SKKN Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của Quang Dũng
Yêu nước là một truyền thống thiêng liêng và cao quý nhất của dân tộc Việt
Nam, là cội nguồn của những giá trị truyền thống khác. Đúng như Bác Hồ kính
yêu đã từng nói: “. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
ại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
ự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. ”.
Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh gian
khổ, kiên cường chống giặc ngoại xâm, trong lao động xây dựng đất nước, và
rong ngay cả những hoạt động cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc giáo dục
òng yêu nước trong nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Văn học yêu nước cũng chiếm một vị trí quan trọng, được ví như "sợi chỉ đỏ”
xuyên suốt chương trình phổ thông. Nội dung yêu nước thể hiện ở hầu hết các tác
phẩm văn học, từ việc thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ, tự
hào dân tộc, đến tình yêu thiên nhiên đất nước. Việc giảng dạy lòng yêu nước qua
các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung
của tác phẩm, mà còn có khả năng cảm nhận về đất nước, lịch sử dân tộc ngàn
đời và hình thành ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Tuy nhiên, thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
in, sự thay đổi của cách sống và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại có
ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của học sinh. Đa phần các em thích cái mới, cái
hiện đại mà không biết, không thích những cái đã qua, những cái đẹp, cái hào
hùng của quá khứ lịch sử. Nhịp sống hiện đại cũng khiến nhiều em thờ ơ với
những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. Các em không còn rung động trước
một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận nhân vật, thờ ơ
rước cảnh đời. Đặc biệt, các em không ý thức được trách nhiệm của bản thân
với cộng đồng, đất nước. . Điều đó thật đáng lo ngại. Cần phải khơi dậy tình
cảm nhân văn, định hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường mới mong sau này các em trở thành những
công dân có ích cho xã hội.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh. Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn
ớp 12 bản thân tôi nhận thấy dạy bài "Tây Tiến” của Quang Dũng, đặc biệt là
dạy tích hợp “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của
Quang Dũng” là rất hay và đem lại hiệu quả cao cho giờ học
1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU.... 1 I. Lí do chọn đề tài ....1 II. Mục đích nghiên cứu ...2 III. Đối tượng nghiên cứu..... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu........ 2 B. PHẦN NỘI DUNG..... 2 I. Cơ sở lí luận.. 2 1. Khái quát chung về nội dung yêu nước văn học Việt Nam thời kì chống Pháp ...............................................................................................3 1.1. Khái niệm chung về lòng yêu nước 1.2. Đặc điểm chung về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam 2. Lí thuyết về tích hợp giáo dục lòng yêu nước trong bộ môn Ngữ Văn 2.1. Lí thuyết về tích hợp 2.2. Vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thế hệ trẻ II. Cơ sở thực tiễn .....4 1. Thực trạng học sinh 4 2. Thực trạng giáo viên.. 4 III. Những biện pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu nước qua bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) ..5 1. Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước trong bài học theo từng phần 2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước vào phần củng cố bài học 3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nước vào phần kiểm tra bài cũ ở tiết sau. 4. Biện pháp 4: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước bằng cách liên hệ, mở rộng đối chiếu với nội dung yêu nước trong các tác phẩm cùng đề tài 5. Biện pháp 5 : Tích hợp giáo dục lòng yêu nước qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 5.1. Hoạt động câu lạc bộ 5.2. Hoạt động tham quan, dã ngoại 5.3. Hoạt động sân khấu hóa IV. Hiệu quả của sáng kiến với bản thân, với nhà trường.. 14 C. PHẦN KẾT LUẬN...15 I. Kết luận....15 II. Kiến nghị.16 THƯ MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Yêu nước là một truyền thống thiêng liêng và cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của những giá trị truyền thống khác. Đúng như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ”. Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh gian khổ, kiên cường chống giặc ngoại xâm, trong lao động xây dựng đất nước, và trong ngay cả những hoạt động cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc giáo dục lòng yêu nước trong nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Văn học yêu nước cũng chiếm một vị trí quan trọng, được ví như "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chương trình phổ thông. Nội dung yêu nước thể hiện ở hầu hết các tác phẩm văn học, từ việc thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc, đến tình yêu thiên nhiên đất nước... Việc giảng dạy lòng yêu nước qua các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn có khả năng cảm nhận về đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời và hình thành ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Tuy nhiên, thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sự thay đổi của cách sống và quan niệm thẩm mĩ của con người hiện đại có ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của học sinh. Đa phần các em thích cái mới, cái hiện đại mà không biết, không thích những cái đã qua, những cái đẹp, cái hào hùng của quá khứ lịch sử. Nhịp sống hiện đại cũng khiến nhiều em thờ ơ với những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. Các em không còn rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận nhân vật, thờ ơ trước cảnh đời. Đặc biệt, các em không ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, đất nước. .. Điều đó thật đáng lo ngại. Cần phải khơi dậy tình cảm nhân văn, định hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mới mong sau này các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 bản thân tôi nhận thấy dạy bài "Tây Tiến” của Quang Dũng, đặc biệt là dạy tích hợp “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của Quang Dũng” là rất hay và đem lại hiệu quả cao cho giờ học. Bản thân tôi hi vọng rằng qua kinh nghiệm giảng dạy “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua bài "Tây Tiến” của Quang Dũng” giúp các em học sinh có cách nhìn mới về nội dung của bài và hình thành thêm về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Tôi chọn hai lớp 12 được phân công giảng dạy tại trường THPT Như Xuân là đối tượng khảo sát thực nghiệm. Trong đó lớp 12C4 là lớp thực nghiệm 3 và lớp 12C3 là lớp đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp của mình. II. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm của nội dung yêu nước qua từng giai đoạn lịch sử. - Phát hiện được biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học Việt Nam thời kì chống Pháp. - Phát hiện được nội dung yêu nước qua bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Giáo dục lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học. III. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài lấy những nội dung yêu nước trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng làm đối tượng nghiên cứu từ đó đề xuất những biện pháp tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 1. Điều tra, phỏng vấn Bản thân tôi đã điều tra học sinh qua công tác giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12, phỏng vấn lấy ý kiến phản hồi... Từ đó tổng hợp để đi đến những kết luận cụ thể. 2. Thống kê, đối chiếu, trao đổi kinh nghiệm Là phương pháp thu thập và phân tích, đối chiếu các số liệu... Từ đó trao đổi và đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy. 3. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu Là tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, bài giảng liên quan. 4. Thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong giảng dạy và học tập khi ứng dụng phương pháp giảng dạy được đề xuất. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Khái quát chung về nội dung yêu nƣớc văn học Việt Nam thời kì chống Pháp 1.1. Khái niệm chung về lòng yêu nƣớc Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (Theo sách GDCD 10 Trang 96). 1.2. Đặc điểm chung về lòng yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam có những biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng tựu trung lại, thể hiện chủ yếu ở những điểm sau: - Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc. 4 - Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những người anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương. - Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc người nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam. - Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. (Theo sách GDCD 10 Trang 97) 2. Lí thuyết về tích hợp giáo dục lòng yêu nƣớc trong bộ môn Ngữ Văn 2.1. Lí thuyết về tích hợp - Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học. Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp . Ví dụ : Khi dạy bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, một bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp hình tượng người lính thời chống Pháp, tôi không chỉ tích hợp giáo dục lòng yêu nước qua từng phần bài dạy mà còn liên hệ với những tác phẩm văn học cùng chủ đề, những bộ môn khác có cùng nội dung giáo dục,từ đó giúp học sinh hình thành lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và ý thức được trách nhiệm của bản thân mình. Như vậy, cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài học trong chương trình. Từ đây, học sinh được rèn luyện kĩ năng so sánh văn học và liên hệ thực tế đời sống Đây là những kĩ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người học. 2.2. Vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục tƣ tƣởng đạo đức cho thế hệ trẻ Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống 5 của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như môn Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Ngữ văn, Lịch sử, Tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường. Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn, như M.Go-rơ-xki đã nói: “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học cách làm người. Đồng thời, môn Ngữ văn làm cho con người phát triển toàn diện. Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng học sinh Theo khảo sát từ thực tế giảng dạy tại trường THPT Như Xuân, tôi nhận thấy những hạn chế còn tồn tại trong việc học Ngữ Văn của học sinh như sau: - Các em còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tính chủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Nhiều học sinh có tâm lí ỷ lại, chỉ đợi giáo viên đọc rồi chép lại và học thuộc lòng nội dung bài học một cách máy móc. - Khả năng liên hệ giữa kiến thức bài học với thực tế đời sống của học sinh còn gặp nhiều hạn chế. - Hiện nay nhiều học sinh thờ ơ, thậm chí còn chán học văn, kể cả tác phẩm văn học hiện đại. Bởi bây giờ các em thích xem phim, nghe nhạc trẻ hơn là những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần yêu nước. - Rất nhiều học sinh cũng cho rằng lòng yêu nước là một khái niệm xa vời mang tính lí thuyết, chỉ có trong sách vở. Các em quên mất rằng yêu nước là một tình cảm tự nhiên, luôn có trong mỗi người. Và vì vậy lòng yêu nước cần được bồi dưỡng mỗi ngày, ngay trong cuộc sống và đặc biệt qua việc học những tác phẩm văn chương nghệ thuật. 2. Thực trạng giáo viên - Thực tế thời gian trên lớp rất ít chưa đủ thời gian để dạy nội dung của bài cho nên giáo viên thường bỏ qua việc dạy tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. 6 - Có một thực trạng thường thấy trong các nhà trường hiện nay việc dạy học phần văn thơ vẫn còn nặng về kiến thức. Người dạy và người học chủ yếu chỉ quan tâm đến nội dung nào sẽ phục vụ cho các kì thi, còn nếu không thi thì sẽ bị xem nhẹ. Vì vậy người dạy thường say sưa tìm tòi, khám phá sự hấp dẫn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà quên mất các nhiệm vụ quan trọng khác. - Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, coi đây là công việc của cán bộ chuyên trách Những lí do này khiến giờ dạy và học Ngữ Văn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò và tác dụng của mình, giờ học nhiều khi còn cứng nhắc, khô khan và nhàm chán. Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc thiếu áp dụng phương pháp dạy học phù hợp sẽ dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là : - Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn nghị luận văn học ở học sinh. Các em không có khả năng liên hệ, mở rộng nội dung bài học. - Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực viết bài văn nghị luận xã hội. Các em không phát hiện được những vấn đề xã hội vốn có trong các tác phẩm văn chương đã học. III. Những biện pháp tích hợp giáo dục nội dung yêu nƣớc qua bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) 1. Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc trong bài học theo từng phần 1.1. Phần tiểu dẫn Bức tượng nhà thơ Quang Dũng đặt tại nhà truyền thống 7 Lâu nay, trong những giờ đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên và học sinh thường cho rằng các thông tin trong phần tiểu dẫn không quan trọng và thường ít để tâm đến. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ, chính những yếu tố ngoài văn bản được trình bày trong đó lại là cơ sở quan trọng để giải mã văn bản văn học, đồng thời phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ động và hứng thú học tập của học sinh. Khi giảng dạy phần tiểu dẫn bài “Tây Tiến”, giáo viên có thể tích hợp giáo dục niềm tự hào về tác giả Quang Dũng. Ông không chỉ là một nhà thơ xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, mà còn là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tại nhà truyền thống trưng bày kỷ vật trung đoàn 52 Tây Tiến ở Mộc Châu, hiện có bức tượng bán thân của nhà thơ (ảnh trên). Dưới đây là bài hát “Những mùa Tây Tiến” được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc dựa trên lời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: Bên cạnh đó, từ những thông tin ngắn gọn về binh đoàn Tây Tiến có trong phần tiểu dẫn, giáo viên có thể tích hợp giáo dục về trách nhiệm của thế hệ những người trẻ tuổi sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường chiến đấu khi Tổ quốc lâm nguy. 1.2. Phần nội dung “Tây Tiến” là một thi phẩm tiêu biểu xuất sắc cho tinh thần yêu nước của người lính chống Pháp. Nội dung ấy thấm đẫm trong mỗi câu thơ, mỗi khổ thơ. – Khổ thơ đầu: Khi giảng dạy khổ thơ đầu, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về thiên nhiên miền Tây Bắc hoang sơ, dữ đội, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi mĩ lệ, thơ mộng. Đó cũng là con đường hành quân đầy gian khổ của người lính Tây Tiến. 8 Giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về hình ảnh người lính anh dũng, kiên cường vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Dù có lúc trước sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên, các anh đã không vượt qua nổi, nhưng vẫn là gục ngã ngay trong tư thế hành quân. - Khổ thơ 2: Khi giảng dạy khổ thơ thứ hai, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về con người Tây Bắc duyên dáng, tài hoa, ấm áp nghĩa tình. - Khổ thơ 3: Hình ảnh người lính trong cõi sống và cả cõi hi sinh đều bi tráng, lãng mạn, hào hùng. Đoạn thơ như bức tượng đài thi ca về người lính bất tử, khắc tạc lại chặng đường anh hùng của một dân tộc anh hùng và cũng là tinh thần chung của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong phần này giáo viên sau khi giảng dạy xong có thể liên hệ với những phẩm chất cần có trong thế hệ thanh niên ngày nay. - Khổ thơ cuối: Khi giảng dạy khổ thơ này, giáo viên có thể giáo dục học sinh lòng tự hào về tinh thần quyết chiến kẻ thù xâm lược. Tinh thần ấy tiếp nối lẽ sống cao cả của người lính trong văn học trung đại – “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). 2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc vào phần củng cố bài học Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài giảng chia thành nhiều bước. Phần việc “củng cố - dặn dò” là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ giá trị của tác phẩm, trước khi kết thúc giờ học. Tuy là phần việc cuối cùng chiếm khối lượng thời gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần tạo nên sự hoàn thiện của một giờ lên lớp. Nếu biết vận dụng linh hoạt sáng tạo phương pháp chắc hẳn phần việc này sẽ có tính hiệu quả và sức hấp dẫn hơn cho hoạt động dạy và học của thầy trò. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong phần việc “củng cố- dặn dò” gồm hai nội dung cơ bản: - Thứ nhất, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên chủ động cung cấp thêm thông tin, tư liệu để mở rộng kiến thức, liên hệ, so sánh... giúp học sinh hiểu được bản chất, sâu sắc bài học - Thứ hai, chú trọng đến hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi, trình bày những hiểu biết và kiến giải của mình về bài học. Như vậy, khi giảng xong bài thơ “Tây Tiến”, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi củng cố kiến thức, và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Qua hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện trong bài thơ, anhh/chị liên hệ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước? Gợi ý: - Qua hình ảnh người lính Tây Tiến, em có suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước: + Có tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng. + Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh khi nền độc lập dân tộc bị lâm nguy. 9 + Hăng say học tập và lao động để dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp. + Có ý thức bồi dưỡng lòng yêu nước. 3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục nội dung yêu nƣớc vào phần kiểm tra bài cũ ở tiết sau. Kiểm tra bài cũ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và học nói chung. Công việc này không chỉ giúp học sinh có ý thức học tập, ôn luyện chuyên cần mà còn khắc sâu kiến thức ở giờ học trước đó. Riêng đối với môn Ngữ Văn, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải tiến hành đầu giờ mà có thể đan xen trong tiết học. Người dạy cũng cần khéo léo trong việc lựa chọn phạm vi kiến thức trọng tâm, đưa ra câu hỏi phù hợp, tránh tạo cảm giác nặng nề, căng thẳng, áp lực cho học sinh. Một sự khởi đầu suôn sẻ sẽ đem tới thành công cho những bước tiếp theo. Trong tiết học sau, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách đặt câu hỏi: Qua bài thơ “Tây Tiến”(Quang Dũng), anh/chị hãy nêu ngắn gọn cảm nhận về hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp? Gợi ý: - Qua bài thơ, hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng và rất đỗi hào hùng. Điều đó được thể hiện qua: + Hình ảnh người chiến sĩ giữa chặng đường hành quân đầy gian khổ qua miền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, khắc nghiệt và mĩ lệ, thơ mộng. + Tình quân dân nồng ấm trong đêm liên hoan giao lưu văn nghệ với đồng bào Tây Bắc và cảnh đưa tiễn trên sông. + Vẻ đẹp chân dung, tâm hồn, lí tưởng và sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. + Lời thề sắt đá của người lính Tây Tiến. - Những người lính ấy tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng của cả một thế hệ anh hùng. Các anh không chỉ gợi nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác văn chương nghệ thuật mà còn truyền cho thế hệ sau tình yêu, niềm tự hào và ý thức dân tộc. 4. Biện pháp 4: Tíc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_long_yeu_nuoc_cho_hoc_sinh_qua_bai_tay_tien_cu.pdf