửa dầu thế kỷ XIX Vai trò của biển, đảo trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc cực kỳ to lớn. Trong sự kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều nhận rõ vai trò và sức mạnh của biển đối với an ninh quốc phòng: Mục 2 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập, đã cho biết vào năm 938 Ngô Quyền đã lợi dụng sự lên xuống của thủy triều ở cửa sông Bạch Đằng để cắm cọc gỗ, dàn trận đánh tan quân Nam Hán. Mục 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại sâm ở thế kỷ X-XV. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, đã mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam. Mục II-1 Bài 23: Phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII , Quân Tây Sơn đã làm nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, trận quyết chiến chiến lược lịch sử bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. 2.2) Ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, cư dân Việt cổ , chăm – pa, Phù Nam ... đã nổi tiếng với kỹ thuật đóng thuyền, tài đi biển và chinh phục biển khơi và tiến hành giao thương trên biển Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước ta. Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV Mục 3 giáo viên khai thác hoạt động ngoại thương dưới các triều đại phong kiến từ rất sớm. Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVIII, Mục 3 Các Chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi chính sách khuyến thương mạnh mẽ, tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, tạo thuận lợi cho thương mại đàng trong phát triển. 3. Các biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trong một số tiết dạy học lịch sử - Phần lịch sử Việt Nam. 3. 1) Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong giờ nội khoá. 3.1.1) Sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo đẻ lồng ghép và Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc 3.1.1.1) Sử dung tài liệu lịch sử: Sử dụng tài liệu lịch sử để cụ thể hoá các hiện tượng, sự kiện lịch sử đạng học nhằm tạo biểu tượng cụ thể, rõ ràng, sinh động, nhằm gây hứng thú cho việc học tập của học sinh. Chẳng hạn khi lồng ghép nội dung về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một cách hoà bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến ( từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ) khi giảng mục II giáo viên nhấn mạnh các triều đại phong kiến Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về chủ quyền của đất nước, đồng thời sử dụng tư liệu lịch sử khắc sâu thời Trần, Hồ, Lê sơ đều chú trọng phát triển quân đội mạnh và tăng cường cả về số lượng và chất lượng ( Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông ) và được trang bị các loại vũ khí trong đó có các chiến thuyền. Sử dụng tài liệu lịch sử làm cơ sở chứng minh cho một luận điểm khoa học để hiểu đúng sự kiện lịch sử. (3) Trên cơ sở những tài liệu lịch sử có chọn lọc được giáo viên cung cấp cho học viên về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc để học sinh tham khảo. Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII ( mục 4 ) Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX sẽ giúp cho các học sinh không chỉ hiểu sâu về kiến thức cơ bản của bài mà còn cung cấp cho các em có được những bằng chứng xác thực về việc xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ rất sớm và thực thi một cách liên tục, hoà bình qua các triều đại phong kiến Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Khi lồng ghép và giáo dục cho học sinh ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử nhằm cụ thể hoá các sự kiện lịch sử về quá trình khai thác biển và những tiềm năng kinh tế mà biển đem lại cho con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV, Mục 3: Mở rộng thương nghiệp: Giáo viên khai thác nội dụng hoạt động ngoại thương dưới các triều đại phong kiến từ rất sớm để giáo dục cho học sinh hiểu rằng từ thời Lý, Trần đã nhận thấy vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế quốc gia Đại Việt. Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVIII – Thời Chúa Nguyễn không chỉ xác lập chủ quyền lãnh hải mà còn thực thi chủ quyền với việc tổ chức khai thác ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. 