SKKN Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong dạy học Vật Lý

SKKN Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong dạy học Vật Lý

Tôi viết đề tài này khi bản thân vẫn đang bị ám ảnh bởi những hình ảnh, video tai nạn giao thông mà hằng ngày các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải. Những câu như: “ số vụ tại nạn trong dịp tết dương lịch là ” , “ số người bị thương trong dịp nghỉ lễ 30/4 là ” mặc dù ta không muốn nghe nhưng nó đã quá quen thuộc và đã thành tiền lệ sau mỗi dịp lễ tết. Con số các vụ tai nạn giao thông được thống kê hàng năm khiên ta phải giật mình vì nó quá lớn. Điều đáng nói là các con số đó ngày càng tăng lên

docx 17 trang thuychi01 8023
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong dạy học Vật Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ.
Người thực hiện: Đỗ Thị Cúc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lý
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
	 	Trang
1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài	2	1.2. Mục đích nghiên cứu	3
	1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
	1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. Nội dung nghiên cứu	3
 	2.1. Cơ sở lí luận	3 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	4
 	2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. 	5
	2.3.1. Bài : Gương cầu lồi.	5
 	2.3.2. Bài 10: Ba định luật Niuton- Vật lý 10	6
	2.3.3. Bài 13: Lực ma sát- Vật lý 10	8
	2.3.4. Bài 14: Lực hướng tâm- Vật lý 10.	9
	2.3.5. Bài 20: Các dạng cân bằng của một vật có mặt chân đế - Vật lý 10	12
	2.3.6. Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác - Lơ.	13
	2.3.7. Bài: 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn- Vật lý 10 cơ bản	13
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	14
3. Kết luận và kiến nghị	14
Tài liệu tham khảo	15
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên	16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Tôi viết đề tài này khi bản thân vẫn đang bị ám ảnh bởi những hình ảnh, video tai nạn giao thông mà hằng ngày các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải. Những câu như: “ số vụ tại nạn trong dịp tết dương lịch là” , “ số người bị thương trong dịp nghỉ lễ 30/4 là” mặc dù ta không muốn nghe nhưng nó đã quá quen thuộc và đã thành tiền lệ sau mỗi dịp lễ tết. Con số các vụ tai nạn giao thông được thống kê hàng năm khiên ta phải giật mình vì nó quá lớn. Điều đáng nói là các con số đó ngày càng tăng lên. Chúng ta có thể thấy qua biểu đồ so sánh tình hình tai nạn giao thông năm 2016 và 2017 sau: 
	Tai nạn giao thông gây ra hậu quả rất nặng nề. Người may mắn sống sót thì cũng mang thương tật cả đời, người không may thì ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau cho người ở lại, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau và những đứa con côi cút. Đó là chưa kể đến nạn nhân hầu hết là những người trong độ tuổi lao động. Họ mất đi hoặc tàn phế là một thiệt thòi cho xã hội. Vì vậy giảm thiểu tai nạn giao thông là một việc làm cấp bách. Để làm điều đó, xưa nay ta vẫn nhắc nhở nhau rằng : không vượt đèn đỏ, không uống rượu bia, làm chủ tốc độ, hay phong phú, sinh động hơn là các cuộc thi về an toàn giao thông nói chung là tuyên truyền và giáo dục luật giao thông. Nhưng mọi người quên rằng chính việc hiểu các nguyên tắc, tính chất vật lý để giải quyết tình huống diễn ra trên đường cũng là yếu tố quan trọng. Và gần đây, vụ va chạm giữa xe khách của anh Đỗ Hùng Mạnh đồng hương của tôi với xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ làm một cảnh sát hi sinh và bốn người bị thương đã gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội mà theo tôi là liên quan nhiều đến quán tính của vật càng cho tôi thấy vai trò của người giáo viên vật lý trong việc giáo dục an toàn giao thông trong cộng đồng. Dễ tiếp cận nhất chính là các em học sinh hằng ngày tôi vẫn dạy. Vì vậy tôi sẽ nghiên cứu đề tài “ lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong dạy học vật lý” để cho ra đời một thế hệ trẻ không những hiểu luật mà còn có kiến thức khoa học để tham gia giao thông an toàn nhất. 
