SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 thông qua dạy - Học một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại rtrung tâm GDTX

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 thông qua dạy - Học một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại rtrung tâm GDTX

Giáo dục đang tích cực hướng con người phát triển toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thử thách, khó khăn. Đó là tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.Theo thống kê của cơ quan an ninh, hiện có khoảng 20.000 thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời. Đặc biệt là hàng loạt những vụ học sinh tự tử vì những lí do “ không đâu”, những vụ án giết người, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm đã trở thành những vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội.

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống, các em chưa từng đối diện với khó khăn, thử thách, chưa biết cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống.

 Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đồng bộ, nhà trường vẫn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức “ dạy chữ” mà chưa quan tâm đúng mức tới việc “ dạy người”, chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên ), không dành thời gian giáo dục kĩ năng sống cho các em. Giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ có 1 tiết sinh hoạt lớp nên đôi khi không có thời gian để nắm tình hình từng em.

 Trước tình hình đó, Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo các trường THPT nói chung các Trung tâm GDTX nói riêng kể từ năm học 2011-2012 trở đi phải rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Xem đây là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Đây là dịp các thầy cô cùng nhìn lại để có sự kết hợp giữa giảng dạy và giáo dục đạt hiệu quả. Mặt khác môn Ngữ văn ở trường phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo duc kĩ năng sống cho học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn của Trung tâm GDTX tôi luôn trăn trở làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh qua việc day-học môn Ngữ văn đăc biệt là trong quá trình dạy một số truyện ngắn chương trình lớp 12 - GDTX. Vì vậy, sau khi tham gia lớp tập huấn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT qua môn Ngữ văn vào ngày 25 tháng 12 năm 2014 của sở giáo dục Thanh Hóa tổ chức, nó thôi thúc tôi thực hiện đề tài “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY-HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI RTRUNG TÂM GDTX”.

 

