SKKN Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử cho học sinh trường THPT Mường Lát
Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã viết nên không biết bao nhiêu trang sử vẻ vang về thời kỳ “dựng nước” và “giữ nước”. Trang sử “dựng nước” thật oai hùng, trang sử “giữ nước” cũng thấm đẫm bao nhiêu xương máu và nước mắt của các thế hệ cha anh. Ngày hôm nay, trong cuộc sống hòa bình, hội nhập và phát triển này, thế hệ trẻ chúng ta vẫn phải tiếp tục sự nghiệp “ giữ nước”. Nhưng “giữ nước” không có nghĩa là chỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc hay phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc trên thế giới “ giữ nước” còn xuất phát từ những điều giản đơn như ý thức về chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Vì vậy Việt Nam có cả vùng biên giới đất liền và biên giới biển đảo: Biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ( 1400 km), tiếp giáp với Lào ( 2100 km) và tiếp giáp với Campuchia ( 1100 km). Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và Vịnh Thái Lan[1]. Chính vì vậy, việc giữ gìn vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trở thành một vấn đề trọng tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông nhưng lại nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới; lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược, đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức rất lớn. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia đang có những diễn biến phức tạp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT Người thực hiện: Lê Thị Tâm Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC MỤC LỤC ..1 1. Mở đầu...2 1.1. Lí do chọn đề tài.2 1.2. Mục đích nghiên cứu..3 1.3. Đối tượng nghiên cứu.3 1.4. Phương pháp nghiên cứu....3 2. Nội dung....4 2.1. Cơ sở lí luận4 2.2.Thực trạng...5 2.3. Biện pháp, cách thức thực hiện..7 2.3.1. Lồng ghép giáo dục nội dung chủ quyền biên giới quốc gia trong các bài học lịch sử cụ thể.....................8 2.3.1.1. Quá trình hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên cương Tổ quốc.8 2.3.1.2. Các biện pháp giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trong lịch sử dân tộc.................................................................................10 2.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia thông qua “ tiết học biên giới”,các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.13 2.3.2.1. Giáo dục ý thức chủ quyền biên giới quốc gia thông qua “tiết học biên giới”.14 2.3.2.2. Công tác tuyên truyền vấn đề chủ quyền biên giới ...18 2.4. Hiệu quả của sáng kiến20 3. Kết luận, kiến nghị..20 3.1. Kết luận20 3.2. Kiến nghị .21 TÀI LIỆU THAM KHẢO22 PHỤ LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã viết nên không biết bao nhiêu trang sử vẻ vang về thời kỳ “dựng nước” và “giữ nước”. Trang sử “dựng nước” thật oai hùng, trang sử “giữ nước” cũng thấm đẫm bao nhiêu xương máu và nước mắt của các thế hệ cha anh. Ngày hôm nay, trong cuộc sống hòa bình, hội nhập và phát triển này, thế hệ trẻ chúng ta vẫn phải tiếp tục sự nghiệp “ giữ nước”. Nhưng “giữ nước” không có nghĩa là chỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc hay phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộiđể đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc trên thế giới “ giữ nước” còn xuất phát từ những điều giản đơn như ý thức về chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia. Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Vì vậy Việt Nam có cả vùng biên giới đất liền và biên giới biển đảo: Biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ( 1400 km), tiếp giáp với Lào ( 2100 km) và tiếp giáp với Campuchia ( 1100 km). Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và Vịnh Thái Lan[1]. Chính vì vậy, việc giữ gìn vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trở thành một vấn đề trọng tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông nhưng lại nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới; lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược, đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức rất lớn. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia đang có những diễn biến phức tạp. Có thể nói biên cương, bờ cõi của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là “ phên dậu” của đất nước, phên dậu có vững thì đất nước mới ổn định để phát triển. Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của vùng biên cương Tổ quốc, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng khu vực biên giới đất liền, biên giới biển đảo ngày càng vững mạnh. Biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. Vì vậy giáo dục cho thế hệ trẻ nhất là học sinh THPT ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc là một nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Nhưng thực tế, trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, các môn có nội dung kiến thức đề cập đến vấn đề này chưa nhiều và chưa thật cụ thể. Khi được hỏi về các vấn đề chủ quyền biên giới đất liền, biên giới biển đảo, cương vực quốc gia thì hầu hết các em còn đang rất mơ hồ. Bản thân là một giáo viên trẻ đang công tác tại Trường THPT Mường Lát đóng trên địa bàn huyện Mường Lát. Với đặc thù là một huyện vùng biên có đường biên giới dài 97 km, giáp hai huyện Viêng Xay và Xốp Pâu tỉnh Hỏa Phăn của nước bạn Lào, cư dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số( Thái , H’Mông, Dao, Khơmú...), trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, nên vấn đề biên giới lãnh thổ và mối quan hệ giữa nhân dân hai nước luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ban ngành địa phương. Nằm ở trung tâm của một huyện đặc thù vùng biên miền núi xa xôi- cách thành phố Thanh Hóa 260km về phía Tây, học sinh trong trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số, với xuất phát điểm thấp, bản thân còn bị ảnh hưởng nhiều hủ tục lạc hậu thì việc giáo dục cho các em ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc lại càng được đặt ra một cách cấp thiết. Trong những năm học qua tôi rất trăn trở về vấn đề này. Nhận thấy trọng trách nặng nề của giáo viên dạy môn Lịch sử là không chỉ truyền đạt cho các em kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới mà còn hình thành cho các em tư tưởng, tình cảm, các kỹ năng sống thông qua lịch sử, thông qua cuộc sống thực tiễn, học hỏi quá khứ, liên hệ hiện tại và áp dụng vào cuộc sống là trách nhiệm đặt lên vai các thầy cô giảng dạy bộ môn Lịch sử. Vì vậy, cách đây 3 năm tôi đã mạnh dạn lồng ghép giáo dục nội dung biên giới biển đảo thông qua các bài học lịch sử cho các em học sinh trong trường, kết quả thu được rất khả quan. Tuy nhiên, với đặc thù là học sinh dân tộc vùng cao biên giới, chỉ giáo dục cho các em chủ quyền biên giới biển đảo là chưa đủ, chưa sát. Vì vậy trong hơn một năm học qua, tôi đã mạnh dạn lồng ghép giáo dục một số nội dung về chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biên giới đất liền nói riêng trong các bài học lịch sử nội khóa, các tiết học lịch sử địa phương, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường góp một phần hình thành cho các em ý thức giữ gìn biên cương lãnh thổ Tổ quốc, từ đó góp phần ổn định phát triển huyện Mường Lát nói riêng, tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung, góp phần bảo vệ vững chắc vùng “ phên dậu” quốc gia . Từ những kinh nghiệm thực tế, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp thông qua đề tài “ Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử cho học sinh trường THPT Mường Lát” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về biên giới lãnh thổ, chủ quyền biên giới lãnh thổ đặc biệt là lãnh thổ đất liền, quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ trong lịch sử dân tộc, chính sách giữ gìn biên cương Tổ quốc trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước từ đó hình thành cho các em ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, quê hương, Tổ quốc. - Tăng cường khả năng hứng thú học tập cho học sinh- Nhằm tạo cho học sinh sự say mê, chủ động học tập bộ môn lịch sử, đạt kết quả cao. - Giúp học sinh chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Mường Lát. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát: Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát mức độ hiểu biết, sự hứng thú của các em học sinh ở các lớp về vấn đề chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia. - Nghiên cứu lý luận: Các văn bản tài liệu về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia, sự hình thành, qúa trình đấu tranh giữ gìn biên cương đất nước, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội dung giáo dục ý thức giữ gìn biên cương lãnh thổ đất nước. - Phương pháp thực nghiệm, phân tích : tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể, trực tiếp triển khai các hoạt động ngoài giờ để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của đề tài. - Phương pháp tổng hợp: Sau khi triển khai thực hiện vấn đề, tôi tổng hợp đánh giá kết quả cuối cùng để thấy được thành công của đề tài. Từ đó tiếp tục triển khai trong các năm học sau. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi dân tộc , bởi vì “ mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chung của nhân loại và dân tộc không thể không mang theo mình nhưng giá trị của quá khứ. Cứ như vậy, trong dòng phát triển của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo và kế thừa các di sản quí báu mà tiến lên”. Dạy lịch sử là “ dạy chữ để dạy người”, môn lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng bồi dưỡng tình yêu quê hương xứ sở, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa của nhân loại. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, chúng ta cần phải hiểu quá khứ, tìm một sức mạnh ở hiện tại làm bệ phóng bay vào tương lai. Với bối cảnh quốc tế hiện nay,chúng ta không những giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống lịch sử nói chung mà còn phải giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên cương Tổ quốc nói riêng. “Biên giới” đồng nghĩa với “ biên cương”, “ biên thùy”. “Biên giới” hay “ biên giới quốc gia” là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác hoặc với hải phận quốc tế. Biên giới quốc gia là xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất). Biên giới quốc gia được cấu thành bởi đường biên giới quốc gia trên đất liền và đường biên giới quốc gia trên biển, biên giới lòng đất, biên giới trên không. Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào, Campuchia ở phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông với tổng chiều dài 4600 km trên bộ và 3444 km trên biển. “Ý thức” là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức hoặc của việc nhận thức vật thể bên ngoài hay điều gì đó bên trong nội tại. Theo thuật ngữ từ điển Tiếng Việt, “ ý thức” là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu. Để giáo dục ý thức cho con người, cần phải giáo dục tổng hợp ba mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi. Thiếu nhận thức dẫn đến thái độ sai và hành động mù quáng, thiếu những rung cảm sẽ dẫn tới sự máy móc và mất đi động lực hành động, thiếu hành động thì nhận thức và thái độ sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy ở trường THPT, giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên cương lãnh thổ quốc gia cho học sinh là giáo dục những vấn đề gì? - Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về chủ quyền biên giới quốc gia nói chung, chủ quyền biên giới đất liền nói riêng, quá hình thành và mở rộng lãnh thổ của cha ông trong lịch sử. - Quá trình đấu tranh để giữ vững bờ cõi, biên cương Tổ quốc. - Mối quan hệ biên giới giữa Việt Nam- Lào, Thanh Hóa – Lào, Mường Lát – Hủa Phăn từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần bảo vệ cương vực quốc gia, ý thức tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới. - Tăng cường giao lưu chính trị, trao đổi hợp tác kinh tế, quốc phòng- an ninh, văn hóa du lịch giữa hai nước Việt Nam- Lào. - Giúp đỡ các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc biên giới. - Nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền. - Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. - Giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức về nền quốc phòng toàn dân và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền. Từ đó hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, xác định được trách nhiệm của bản thân đối với quốc gia dân tộc trong thời bình. Như vậy, giáo dục ý thức giữ gìn biên giới quốc gia cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cấp bách, phù hợp với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hợp với lòng dân. 2.2. Thực trạng. Lịch sử là một trong hệ thống các môn học ở trường THPT, nó giúp các em hiểu biết các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Từ đó sẽ tác động đến nhận thức và cả tâm hồn của thế hệ trẻ, các em sẽ biết ứng xử với quá khứ như thế nào và vận dụng quá khứ đó đối với cuộc sống hôm nay ra sao. Vì vậy môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nội dung chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh, từ đó hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh quốc gia. Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của biên cương tổ quốc, Nhà nước đã có nhiều biện pháp góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng khu vực biên giới, biển đảo ngày càng vững mạnh; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để đất nước mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển đảo, vùng trời của Tổ quốc là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: "Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế"[2]. Chủ tịch quốc hội cũng khẳng định: Các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Vì vậy giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia là thực hiện đúng yêu cầu cấp thiết đặt ra của Đảng và Nhà nước. Mường lát là một huyện vùng biên, có 7 xã giáp biên giới với nước bạn Lào thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ nội dung chủ quyền biên cương Tổ quốc được lãnh đạo huyện, các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quyết tâm đưa ra những kế hoạch để xây dựng chương trình tuyên truyền trong suốt năm học cho học sinh về chủ quyền biên cương Tổ quốc nói chung, chủ quyền biên giới Việt - Lào nói riêng. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các thầy cô giảng dạy các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục quốc phòng tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục nội dung biên giới quốc gia cho học sinh. Trong đó môn Lịch sử có vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giáo dục nội dung biên cương Tổ quốc trong dạy học Lịch sử còn tồn tại một số thực trạng sau: Thứ nhất, mặc dù hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục ý thức chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử song nội dung này chưa được đề cập đến nhiều và cụ thể trong chương trình sách giáo khoa và chương trình giảng dạy nên nhiều khi việc giáo dục cho học sinh ý thức chủ quyền biên giới quốc gia còn bị bỏ ngỏ và giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy hiệu quả để nâng cao ý thức cho học sinh về vấn đề này. Thứ hai, đa số các em học sinh đều rất quan tâm đến chủ quyền biên giới nhưng những