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
	Đề tài giúp các em hiểu được bản chât vật lý của sự vật hiện tượng để các em có hướng xử lý phù hợp với các tình huống diễn ra trên đường nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.	
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Các định luật, tính chất vật lý gắn liền với các tình huống giao thông có liên quan, phân tích và đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, hệ thống hóa các đơn vị kiến thức có liên quan.
	- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phân tích từng hiện tượng, vấn đề cụ thể.
	- Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông qua buổi học ngoài giờ lên lớp.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận:
 	Một trong những mục tiêu của dạy học vật lí là làm cho lý thuyết xích lại gần hơn với thực tiễn và đời sống, lấy lý thuyết để soi sang thực tiễn và dùng thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của các lý thuyết. Lý thuyết và thực tiễn trong dạy học vật lí phải gắn liền với nhau và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất không tách rời. Với quan điểm đó, việc tăng cường tính thực tiễn trong dạy học vật lí luôn là thực sự cần thiết. Những năm gần đây, trong kỳ thi THPT Quốc Gia số câu hỏi mang tính thực hành đã được đưa vào cũng nhằm vào mục đích đó. Trong đề tài này tôi sẽ chỉ ra các đơn vị kiến thức cụ thể có ứng dụng trong lĩnh vực giao thông để các em có hướng xử lý tối ưu nhất với các tình huống mà các em có thể gặp phải .
	Để làm được điều này giáo viên cần:
	- Giúp học sinh nắm chắc đơn vị kiến thức vật lý liên quan đến hiện tượng.
	- Gợi ý cho học sinh những tình huống cần áp dụng đơn vị kiến thức đó.
	- Dẫn dắt các em áp dụng được đơn vị kiến thức để xử lý tình huống .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Tình trạng tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Thật đau lòng khi hai năm vừa qua trường THPT Mường Lát đã có hai em học sinh mất vì tai nạn giao thông. Qua thực tế khảo sát cho thấy đại đa số học sinh nói riêng, người tham gia giao thông nói chung ý thức chấp hành luật giao thông còn kém, chỉ mang tính đối phó, một số tình huống đưa ra chưa biết xử lý phù hợp. Sở dĩ như vậy là vì trình độ dân trí còn thấp. Mọi người không biết rằng một số luật giao thông được đưa ra là có cơ sở khoa học rõ ràng. Và với các tình huống diễn ra, nếu biêt được bản chất vật lý của vấn đề sẽ có cách giải quyết an toàn.
	Nhắc đến tai nạn giao thông , ta không thể không nhắc đến container. Theo thống kê của bộ giao thông vận tải, các vụ tai nạn liên quan đến container chiếm tỉ lệ lớn và hầu hết là các vụ tai nạn nghiêm trọng. Container thực sự là nỗi khiếp đảm của những người tham gia giao thông, nó được mệnh danh là hung thần xa lộ. Sở dĩ như vậy một phần là do đặc điểm của loại xe này khích thước và khối lượng lớn, bản thân tài xế có khi cũng đã nỗ lực nhưng vẫn không tránh được rủi do, vì vậy mọi người phải biết đặc điểm đó để lưu thông an toàn. Và đây là chia sẻ của một bác tài xế có tâm và có thâm niên trong nghề lái container trên mạng xã hội rất đáng để chúng ta lưu ý: 
	Đó là kinh nghiệm của bác tài xế nhưng nó có cơ sở khoa học. Dưới đây tôi sẽ phân tích các vấn đề liên quan.
2.3. Các giải pháp thực hiện
	Tôi sẽ đưa ra các đơnvị kiến thức có ứng dụng trong lĩnh vực giao thông và ứng dụng cụ thể.
2.3.1. Bài : Gương cầu lồi :
2.3.1.1. Đơn vị kiến thức liên quan:
	Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi ( thị trường gương) rộng hơn so với gương phẳng có cùng kích thước 
2.3.1.2. Nội dung cần giáo dục:
	Trên ô tô, xe máy người ta lắp gương cầu lồi để quan sát phía sau chứ không phải gương phẳng vì thị trường gương cầu lồi lớn hơn nên quan sát được vùng phía sau lớn hơn gương phẳng giúp ta quan sát được các xe chuyển động phía sau.
