SKKN Một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh của trường THPT Hậu Lộc I nhằm nâng cao chất lượng học tập

SKKN Một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh của trường THPT Hậu Lộc I nhằm nâng cao chất lượng học tập

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ cũng đã dạy : “ Dạy cũng như học, phải biêt chú trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện, mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo” ( Trích lời Bác Hồ ngày 21/10/1964). Trong các trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong công tác trồng người vì theo ông cha ta đã nói “ Tiên học lễ, hậu học văn ” và Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Như vậy rèn luyện đạo đức là vấn đề quan trọng trong việc trồng người. Vì vậy trường học là nơi rèn luyện tài đức cho học sinh. Học sinh được giáo dục tốt đạo đức thì việc học tập gặp nhiều thuận lợi hơn.

Giáo dục đạo đức học sinh không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chúng ta làm sao hình thành ở các em những phẩm chất tốt của người công dân, biết sống, lao động và học tập, thích ứng với sự đổi mới của xã hội. Có lòng nhân ái, vị tha. Biết tương thân tương trợ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái với mọi người. Sống tự tin, hồn nhiên trung thực, năng động, sáng tạo. Có ý thức “mình vì mọi người”. Để đạt được mục tiêu ấy thì vấn đề quản lý nề nếp học sinh phải thực sự được Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm.Một trường muốn có chất lượng tốt thì nề nếp học sinh phải tốt.

 

doc 20 trang thuychi01 24943
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh của trường THPT Hậu Lộc I nhằm nâng cao chất lượng học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trang 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trang 5
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục các em học sinh thực hiện tốt các quy định của Đảng, Đoàn, của nhà nước, nội quy của ngành, của trường, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.
Trang 5
2.3.2. Phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục học sinh.
Trang 6
2.3.3. Tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng phát triển công tác đoàn viên. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm quản lí nề nếp học sinh .
Trang 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trang 7
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trang 8
3.1. Kết luận.
Trang 8
3.2 Kiến nghị
Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ 
Trang 12
PHỤ LỤC
Trang 13
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ cũng đã dạy : “ Dạy cũng như học, phải biêt chú trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện, mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo” ( Trích lời Bác Hồ ngày 21/10/1964). Trong các trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong công tác trồng người vì theo ông cha ta đã nói “ Tiên học lễ, hậu học văn ” và Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Như vậy rèn luyện đạo đức là vấn đề quan trọng trong việc trồng người. Vì vậy trường học là nơi rèn luyện tài đức cho học sinh. Học sinh được giáo dục tốt đạo đức thì việc học tập gặp nhiều thuận lợi hơn. 
Giáo dục đạo đức học sinh không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chúng ta làm sao hình thành ở các em những phẩm chất tốt của người công dân, biết sống, lao động và học tập, thích ứng với sự đổi mới của xã hội. Có lòng nhân ái, vị tha. Biết tương thân tương trợ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái với mọi người. Sống tự tin, hồn nhiên trung thực, năng động, sáng tạo. Có ý thức “mình vì mọi người”. Để đạt được mục tiêu ấy thì vấn đề quản lý nề nếp học sinh phải thực sự được Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm.Một trường muốn có chất lượng tốt thì nề nếp học sinh phải tốt.
Trường THPT Hậu Lộc I đóng trên địa bàn Xã Phú Lộc – Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh hóa. Nguồn học sinh tuyển vào là học sinh các xã vùng màu và một phần học sinh vùng biển, nhiều học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn bố mẹ phải đi làm ăn xa hoặc bố mẹ đi biển nên ở nhà với ông bà, cô chú dẫn đến không có sự quan tâm sát sao của bố mẹ nên nề nếp thực hiện nội quy của nhà trường chưa tốt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập. Bản thân tôi là một Bí thư đoàn trường – phó ban nề nếp phụ trách nề nếp học sinh. Tôi nhận thấy rằng vấn đề quản lý nề nếp học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó phản ảnh sự chấp hành kỷ cương nề nếp của học sinh trong nhà trường, xuất phát từ thực tế. Tôi thấy học sinh của trường mình một số còn vi phạm các nề nếp như sau:
 - Ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: đi học muộn, không mặc đồng phục khi đến trường, tóc còn nhuộm màu vàng hoặc cắt tóc ngổ ngáo, nghỉ học, bỏ tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra, sử dụng điện thoại trong giờ học...
