SKKN Giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 2 - Bài 11 - GDCD lớp 11

SKKN Giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 2 - Bài 11 - GDCD lớp 11

Trong chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo đó là: “Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài”. Như vậy đào tạo nhân lực, tức là đào tạo nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của nước ta hiện nay.

 Bên cạnh đó khoa học, kĩ thuật ngày nay đang phát triển như vũ bão, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác giữa các nước là xu thế chung của thời đại. Vì vậy để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá Đảng ta đã xác định: “Giáo dục, đào tạo toàn diện cả về tri thức, sức khoẻ, đạo đức, tư tưởng chính trị, năng động, sáng tạo, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn với thực tiễn cuộc sống”, thực chất đây cũng chính là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà trong đó “ kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” trong xã hội ta hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết.

 

doc 23 trang thuychi01 7374
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 2 - Bài 11 - GDCD lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ GIÁO DỤC KĨ NĂNG CHỦ ĐỘNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM CHO HỌC SINH THPT NGUYỄN HOÀNG KHI DẠY TIẾT 2- BÀI 11- GDCD LỚP 11” 
	Người thực hiện : Bùi Thị Mai
Chức vụ : Giáo viên
 SKKN môn : Giáo Dục Công Dân
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 
3.1. Những sáng kiến kinh nghiệm đã có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống.
3.2. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề của đề tài.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1.Đối với hoạt động giáo dục.
4.2.Đối với bản thân.
4.3.Đối với đồng nghiệp.
4.4.Đối với nhà trường.
III. KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN.
2. KIẾN NGHỊ
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo đó là: “Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài”. Như vậy đào tạo nhân lực, tức là đào tạo nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của nước ta hiện nay. 
	 Bên cạnh đó khoa học, kĩ thuật ngày nay đang phát triển như vũ bão, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác giữa các nước là xu thế chung của thời đại. Vì vậy để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá Đảng ta đã xác định: “Giáo dục, đào tạo toàn diện cả về tri thức, sức khoẻ, đạo đức, tư tưởng chính trị, năng động, sáng tạo, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn với thực tiễn cuộc sống”, thực chất đây cũng chính là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà trong đó “ kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” trong xã hội ta hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết. 
	 Môn giáo dục công dân( GDCD) là một môn học tích hợp để hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho học sinh, không chỉ vậy nội dung môn học GDCD lại rất gần với thực tiễn xã hội vì đó là những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho nên rất thuận lợi cho việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh như: Bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích và đặc biệt là kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp và việc làm cho học sinh THPT sau khi tốt nghiệp ra trường để các em có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề và việc làm phù hợp với: “ Khả năng, sở thích và điều kiện” của mình trong tương lai.
 Trong khi đó vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hiện nay đã được rất nhiều trường quan tâm, tuy nhiên việc thực hiện chưa đạt kết quả cao vì chủ yếu vẫn dừng lại ở cách thức hướng nghiệp tập trung, chưa đi sâu vào những biện pháp, lĩnh vực cụ thể. Vì thế học sinh khi tiếp cận còn rất lúng túng, cho nên khi lên đến lớp 12 các em không tham gia xét tuyển đại học chẳng biết phải làm gì khi ra trường, còn những em xét tuyển đại học thì chọn trường, chọn ngành rất khó khăn và lúng túng.
