SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ mắt thông qua bài 50 tiết 52 vệ sinh mắt - Sinh học 8 bằng phương pháp dạy học tích hợp

SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ mắt thông qua bài 50 tiết 52 vệ sinh mắt - Sinh học 8 bằng phương pháp dạy học tích hợp

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc tiếp cận nhiều với các thiết bị thông tin điện tử, môi trường sinh sống bị ô nhiễm độc hại, lối sống và thói quen không tốt. khiến cho mắt không còn đủ khả năng tự điều tiết dẫn đến nhiều tật và bệnh về mắt mà điển hình nhất là các tật khúc xạ. Trước những vấn đề này cần làm thế nào để phòng tránh các tật như cận thị, viễn thị.

Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “Tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chương trình sách giáo khoa nói chung, môn Sinh học nói riêng đang thực hiện là chương trình soạn theo quan điểm mang nặng lý thuyết. Nội dung chương trình mới Bộ giáo dục đang dự định cải cách theo quan điểm hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Môn Sinh học là một bộ môn cung cấp cho học sinh hiểu biết về thế giới động vật, thực vật, con người, mối quan hệ khăng khít về các nhân tố trên đối với môi trường sống. Trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 8 tôi nhận thấy có nhiều khả năng tích hợp các nội dung vào dạy học, và bản thân tôi đã áp dụng giáo dục tích hợp vào các bài dạy, đặc biệt thành công nhất là bài 50 tiết 52 “Vệ sinh mắt”. Qua bài này ngoài việc cung cấp kiến thức trong SGK tôi đã giáo dục cho học sinh hiểu được hiện nay đôi mắt của các em học sinh đang bị hủy hoại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do những hiểu biết chưa đúng và chưa có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh các bệnh liên quan đến mắt . Giáo dục cho HS ý thức chăm sóc, bảo vệ đôi mắt là một vấn đề cấp bách và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này hết sức cần thiết cho các em HS – những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ đôi mắt và thói quen sống khoa học?

 

doc 25 trang thuychi01 19402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ mắt thông qua bài 50 tiết 52 vệ sinh mắt - Sinh học 8 bằng phương pháp dạy học tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc tiếp cận nhiều với các thiết bị thông tin điện tử, môi trường sinh sống bị ô nhiễm độc hại, lối sống và thói quen không tốt... khiến cho mắt không còn đủ khả năng tự điều tiết dẫn đến nhiều tật và bệnh về mắt mà điển hình nhất là các tật khúc xạ. Trước những vấn đề này cần làm thế nào để phòng tránh các tật như cận thị, viễn thị... 
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “Tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chương trình sách giáo khoa nói chung, môn Sinh học nói riêng đang thực hiện là chương trình soạn theo quan điểm mang nặng lý thuyết. Nội dung chương trình mới Bộ giáo dục đang dự định cải cách theo quan điểm hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Môn Sinh học là một bộ môn cung cấp cho học sinh hiểu biết về thế giới động vật, thực vật, con người, mối quan hệ khăng khít về các nhân tố trên đối với môi trường sống. Trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 8 tôi nhận thấy có nhiều khả năng tích hợp các nội dung vào dạy học, và bản thân tôi đã áp dụng giáo dục tích hợp vào các bài dạy, đặc biệt thành công nhất là bài 50 tiết 52 “Vệ sinh mắt”. Qua bài này ngoài việc cung cấp kiến thức trong SGK tôi đã giáo dục cho học sinh hiểu được hiện nay đôi mắt của các em học sinh đang bị hủy hoại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do những hiểu biết chưa đúng và chưa có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh các bệnh liên quan đến mắt . Giáo dục cho HS ý thức chăm sóc, bảo vệ đôi mắt là một vấn đề cấp bách và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này hết sức cần thiết cho các em HS – những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ đôi mắt và thói quen sống khoa học? 