- Một số học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, đánh nhau, vi phạm luật giao thông, đặc biệt là có học sinh vô lễ với giáo viên...
- Tham gia các hoạt động tập thể còn yếu, ý thức chưa cao.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học thì một trong những việc làm cần thiết của người quản lý nề nếp là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp trường học. Bởi trường có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các em, nâng cao vai trò của Ban nề nếp. Mặt khác, nề nếp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con người .
Với các lý do trên ngay từ đầu năm học 2014 - 2015 tôi đã chọn đề tài cho mình là: Một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh của trường THPT Hậu Lộc I nhằm nâng cao chất lượng học tập.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp các em học sinh : 
- Học sinh thực hiện tốt nội quy trường học, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,  
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của đoàn trường 
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui chơi 
- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Học sinh trung thực, đoàn kết.
- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể dục thể thao, văn nghệ 
- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2014 – 2015
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2015 – 2016
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2016 – 2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát nhận xét.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
- Phương pháp trò chuyện.
- Tuyên dương, khen thưởng.
- Điều tra, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉ luật, có trật tự, có tổ chức.
Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc quản lý nề nếp học sinh cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc trung học phổ thông học sinh đang độ tuổi phát triển về tâm sinh lý chúng ta cần coi trọng việc quản lý nề nếp học sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. 
Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào cả hệ thống chính trị của nhà trường
Để quản lý tốt nề nếp học sinh thì người quản lý phải hiểu về tâm sinh lý của học sinh, gần gũi học sinh nắm bắt được hoàn cảnh của các học sinh cá biệt, cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thuận lợi
- Học sinh ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo.
- Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi.
- Cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng cho quá trình dạy học
- Nhà trường đã lắp hệ thống Camera đến từng phòng và các khu vực học sinh học tập vui chơi như sân thể dục, nhà đa năng, sân trường ...
- Nhà trường sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử của VNPT Hậu Lộc trong mạng vn.edu thường xuyên cập nhật nề nếp và kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh biết qua tin nhắn điện thoại.
- Tập thể cán bộ giáo viên trong trường trẻ tuổi, nhiệt huyết với nghề, đoàn kết luôn quan tân đến học sinh coi nề nếp là nền tảng để nâng cao chất lượng học tập
- Được sự quan tâm và ủng hộ của Cấp ủy,BGH và toàn thể giáo viên nhà trường.
b. Khó khăn
- Trường THPT Hậu Lộc I nằm trên địa bàn của một xã vùng màu điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh còn nghèo chưa đầu tư quan tâm đúng mức đến việc học tập cũng như sinh hoạt của con cái
 - Một bộ phận học sinh vùng bãi ngang và vùng biển thì bố mẹ đi biển dài ngày hoặc đi làm ăn xa học sinh ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm sát sao dẫn đến học sinh lười học ham chơi đua đòi 
- Các hàng ăn và quán chơi game nằm kinh doanh gần trường cũng gây khó khăn trong việc quản lý.
- Khu giáo dục thể chất của nhà trường không nằm chung với khu học tập học sinh học TDQP phải di chuyển ngang qua đường dẫn đến việc quản lý học sinh bỏ giờ ra quán ăn hoặc quán game rất khó khăn.
- Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực
- Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến con em mình.
Với những thực trạng trên, để quản lý nề nếp học sinh đòi hỏi người quản lý phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh . Bên cạnh đó người quản lý còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết thương yêu học sinh như con mình. Phải biết huy động sức mạnh tập thể đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, công đoàn và đặc biệt là hội phụ huynh.
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục các em học sinh thực hiện tốt các quy định của Đảng, Đoàn, của nhà nước, nội quy của ngành, của trường, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế của nhà trường:
- Tham mưu với Chi bộ Đảng, BGH nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, ký cam kết ngay từ đầu năm học như: ký cam kết không vi phạm luật ATGT, không hút thuốc lá trong khu vực nhà trường, không tàng trữ, sử dụng, vận chuyển chất cháy nổ, ma túy, không sử dụng điện thoại trong giờ...
 - Tham mưu BGH nhà trường xây dựng nội quy học sinh, quy chế khen thưởng kỉ luật học sinh.