 Trước tình hình trên, bản thân tôi là một giáo viên rất gần gũi và quan tâm đến học sinh, lại đang đảm nhiệm dạy một môn học rất đặc thù đó là môn GDCD để hình thành quan điểm sống cho các em. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này là: “Giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 2, bài 11- GDCD lóp 11”. Đây cũng chính là tâm nguyện của tôi để có một thế hệ học sinh có kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp và việc làm một cách chủ động trong tương lai. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	 Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những giải pháp để giúp cho học sinh THPT nói chung và trường Nguyễn Hoàng nói riêng có định hướng đúng đắn để tự mình chủ động lựa chọn một nghề nghiệp cũng như việc làm phù hợp cho tương lai. 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	 Đó là làm rõ những phương hướng trong chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước với những ví dụ cụ thể có thật trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở tỉnh Thanh Hoá và địa phương Hà Trung, ngoài ra còn là những học sinh của trường THPT Nguyễn Hoàng. Từ đó các em có thể thấy được có nhiều cơ hội, nhiều ngành nghề để học tập và đi làm sau này phù hợp với mình chứ không phải con đường duy nhất cho tương lai là nhất thiết phải tham gia thi đại học theo trào lưu vừa không có khả năng mà lại mất đi cơ hội cho tìm việc làm sớm.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Tôi đã sử dụng những phương pháp đặc trưng của bộ môn GDCD như: So sánh, phân tích, tổng hợp,liên hệ thực tế  kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để tìm ra được những ví dụ đắt nhất thể hiện bằng những hình ảnh minh hoạ sinh động có chú thích để góp phần làm sáng tỏ vấn đề và đặc biệt là giúp bài dạy trở nên hấp dẫn, phát huy tối đa khả năng tích cực, chủ động của học sinh để bài học thực sự trở thành một cơ sở quan trọng, rèn luyện cho các em kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp, việc làm để ứng dụng vào thực tế sau này. 
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
	Bác Hồ đã từng dạy chúng ta rằng: “Học phải đi đôi với hành” và “Thực tiễn mà không có lí luận là thực tiễn mù quáng, lí luận mà không có thực tiễn là lí luận suông” hay “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là kẻ phá hoại”. Ngoài ra tại Điều 23 luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
 Từ những lời dạy của Bác Hồ và quan điểm về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta như vậy có thể cho thấy việc trang bị cho học sinh những cơ sở lí luận cần thiết hay nói cách khác đó là những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống để làm hành trang cho các em bước vào xã hội sau khi rời ghế nhà trường THPT và làm một công dân thực sự là điều vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong các kĩ năng sống cần trang bị cho học sinh thì “kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp và việc làm” là một trong những kĩ năng không thể thiếu được cho học sinh với tư cách là những công dân bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng việc chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho mình. 
 Thuật ngữ “kĩ năng sống” (KNS) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ những năm 1995- 1996 và những năm vừa qua giáo dục phổ thông nước ta luôn đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp day học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống” mà thực chất đây là một cách tiếp cận KNS. Vậy KNS là gì?
 “Kĩ năng sống” là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng sử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Còn “kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” có nghĩa là: Khả năng tích cực, chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình để học và làm việc có hiệu quả sau khi tốt nghiệp THPT. Như vậy điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của xã hội và phong trào thi đua do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động đó là: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 Từ những cơ sở lí luận trên tôi thấy đề tài của tôi có tính khách quan, khoa học, tính thực tiễn và hiệu quả cao. 
2. Thực trạng của vấn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Như chúng ta biết lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi giàu ước mơ, hoài bão, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống nên chưa làm chủ được bản thân, vì thế dễ bị lôi kéo, kích động. Hơn nữa hiện nay do đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao cho nên nhiều gia đình đã rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có rất nhiều công ty sản xuất được xây dựng ở các vùng nông thôn vì cần lao động gấp nên tuyển lao động không cần có bằng cấp, tay nghề đã làm cho các em nhận thức mơ hồ rằng không cần học nghề cũng đi làm được mà không nghĩ đên tương lai lâu dài về yêu cầu trình độ lao động ngày càng cao.
 Chính từ những lí do trên mà thực trạng hiện nay đa số học sinh chọn ngành nghề theo ba xu hướng sau: Thứ nhất là theo trào lưu cùng bạn bè, thứ hai là đi theo sự sắp đặt của gia đình, thứ ba là không học nghề gì chỉ cần đậu tốt nghiệp rồi sẽ vào các công ty đi làm. Dù là theo xu hướng nào thì hậu quả sau này để lại cho xã hội sẽ rất nghiêm trọng vì nó sẽ làm cho năng suất và hiệu quả công việc không cao, đặc biệt sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
 Học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng nói riêng và những trường ở vùng nông thôn nói chung, các em ở đây đa số là học sinh loại hai, loại ba nên có trình độ học vấn còn thấp, cho nên các em đều có tư tưởng không dự thi đại học mà chủ yếu là thi tốt nghiệp, sau đó đi học nghề hoặc đi làm ( năm học 2015- 2016, khối 12 của trường THPT Nguyễn Hoàng có hơn 200 em nhưng chỉ có khoảng hơn 40 em thi và xét tuyển đại học). Từ đó cho thấy việc giáo dục kĩ năng lựa chọn ngành nghề, việc làm cho các em ngay từ năm học lớp 11 là điều rất cần thiết để đến năm lớp 12 các em sẽ chủ động lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để học mà không phải lúng túng trước khi đi làm. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nước ta hiện nay, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn hoá và tay nghề cao.