Là GV dạy học môn sinh học, tôi thấy việc giáo dục ý thức chăm sóc sức khoẻ đặc biệt là đôi mắt cho các em, thông qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và có hiệu quả, để bài dạy không bị nhồi nhét kiến thức, học sinh không bị nhàm chán? Trên tinh thần đó tôi đã chọn đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ mắt thông qua bài 50 tiết 52 vệ sinh mắt - sinh học 8 bằng phương pháp dạy học tích hợp”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Thông qua những tiết có áp dụng phương pháp DHTH, tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để một tiết dạy có DHTH đạt hiệu quả cao nhất, và tôi muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp HS hiểu và vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và mọi người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu cách đưa dạy học theo chủ đề tích hợp vào giảng dạy môn sinh học ở trường THCS, nhằm mạng lại hứng thú cũng như kết quả học tập cao nhất cho các em học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu việc tích hợp trong dạy học sinh học 8 ở trường THCS Ái Thượng, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục: Qua các câu hỏi điều tra để có thể tìm ra nguyên nhân làm cho HS hứng thú khi học các tiết học có áp dụng phương pháp DHTH và hiệu quả của tiết học đó.
- Phương pháp trò chuyện phỏng vấn để nắm được những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tiết có áp dụng phương pháp DHTH.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: Tìm hiểu sự chuẩn bị của GV trong các tiết có áp dụng phương pháp DHTH, quá trình học tập cũng như sự hứng thú của HS.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát các thiết bị cần thiết để phục vụ các tiết DHTH, dự giờ các tiết có áp dụng phương pháp DHTH để biết được tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp với mục tiêu đào tạo hiện nay của Bộ giáo dục đề ra về tích hợp ở trường THCS. Bên cạnh đó, cần phải xem xét các điều kiện cụ thể của trường mà có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập của HS.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
. Cơ sở lý luận của SKKN.
Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mắt, giáo viên cần xác định:
Mục tiêu tích hợp.
Nguyên tắc tích hợp.
Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.
Địa chỉ tích hợp.
 	Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên lớp và làm nặng nề giờ học. Đối với nội dung bài học có liên quan bảo vệ mắt, đòi hỏi người giáo viên phải cập nhật thường xuyên thông tin thì nội dung bài học mới phong phú, có ý nghĩa.
Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
	Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh.
Dạy học tích hợp lồng ghép các môn khác giảm bớt sự căng thẳng nhàm chán trong môn học, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
2.2. Thực trạng của SKKN
- Về giáo viên 
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng của giáo viên đối với triển khai dạy học tích hợp, còn thấp. Kết quả khảo sát của bộ GD&ĐT cho thấy: 9% GV cho rằng bản thân chưa hiểu biết về dạy học tích hợp, 40% GV nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn và đa môn, 12% GV cho biết chưa từng lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi nội dung SGK. 
Thực tế tại trường THCS Ái Thượng - huyện Bá Thước cho thấy nhiều GV chưa nắm rõ về tích hợp, thấy cái gì liên quan, giông giống thì gom vào thành tích hợp. Tích hợp không đúng lúc, đúng chỗ và không có sự cân nhắc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, nên dạy không đủ giờ thậm chí việc dạy tích hợp trở thành miễn cưỡng. Cũng có một số giáo viên nghĩ đơn giản tích hợp là dựa vào cái này để tranh thủ nói về cái kia, nói càng nhiều càng tốt...
Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít. Đặc biết là tâm lí của giáo viên vẫn còn nặng nề do chưa thể hình dung được công việc “bắt đầu từ đâu” và “kết thúc” ở thời điểm nào, bên cạnh đó việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác nhau cũng là một rào cản khiến tỉ lệ GV hiểu và vận dụng về tích hợp liên môn không nhiều và chất lượng không cao, đó là cái khó hiện nay.
- Về phía học sinh
Ái thượng là một xã nghèo, đặc biệt khó khăn hiện đang được hưởng chế độ 30A của Chính phủ, đa số gia đình HS làm nông nghiệp, làm thuê nên việc quan tâm đến việc học của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó, người dân ở địa phương chưa có ý thức trong việc bảo vệ sức khoẻ và đặc biệt là ý thức bảo vệ đôi mắt cho con em mình. 
