SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy Hóa học lớp 10 ở trường thpt Nông Cống 3

SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy Hóa học lớp 10 ở trường thpt Nông Cống 3

 Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên : Nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu, Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa “ giáo dục môi trường ” vào học đường là việc làm rất cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ nhận thức về bảo vệ môi trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ đâu, bất kì cương vị nào cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

 Giảng dạy ở trường THPT Nông Cống 3, điều mà tôi nhận thấy chung cho tất cả các em học sinh là : ý thức bảo vệ môi trường, sự trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh còn kém.

 Với chương trình giáo dục phổ thông nói chung yêu cầu đặt ra là phải gắn liền “kiến thức” với “ thực tiễn ”. Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học : Vật lý, sinh học,. bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất gắn liền với các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nhất thiết phải giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong bộ môn của mình. Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài : “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3”

 

doc 26 trang thuychi01 13027
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy Hóa học lớp 10 ở trường thpt Nông Cống 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề tài: “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên : Nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu,Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa “ giáo dục môi trường ” vào học đường là việc làm rất cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ nhận thức về bảo vệ môi trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ đâu, bất kì cương vị nào cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
 Giảng dạy ở trường THPT Nông Cống 3, điều mà tôi nhận thấy chung cho tất cả các em học sinh là : ý thức bảo vệ môi trường, sự trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh còn kém.
 Với chương trình giáo dục phổ thông nói chung yêu cầu đặt ra là phải gắn liền “kiến thức” với “ thực tiễn ”. Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học : Vật lý, sinh học,.. bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất gắn liền với các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nhất thiết phải giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong bộ môn của mình. Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài : “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3”
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Hiện nay, môi trường đang bị phá hủy nghiêm trọng gây nên ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước, làm mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến : 
- Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của chúng ta trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chúng ta chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,
+ Tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong cũng có thể quăng ngay xuống đường phố.
+ Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chẳng ai quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay ở chân thùng rác.
+ Tại các trường học : Nhiều em vứt giấy, rác, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. 
- Rác, phế thải rắn, được hình thành trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người :
+ Khu dân cư : Thực phẩm dư thừa, giấy, thủy tinh, nhôm,
+ Khu thương mại : Giấy, nhựa, túi nilon, kim loại, thực phẩm thừa, chất thải nguy hại,
+ Công trình xây dựng : Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch cao, bụi,
+ Khu công cộng : Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí,
+ Nhà máy xử lý chất thải đô thị : Bùn, tro.
- Hóa chất, chế biến thực phẩm, do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các rác thải sinh hoạt, thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.
- Khí núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, (SO2, CO2, NO2,) Tuy nhiên, khi giảng dạy bộ môn Hóa học nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức hóa học cho học sinh mà chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo dục ý thức, thái độ và những kĩ năng bảo vệ môi trường. Do đó :
+ Đa số học sinh còn mơ hồ về khái niệm ô nhiễm môi trường.
+ Đa số học sinh chưa có kiến thức về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với môi trường trong sinh hoạt và sản xuất nên chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế gây ô nhiễm môi trường.
+ Đa số học sinh chưa có hành động và những kĩ năng bảo vệ môi trường xung quanh.
 Có thể nói, việc lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn Hóa học thông qua một số tư liệu, hình ảnh, phim minh họa trong các tiết giảng dạy sẽ gây được hứng thú, sự ngạc nhiên với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động hơn. 
Cho nên, mỗi thầy cô giáo chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đặc biệt là qua những bài giảng trong môn Hóa học.
 Giáo dục môi trường sẽ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môi trường, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Thông qua chủ đề lồng ghép “ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Hóa học 10” tôi tin rằng sẽ trang bị cho các em : 
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.
- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
C. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết, Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Việc giảng dạy hóa học một cách hiệu quả, hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú với học sinh là một việc không hề đơn giản chút nào. Qua quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học tại trường THPT Nông Cống 3, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm giảng dạy Hóa học nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học như sau : 
 Thứ nhất, mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo: Biểu hiện bằng lòng say mê, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với học sinh, trách nhiệm trong công việc, năng lực hiểu học sinh, khả năng hòa nhập và đứng vào vị trí của học sinh biết được hoàn cảnh, điều kiện tư chất, trình độ của học sinh để có những phương pháp dạy học phù hợp, Một yếu tố quan trọng nữa là năng lực ngôn ngữ. Người giáo viên nào biết cách khai thác thế mạnh của ngôn từ trong công tác giảng dạy sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, lôi cuốn và hứng thú với môn học hơn. Bên cạnh đó, nắm vững kỹ thuật dạy học cũng là một trong những năng lực cơ bản góp phần khẳng định phẩm chất, tư cách người giáo viên.
 Thứ hai, đưa ra phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cụ thể, trường THPT Nông Cống 3 nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học : Ban lãnh đạo đã tiến hành phân lớp theo trình độ của học sinh , với các lớp A1: dành cho những học sinh có trình độ dưới trung bình, A2: học sinh có trình độ trung bình, A3 : học sinh có trình độ khá, giỏi. Việc phân lớp chỉ có tính tương đối vì trình độ kiến thức ở mỗi lớp chênh lệch nhau không nhiều. Nhưng theo tôi phương pháp học tốt dù ở các lớp khác nhau về trình độ vẫn có đặc điểm chung mà tôi đã giới thiệu cho học sinh của tôi :
- Đọc, hiểu và phân tích kĩ nội dung bài học sách giáo khoa.
- Nắm vững, đào sâu kiến thức thông qua kênh hình, tranh, ảnh minh họa.
- Đọc mục “ Em có biết ”? ở cuối mỗi bài sẽ cung cấp thêm nhiều điều bổ ích và lý thú.
- Luôn liên hệ với thực tiễn đời sống : Nội dung lý thuyết gắn liền với việc giải quyết các vấn đề của đời sống ( bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội........). Qua đây các em có niềm tin ở môn học và thấy rằng kiến thức học được thực sự có ích đối với bản thân các em.
- Trong quá trình học, yêu cầu các em phải luôn tự đặt ra những câu hỏi “ Tại sao?”, “ Làm thế nào?” về nội dung kiến thức... để ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 
- Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học thông qua sách ở thư viện, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng internet....v.v.
 Thứ ba, mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, đưa ra các phương pháp dạy học tích cực. Luôn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học sinh, cụ thể : 
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Hóa học (soạn giảng giáo án điện tử), sử dụng các phương tiện dạy học : Thí nghiệm trực quan, hình ảnh, mô hình thí nghiệm,...
- Lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp,...)
- Thiết kế trò chơi ô chữ, trò chơi rung chuông vàng, xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm hay, phù hợp với học sinh từng lớp gây hứng thú với học sinh.
- Đưa nội dung bài dạy vào thực tế có liên quan tới môi trường
- Đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường : Trong hệ thống bài tập cần ra những câu hỏi liên quan đến môi trường nằm trong vùng kiến thức đang học để khắc sâu trong tư tưởng các em.
- Giáo dục bảo vệ môi trường bằng những hình ảnh thực tế, có tính thời sự cao.
- Xem các video, phim về hóa học và môi trường.
- Tích hợp các bộ môn : Toán học, Vật lý, Sinh học,... lồng ghép trong giảng dạy bộ môn Hóa học.
1. Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình hóa học lớp 10 THPT ( chương trình chuẩn)
Chương/ bài
Phương thức tích hợp
Chương 1: Bài : Hạt nhân nguyên tử - nguyên tố hóa học. Đồng vị
Tia phóng xạ gây hại sức khỏe : gây ung thư, đột biến gen. Tia X là tia phóng xạ hạn chế tiếp xúc.
Chương 4: Bài : Phản ứng oxi hóa - khử
- Xác, bã động vật phân hủy do bị oxi hóa ® SO2 ; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như : sự đốt cháy, sự lên men thối,làm giảm các chất độc hại trong không khí.
- Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2; CO gây ô nhiễm.
Chương 5: Bài : Clo
- Khí Cl2 độc, ống nhựa (PVC) đốt gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu gây độc cho người và động vật.
- Sản xuất có khí clo trong công nghiệp xử lý bằng cách dẫn vào nước vôi hay phun NH3 để chuyển thành NH4Cl.
Chương 5 : Bài : Hiđrô clorua. Axit clohiđric và muối clorua
- Cl- trong phân bón gây độc hại cho cây ảnh hưởng xấu đến nông phẩm.
