SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giáo dục công dân ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giáo dục công dân ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

Trong những năm gần đây, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là một trong những trường THPT có sự phát triển mạnh mẽ nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông của toàn tỉnh Thanh Hóa. Có được sự phát triển đó, trước hết phải kể đến những đổi mới trong hoạt động lãnh đạo, quản lí của Cấp ủy chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, song không thể không kể đến sự đóng góp về mặt chuyên môn của các tổ - nhóm chuyên môn và đội ngũ giáo viên trực thuộc các tổ - nhóm ấy. Tổ Giáo dục công dân là một trong những tổ chuyên môn có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhà trường từ khi thành lập nói chung và trong giai đoạn 2010 đến nay nói riêng. Trong sự phát triển của nhà trường hiện nay, yêu cầu đặt ra đối Giáo dục công dân là phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.

doc 22 trang thuychi01 5270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giáo dục công dân ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh
 Chức vụ: Nhóm trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2017
 TT
 Mục lục
Trang
I
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề khi nghiên cứu SKKN
4
2.3
Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình của tổ bộ môn
5
2.3.2. Huy động, bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực
10
2.3.3. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn
12
2.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho tổ trưởng chuyên môn
15
2.3.5. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá 
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
III
Kết luận và kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.	Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là một trong những trường THPT có sự phát triển mạnh mẽ nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông của toàn tỉnh Thanh Hóa. Có được sự phát triển đó, trước hết phải kể đến những đổi mới trong hoạt động lãnh đạo, quản lí của Cấp ủy chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, song không thể không kể đến sự đóng góp về mặt chuyên môn của các tổ - nhóm chuyên môn và đội ngũ giáo viên trực thuộc các tổ - nhóm ấy. Tổ Giáo dục công dân là một trong những tổ chuyên môn có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhà trường từ khi thành lập nói chung và trong giai đoạn 2010 đến nay nói riêng. Trong sự phát triển của nhà trường hiện nay, yêu cầu đặt ra đối Giáo dục công dân là phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.
Bản thân tổ Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên thường có những đặc thù riêng. Mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân trước hết là những nhà sư phạm, nhưng bên cạnh đó, họ còn là những người có cá tính riêng. Việc quản lí hoạt động chung của tổ thường gặp phải những khó khăn riêng do tính đặc thù của môn học là không nằm trong hệ thống các môn thi đại học - cao đẳng của học sinh. Làm thế nào để giữ được sự ổn định và phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ, là một vấn đề không đơn giản đối với tổ trưởng.
Tổ Giáo dục công dân là một tổ chuyên môn có truyền thống về thành tích mũi nhọn của nhà trường, bên cạnh việc thực hiện những giải pháp chung mà Ban giám hiệu đề ra thì tổ trưởng và các thành viên trong tổ cũng đã và đang tìm những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ trong sự vận động và phát triển chung của toàn trường.
	Với những lí do trên và với cương vị là nhóm trưởng bộ môn Giáo dục công dân, tôi xin được đề xuất đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn Giáo dục Công dân ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn mà cụ thể là tổ Giáo dục công dân tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên. 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuyên môn của tổ Giáo dục công dân, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ Giáo dục công dân, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong sáng kiến này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích;
	 - Phương pháp so sánh;
	 - Phương pháp điều tra xã hội học;
	Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác, như: phương pháp thống kê - phân loại; phương pháp liên ngành v.v..
II. NỌI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một công việc quan trọng, góp phần vào việc ổn định và phát triển của các tổ chuyên môn trong hoạt động chung của mỗi nhà trường, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển chung về chất lượng dạy và học của toàn trường. Mỗi tổ chuyên môn mạnh là nhà trường có một nguồn lực tốt để phát triển, vì trên thực tế, các tổ chuyên môn là những nhân tố nòng cốt trong hoạt động dạy và học của các nhà trường. [2]
 Trong mục 2.1. cơ sở lý luận tác giả tham khảo điều lệ trường trung học. TLTK số 2
Điều 16 - Điều lệ trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những nội dung về tổ chuyên môn trong trường trung học, như: quan niệm về tổ chuyên môn, cách thức tổ chức và hoạt động của tổ chuyên môn, nhiệm vụ của tổ chuyên môn Đó là những quy định mang tính khái quát về hoạt động chung của tổ chuyên môn trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay.