- Tham mưu BGH nhà trường thành lập Ban nề nếp thành phần của ban là: Trưởng ban là đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nề nếp, phó ban là đồng chí bí thư Đoàn trường, thư ký là đồng chí phó bí thư Đoàn trường, ban viên là các đồng chí giáo viên dạy chưa đủ số giờ theo quy định 17 tiết/ tuần
 + Ban nề nếp sẽ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nề nếp năm học và thông qua trong hội nghị viên chức đầu năm ( Phụ lục tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nề nếp ). Từ tiêu chuẩn đó sẽ viết phần mền tính điểm nề nếp để đánh giá xếp loại thi đua tường lớp mỗi tuần và thông báo kết quả vào tiết chào cờ thứ 2 của tuần tiếp theo có biểu dương khen thưởng 5 tập thể đứng đầu nề nếp tặng cờ thi đua và nhăc nhở nề nếp 3 tập thể đứng cuối bảng xếp hạng. cuối năm căn cứ vào thứ hạng các lớp để xét thi đua cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh ( Phụ lục bảng xếp loại nề nếp tuần, tháng, học kì và cả năm )
 + Phâm công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban nề nếp như: đồng chí trưởng ban phụ trách chung, đồng chí phó ban lên lịch trực nề nếp cho các đồng chí ban viên có sổ trực theo dõi, theo dõi qua hệ thống camera của nhà trường để kịp thời nhắc nhở những học sinh vi phạm nề nếp và cuối tuần đồng chí thư ký tổng hợp sổ trực và sổ đầu bài trên lớp nhập vào phần mền tính ra điển thi đua và xếp hạng từ cao xuống thấp. ( Phụ lục lịch trực nề nếp )
2.3.2. Phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục học sinh:
 - Kiện toàn tổ chức đoàn, xây dựng đội thanh niên tình nguyện thành viên nòng cốt là bí thư các chi đoàn để tham gia kiển tra chéo giữa các Chi đoàn trong hoạt động nề nếp cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT do đoàn trường tổ chức hay quản lý nề nếp trong các hoạt động ngoại khóa , các ngày lễ lớn của nhà trường,. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tôt trong hoạt động công tác đoàn, đồng thời kiển trách, phê bình, cảnh cáo học sinh vi phạm kỷ luật của nhà trường, pháp luật...
 - Tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục như: các cuộc thi, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong các giờ chào cờ, hoạt động GDNGLL, tổ chức hoạt động vui chơi vừa có tính chất học tập vừa có tính chất giáo dục như tìm hiểu luật ATGT, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản, các câu lạc bộ học tập có hiệu quả. ( Phụ lục kết qủa các hoạt động đoàn )
- Có quy chế phối hợp với hội phụ huynh nhà trường để chung tay giáo dục học sinh vì ngoài thời gian học ở trường thì các em ở nhà cần có sự quan tâm của cha mẹ để các em không vướng vào các tệ nạn xã hội không nghiệm game..Hội trưởng hội phụ huynh phải đến tham gia sinh hoạt với lớp 1 tháng 2 lần để nắm bắt tình hình nề nếp của học sinh lớp mình. Phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, ban nề nếp, Đoàn thanh niên, BGH để giáo dục những học sinh cá biệt.
- Đoàn thanh niên xây dựng tiêu chí thi đua từ đầu năm sau khi tổ chức đại hội để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội có quy chế phối hợp với các tổ chức trong nhà trường.Phối hợp tốt với các đoàn xã, thị trấn trong việc quản lý bàn giao đoàn viên về tham gia sinh hoạt hè tại địa phương cũng như trong các hoạt động khác.
2.3.3. Tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng phát triển công tác đoàn viên. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm quản lí nề nếp học sinh :
- Duy trì nề nếp, sĩ số của lớp chủ nhiệm, không để tình trạng học sinh không mặc đồng phục, vắng học nhiều buổi mà chưa biết lí do.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà trường.
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua thực hiện nề nếp và phong trào thi đua học tập của đoàn trường phát động. Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, HN một cách có hiệu quả. Kết hợp với GVCN thông báo cho gia đình học sinh thường xuyên vi phạm khuyết điểm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, có hiệu quả và cùng với BGH thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Từ những biện pháp quản lý học sinh trên đây từ năm học 2014 – 2015 đến nay nề nếp trường tôi đã đạt được những kết quả đáng kể :
- Học sinh thực hiện tốt nội quy trường học, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,  
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của đoàn trường 
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui chơi 
- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Học sinh trung thực, đoàn kết.
- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể dục thể thao, văn nghệ 
- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà.