 3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 3.1. Những sáng kiến kinh nghiệm đã có liên quan đến giáo dục KNS.
 Hiện nay đã có trên 155 quốc gia trên thế giới đưa KNS vào nhà trường. Ở nước ta giáo dục KNS cho học sinh được tích hợp vào tất cả các môn học, chủ yếu là các môn xã hội đặc biệt là môn giáo dục công dân. Vì thế đã có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm của môn giáo dục công dân được tích hợp để giáo dục KNS cho học sinh như:
“Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh” trong bài 13- GDCD lớp 10
Giáo dục một số KNS cho học sinh trong công tác chủ nhiệm và môn GDCD.
Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh thông qua nội dung môn học GDCD 10.
..
 Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của tôi về nội dung các sáng kiến kinh nghiệm về KNS đã có, tôi thấy rằng tất cả những đề tài trên chỉ dừng lại ở việc giáo dục KNS mang tính chất chung chung, phạm vi còn rộng mà chưa đi vào từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể như: Bảo vệ môi trường, phòng tránh tệ nạn xã hội hay chủ động lưa chọn nghề nghiệp, việc làmChính vì thế tôi thấy cần thiết phải có một đề tài đi sâu giáo dục kĩ năng “ chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” cho học sinh THPT nhất là với học sinh trường tôi, để chuẩn bị cho các em những hành trang vững chắc nhất cho mình sau khi tốt nghiệp THPT có một nghề nghiệp và công việc ổn định.
3.2.Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề của đề tài:
	Tôi nhận thấy rằng môn GDCD có rất nhiều bài có thể tích hợp để giáo dục kĩ năng “ chủ động lựa chọn nghề nghiệp và việc làm” như: Bài 7- GDCD lớp 10, bài 7, bài 11- GDCD lớp 11 hay bài 4, bài 8- GDCD lớp 12. Tuy nhiên dựa vào nội dung của từng bài, tôi thấy tiết 2, bài 11: “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” là phù hợp nhất. Bởi lẽ đây là bài nói về chủ trương, chính sách của nhà nước ta về nghề nghiệp và việc làm, từ đó làm cơ sở vững chắc giúp học sinh lựa chọn việc làm và nghề nghiệp theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước đề ra để có định hướng nghề nghiệp đúng đắn và chủ động tìm kiếm việc làm.
 Giải pháp mà tôi sử dụng để tích hợp “ giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” vào tiết học này đó là: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kết hợp với đàm thoại, liên hệ thực tế và sự trợ giúp của công nghệ thông tin bằng những hình ảnh sinh động về những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi cũng như các làng nghề truyền thống của xứ Thanh để làm rõ nội dung trọng tâm của bài học đó là: Phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
 Địa chỉ tích hợp “giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” trong bài học.
 Có hai hình thức tích hợp:
 + Tích hợp toàn bài.
 + Tích hợp một phần nội dung của bài.
 Khi dạy tiết 2, bài 11- GDCD 11 tôi đã lựa chọn hình thức tích hợp một phần nội dung của bài. Cụ thể địa chỉ tích hợp ở bảng sau:
Lớp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp.
Nội dung giáo dục về kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm.
Ghi chú
11
Bài 11:
Chính sách giải quyết việc làm.
Tích hợp vào phần 2 nội dung bài học là: Những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. 
- Phương hướng 1: Tăng cường sản xuất và dịch vụ.
- Phương hướng 2: Khuyến khích hành nghề theo pháp luật, phát triển các nghề truyền thống.
-Phương hướng 3: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Phương hướng 4: Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước để giải quyết việc làm.
- Sử dung các hình ảnh minh hoạ cho các phương hướng.