	HS chưa có vốn kiến thức khoa học liên hệ giữa các môn học. Thực tế cho thấy một số học sinh  học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh  khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.  
Môn sinh học, môn học mang tính thực nghiệm mà phần lớn các em ít được trải nghiệm những kiễn thức, kỹ năng trong thực tiễn dẫn đến tiết học chở nên khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh vì vậy kết quả học tập bộ môn không được như mong đợi.
Bảng 1: Khảo sát kết quả học tập của học sinh thông qua tiết học khi chưa áp dụng DHTH năm học 2015-2016
Lớp
sĩ số
Rất thích
Thích
Bình thường
Lưỡng lự
Không thích
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A
31
 0
0
4
12,9
14
45,2
6
19,3
7
22,6
8B
30
 0
0
3
10,0
11
36,7
4
13,3
12
40,0
 Bảng 2: Khảo sát kết quả học tập của học sinh thông qua tiết học khi bước đầu áp dụng DHTH năm học 2015 - 2016
Lớp
sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A
31
0
0
3
9,7
18
58,1
10
32,2
0
0
8B
30
 0
0
2
6,7
16
53,3
12
40,0
0
0
Từ thực tế đó, với mong muốn tìm tòi các phương pháp giáo dục cho học sinh để đạt được kết quả học tập cao nhất, đặc biệt là ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ đôi mắt trong các tiết học trên tinh thần đó tôi đã chọn đề tài này
2.3 Giải pháp cụ thể. 
Là giáo viên, chúng ta hiểu rất rõ tâm lí của các em là thích được học tập một cách chủ động, không gượng ép. Đặc biệt các em thích hoạt động trong môi trường thi đua, thân thiện và vui vẻ. Muốn như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có “nghệ thuật sư phạm” trong từng tiết dạy. Qua quá trình tìm hiểu, áp dụng trong giảng dạy tôi nhận thấy dạy học theo các chủ đề tích hợp, vừa đảm bảo yêu cầu về đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS vừa tạo được hứng thú cho HS trong mỗi tiết học.
 	Trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 
 	Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu soạn giảng và các thầy cô đã biết áp dụng dạy học tích hợp trong một số tiết dạy, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều lúc chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực, sáng tạo của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó, mới, làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
 	Từ thực tế trên tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm năng cao hiệu quả trong DHTH
 	- Giải pháp 1: Yêu cầu HS Nắm vững kiến thức cơ bản của nội dung bài học. 
 	- Giải pháp 2: Lồng ghép DHTH vào từng phần cụ thể. 
 	- Giải pháp 3: Thông qua môn học giáo dục cho HS các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là bảo vệ đôi mắt luôn luôn khoẻ mạnh.
Sau đây là bài dạy theo phương pháp tích hợp đã được thử nghiệm ở khối 8 trường THCS Ái Thượng – Bá Thước năm học 2016 - 2017:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN: VẬT LÝ, CÔNG NGHỆ, ĐỊA LÝ, NGỮ VĂN.... VÀO GIẢNG DẠY TIẾT 52 – BÀI 50: VỆ SINH MẮT
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.1. Đối với môn Sinh học
a. Kiến thức:
- Xác định được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn giúp bản thân và cộng đồng cùng hiểu biết và phòng tránh được các tật khúc xạ, bảo vệ cho đôi mắt luôn trong sáng khoẻ mạnh.
b. Kỹ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
c. Thái độ:
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo hứng thú trong quá trình dạy và học
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh mắt, biết cách bảo vệ cho đôi mắt, phòng và tránh được các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mắt 
1.2. Đối với nội dung tích hợp liên môn:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức liên môn: Vật lý, Văn học GDCD. để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra. Cụ thể:
+ Môn Vật lý: thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (Bài 42-43/VL 9); thấu kính phân kỳ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ (Bài 44-45/VL9); máy ảnh (Bài 47/VL9).