 Tác giả trích nguyên văn chiến lược phát triển giáo dục giáo dục 2001- 2020; tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt tổ chuên môn. TLTK số 1 và số 3
"Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020" của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu giáo dục đến năm 2020. Riêng về “Đổi mới quản lý giáo dục”, quan điểm của chiến lược xác định: “Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập trong toàn hệ thống trong quá trình phát triển” [1].
	Trong các chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện qua Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trước năm 2013, nội dung tập huấn cho các tổ trưởng chuyên môn chủ yếu là các vấn đề liên quan đến việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp dạy học và một số các chuyên đề khác, chưa đề cập đến những vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học.
	Từ năm 2013, Vụ Trung học phổ thông - Bộ Giáo dục, kết hợp với Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, đã triển khai chương trình tập huần về Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn [3]. Nội dung của dự án này chủ yếu là thay đổi từ cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang cách sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, lấy học sinh làm chủ thể; đồng thời dự án cũng trang bị cho người tổ trưởng chuyên môn những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong việc tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới. Nhìn chung cũng không thể quan niệm đây là những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học, mà chỉ là những định hướng về đổi mới trong cách sinh hoạt chuyên môn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, hoạt động chuyên môn của bộ môn Giáo dục công dân còn tồn tại những hạn chế và khó khăn cần phải khắc phục, như: trình độ và chất lượng giáo viên trong tổ chưa thật sự đồng đều; kết quả giáo dục đại trà dù số học sinh yếu kém không nhiều, song số học sinh thật sự yêu thích môn học và đạt kết quả học tập tốt cũng không cao, chỉ tập trung vào một số ít các lớp học chuyên về khoa học xã hội; kết quả giáo dục mũi nhọn chưa tạo ra được bước đột phá nhảy vọt (chưa có học sinh đạt đến giải nhất cấp tỉnh); kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học cũng chủ yếu tập trung ở một số đồng chí, chưa đạt 100% các thành viên trong tổ...
	Về học sinh, đa số học sinh các lớp còn lại không mặn mà với môn học, nhất vì tâm lí môn phụ và không thi đại học. Từ năm học 2016 - 2017 khi Bộ GD & ĐT thay đổi quy chế thi THPT quốc gia thì có một bộ phận học sinh học theo tổ hợp các môn khoa học xã hội bao gồm Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân mới bắt đầu quan tâm đến môn học. Trong việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi thì môn Giáo dục công dân thì rất khó khăn trong việc thuyết phục học sinh theo học, vì bản thân các em cũng như gia đình lo ngại việc ôn tập đội tuyển sẽ ảnh hưởng đến việc ôn tập thi đại học.
	Đứng trước những khó khăn đó, mỗi thành viên của tổ và của mỗi bộ môn đều phải tìm giải pháp khắc phục, và với trách nhiệm của người nhóm trưởng chuyên môn, tôi đã đề xuất nhiều giải pháp, nay tổng hợp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình của tổ bộ môn
2.3.1.1. Thực hiện công tác dự báo
	Dự báo của tổ chuyên môn là phán đoán một cách có căn cứ khoa học về xu hướng phát triển của tổ, của trường, của ngành giáo dục toàn tỉnh và cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài, nhằm cung cấp luận cứ cho việc xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch hành động của tổ. Dự báo là một công việc quan trọng mà mỗi tổ trưởng chuyên môn nói riêng, cả tổ chuyên môn nói chung, và rộng hơn là cả tập thể nhà trường phải thực hiện chính xác và khoa học. Nếu dự báo không chính xác, không khoa học thì việc xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch hoạt động sẽ không sát thực và khó hoàn thành.
