SKKN Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là quá trình dựng nước và giữ nước. Chúng ta luôn phải đối đầu với biết bao kẻ thù. Và vì thế biết bao thế hệ người Việt Nam trước đây, hôm nay và cả mai sau luôn luôn phải đề cao cảnh giác, luôn phải chắc tay gươm, tay súng để gìn giữ mảnh đất cha ông.
Trong thời gian gần đây, vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia lại đang dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh với những người Việt Nam yêu nước; Đó là vấn đề chủ quyền biển đảo, là những hoạt động chống phá nhà nước của các thế lực thù địch, là lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền các tư tưởng phản động.Do đó, mỗi người dân Việt Nam càng phải nhận thức rõ hơn bao giờ hết ý thức trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có các em học sinh-những chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Với tư cách là một giáo viên dạy văn, khi đứng trên bục giảng tôi luôn trăn trở với mỗi bài học, làm sao để mỗi bài học không chỉ có mục đích là trang bị kiến thức mà quan trọng hơn là mục tiêu giáo dục, bởi tôi cho rằng mục tiêu cuối cùng của bất cứ môn học nào cũng đều là trang bị cho các em hành trang vào đời. Và hành trang đó ngoài kiến thức thì thì còn có Kĩ năng sống và quan trong hơn cả là giúp cac em ý thức được nghĩa vụ của người công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để khi vào đời các em trở thành những công dân có tài có đức, có kiến thức lí luận, có kĩ năng thực hành, những công dân vừa hồng vừa chuyên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các em sẽ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định vận mệnh đất nước trong tương lai, các em sẽ thực hiện được tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................2 1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm............................................3 2. NỘI DUNG...................................................................................................4 2.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................6 2.3.1. Mục tiêu của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc-hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.............................................................................................6 2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy...........................................................7 2.3.3. Quy trình của giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy............................................................................................8 2.3.4. Vận dụng cụ thể vào tiết Đọc- hiểu: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng...............................................................................................................9 2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..................................................................................................16 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục...................................................................16 2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................17 3.1. Kết luận....................................................................................................17 3.1.1. Bài học kinh nghiệm..............................................................................18 3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.....................19 3.2. Kiến nghị..................................................................................................19 3.2.1. Đối với đồng nghiệp..............................................................................20 3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo.......................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................20 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là quá trình dựng nước và giữ nước. Chúng ta luôn phải đối đầu với biết bao kẻ thù. Và vì thế biết bao thế hệ người Việt Nam trước đây, hôm nay và cả mai sau luôn luôn phải đề cao cảnh giác, luôn phải chắc tay gươm, tay súng để gìn giữ mảnh đất cha ông. Trong thời gian gần đây, vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia lại đang dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh với những người Việt Nam yêu nước; Đó là vấn đề chủ quyền biển đảo, là những hoạt động chống phá nhà nước của các thế lực thù địch, là lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền các tư tưởng phản động...Do đó, mỗi người dân Việt Nam càng phải nhận thức rõ hơn bao giờ hết ý thức trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có các em học sinh-những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Với tư cách là một giáo viên dạy văn, khi đứng trên bục giảng tôi luôn trăn trở với mỗi bài học, làm sao để mỗi bài học không chỉ có mục đích là trang bị kiến thức mà quan trọng hơn là mục tiêu giáo dục, bởi tôi cho rằng mục tiêu cuối cùng của bất cứ môn học nào cũng đều là trang bị cho các em hành trang vào đời. Và hành trang đó ngoài kiến thức thì thì còn có Kĩ năng sống và quan trong hơn cả là giúp cac em ý thức được nghĩa vụ của người công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để khi vào đời các em trở thành những công dân có tài có đức, có kiến thức lí luận, có kĩ năng thực hành, những công dân vừa hồng vừa chuyên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các em sẽ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định vận mệnh đất nước trong tương lai, các em sẽ thực hiện được tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Hơn