+ Môn Ngữ Văn: Vận dụng giải thích câu ca dao:
Đã có mắt thì xem đàng
Có phải cận thị ngó quàng ngó xiên.
+ Môn GDCD: (Bài mục đích học tập của học sinh/GDCD 6): GV giáo dục cho các em thói quen tốt trong học tập (tư thế học, thời gian học thích hợp, khoảng cách từ mắt đến chữ khi đọc, viết...) để hoàn thành tốt mục đích của học tập.
+ Môn Địa lý: Biết và giải thích được tại sao tỉ lệ mắc tật cận thị không giống nhau ở các vùng miền: Ở thành thị, số lượng học sinh cận thị chiếm tỉ lệ cao hơn vùng nông thôn.
+ Môn Thể dục và y học cổ truyền: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng rổ  giúp tăng sức dẻo dai và đề kháng cho các cơ quan trong cơ thể, góp phần giúp ngăn ngừa khả năng bị cận thị. Ngoài ra, áp dụng xoa bóp, bấm huyệt quanh vùng mắt cũng giúp làm tăng thị lực, giảm nhức mỏi mắt, và phòng chống cận thị.
2. Ý NGHĨA CỦA CỦA BÀI HỌC
2.1. Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học
- Hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực phân tích vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Từ những kiến thức của bài học và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. Động viên học sinh huy động được nhiều lĩnh vực kiến thức và kĩ năng khác nhau; thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh.
2.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn đời sống
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ của các bài học, môn học với nhau thành một chủ đề gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống; 
- Học sinh có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày;
3. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
3.1. Thiết bị dạy học
- Tranh ảnh, thông tin, video clip liên quan đến cấu tạo của mắt và các tật của mắt. Một số thống kê về tỉ lệ mắc các tật về mắt ở học. Phiếu học tập đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy tính kết nối mạng intrnet; Đĩa CD in sản phẩm đã đóng gói; Máy chiếu projecter... Bút dạ viết bảng, bảng phụ học tập.
3.2. Học liệu: Một số hình ảnh minh họa (phần phụ lục);
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4. 1. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng
CÂU HỎI
NỘI DUNG
Câu hỏi khái quát
Chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh bằng cách nào?
Câu hỏi bài học
1. Tại sao khi nhìn một vật quá lâu lại thấy mỏi mắt và hoa mắt?
2. Sự khác nhau của mắt thường, mắt cận thị và mắt viễn khi nhìn vật.
Câu hỏi nội dung
1. Nguyên nhân tật cận thị ? Nêu cách khắc phục tật cận thị?
2. Tại sao người cận thị khi đọc sách lại phải đặt sách gần mắt?
3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tật cận thị?
4 Kính cận là thấu kính hội tụ hay phân kì? Tại sao đeo thấu kính phân kỳ lại giúp mắt cận nhìn rõ vật ở xa? 
5 Nguyên nhân, cách khắc phục tật mắt viễn thị?
6.Hãy nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
7.Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách lại phải đặt sách ra xa mắt?
8. Kính lão là thấu kính hội tụ hay phân kì? 9. Có cách nào để nhận biết nhanh kính cận, kính lão?
10. Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, và cách phòng tránh bệnh đau mắt hột?
11. Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt đỏ? Cách phòng tránh?
Câu hỏi tích hợp 
1. So sánh mắt và máy ảnh?
2. Ảnh của vật hiện trên màng lưới của mắt ngược chiều với vật. Vậy tại sao cảm giác về vật vẫn như bình thường?
3. Chúng ta có hai con mắt như vậy sẽ cho hai ảnh của cùng một vật khi nhìn. Vậy tại sao ta chỉ thấy có một vật?
4. Có ý kiến cho rằng “Viễn thị chính là tật mắt lão”! Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
5. Làm việc không khoa học có ảnh hưởng gì đến sự điều tiết của mắt. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiề? 