kiến thức, hiểu biết về vấn đề này của học sinh nhìn chung còn yếu. Vì thế để cho học sinh có cái nhìn và hiểu biết chính xác hơn thì giáo viên phải có sự lồng ghép kiến thức về chủ quyền biên giới đất liền nói riêng và chủ quyền biên giới quốc gia nói chung qua các bài học lịch sử kết hợp với đồ dùng trực quan sinh động và mong muốn giáo viên lịch sử tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên ở các trường THPT hoạt động này còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hầu hết để trang bị kiến thức về vấn đề này cho mình, giáo viên phải tự tìm tài liệu, nhưng tài liệu về vấn đề này lại rất ít, chưa thống nhất và nhiều khi còn nhạy cảm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc giáo dục ý thức chủ quyền biên giới quốc gia đến học sinh còn nhiều khó khăn. Thứ ba, trường THPT Mường Lát là một trường miền núi nằm ở vùng biên giới xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của học sinh còn nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu, kém còn nhiều. Mặt khác, vì phần lớn là con em các dân tộc thiểu số nên hiểu biết của các em về biên giới lãnh thổ, đặc biệt là biên giới biển đảo còn nhiều hạn chế. Đây là một thực trạng rất khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục cho học sinh nội dung biên giới lãnh thổ quốc gia. Nhưng vì đặc thù là một huyện vùng biên, nên giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc là một làm thiết thực và rất quan trọng không chỉ đối với quê hương Mường Lát nói riêng mà còn góp phần giữ vững độc lấp chủ quyền dân tộc nói chung. Đồng thời giữ gìn mối quan hệ láng giềng ngày càng thân thiện, bền chặt với nước bạn Lào là kế sách bền lâu của đất nước mà thế hệ trẻ Mường Lát phải giữ một phần trách nhiệm trong đó. Thứ tư, xuất phát từ thực tiễn quá trình giảng dạy: Có một thực tế là trong năm học vừa qua khi giảng dạy lớp 11, tôi hỏi các em về quá trình mở rộng lãnh thổ của cha anh từ thời dựng nước cho đến thời hiện đại thì có rất ít học sinh trả lời được, đặc biệt có nhiều em không lí giải được vì sao nước ta lại có lãnh thổ rộng lớn như ngày hôm nay em Vi Thị Long, học sinh lớp 11G hỏi : “Cô ơi, em không hiểu trước đây trên lãnh thổ nước ta có nhà nước cổ Chăm Pa và Phù Nam mà giờ lại không còn nữa, thế các nước đó đi đâu rồi cô”?, hay “ Vì sao lãnh thổ nước ta hình chữ S như bây giờ hả cô ?”, hay như cột mốc phân định biên giới Việt Nam – Lào mà các em nhìn thấy hàng ngày nhưng nhiều em vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa thiêng liêng của nó, hoặc hình ảnh những chú bộ đội vùng biên dựng nhà cho dân, chữa bệnh cho dân, dạy chữ cho dân, nhận đỡ đầu cho các em đi học đẹp như thế nào?, có ý nghĩa như thế nào? các em chưa hiểu hết được. Đó không chỉ là thực tế còn tồn tại ở học sinh trường THPT Mường Lát mà còn là thực tế chung cần phải khắc phục và bổ sung ngay cho thế hệ trẻ và mọi tầng lớp nhân dân nơi này. Vì thế tôi thiết nghĩ cần phải giáo dục ngay cho học sinh ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia để các em có cái nhìn đầy đủ và ý nghĩa hơn về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của mình. 2.3. Cách thức, biện pháp thực hiện. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương và tình hình cụ thể của nhà trường, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn nhiều hình thức để giáo dục nội dung chủ quyền biên cương Tổ quốc cho học sinh. Trường THPT Mường Lát với đặc thù là một trường đóng trên địa bàn của một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa. Chính vì thế vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền có ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương nói chung và học sinh nói riêng. Trong quá trình giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm cũng như các hoạt động khác của nhà trường, để giáo dục cho học sinh nội dung chủ quyền biên giới lãnh thổ nói chung, nội dung chủ quyền biên giới đất liền nói riêng tôi đã lồng ghép nội dung trên trong các bài học lịch sử có liên quan, kết hợp với phần mềm power point để giới thiệu về vẻ đẹp, sự đa dạng và vai trò vùng biên cương Việt Nam; Giáo dục học sinh thông qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp( “ Tiết học biên giới”) ở các khối lớp, tuyên truyền cho học sinh và giáo viên thông qua các giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa của toàn trường, vận dụng qui tắc dạy học liên môn( kết hợp với kiến thức của các môn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Quốc phòng- An ninh...) để truyền đạt cho học sinh những kiến thức về chủ quyền lãnh thổ một cách toàn diện nhất và có tính hệ thống nhất. Cụ thể dưới đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong vòng một năm qua, xin được chia sẻ cùng các đồng nghiệp. 2.3.1. Lồng ghép giáo dục nội dung chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia trong các bài học lịch sử cụ thể. Trong sách giáo khoa lịch sử THPT hiện nay, vấn đề biên giới và phát triển lịch sử lãnh thổ dân tộc đã có đề cập ít nhiều ở phần đất liền từ thời dự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_giu_gin_chu_quyen_bien_gioi_quoc_gia_tr.doc