	Đi trên đường vào những khúc cua có vật cản che khuất , người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương này giúp người lái xe phát hiện phía bên kia có vật cản hoặc xe chạy ngược chiều không. 
	Với đặc điểm là một huyện miền núi, đường xá quanh co, gương cầu giao thông được lắp đặt rất nhiều nhưng người dân hầu hết không hiểu được tác dụng của nó nên đã có những hành động đáng phê phán như đập vỡ gương. sau bài này học sinh hiểu được mục đích và cách sử dụng chúng, từ đó có ý thức giữ gìn.
2.3.2 . Bài 10: ba định luật Niuton- Vật lý 10: 
2.3.2.1. Đơn vị kiến thức liên quan: 
	- Quán tính: là tính chất mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
	- Khối lượng và mức quán tính: khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
2.3.2.2. Nội dung cần giáo dục: 
 	* Người ngồi trên phương tiện giao thông, xe biến đổi chuyển động đột ngột dễ gây nguy hiểm. Do phần phía dưới cơ thể chuyển động cùng với xe, phần phía trên cơ thể vẫn giữ trạng thái ban đầu. Ví dụ xe đang chạy đột ngột dừng lại, phần chân dừng lại theo xe, phần trên cơ thể vẫn chuyển động như cũ kết quả là phần đầu bị va chạm mạnh, nguy hiểm đến tính mạng. 
	Vì vậy người ngồi trên xe máy, xe máy điện cần đội mũ bảo hiểm.
	* Khi đi ô tô, phải đợi xe dừng hẳn mới bước xuống. Vì nếu xe đang chạy, dù rất chậm, ta bước xuống thì chân dừng lại nhưng phần trên cơ thể vẫn đang chuyển động về phía trước do quán tính nên dễ bị đập đầu xuống đất rất nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn nếu ta bước về sau xe, vì lúc này vận tốc tương đối giữa phần đầu và chân tăng lên làm cú ngã mạnh hơn, cho nên khi xuống ô tô nên bước về phía trước.
	* Tàu hỏa dài hàng vài chục toa, chở hàng hóa nặng , lượng hành khách nhiều nên khối lượng cực lớn do đó mức quán tính lớn, muốn dừng lại phải phanh trước vài km do đó ta phải chủ động để tránh tàu hỏa. Muốn đi qua đường tàu phải nhìn hai bên đường ray, nếu thấy tàu hỏa phải đứng cách xa đường tàu, chờ tàu đi qua mới sang đường.
 *Nếu ô tô không may bị chết máy trên đường ray thì 2 người chạy về 2 phía đường ray cầm chiếc khăn đỏ quay tròn báo hiệu để tài xế phanh tàu hỏa từ xa.
* Container (hay xe tải nói chung) là loại xe tải hạng nặng nên mức quán tính lớn, xe đang chuyển động rất khó dừng lại cho nên ”4. không đi trước đầu container”- lời bác tài xế dặn. Mặt khác chiều dài xe container lớn, cỡ 18m nên phạm vi an toàn dành cho xe container khá rộng. Vì vậy bác tài xế khuyên :
”1. Không bám sát container .
 2. Không đi song song container.
 3. Khi thấy container lùi hay quay đầu thì hãy kiên nhẫn chờ một chút, đừng chen lấn.”
2.3.3. Bài 13: Lực ma sát- Vật lý 10
2.3.3.1. Đơn vị kiến thức liên quan: 
	* Ma sát nghỉ: xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt giúp cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi bị một lực song song với mặt tiếp xúc. 
2.3.3.2. Nội dung cần giáo dục: 
	*Trên đế giầy dép, lốp xe phải khía rãnh để tăng ma sát nghỉ. Khi sử dụng lâu, lốp xe bị mòn cần phải thay lốp. 
	*Vào những ngày trời mưa, lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường giảm, người lái xe cần giảm tốc đô để tránh bị trơn trượt. 