6. Môi trường ô nhiễm (khói bụi, chất thải sinh hoạt, ánh sáng..) có ảnh hưởng như thế nào đến đôi mắt của chúng ta?
4.2. Lịch trình thực hiện bài dạy
4.2.1. Nội dung thực hiện trước giờ học
Giới thiệu chủ đề;
Chia lớp thanh các nhóm, đặt tên nhóm và bầu nhóm trưởng;
Phân công nội dung thực hiện cho mỗi nhóm: Tìm nguyên nhân, cách phòng tránh và biện pháp khắc phục tật mắt cận thị và tật mắt viễn thị; Nguyên nhân, cách phòng tránh các bệnh về mắt, chuẩn bị các tư liệu phục vụ cho bài thuyết trình.
Triển khai bộ câu hỏi định hướng, giới thiệu cho học sinh các tài liệu có liên quan và địa chỉ tìm kiếm .
4.2.2. Nội dung thực hiện trên lớp. 
 - Tìm hiểu đặc điểm các tật của mắt.
 - Tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục tật cận thị và viễn thị 
 - Nguyên nhân, cách phòng tránh các bệnh về mắt
 - Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 - Thảo luận rút kinh nghiệm.
4.3. Tiến trình dạy học 
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập
Mục tiêu: 
- Tạo động cơ học tập của HS
- Muốn tìm hiểu nội dung bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn đã nêu.
GV: Chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh bằng cách nào? Em hiểu thế nào về câu nói “Giầu hai con mắt, khó đôi bàn tay” ?
“Giầu hai con mắt, khó hai bàn tay”, câu tục ngữ của ông cha ta đã đủ nói lên đôi mắt quan trọng thế nào trong cuộc sống thường nhật của con người. Tuy nhiên hàng ngày chúng ta dường như đã quá thờ ơ với những biểu hiện bất thường trên mắt. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên. Sự khác nhau giữa mắt thường, mắt cận thị và mắt viễn khi nhìn vật như thế nào? Có cách nào để khắc phục được các tật của mặt hay không ? 
Mắt là thành phần rất quan trọng của cơ quan phân tích thị giác. Trong quá trình học tập và sinh hoạt của chúng ta thì có một số thói quen không tốt gây ra một số tật và bệnh cho mắt, gây ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống. Bài học ngày hôm nay cho chúng ta biết một số tật và bệnh về mắt phổ biến và giúp chúng ta phòng tránh các tật và bệnh về mắt 
Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, trong gần 10 trường THCS thì số học sinh bị tật khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn thị) lên đến 73,2% trong đó cận thị học đường là 47,5%. Bệnh viện Mắt TP.HCM đã công bố con số khảo sát nghiên cứu các tật khúc xạ ở mắt thì có tới gần 40% học sinh tức nửa triệu em phải đeo kính.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC TẬT CỦA MẮT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận cho 2 nhóm:
Câu hỏi cho NHÓM 1: 
1. Đặc điểm, nguyên nhân tật cận thị ? Nêu cách khắc phục tật cận thị?
2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tật cận thị ?
I. Các tật của mắt
Nhóm 1: 
Dựa vào thông tin tìm hiểu được để trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng tổng hợp kiến thức 
Đáp án nhóm 1.
Đặc điểm
Nguyên nhân
Cách khắc phục 
Biện pháp giảm thiểu
Mắt cận thị
- Nhìn rõ những vật ở gần;
- Không nhìn rõ những vật ở xa.
- Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn mắt bình thường.
- Giác mạc cong quá nhiều hoặc khi trục nhãn cầu dài hơn bình thường (tật bẩm sinh);
- Ô nhiễm không môi trường;
- Sử dụng ánh sáng không hợp lí;
- Thói quen làm việc không khoa học;
- Đeo kính cận (Thấu kính phân kì) có tiêu điểm trùng với điểm Cv 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ve_mat_thong_qua_bai_50_tiet_52_ve.doc