	Đối với bộ môn Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên thì việc dự báo tình hình hàng năm là công việc thường xuyên và là công việc thể hiện tầm nhìn của người tổ trưởng cũng như của tập thể giáo viên trong cả tổ. Kết quả dự báo là cơ sở để xây dựng những mục tiêu, phương hướng và kế hoạch cho từ khối - lớp học; đồng thời là cơ sở để bố trí, sắp xếp nhân sự. Việc dự báo tình hình lại phải xuất phát từ những điều kiện chủ quan và khách quan..
	Chẳng hạn, dự báo tình hình để xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch cho năm học 2016 - 2017, bộ môn Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên phải phân tích các điều kiện chủ quan và khách quan như sau: một là những mục tiêu, phương hướng và kế hoạch năm học của nhà trường; hai là tình hình và chất lượng học sinh lớp 9 của các xã trong vùng tuyển sinh; ba là tình hình và chất lượng của học sinh các khối lớp 11 và 12 đang học tại trường; bốn là những điểm mới trong đề án thi tốt nghiệp và thi đại học năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo; năm là những thay đổi về nhân sự trong tổ v.v.. Đó là những căn cứ để xây dựng các mục tiêu về công tác giáo dục mũi nhọn, công tác ôn thi đại học, công tác giáo dục đại trà và việc phân công, sắp xếp giáo viên dạy trong từng lớp, từng đối tượng cụ thể. 
	Một ví dụ cụ thể: Việc xây dựng mục tiêu về chất lượng giáo dục mũi nhọn trong năm học 2016 - 2017 của tổ phải dựa trên dự báo về chất lượng học sinh lớp 12, khả năng phát triển năng lực của mỗi học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục công dân; dự báo về những thay đổi trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp; dự báo về mối tương quan chất lượng của học sinh trong trường với học sinh các trường khác Trên cơ sở đó, tổ mới có thể xây dựng kế hoạch dạy ôn tập, bồi dưỡng và đặt ra chỉ tiêu đạt bao nhiêu giải, số giải cụ thể ra sao, giao chỉ tiêu giải cho mỗi học sinh như thế nào 
	Để có thể dự báo sát tình hình, tổ trưởng chuyên môn không thể chỉ đưa ra những phán đoán cá nhân, mà phải huy động trí tuệ của cả tập thể tổ trong việc thu thập và phân tích các nguồn thông tin, tham khảo ý kiến định hướng, chỉ đạo của Ban giám hiệu và cả những thông tin của các giáo viên khác trong toàn trường. Ngoài ra còn phải theo dõi những tin tức thời sự có liên quan đến ngành giáo dục, những thông tin chỉ đạo của Sở giáo dục và từ các trường THCS cũng như từ nhân dân trong vùng tuyển sinh. Trong công tác dự báo, cần tránh sự chủ quan, duy ý chí và sự suy luận thiếu căn cứ thực tế về tình hình. Có như thế thì việc dự báo mới mang lại hiệu quả cao.
2.3.1.2. Xác định mục tiêu hoạt động
	Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của tổ chuyên môn trong tương lai. Khác với mục đích, mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ tiêu chí đo lường kết quả của hành động sao cho ở thời điểm cần hoàn thành mục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu đã được hoàn thành ở mức độ nào. Ngoài ra, mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian cụ thể. Việc hoàn thành mục tiêu không phải chỉ được đo lường bằng các tiêu chí quy mô và chất lượng, mà còn phải được xem xét về khoảng thời gian thực hiện. Hơn nữa, mục tiêu trong quản lí phải là kết quả hành động có chọn lựa theo hướng tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng và tối đa hóa độ hài lòng của những người liên quan. Chính vì thế, việc xác định đúng mục tiêu là một công việc quan trọng và không dễ dàng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn là công việc thường niên và phải được hoàn thành từ đầu năm học. Trong quá trình thực hiện có thể có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những biến động của tình hình thực tế. Không xác định được mục tiêu thì hoạt động của cả tổ cũng như của mỗi cá nhân sẽ không có định hướng cụ thể. Xác định đúng mục tiêu là mục tiêu đó phải phù hợp với điều kiện thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có của tổ để hoàn thành với hiệu quả cao nhất.