- Khí HCl trong không khí gây độc hại, đưa ra biện pháp xử lí trong sản xuất.
Chương 5 : Bài : Hợp chất chứa oxi của clo
Nước javen, clorua vôi có khả năng tẩy uế, sát trùng. Xác động vật chết gây ô nhiễm khi xử lí cho clorua vôi để khử trùng hoặc chôn sâu xác động vật dưới đất, không vứt bừa bãi.
Chương 5 : Bài : Flo – Brom - Iot
- Hợp chất CFC gây thủng tầng ozon. 
- Các bài thí nghiệm về Flo; Brom; Iot khi thí nghiệm cần đảm bảo an toàn
Chương 6 : Bài : Oxi - Ozon
- Giáo dục ý thức học sinh nên trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon. 
- Ozon có lợi cho cuộc sống con người (ngăn tia tử ngoại, tạo không khí trong lành, diệt trùng nước,.)
Chương 6 : Bài : Hidro sunfua. Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh trioxit
- Xác động vật, các loại rác thải sinh ra nhiều khí H2S,SO2 gây ô nhiễm môi trường, 
- H2S là khí độc nên khi điều chế chỉ cần điều chế một lượng nhỏ có đeo khẩu trang.
- SO2 gây mưa axit: SO2 + O2 + H2O® H2SO4.có xúc tác là các oxit kim loại thảy ra từ các nhà máy
- Cách xử lí chất thảy là H2S; SO2; SO3: dẫn các khí độc này vào bể chứa nước vôi trong.
Chương 6 : Bài : Axit sunfuric và muối sunfat
- Chú ý pha axit vào nước, làm ngược lại gây nguy hiểm.
- Tác dụng phá hủy da mãnh liệt nên khi sử dụng H2SO4 đậm đặc phải hết sức cẩn thận. 
- Liên hệ giáo dục đạo đức học sinh.
2. Một số bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Hóa học 10 (chương trình chuẩn)
2.1. Bài 17 : Phản ứng oxi hóa – khử (Lồng ghép vào phần ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn)
a. Kiến thức
 a.1. Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật “ chúng em biết 3 ”.
 	Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm cùng nhau thảo 
 luận trả lời câu hỏi sau :
Câu 1 : Lấy một số ví dụ về phản ứng oxi hóa – khử trong tự nhiên, trong công nghiệp và hoạt động sinh hoạt của con người.
Câu 2 : “ Ma trơi ” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu?
Câu 3 : Trình bày ứng dụng của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tế mà em biết?
Học sinh cùng nhau thảo luận theo nhóm, thành viên của các nhóm cùng nhau huy động kiến thức, đưa ra ý kiến và thống nhất câu trả lời trong nhóm. Lần lượt các nhóm sẽ thuyết trình sản phẩm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và góp ý.
a.2. Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Một số ví dụ về phản ứng oxi hóa – khử :
- Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2; CO gây ô nhiễm môi trường không khí → gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính. 
→ Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. + Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. 
+ Tháng 11 năm 1988, Đại hội Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại, và kêu gọi toàn thế giới hết sức cố gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau".
+ Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí.
+ Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
+ Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí. Hãy cùng chung tay để bảo vệ sức khỏe con người từ việc giảm những tác hại từ nguyên nhân do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra. 
- Sự thối rữa của các xác chết động, thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường vì nó tạo ra một số chất khí có mùi SO2, NH3, H2S, PH3
Câu 2 : Trong xương của động vật luôn chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin cháy ở nhiệt độ 1500C (phản ứng oxi hóa – khử)
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như ban đêm. 
→ Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng thần bí nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (sự cháy của than, củi, luyện gang, thép, luyện nhôm), sản xuất hóa học (quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, ăc quy,) gây sự ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước.
Câu 3 : Các phản ứng oxi hóa – khử được ứng dụng nhiều trong môi trường để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải : Kim loại nặng, các chất hữu cơ độc, các tác nhân oxi hóa thường là : oxi, KMnO4, Cl2 loãng, O3,
+ Xử lý Fe chứa trong nước thải nhà máy hóa chất, luyện kim, chế tạo máy, chế biến kim loại, dệt, nhuộm, hóa dầu, dược phẩm,bằng phương pháp sục khí, hóa học, hấp phụ,
+ Xử lý xyanua : Clo và các muối oxi clo được sử dụng để khử độc trong nước thải.