nữa, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích độngTrong bối cảnh xã hội hiện nay, các em còn thường xuyên chịu tác động của cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục tình yêu, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân với Tổ quốc các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, lệch lạc, dễ bị các phần tử cơ hội lôi kéo lợi dụng. Vì thế, mỗi bài học Ngữ văn phải gắn liền với nhiệm vụ giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh để các em nắm bắt được những nghĩa vụ cần thiết của một người công dân với Tổ quốc. Xuất phát từ những lí do nêu trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh khi học văn bản đọc- hiểu. - Giáo dục cho học sinh tình yêu đất nước và ý thức được những nghĩa vụ của của một người học sinh, một công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả hơn, gắn bài học với thực tiễn cuộc sống. - Thông qua đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc ý thức công dân gắn với các vấn đề lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu nội dung tiết 11-12: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy” – Ngữ văn 10 và việc học tập của học sinh đối với bài học. Từ đó, sưu tầm, chọn lọc, phối hợp sử dụng hình ảnh, câu chuyện, cùng kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả và hứng thú cho học sinh và chỉ ra trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể có thể giáo dục cho học sinh - Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện đề tài. Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 3 lớp của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 5, cụ thể: Lớp 10B2, 10B3, 10B4 – Năm học 2016 – 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...). - Phương pháp trực quan: sử dụng sơ đồ, hình ảnh minh họa - Phương pháp nêu vấn đề , trao đổi thảo luận, trình bày vấn đề, phân tích tình huống, vận dụng , ứng xử trong tình huống cụ thể. - Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá). 1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Việc giáo dục nghĩa vụ công dân với Tổ quốc là việc nhiều giáo viên đã làm, nhưng bằng các kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật KWL, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy...) để dạy một bài cụ thể (Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy) lại là một vấn đề khá mới. Do đó, có thể khẳng định đề tài không trùng lặp với bất kỳ sáng kiến nào đã được công bố. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần có những người lao động có trí tuệ, có tay nghề, có đạo đức, có khả năng ứng xử linh hoạt và thích ứng tốt, do đó cần đổi mới giáo dục nói chung trong đó có giáo dục phổ thông. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005. Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[3] Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác định: Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn bản và Tiếng Việt. Đó là những kiến thức về tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của Văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; cung cấp những hiểu biết về lịch sử văn học và những kiến thức lí luận cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, về lịch sử Tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản và đặc biệt là văn bản nghị luận xã hội.[4] Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc của nhân loại. Như vậy mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục Kĩ năng sống, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục Kĩ năng sống, phù hợp với cách tiếp cận và làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. Môn Ngữ văn mang tính chất là môn học công cụ, do đó có thể kết hợp nhiều nôi dung giáo dục trong quá trình dạy học. Bên cạnh nội dung cốt lõi mang tính chất ổn định là các nội dung mang tính chất thời sự xã hội như: giáo dục tình cảm nhân văn, giáo dục trách nhiệm đối với đất nước, với truyền thống dân tộc, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội để từ đó hình thành ở học sinh quan hệ ửng xử đúng đắn phù hợp với những vấn đề của cuộc sống, của đất nước, của thời đại giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Ở Việt Nam, mục tiêu giáo dục toàn diện được xây dựng theo hướng tiếp cận Kĩ năng sống ở người học được đề xướng đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để chung sống. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đang từ hướng chủ yếu là trang bị kiến thức phổ thông sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Vì thế, phương pháp dạy học cũng thay đổi ở hầu hết các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, việc đổi mới được áp dụng như thế nàovà hiệu quả ra sao thì lại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục, tùy thuộc vào năng lực và trình độ của giáo viên và khả năng tiếp cận của học sinh. Trong xã hội hiện nay khi mà cuộc sống người dân được cải thiện, quyền của trẻ em được quan tâm thì những đứa trẻ đang dần trở thành những ông vua con trong gia đình, muốn gì được nấy, cần gì là cha mẹ phải đáp ứng. Các em vì thế hình thành ở bản thân lối sống ích kỉ thực dụng, không biết quan tâm đến mọi người và rộng hơn không quan tâm đến quốc gia.Nhiều em không hề ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, chỉ biết đến hưởng thụ và đòi hỏi được hưởng thụ. Đây là một tình trạng đáng báo động.Vậy mà gia đình, xã hội thì thờ ơ, ở nhà trường thì chỉ chú trọng đến trang bị kiến thức để các em đạt kết quả tốt trong các kì thi, còn bản thân các em thì chỉ chú trọng vào các môn học hót để chon trường, chọn nghề, để có cơ hội xin việc, để có cuộc sống sung túc. Tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp để xem các em có biết và hiểu nghĩa vụ công dân của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Mức độ xác định Đúng Chưa đúng Không xác định SL % SL % SL % 10B2 44 7 15,9 19 43,2 18 40,9 10B3 42 8 19,1 15 35,7 19 45,2 10B4 43 7 16,3 16 37,2 20 46,5 Tổng 129 22 17,1 50 38,7 57 44,2 Như vậy, tổng số học sinh được điều tra là 129 em, kết quả điều tra cho thấy: chỉ 17,1% tổng số học sinh được điều tra xác định được nghĩa vụ cần thiết của công dân, trong khi đó có tới 44,2% tổng số học sinh không xác định được mình ó nghĩa vụ gì với Tổ quốc. Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa xác định được nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôi cũng tiến hành điều tra và thu được kết quả: Lớp Sĩ số Nguyên nhân Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết Do đó là môn học phụ Ý kiến khác SL % SL % SL % SL % 10B2 44 20 45,5 10 22,7 12 27,3 02 4,5 10B3 42 16 38,2 09 21,4 14 33,3 03 7,1 10B4 43 18 41,9 09 20,9 15 34,9 01 2,3 Tổng 129 54 41,9 28 21,7 41 31,8 06 4,6 Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa xác định được mục tiêu bài học do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 41,9% tổng số học sinh được điều tra) là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học đơn điệu, khô khan buồn tẻ do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học. Làm thế nào để các em có được Kĩ năng sống cần thiết để các em có thể ứng xử, để các em có thể đứng vững khi va vấp với cuộc đời; làm thế nào để các em không nghĩ rằng học văn chỉ là “Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, không thiết thực, không giúp ích cho cuộc sống sau này là những câu hỏi khiến chúng tôi trăn trở. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học đó là “Giáodục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc-hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”. Sáng kiến dù chỉ áp dụng trong dạy học qua một giờ Đọc- hiểu văn bản nhưng tôi mong rằng nó sẽ là cơ sở để nhân rộng ở tất cả các bài học trong chương trình Ngữ văn để môn học đạt được kết quả và mục tiêu giáo dục đã đề ra. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Mục tiêu của giáo dục trong môn Ngữ văn. Về kiến thức: Nâng cao những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm của bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, về định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các Kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống; Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống; giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các Kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng đó; Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng; Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình nhà trường và xã hội 2.3.2. Nguyên tắc giáo dục -Tương tác: Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua hoạt động tương tác với người khác và được hình thành trong quá trình tương tác với bạn học và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập hoặc hoạt đông xã hội trong nhà trường. -Trải nghiệm: Ý thức trách nhiệm chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm các tình huống thực tế, nó chỉ có khi các em tự làm việc đó chứ không chỉ nói việc đó. Do đó giáo viên phải thiết kế và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng của cá nhân, được tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác. -Tiến trình: Giáo dục không thể hình thành trong ngày một ngày hai, trong một vài bài học mà phải có một tiến trình để tự nhận thức- hình thành thái độ rồi đến thay đổi hành vi. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất cứ quá trình nào để có thể tạo nên hiệu quả giáo dục. -Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục nghĩa vụ công dân là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực; giúp thúc đẩy người học thay đổi định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Tuy nhiên, việc thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là quá trình khó khăn do đó cần có sự kiên trì và có những hoạt động tác động liên tục để tạo lập hành vi và duy trì hành vi. -Thời gian- môi trường giáo dục: Giáo dục nghĩa vụ công dân được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Trong nhà trường phổ thông,nó được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể- xã hội 2.3.3. Quy trình “Giáodục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bảnTruyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” Để Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh qua giờ Đọc- hiểu văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, tôi thực hiện những bước sau: Bước 1: - Giáo viên chuẩn bị Một số hình ảnh về quần thể di tích Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội; hình ảnh lễ hội đền Cổ Loa, tượng thờ công chúa Mị Châu. Hình ảnh đền thờ An Dương Vương ở Diễn Châu- Nghệ An. - Photo, chiếu clip, in nguyên văn câu chuyện hoặc tóm tắt lại câu chuyện cho dễ hiểu, dễ đưa vào bài học. - Giáo viên lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để khai thác câu chuyện, rút ra nội dung bài học. Bước 2: - Học sinh theo dõi hình ảnh, đọc (hoặc xem, nghe) về câu chuyện. - Thảo luận theo các câu hỏi, hướng dẫn của giáo viên bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp như kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi... hoặc hoàn thiện câu chuyện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_nghia_vu_cong_dan_voi_su_nghiep_xay_dung_va_ba.doc