Trong thực tiễn quản lí hoạt dộng của tổ chuyên môn, chúng tôi thường xây dựng một hệ thống mục tiêu, thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất: Mục tiêu chung của cả tổ trong năm học. Mục tiêu này lại được thể hiện cụ thể như sau:
- Việc thực hiện những quy định nề nếp của ngành và cơ quan.
- Chất lượng kiểm tra các loại hồ sơ cá nhân.
- Kết quả thao giảng và thi giáo viên giỏi.
- Việc phân công và bố trí chuyên môn.
- Kết quả giáo dục mũi nhọn (bồi dưỡng học sinh giỏi).
- Kết quả thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12 đối với môn Giáo dục công dân trọng tổ hợp bài thi Lịch sử - Địa lí - Công dân
- Kết quả giáo dục đại trà cho học sinh toàn trường.
- Kết quả công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ v.v..
Thứ hai: Mục tiêu đối với mỗi cá nhân. Xây dựng mục tiêu này, tổ trưởng chuyên môn phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mỗi giáo viên trong năm học, những điều kiện khách quan và trên cơ sở đăng kí của chính mỗi giáo viên đó. Mục tiêu này có thể được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể sau:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Kết quả giáo dục và đào tạo.
- Kết quả công tác chủ nhiệm hoặc kiêm nhiệm (nếu có).
- Kết quả nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Các danh hiệu thi đua, khen thưởng v.v... 
	Thứ ba: Mục tiêu cho từng khối lớp học sinh cụ thể. Mục tiêu này gắn liền với các mục tiêu chung của tổ và mục tiêu cá nhân của mỗi giáo viên, được thực hiện bằng hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Xây dựng mục tiêu này, phải căn cứ vào tình hình thực tế mà giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các lớp nắm bắt được. Các mục tiêu cụ thể là:
	- Kết quả và chất lượng học tập môn môn Giáo dục công dân ở mỗi khối lớp và ở mỗi đơn vị lớp.
	- Việc phát hiện nguồn học sinh và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi đối với lớp 10 và lớp 11.
	- Việc bồi dưỡng và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi chính thức cho lớp 12.
	Trong việc xây dựng hệ thống mục tiêu, cần phải chỉ rõ thời gian thực hiện, nguồn lực thực hiện, kế hoạch thực hiện, các tình huống có thể xảy ra và kế hoạch điều chỉnh hay bổ sung mục tiêu (nếu cần), mục tiêu nào là trọng tâm, cần được ưu tiên về thời gian và nguồn lực Trên cơ sở của những mục tiêu đó, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch, thảo luận kế hoạch và xin ý kiến của Ban giám hiệu, sau đó phổ biến và tổ chức thực hiện kế hoạch. 
	Khi xây dựng hệ thống mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn, cần tránh hiện tượng xây dựng những mục tiêu quá thấp hoặc quá cao so với năng lực thực tế của cả tổ hoặc mỗi cá nhân. Nếu xây dựng mục tiêu quá thấp thì việc thực hiện mục tiêu sẽ quá dễ dàng và dẫn đến thái độ chủ quan, tự mãn và ảo tưởng về khả năng hoàn thành mục tiêu. Nếu xây dựng mục tiêu quá cao thì việc hoàn thành mục tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn, và nếu không hoàn thành (mà kéo dài tình trạng này) thì sẽ dễ dẫn đến thái độ chán nản, nhụt chí của giáo viên cũng như của học sinh. Xây dựng mục tiêu phù hợp là điều đảm bảo cho việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của tổ chuyên môn cũng như của nhà trường.