doc 21 trang thuychi01 7922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 thông qua dạy - Học một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại rtrung tâm GDTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Giáo dục đang tích cực hướng con người phát triển toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thử thách, khó khăn. Đó là tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.Theo thống kê của cơ quan an ninh, hiện có khoảng 20.000 thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời. Đặc biệt là hàng loạt những vụ học sinh tự tử vì những lí do “ không đâu”, những vụ án giết người, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm  đã trở thành những vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống, các em chưa từng đối diện với khó khăn, thử thách, chưa biết cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống.
 Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đồng bộ, nhà trường vẫn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức “ dạy chữ” mà chưa quan tâm đúng mức tới việc “ dạy người”, chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên), không dành thời gian giáo dục kĩ năng sống cho các em. Giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ có 1 tiết sinh hoạt lớp nên đôi khi không có thời gian để nắm tình hình từng em.
 Trước tình hình đó, Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo các trường THPT nói chung các Trung tâm GDTX nói riêng kể từ năm học 2011-2012 trở đi phải rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Xem đây là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Đây là dịp các thầy cô cùng nhìn lại để có sự kết hợp giữa giảng dạy và giáo dục đạt hiệu quả. Mặt khác môn Ngữ văn ở trường phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo duc kĩ năng sống cho học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn của Trung tâm GDTX tôi luôn trăn trở làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh qua việc day-học môn Ngữ văn đăc biệt là trong quá trình dạy một số truyện ngắn chương trình lớp 12 - GDTX. Vì vậy, sau khi tham gia lớp tập huấn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT qua môn Ngữ văn vào ngày 25 tháng 12 năm 2014 của sở giáo dục Thanh Hóa tổ chức, nó thôi thúc tôi thực hiện đề tài “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY-HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI RTRUNG TÂM GDTX”.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Phạm vi, giới hạn đề tài chỉ thực nghiệm trên 2 lớp 12A1, 12A2 Trung tâm GDTX Thọ Xuân.
 Thời gian:Từ tháng 01/2016 đến tháng 03/2016
 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống đối với thể loại truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa (Sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 12 tập II).
 Ở đây, người viết chỉ minh họa bằng một số tác phẩm, một số câu hỏi, phương pháp, bài tập cho học sinh trên thực tế để xoáy sâu về đề tài.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Đọc nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hoàn thành đơn vị kiến thức trong: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập II và các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
 - Kết hợp hai phương pháp: Phương pháp kiểm tra và so sánh đối chiếu kết quả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG SỐNG:
1. Cơ sở pháp lí:
 Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ta cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.
 Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX(4/2001) đã đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
 Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoàn thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Đó chính là kĩ năng sống. Và phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” ( Luật giáo dục năm 2005, Điều 5)
 2. Cơ sở lí luận:
2.1. Quan niệm về kĩ năng sống:
 Có rất nhiều khái niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.
 + Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
 + Theo Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
 + Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,
 Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức tự tin, Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, họp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
 Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
 Từ những quan niệm trên, có thể cho thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự học trong cuộc sống học tập và làm việc có hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Như vậy, kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình này diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
2.2. Phân loại kĩ năng sống:
 Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
 + Kĩ năng giải quyết vấn đề ( problem solving)
 + Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán ( critical thinking)
 + Kĩ năng giao tiếp hiệu quả ( effective communication skills)
 + Kĩ năng ra quyết định ( decision making)
 + Kĩ năng tư duy sáng tạo ( creative thinking)
 + Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân ( interpersonal relationship skills)
 + Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị 
(selfawareness building skills, incl, self-awareness, self-esteem and self-confidence, and values analysis)
 + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông ( empathy)
 + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc ( coping with stress and emotions)
 Trong giáo dục ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
 + Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể sau: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hổ trợ, tự trọng, tự tin. 
 + Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác,bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông hợp tác.
 + Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kĩ năng sống cụ thể sau: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 Trên thực tế, các kĩ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ nhau. Ví dụ: khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì các kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm và tự xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị thường vận dụng. Hay để giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp những kĩ năng: kĩ năng nhận thức, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng cảm thông chia sẻ. hoặc để đạt được những mục tiêu cần phối hợp các kĩ năng sau: kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 
 2.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
 Xã hội hiện đại có thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc những vấn đề xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp khó khăn và đầy thách thức như xã hội hiện đại, nên con người dễ dàng hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro.
 Nói cách khác, để đến bến thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người sống trong xã hội hiện đại cần có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống. 
 Người ta thường dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kĩ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông chứa đựng đầy rủi ro, nguy cơ, thách thức như chết do AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rượu và ma túy, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chêt vì bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đường khi có những kĩ năng sống như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con người chuyển tải những điều đã biết đến để thay đổi được những hành vi, nhờ đó mà sang được bến bờ bên kia của lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống.
 Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy, kĩ năng sống đã trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người sống trong xã hội hiện đại.
“ Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào?” 
( Lewis L.Dunnington).
 Theo triết lí của Edgar Morlin thì mục tiêu của giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu. Cần phải giảng dạy các nguyên tắc chiến lược cho con người đương đầu với những bất ngờ, đột biến, bất định. Trang bị giáo dục kĩ năng sống cho con người cũng nhằm mục tiêu này.
+ Nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
 Chúng ta xây dựng cầu nối từ thông tin đến thay đổi hành vi như thế nào?
 Kĩ năng sống giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ.
 Đặc biệt đối với sức khỏe của con người: việc nâng cao các kĩ năng cá nhân và các kĩ năng xã hội của mỗi người là một phần quan trọng của chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe cho chính mình và cho mọi người trong cộng đồng.
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi,nhưng họ vẫn hút thuốc; Có những người là luật sư, công an, thẩm pháncó những hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm về pháp luật. Đó chính là họ đã thiếu kĩ năng sống.
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người không có kĩ năng ra quyết định sẽ mắc phải những sai lầm hoặc chậm trễ trong công việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định những sai lầm của mình; người không có kĩ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác và thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập, công việccủa bản thân. Hoặc người không có kĩ năng giao tiếp sẽ rất khó khăn trong việc tạo các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những vấn đề chung.,
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thức đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như : nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
 2.4. Sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh ở Trung tâm GDTX:
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh ở trung tâm GDTX. Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đặt vào những hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn , thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đấn các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như : nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cấn thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trung tâm GDTX với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực như hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, tranh luận động não, viết tích cựccũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trung tâm GDTX là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Với những đặc điểm trên thì học sinh ở trung tâm GDTX rất cần được trang bị những kĩ năng cần thiết, phù hợp để học tập tốt hơn và quan trọng là để thích ứng với những đổi thay của xã hội và giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
Trước tình hình đó, việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học để giáo dục kĩ năng sống rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của trường, lớp. Và trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách, phẩm chất con người. Cho nên, tôi đã chọn đề tài: “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUA DẠY-HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI” để phần nào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đồng thời nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
 3.Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trung tâm GDTX:
3.1.Mục tiêu.
 Trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục ở Việt Nam thể hiện mục tiêu của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống( Báo cáo Doler, 1996)
Theo đó giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh ở trung tâm GDTX nói riêng để hướng đến những mục tiêu cơ bản sau:
Trang bị cho người học những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho người học những hành vi,thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để người học thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3.2.Nguyên tắc.
 Việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện cơ hội cho người học được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập, cách tiếp cận này sẽ không gây quá tải, không làm nặng nề thêm nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục, mà ngược lại còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn với người học nhưng cần phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản sau:
 Tương tác: Kĩ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_12_thong_qua_day.doc