	Sau 3 năm học áp dụng tỉ lệ học sinh có hành kiểm yếu, kém đã giảm rõ dệt, số lượng học sinh tham gia vào hội đồng kỷ luật của nhà trường cũng giảm dần, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi tăng hàng năm, chất lượng mũi nhọn luôn giữ vũng trong tốp 10 của Tỉnh trường đã đủ tiêu chuẩn để trở thành trường đạt chuẩn Quốc Gia cụ thể qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.4.1 Kết quả xếp loại Hành kiểm 3 năm học từ 2014 đến 2017
STT
Năm học
Tổng số học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014- 2015
1008
804
79.78
147
14.58
44
4.36
13
1.28
0
0
2015-2016
963
776
80.58
137
14.22
40
4.15
10
1.05
0
0
2016-2017
1048
869
82.91
134
12.79
36
3.44
9
0.86
0
0
Bảng 2.4.1 Kết quả xếp loại Học lực 3 năm học từ 2014 đến 2017
STT
Năm học
Tổng số học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014- 2015
1008
37
3.67
580
57.55
372
36.9
19
1.88
0
0
2015-2016
963
45
4.68
560
58.15
341
35.41
17
1.76
0
0
2016-2017
1048
110
10.5
597
56.97
326
31.1
15
1.43
0
0
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua ba năm thực hiện công tác quản lý nề nếp học sinh, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm sau.
- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Những ngày đầu của năm học, giáo viên cần phải bám trường bám lớp, theo dõi nắm bắt những yếu điểm của từng lớp để có biện pháp kịp thời.
- Tổ chức ổn định giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và đưa lớp đi vào nề nếp càng sớm càng tốt.
- Giáo viên làm gương học sinh noi theo.
- Giáo viên phải xây dựng tiêu chí đánh giá nề nếp học sinh ngày từ đầu năm học, xây dựng đội ngũ theo dõi nề nếp ,có tổng kết đánh giá hàng tuần, có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên và góp ý nhẹ nhàng.
- Gần gũi, yêu thương học sinh. 
- Muốn xây dựng nhà trường có nề nếp tốt và trở thành trường chuẩn Quốc Gia thì trước hết đòi hỏi giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu đặc điểm sinh lý, hoàn cảnh của học sinh để nhanh chóng đưa ra các biện pháp giáo dục học sinh tốt nhất .
- Không những thế giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học. 
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội .
- Kết hợp với ban giám hiệu và Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương.
 Qua quá trình trực tiếp quản lý nề nếp học sinh ở trường THPT Hậu Lộc I ba năm từ năm học 2014 – 2015 đến nay . Tôi thấy rằng, việc rèn nề nếp cho học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở nhiều môi trường khác nhau, và liên quan nhiều đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học sinh, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có được sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. Với một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh mà tôi đã áp dụng ở trường THPT Hậu Lộc I ít nhiều đã mang lại hiệu quả, trường luôn được đánh giá là ngôi trường có nề nếp và thành tích số 1 trong Huyện Hậu Lộc và trong tốp 10 các trường trong Tỉnh. Luôn là địa chỉ tin cậy để phụ huynh học sinh gửi gắn con em mình, luôn xứng đáng với bề dày thành tích 53 năm xây dựng và phát triển. Tôi tin tưởng rằng sáng kiến của mình sẽ được các bạn đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh sẽ học hỏi được nhiều để áp dụng thành công vào đơn vị mình.
3.2.Kiến nghị:
3.2.1. Đối với giáo viên:
Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người quản lý nề nếp phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề nếp thích hợp cho từng cá nhân.
 Cần có sự hợp tác cao của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp thời của BGH nhà trường.
Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều đến học sinh nhất là trong thời buổi công nghệ số, mạng internet phát triển học sinh đang tuổi phát triển tâm sinh lý mạnh các thông tin video xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Hiện tượng học sinh đánh nhau quay video tung lên mạng đang là vấn nạn của ngành giáo dục hiện nay
 Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi mà toàn xã hội đang chờ mong.
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được như cầu dạy học cũng như các hoạt động vui chơi của học sinh để học sinh có các hoạt động ngoại khóa bổ ích qua đó rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết qua đó giúp các em tránh xa được các trò chơi game các tệ nạn xã hội.
	Sở giáo dục cần mở nhiều lớp đào tạo các kỹ năng quản lý cũng như các kỹ năng tổ chức các hoạt động các kỹ năng sống cho các cán bộ quản lý nề nếp để có thể đáp ứng được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_ne_nep_hoc_sinh_cua_truong_thp.doc