SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua các đoạn trích Truyện Kiều tại trường THPT Bá Thước 3
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như : nghiện hút, bạo lực học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, bỏ học, sống thiên về hưởng thụ [1]. Nguyên nhân chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ sa vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Kĩ năng sống được hình thành dần trong qua trình học tập, khám phá, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. Tuy vậy học sinh THPT là thời điểm quan trọng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo kĩ năng sống cho học sinh không chỉ tập trung ở các chương trình ngoại khóa mà ngay trong các môn học cũng có thể lồng ghép một cách hợp lí, nhất là các môn khoa học xã hội.
MỤC LỤC TRANG 1. Mở đầu 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2.1 Thuận lợi 4 2.2.2 Khó khăn 4 2.3 các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1 Lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống 4 2.3.2 Cách thức tiến hành giảng dạy lồng ghép giáo dục KNS 5 2.3.2.1 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Trao duyên 5 2.3.2.2 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Nỗi thương mình 11 2.3.2.3 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Chí khí anh hùng 14 2.3.2.1 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Thề nguyền 18 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3 Kết luận, kiến nghị 20 3.1 Kết luận 20 3.2 Kiến nghị 20 4 Tài liệu tham khảo 20 5 Phụ lục 20 I. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như : nghiện hút, bạo lực học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, bỏ học, sống thiên về hưởng thụ[1]. Nguyên nhân chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp... Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ sa vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Kĩ năng sống được hình thành dần trong qua trình học tập, khám phá, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. Tuy vậy học sinh THPT là thời điểm quan trọng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo kĩ năng sống cho học sinh không chỉ tập trung ở các chương trình ngoại khóa mà ngay trong các môn học cũng có thể lồng ghép một cách hợp lí, nhất là các môn khoa học xã hội. Ngữ văn là môn học có nhiều lợi thế để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhiều tác phẩm văn học gửi gắm nhiều tư tưởng, tình cảm lớn của các thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt là những tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du càng gửi gắm trong tác phẩm nhiều bài học lớn về triết lí nhân sinh. Tuy nhiên khi tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại lớp 10 nói chung và Truyện Kiều nới riêng học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong nắm bắt nội dung văn bản do rào cản ngôn ngữ, do sự khác biệt trong tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ nên các em ít vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn Xuất phát từ tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT là đề cao vai trò chủ động, tích cực và phát huy năng lực cảm thụ và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân tôi xin nêu lên một vài kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua các đoạn trích Truyện Kiều tại trường THPT Bá Thước 3 1.2. Mục đích nghiên cứu. Qua sáng kiến nhằm chia sẻ với đồng nghiệp cách tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. Qua đó khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Các đoạn trích tác phẩm truyện Kiều trong chương trình lớp 10 ban cơ bản 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thực nghiệm - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh mà trước đây con người chưa gặp, chưa trãi nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phúc tạp, khó khăn và đầy thách thức như trog xã hội hiện đại nên con người dễ hành động heo cảm tính và không tránh khỏi rủi do. Nói cách khác để dến bến bời thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống tron xã hội trước đây ít gặp những rủi do và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người sống trong xã hội hiện đại cần phải có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống [2] Mặt khác lứa tuổi học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo...Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và co chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của các yếu tố tích cực, tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệnh lạc về nhân cách. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo xác định giáo dục cần “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này mỗi môn học cần trang bị cho học sinh không chỉ kiến thức mà cần có cả những kỹ năng cần thiết để sống tốt và làm việc hiệu quả. “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska và "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó" Kinixti - Học giả Mỹ. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”. Ngữ văn là môn học nhằm định hướng cho học sinh những giá trị thẩm mĩ cao đẹp, hướng các em đến với các giá trị của cuộc sống: Chân- Thiện- Mĩ. Chính vì thế khi giảng dạy các tác phẩm văn học, nhất là các áng văn chương kiệt xuất như Truyện Kiều thì việc việc định hướng các em khám phá chiều sâu của tác phẩm, tìm thấy ở mỗi đoạn thơ những bài học bổ ích cho bản thân là yêu cầu cần thiết. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Thuận lợi: - Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Nhóm chuyên môn có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức các buổi họp nhóm chuyên môn, tập trung làm rõ những vấn đề khó, những phương pháp tiếp cận bài học hiệu quả. - Đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn chủ yếu là người địa phương nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh; am hiểu bản sắc văn hóa địa phương. Luôn trau dồi kiến thức, thường xuyên đổi mới trong phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. - Đa số học sinh chăm ngoan, luôn cố gắng vươn lên trong học tập. 2.2. 2. Khó khăn: - Trường THPT Bá Thước 3 đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn của huyện Bá Thước. Hơn 98% học sinh là con em dân tộc, các em còn yếu về trình độ nhận thức và thiếu về kỹ năng sống, nhất là các kiến thức về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tư duy sáng tạo....Việc trang bị cho các em các KNS vừa giúp cho kiến thức được khắc sâu hơn, đồng thời phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường - Trình độ học sinh trong nhà trường nhìn chung còn thấp. Học sinh được tuyển vào lớp 10 trong các năm học đa số điểm văn dưới trung bình. - Một số em từ cấp THCS đã khá cá biệt hay vi phạm nội quy nhà trường, bên cạnh đó có em lại khá nhút nhát, ít hòa đồng khi chuyển sang môi trường mới. - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sông qua các môn học mà chỉ tập trung truyền đạt kiến thức bộ môn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục KNS: Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần lựa chọn phù hợp và thiết thực, đồng thời không làm nặng thêm chương trình học tập của học sinh. Giáo viên nên lựa chọn những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tạo ra động lực cho học sinh, giúp hình thành kỹ năng sống nói chung và làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập. Trong bài dạy về các đoạn trích Truyện Kiều, bản thân tôi đã lựa chọn những KNS và phương pháp dạy học cụ thể như sau: TT Tên bài Những KNS cơ bản Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 1 Trao duyên - Giao tiếp: cách giao tiếp đạt hiệu quả - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. - Trao đổi thảo luận: Cách thuyết phục em khôn khéo, tế nhị của Kiều. - Làm việc theo nhóm - Trình bày 1 phút: điều gì em ấn tượng nhất trong đoạn trích. 2 Nỗi thương mình - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, thể hiện sụ cảm thông với cảnh ngộ và tâm tư của nhưng con người đang sống trong cảnh éo le, trác trở. - Tư duy sáng tạo: cảm nhận về giá trị nội dung đoạn trích - Trao đổi thảo luận nhóm về nỗi đau đớn, dày vò giằng xé của nàng Kiều trong cảnh lâu xanh từ đó liên hệ với cuộc sống hôm nay để nhận ra và đồng cảm, sẻ chia với những người chẳng may bị rơi vào cuộc ấy. - Động não: suy nghĩ về trị nội dung của đoạn trích rút ra nững suy nghĩ của cá nhân về số phận người phụ nữ trong xã cũ. 3 Chí khí anh hùng - Kĩ năng đặt mục tiêu rõ ràng, có quyết tâm và niềm tin sắt đá ở ngày mai - Tư duy phê phán: bình luận về người anh hùng Từ Hải - Hỏi và trả lời: GV lần lượt đưa các vấn đề để học sinh trả lời - Động não: thu thập các thông tin về Từ Hải, so sánh đối chiếu và xác định bản chất vấn đề 4 Thề nguyền - Tự nhận thức, xác định giá trị qua việc khẳng định khát vọng tình yêu, hạnh phúc và sự chân thành, thủy chung - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ về hành động của nàng Kiều. - Trao đổi thảo luận: GV đưa ra các tình huống để HS thảo luận - Nêu vấn đề: định hướng những giá trị sống tích cực 2.3.2. Cách thức tiến hành giảng dạy lồng ghép KNS 2.3.2.1 Giáo dục kĩ năng sống trong đoạn trích Trao duyên Tiết: 82+82 Đọc văn TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : + Kiến thức: Hiểu được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được bi kịch tình yêu sâu nặng và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. – Nắm được nghệ thuật đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. + Kỹ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại. + Thái độ: Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn. II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách thuyết phục em một cách khôn khéo của Thúy Kiều. - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: trong bi kịch tình yêu và cuộc đời của Kiều III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1 Động não: HS suy nghĩ, phát hiện những thành công trong giao tiếp của Kiều 2 Trao đổi tại lớp: HS trao đổi, thảo luận, liên hệ với cuộc sống bản thân. 3. Trình bày 1 phút: HS nêu ấn tượng của mình về những gì thu được qua đoạn trích. IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giấy khổ to để thảo luận nhóm, phiếu học tập V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày một số sáng tác chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn: GV gọi học sinh nêu vị trí và bố cục đoạn trích +Phần 1 : 12 câu thơ đầu: Thúy Kiều thuyết phục em. +Phần 2 : 14 câu thơ tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm cho Thúy Vân. +Phần 3 : 8 câu cuối : Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng GV thuyết trình về các đoạn trích trước đó I. Tìm hiểu chung: – Đoạn trích nằm từ câu 723 – 756 -Nội dung : Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu và bi kịch tình yêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. -Bố cục : Ba phần Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích. -Thao tác 1: phần 1 đoạn trích GV thuyết trình: Tìm cách xóa kí ức về một cuộc tình đã là khó, đem tình yêu của mình trao cho người khác lại còn khó khăn hơn nhiều. Vậy mà trong hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha và phụ tình với Kim Trọng quyết định rao duyên cho em của Thúy Kiều là một hành động đầy trách nhiệm và cao đẹp. - Kiều đã lựa chọn cách nói và hành động ra sao để e gái lắng nghe và tin tưởng mình ? + GV gợi ý: Em có suy nghĩ gì về hai câu đầu khi Kiều ngỏ lời như vậy? “Cậy”, “chịu” có nghĩa như thế nào? Có thể thay bằng những từ khác đồng nghĩa không? + HS trả lời - Trong lúc đau khổ, tâm trạng rối như tơ vò để thuyết phục em mình. Tại sao Kiều phải lạy em? + Gọi HS trả lời + GV chốt lại các ý cơ bản - Để thuyết phục Thúy Vân, Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ như thế nào ? Gợi ý +Mối tơ thừa: cách nói nhún mình vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em. +Mặc em: phó mặc, ủy thác; vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời - Những lời lẽ như trên có tác dụng như thế nào đến Thúy Vân? - Để thuyết phục em, Kiều còn đưa ra những lí do nào ở 4 câu tiếp? - Trong bốn câu thơ này Nguyễn Du đã sử dụng những thành ngữ nào? – HS đứng dậy phát biểu. *Vận dụng: Giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp. - Qua đoạn thơ, em thấy Kiều đã thuyết phục được em thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. Vậy em ấn tượng nhất điều gì trong nghệ thuật giao tiếp của Kiều? + Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ tạo hiệu qủa giao tiếp + GV nhận xét thêm: qua cách nói, lập luận chặt chẽ, thấu tình đạt lý, qua hành động đoan trang, tế nhị ta thấy Kiều luôn bình tĩnh, khôn khéo, sâu sắc ngay cả trong bi kịch lớn nhất của đời mình. Nàng luôn nghĩ cho người khác: Kiều lạy Thúy Vân là lạy đức hy sinh cao cả của nàng, bởi rồi đây Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không yêu; tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đã đẹp với em. Vân có thể bị phật ý, thấy xấu hổ, thậm chí là cảm thấy bị xúc phạm, coi thường thì sao. Hiểu được hoàn cảnh khó xử, tế nhị của em nên Kiều phải khẩn khoản van nài, phải tâm sự giải bày mọi nhẽ. Kiều phải vin đến tình máu mủ và cả sự nhắn gửi cuối cùng của người sắp ra đi mãi mãi. - Em rút ra cho mình kinh nghiệm gì cho bản thân khi giao tiếp? +Học sinh trả lời đọc lập: Kết hợp lời nói và của chỉ, chú ý cách dùng từ, tôn trọng người tham gia giao tiếp + Giáo viên chốt lại nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp: Để giao tiếp hiệu quả nhân vật giao tiếp phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác; luôn cởi mở bảy tỏ suy nghĩ cảm xúc nhưng không làm tổn thương người khác; Luôn biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, kiểm soát cảm xúc; kết hợp lời nói với cử chỉ hành động cụ thể... – Gọi HS trả lời. GV gợi