	Đó cũng chính là lý do bác tài xế khuyên ta điều thứ 5: ” 5. Khi trời mưa mà gặp tai nạn chỗ khúc cua khuất tầm nhìn nếu giúp được gì nạn nhân thì giúp, nếu không thì không nên tụ tập đông người” không may xe khác tới đặc biệt là những xe có khối lượng lớn, quán tính lớn đã khó dừng lại thêm ma sát giảm do trời mưa ”thì lúc đó sẽ như một cái chổi, lúc đó các bạn có chạy cũng không kịp” 
2.3.4. Bài 14: Lực hướng tâm- Vật lý 10. 
2.3.4.1. Đơn vị kiến thức liên quan: 
 * Lực hướng tâm là lực hay hợp lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra gia tốc cho vật. 
Fht=maht==mr :
 * Chuyển động ly tâm: là chuyển động bị văng khỏi quỹ đạo tròn theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. 
2.3.4.2. Nội dung cần giáo dục:
	* Các vận động viên đua xe khi qua khúc cua phải nghiêng rạp người xuống đường
Giải thích: vận động viên đi trên khúc cua giống như một chuyển động tròn. Ta phân tích các lực tác dụng lên hệ người xe: Trọng lực , phản lực. Hợp Hai lực này là giữ cho xe chuyển động tròn quanh khúc cua.
Góc nghiêng α của người so với mặt đường được xác định như sau: 
tg α===
Từ biểu thức suy ra các tay đua chạy với vận tốc càng lớn, α càng nhỏ tức là người càng phải nhiêng rạp xuống đường.
* Mặt đường vào khúc cua thường phải làm nghiêng về tâm cong.
 Giải thích: Khi ô tô đến đoạn đường cong phản lực không cân bằng với trọng lực nữa. Hợp của 2 lực này hướng vào tâm quỹ đạo, cùng với lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm làm ô tô chuyển động cong được dễ dàng.
*Khi xe chuyển động trên đường cua không nghiêng vào tâm cong (ví dụ lên đèo), khi này chỉ có lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động cong. Để xe vẫn chuyển động được theo cung đường này thì:
hay 
mg v
	Nghĩa là với đoạn đường cong nào đó tất cả các phương tiện giao thông dù nặng nề chậm chạp như xe tải hay tốc độ lớn như xe con hoặc nhẹ hơn như xe máy đều không được đi quá tốc độ tối đa xác định, giá trị này không phụ thuộc vào khối lượng của phương tiện. Nhiều người kiến thức vật lý hạn hẹp, tưởng xe xịn, phóng nhanh, khi vượt quá tốc độ tối đa cho phép sẽ chuyển động ly tâm, xe văng xuống vực gây tai nạn.
2.3.5. Bài 20: Các dạng cân bằng của một vật có mặt chân đế- Vật lý 10 
2.3.5.1. Đơn vị kiến thức liên quan: 
	*Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế: giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế ( hay là trọng tâm phải rơi trên mặt chân đế).
	*Mức vững vàng của cân bằng: mức vững vàng của cân bằng được xác đinh bởi độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao, diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại. 
2.3.5.2. Nội dung cần giáo dục:
	Không nên xếp hàng quá cao, nên xếp vật nặng xuống dưới, vật nhẹ lên trên để hạ thấp trọng tâm, tăng mức vững vàng của xe.
	Với đặc thù là huyện miền núi, đường chủ yếu là đèo dốc nghiêng cần chú ý cho hoc sinh điều này. Thực tế, năm 2016 một xe chở luồng do chất quá cao khi đi vào đoạn đường nghiêng đã bị lật, gây tử vong 3 người tại địa bàn xã Trung Lý-Mường Lát. Đồng thời nhắc nhở các em không nên đi gần các xe tải để tránh rủi do. 
	Dưới đây là hình ảnh chiếc xe chở gỗ chất hàng quá cao, dẫn đến trọng tâm ở trên cao nên mức vững vàng của xe kém. Vì vậy khi đi vào đoạn đường nghiêng, trọng tâm sẽ bị rơi ra ngoài mặt chân đế làm xe bị lật.