+ Oxi hóa các chất hữu cơ độc hại trong thiên nhiên và nước thải có thể được phân hủy bằng phương pháp oxi hóa nhờ các chất oxi hóa mạng. Những chất oxi hóa mạnh thường dùng là clo, muối hypoclorit,
+ Khử chua những vùng có quặng pirit sắt (FeS2) : bón vôi
4FeS2 + 15O2 + 2H2O → 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
b. Thái độ
- Ý thức được lợi ích và ảnh hưởng xấu của quá trình sản xuất hóa học đối với môi trường sống.
- Nhận biết được nguồn gây ô nhiễm, chất thải gây ô nhiễm.
- Nắm được các biện pháp xử lý chất thải trên cơ sở tính chất vật lý, hóa học của chúng.
2.2. Bài 22 : Clo (Cho học sinh xem tư liệu, hình ảnh về sự có mặt của clo trong cuộc sống hàng ngày và tác hại của clo đối với sức khỏe và môi trường → Học sinh đưa ra thái độ và nắm được cách xử lý khí thải clo).
Lồng ghép : Phần ứng dụng của clo.
a. Kĩ thuật dạy học : Sử dụng kĩ thuật động não.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh về ứng dụng của clo; Cho học sinh xem video clip về việc sử dụng clo để xử lý nước ở bể bơi; Qua tư liệu, học sinh trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1 : Trình bày ứng dụng thực tế của clo? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 2 : Theo em, clo có gây hại cho môi trường và sức khỏe con người không?
Học sinh đưa ra ý kiến của bản thân và thuyết trình trước lớp. Các em cùng nhau góp ý, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Giáo viên bao quát và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh.
b. Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Clo là một hóa chất quan trọng làm tinh khiết nước, trong việc khử trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạc).
- Clo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày:
+ Sử dụng trong dạng axit HClO để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lý bằng clo.
+ Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu,
- Các em có thể tiếp xúc hít phải khí clo qua không khí tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất khí clo. Các nhà máy xử lý nước thải.
- Có thể tiếp xúc với clo trong nước cấp sinh hoạt. Các chất tẩy rửa.
- Trong bom khí hóa học (chiến tranh) : Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng hóa chất độc trên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất. Hàng trăm tấn khí clo tỏa khắp trận địa khiến lính Pháp chết hàng loạt trong vài phút. Chỉ trong 5 phút đầu, khoảng 1.200 quân Pháp thiệt mạng, ngựa, chuột, thậm chí côn trùng cũng chết. "Sau khi hít khí độc, bạn sẽ có cảm giác giống như người ngạt nước".
Câu 2 : Ảnh hưởng của clo đến môi trường và sức khỏe : 
- Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng thái khí, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Chỉ cần một lượng nhỏ để có thể phát hiện ra mùi riêng đặc trưng của nó nhưng nếu đến 1000ppm trở lên sẽ nguy hiểm. 
- Sự phơi nhiễm cấp trong môi trường có nồng độ clo cao có thể tạo ra sự phồng rộp phổi. Mức độ phơi nhiễm làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy cảm của các rối loại hô hấp. Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người và các loài sinh vật.
- Nồng độ clo trong không khí cao là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.
- Clo là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo như nhựa PVC. Tiếp xúc với nhựa PVC thường bao gồm tiếp xúc với phthalates, được dùng để làm mềm nhựa PVC và có thể có tác dụng có hại cho sức khỏe.
+ Tiếp xúc với PVC chứa hàm lượng clo cao, đioxin được phát hành trong quá trình sản xuất, đốt hoặc chôn lấp PVC. Tiếp xúc với ddioxxin có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sinh sản, phát triển. Đioxin được phân loại là chất gây ung thư.
c. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống (không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định,).
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn vệ sinh nơi ở, vệ sinh công cộng (trường học, lớp học, thôn xóm).
- Khử chất thải độc hại : khí clo, hợp chất của clo bằng nước vôi trong Ca(OH)2.
2.3. Bài 23 : Hiđrô clorua. Axit clohiđric và muối clorua (Lồng ghép : phần khởi động : Cho học sinh xem tư liệu, hình ảnh về ảnh hưởng của HCl và muối clorua tới sức khỏe con người và môi trường sống) → HS hiểu và đưa ra 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_trong_gi.doc