dẫn: Qua những lời trao duyên đầy khó khăn, Thúy Kiều trao cho Thúy Vân những kỷ vật mà Kim Trọng và Thúy Kiều đã trao cho nhau làm hẹn ước, chứng minh cho mối tình sâu đậm của mình. - Thúy Kiều đã trao những kỷ vật nào cho Thúy Vân? + GV gọi HS trả lời theo chú giải SGK trang “Bức tờ mây” , “Chiếc vành”, “Phím đàn”, “Mảnh hương nguyền”, ngày xưa khi thề nguyền người ta hay đốt lò hương lên. => Trao kỷ vật, đó là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh bắt buộc và nội tâm của Kiều. Điều đó khẳng định giữa tình cảm và lý trí, nhân cách và thân phận của Kiều. Kiều hình dung ra viễn cảnh đối lập nhau. Một bên là cảnh sum họp giữa Thúy Vân và Kim Trọng, còn một bên là oan hồn bạc mệnh của nàng. Nhưng dù có chết thì mối tình giữa nàng và chàng Kim thì vẫn còn nặng. - 8 câu cuối Thúy Kiều đã nhắn gửi những lời tha thiết với ai? * Kiều thể hiện tâm trạng như thế nào khi nghĩ về Kim Trọng? +HS trả lời + GV nhận xét và diễn giảng thêm:Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự có mặt của em. Đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nỡ đã tan vỡ. *Vận dụng: Giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng: Kiểm soát cảm xúc và thể hiện sự cảm thông qua một số hoạt động + Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm 1 liệt kê những nỗi niềm đau đớn, đắng cay trong đêm trao duyên của Kiều Nhóm 2: Liệt kê những cử chỉ, hành động và nhận xét. - Học sinh trả lời bằng cách trình bày trên khổ giấy A0 - GV tổng kết: Hoạt động 3: Tổng kết Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật + Giáo viên đặt câu hỏi tình huống thứ hai: Nếu em là Thúy Vân trong hoàn cảnh ấy của Thúy Kiều, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào: - HS có thể đưa ra một số ý kiến: (Khóc thương cho chị và nhận tình duyên của chị; Cùng chị bàn cách báo tin cho Kim Trọng; Đồng cảm, mong sớm có tin của chi và hứa sẽ đi tìm chị khi có thể...) - GV Khẳng định trong hoàn cảnh đau đớn như vậy, Kiều rất cần sự động viên an ủi của người thân, nhất là hoàn cảnh bế tắc có thể khiến cho thiếu sáng suốt trong hành động. Thúy Vân còn thơ ngây chưa hiểu và chia sẻ cùng chị, nhưng sự có mặt của Thúy Vân (mặc dù không nói) vẫn là một sự động viên cần thiết nhất là kiều đau đớn đến ngất đi. Vì vậy trong cuộc sống phải luôn tế nhị lắng nghe và thấu hiểu để chia sẻ với những người xung quanh mình nhất là người thân để góp phần vơi đi nỗi đau của họ. III. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Kiều thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân (12 câu đầu). a. Hai câu đầu: - Kiều mở lời đặt vấn đề bằng những lời hàm ý hi vọng tha thiết, tựa nương, vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt (cậy, chịu) + Thanh trắc là âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói . - Tiếp theo là hành động lễ nghi, trang trọng khác hẳn với lệ thường. Điều đó ẩn chứa một việc hệ trọng mà Kiều sắp chia sẻ. b Sáu câu tiếp theo: Tâm sự với em về mối tình của mình. - Kiều kể cho em về mối tình của mình với chàng Kim. +Hình ảnh “quạt ước”, “chén thề”, điệp từ “khi”: tình yêu thắm thiết, sâu sắc. + “Đứt gánh tương tư”, “sóng gió bất kì”: diễn tả mối tình mong manh, tan vỡ đột ngột, bất ngờ. – Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa để trả nghĩa cho chàng Kim. - Giãi bày tâm sự về hoàn cảnh của mình để Thúy Vân thấu hiểu và cảm thông chia sẻ với mình. c. Bốn câu tiếp theo: Thuyết phục Thúy Vân + Ngày xuân – còn trẻ + Tình máu mủ – vì chị em + Chín suối – lấy cái chết để làm tin + Thành ngữ “ngậm cười chín suối”, “thịt nát xương mòn” gợi đến cái chết như một lời chăng chối của Thúy Kiều trước khi ra đi. Vin đến cái chết để gửi gắm tình duyên cho em. => Mười hai câu đầu đoạn trích, ta nhận ra dù trong hoàn cảnh tan nát lòng thì Thúy Kiều vẫn dùng những lời lẽ đoan trang tế nhị 2. Thúy Kiều trao kỷ vật tình yêu (14 câu tiếp theo) – Kỷ vật tình yêu: + Chiếc vành, bức tờ mây: gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim- Kiều. + Phím đàn, mảnh hương nguyền: trở thành ngày xưa, quá khứ. ->Những kỷ vật đơn sơ nhưng lại thiêng liêng nó minh chứng cho tình yêu đẹp đẽ. - Tâm trạng của Kiều chứa đầy mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và tình cảm. - Tình yêu đã mất, Kiều xem như đã chết, cái chết trống trải khi không có tình yêu, đó là cái chết của tâm hồn. - Tiếng nói thương thân xót phận của một con người tha thiết với tình yêu. 3. Lời từ giã, độc thoại với Kim Trọng (8 câu cuối) – Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu – Ý thức về
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_10_qua_cac_doan.doc