2.3.6. Bài 30: Quá trình đẳng tich. Định luật Sác-Lơ.
2.3.6.1. Đơn vị kiến thức liên quan: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. 
hằng số 
2.3.6.2. Nội dung cần giáo dục:
	Không nên bơm xe quá căng. Vì khi bơm xe quá căng, thể tích của săm ,lốp xe không thể tăng thêm, khi trời nắng nhiệt độ T tăng lên áp suất khí trong lốp xe sẽ tăng gây nổ lốp, xe bị biến đổi chuyển động đột ngột ( chạy chậm hẳn lại), do quán tính xe phía sau không kịp xử lý sẽ gây tai nạn.
2.3.7. Bài: 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn- Vật lý 10 cơ bản.
2.3.7.1. Đơn vị kiến thức liên quan: 
	Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng.
Độ nở dài: 
2.3.7.2. Nội dung cần giáo dục:
 	Đường ray xe lửa người ta không làm liền một mạch từ Nam chí Bắc mà phải làm có khe hở để khi tàu hỏa chạy qua, đường ray nóng lên, khe hở đó là chỗ để đường ray nở ra, nếu không đường ray sẽ bị cong vênh làm tàu trật bánh, gây tai nạn. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Tôi đã tổ chức một buổi học ngoại khóa về ứng dụng vật lý trong việc giáo dục an toàn giao thông ở hai lớp 10 A và 10C, với mỗi tình huống đưa ra các em đều rất hào hứng phân tích vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Qua đây ý thức chấp hành giao thông của học sinh được nâng cao, các em vận dụng ngay kiến thức đã chiếm lĩnh được vào việc lưu thông trên đường hằng ngày. Điều này có thể thấy là 100o/o học sinh đi xe đạp điện đều tự giác đội mũ bảo hiểm, thay vì trước đây các em chỉ đội khi nhìn thấy cảnh sát giao thông, không còn tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, tải ba, dàn hàng ngang mỗi khi tan trường.
 Đối với lớp 10B và 10D tôi thực hiện lồng ghép giáo dục an toàn giao thông theo từng bài riêng rẽ ứng với đơn vị kiến thức liên quan học sinh cũng rất hào hứng và thấy môn học có ích, gẫn gũi với cuộc sống.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 
	Với đặc điểm là một huyện miền núi cao và nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, học sinh học lực yếu kém là chủ yếu, các em rất ngại học và đặc biệt là sợ các môn khoa học tự nhiên nhưng với cách dạy học tích hợp đã làm cho các em hứng thú hơn. Đó là một thắng lợi và cần nhân rộng.
	Ai cũng biết rằng vật lý là môn khoa học thực nghiệm, thế giới phát triển được như ngày nay cũng là nhờ thành tựu của vật lý học, có kiến thức khoa học mọi việc được giải quyết một cách an toàn và hiệu quả. Cho nên là một người giáo viên lý tôi nghĩ rằng mình cần phải tăng cường lồng ghép kiến thức giáo khoa vào thực tiễn để các em thêm yêu thích môn học và thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống.
3.2.Kiến nghị
	-Trước tình hình thực tế mất an toàn giao thông như hiện nay, tôi có đề nghị tới các đồng nghiệp, cần tăng cường lồng ghép giáo giục an toàn giao thông trong các môn học, trong tiết chào cờ hoặc giờ sinh hoạt lớp để nâng cao ý thức cũng như kiến thức của các em khi tham gia giao thông.
	- Các đồng nghiệp nên trao đổi kinh nghiệm với nhau nhiều hơn để rút ra cho mình cách giáo dục các em hiểu quả nhất.
	- Hàng năm các sáng kiến có chất lượng, đạt giải đề nghị Sở Giáo dục chuyển đến các đơn vị hoặc công bố rộng rãi trên mạng để giáo viên tham khảo, học hỏi.
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đỗ Thị Cúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 : Mạng internet.
: Vật lí Lớp 7 NXB Giáo dục – 2011. Lương Duyên Bình –Vũ Quang.
: Vật lí Lớp 10 NXB Giáo dục – 2011. Lương Duyên Bình –Vũ Quang.
DANH MỤC
 CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ CÚC
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mường Lát.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Hướng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm giao thoa sóng nước và giao thoa ánh sáng 
Sở
C
2015-2016

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_giao_duc_an_toan_giao_thong_trong_day_hoc_vat.docx