3.1.1.2) Sử dụng tài liệu văn học: Tài liệu văn học có vai trò to lớn trong dạy học lịch sử, đó là những hình tượng cụ thể có tác động đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, người nghe ...Vì vậy khi lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo giáo viên sử dụng tài liệu văn học sẽ góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn nâng cao hứng thú học tập cho học viên. Chẳng hạn Khi dạy về nội dung ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, biển, đảo Tổ quốc nói riêng được hình thành từ rất sớm. Giáo viên có thể sử dụng tư liệu văn học dân gian như: Lạc long Quân và Âu Cơ; Mai An Tiêm; Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, (4) bài thơ Đất nước nhìn từ biển (5) để minh họa và khắc sâu trong tâm trí học sinh. 3.1.2) Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Trong dạy học lịch sử phương pháp trực quan, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử. Việc lồng ghép nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo đòi hỏi giáo viên phát biết lựa chọn và sử dụng các đồ dùng trực quan vào các bài giảng và nội dung cụ thể. Sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật để tạo biểu tượng lịch sử: Đây là loại tài liệu rất có giá trị và có ý nghĩa to lớn. Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước ta. Để lồng ghép nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, giáo viên khai thác hình khắc trên trống đồng Đông Sơn để khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống, hay những quan tài hình thuyền trong các ngôi mộ cổ ... Sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử, lược đồ lịch sử góp phần giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chẳng hạn khi giáo dục cho học viên về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một cách liên tục và hoà bình qua các triều đại phong kiến Bài 25: Tình hình chính trị kinh tế văn hoá trưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử làm tư liệu tham khảo kết hợp minh hoạ bằng bản đồ cổ làm bằng chứng chứng minh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. (6) Sử dụng những bức ảnh lịch sử có giá trị kết hợp với lời giảng truyền cảm, giàu hình ảnh khi nói về nhiệm vụ khó khăn của những người lính Đội Hoàng Sa xưa và những người lính Trường Sa ngày nay đang canh giữ biển trời để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ngoài ra giáo viên cũng có thể khai thác những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta gắn liền với sông, biển thông qua sử dụng đồ dùng trực quan như lược đồ: chiến thắng Bạch Đằng ( năm 938) và ( năm 1288 ) Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ( 1785 ) (7) kết hợp với lời nói giàu hình ảnh để miêu tả, tường thuật những trận thuỷ chiến vẻ vang của nhân dân ta. 3.2) Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung, của bộ môn lịch sử nói riêng, dạy học lịch sử ở trường phổ thông không chỉ tiến hành trong các giờ học nội khoá mà còn dạy học tại di tích, tại bảo tàng, tại thực địa ...diễn ra ngoài nhà trường. Nhiệm vụ của ngoại khoá mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà học sinh thu nhận được trên lớp, việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá phải phù hợp với điều kiện, khả năng của học sinh và giáo viên và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Từ thực tiễn của vấn đề trong 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 - 2017 tôi đã đề xuất với Ban giám đốc trung tâm phối hợp với Đoàn thanh niên của Trung tâm tổ chức ngoại khoá: Học sinh Trung tâm GDTX Thọ Xuân với chủ quyền biển, đảo quê hương – bằng những lời ca, tiếng hát về biển đảo kết hợp với giao lưu với những nhân chứng lịch sử đã để lại cho học sinh nhiều cảm xúc về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cùng với đó trong dịp kỷ niệm 85, 86 năm ngày thành lập Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi lịch sử với chủ đề “ Biển, đảo trong tim tôi” đã được đông đảo các học sinh trong trung tâm tham gia và có những bài viết giàu cảm xúc, tình cảm cũng như hiểu biết về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 4. Một số yêu cầu khi lồng ghép nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong chương trinh lịch sử lớp 10 – Phần lịch sử Việt Nam. Việc lồng ghép giáo dục về ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong chương trình lịch sử lớp 10 – phần lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ nói chung và của học sinh nói riêng về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, tuy nhiên khi lồng ghép chúng ta cần chú ý một số nguyên tắc sau: 4.1) Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính tư tưởng. Dù tiến hành giáo dục về ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh theo hình thức và bằng phương pháp gì thì một yêu cầu quan trọng cần thiết là phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác trọng việc lựa chọn những nội dung lồng ghép để giáo dục. Tính khoa học được thể hiện qua việc lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất để hình thành những kiến thức lịch sử cho học sinh, từ đó giáo dục cho các em về thế giới quan khoa học,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_trach_nhiem_ve_chu_quyen_bien_dao_thong.doc