2.3.1.3. Xây dựng kế hoạch và chương trình hành động phù hợp, đạt hiêu quả cao
Xây dựng kế hoạch và chương trình hành động là sự định hướng các công việc cụ thể để thực hiện những mục tiêu đã đề ra của tổ chuyên môn trong năm học, đi đôi với việc phát huy những nguồn lực hiện có. Chương trình hành động của tổ chuyên môn thường gắn liền với việc dạy học theo chuyên đề. Kế hoạch của tổ chuyên môn trong một năm học bao gồm nhiều loại kế hoạch khác nhau, được lập theo tiêu chí thời gian thực hiện và các lĩnh vực công việc cụ thể.
Thứ nhất, theo tiêu chí thời gian thì tổ chuyên môn thường có các loại kế hoạch như sau:
- Kế hoạch năm học.
- Kế hoạch cho từng học kỳ.
- Kế hoạch hàng tháng.
- Kế hoạch theo tuần.
Thứ hai, theo yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu trong từng lĩnh vực công việc cụ thể, kế hoạch của tổ chuyên môn thường có các loại như sau:
- Kế hoạch phân công chuyên môn.
- Kế hoạch dự giờ, thao giảng.
- Kế hoạch thi giáo viên giỏi (cấp trường hoặc cấp tỉnh)
- Kế hoạch thực hiện dạy học theo phân phối chương trình.
- Kế hoạch kiểm tra hồ sơ cá nhân.
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Kế hoạch ôn tập v.v..
- Kế hoạch nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm v.v..
Trong việc xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, tổ trưởng chuyên môn phải là người chủ động dự thảo, sau đó đưa ra bàn bạc, thảo luận trước tổ, lấy ý kiến thống nhất về thời gian thực hiện, phương thức thực hiện, người thực hiện, kinh phí thực hiện rồi mới trình lên ban giám hiệu xin ý kiến và điều chỉnh (nếu có). Sau khi đã được Ban giám hiệu thông qua thì mới đem ra để thực hiện trong tổ. Nếu cần có sự điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện thì phải bàn bạc và thống nhất ý kiến tất cả các thành viên trong tổ. Kế hoạch được xây dựng phù hợp thì sẽ thuận lợi trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
	Việc lập kế hoạch và chương trình hành động của tổ chuyên môn phải thống nhất với các kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời phải là cơ sở để các giáo viên trong tổ theo đó mà xây dựng kế hoạch cá nhân. Kế hoạch và chương trình hành động thể hiện tư duy làm việc khoa học, có mục tiêu, mục đích và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Mỗi năm học đều có những điều kiện chủ quan và khách quan riêng, gắn với những mục tiêu khác nhau, vì vậy, việc lập kế hoạch cho mỗi năm học còn thể hiện sự sáng tạo và đột phá trong công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trong sự phát triển chung của nhà trường.
2.3.2	Huy động, bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực
Nguồn lực của một tổ chuyên môn ở trường THPT nói chung, với tổ bộ môn Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên nói riêng chủ yếu là con người, bao gồm hai đối tượng chính là nguồn lực giáo viên và nguồn lực học sinh. Mọi mục tiêu và kế hoạch của tổ đều được xây dựng và tổ chức thực hiện dựa trên yếu tố nguồn lực ấy.
2.3.2.1. Huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực đội ngũ giáo viên
	Sử dụng nguồn lực trong đội ngũ giáo viên là sự sắp xếp, phân công chuyên môn đúng vị trí công việc phù hợp với năng lực của mỗi người. Việc sắp xếp ai dạy lớp nào, dạy đối tượng học sinh nào và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là gì là những công việc trong việc huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực giáo viên. Trong việc này, tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò tham mưu cho hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để Ban giám hiệu ra quyết định cuối cùng trong việc sắp xếp nhân sự. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn là phải nắm vững về năng lực, sở trường của giáo viên trong tổ, đánh giá một cách chính xác và khách quan năng lực của từng người. Cần tránh hiện tượng đánh giá sai lệch, phiến diện về giáo viên, dẫn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_cua_to.doc