 Giáo án tích hợp “ giáo dục kĩ năng chủ động lựa chọn nghề nghiệp, việc làm” cho học sinh
 Học xong bài này học sinh cần đạt được: 
 * Kiến thức: 
 - Học sinh hiểu được tình hình việc làm ở nước ta hiện nay, các phương hướng cũng như trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm.
 * Kĩ năng: 
 - Học sinh xác định và nói hoặc viết ra được định hướng nghề nghiệp và việc làm của mình trong tương lai.
 * Thái độ: 
 - Chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm và nghề nghiệp trong tương lai.
 Phương tiện dạy học để sử dụng khi dạy trong bài:
 - Máy chiếu, máy tính
 -Tranh ảnh, những câu chuyện có liên quan đến nội dung tích hợp.
 Các hoạt động dạy học
 * Ổn định lớp:
 * Kiểm tra bài cũ:
 * Dạy bài mới: Nước ta là một nước có dân số đông, nhưng lại là nước có dân số trẻ, vì vậy nguồn lao động rất dồi dào và yêu cầu việc làm cũng rất lớn.Vậy nhà nước ta đã và đang có những chính sách gì để giải quyết vấn đề việc làm, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp tiết 2 của bài 11: “Chính sách giải quyết việc làm” .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 - GV đưa ra một số số liệu về tình hình việc làm hiện nay ở nước ta cũng như chất lượng nguồn lao động. Từ đó yêu cầu học sinh đưa ra: “Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta là gì”?
(Theo báo lao động điện tử: Năm 2015 Việt Nam có trên 48 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó số người thất nghiệp là 2,31%, nông thôn chiếm 1,83%, thành thị 3,29%, lao động đã qua đào tạo còn thấp 21,9%, năng suất lao động còn thấp chỉ đạt 79,3 triệu đồng/ lao động theo tổ chức lao động thế (PLO) đánh giá Việt Nam là nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN).
-GV: Để thực hiện được các mục tiêu trên Nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng giải quyết việc làm như thế nào?
-HS trả lời sau đó giáo viên sử dụng phương pháp: Đàm thoại kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề để học sinh hiểu được nội dung của từng phương hướng.
-GV: Nhà nước ta đã làm gì để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phát triển? Cho ví dụ? 
-GV: Nội dung của phương hướng thứ nhất có nghĩa là: Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách ( như giảm thuế), cải cách các thủ tục hành chính để cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
+Gv chốt lại: Như hiện nay UBND tỉnh Thanh Hoá đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước( tập đoàn FLC) đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn- Tĩnh Gia và khu du lịch Sầm Sơn để đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh có việc làm và thu nhập cao.
KL: Giáo dục kĩ năng lựa chọn việc làm, nghề nghiệp. Qua những hình ảnh trên cho thấy:
Sau khi thốt nghiệp THPT các em có thể học các nghề như: Điện công nghiệp, sửa chũa cơ khí, hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, lễ tân để có cơ hội xin việc làm ở các khu công nghiệp và dịch vụ : Nghi Sơn, Sầm Sơn với mức lương tương đối cao ( như công nhân nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lương từ 6 triệu đến 8 triệu/tháng, hay sửa chữa tàu ở cảng Nghi Sơn lương cũng từ 6 triệu đến 7,8 triệu / tháng)
-GV: Em hiểu như thế nào là làm giàu theo pháp luật?
-GV: Em hãy cho biết một số nghề truyền thống ở Hà Trung hiện nay ? 
- Gv: Làm giàu theo pháp luật có nghĩa là: Các em có thể tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình, có thể làm bất kì ngành nghề nào để mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội mà pháp luật không cấm.
-Giáo dục kĩ năng lựa chọn việc làm, nghề nghiệp: Các em có thể hành nghề truyền thống ở địa phương hoặc sửa chữa xe máy, điện thoại, nếu có điều kiện có thể tự mở cơ sở tại nhà vừa sử dụng vốn ít mà lại có thu nhập ổn định.
Như vậy: Các em có thể làm bất kì nghề gì nhưng phải chân chính và đặc biệt là làm gì cũng cần phải có tâm huyết và cống hiến hết mình với nghề đó thì mới có sự sáng tạo, hiệu quả và thành công trong công việc.
-Gv: Trong tình hình hiện nay việc đi xuất khẩu lao động sang các nước đã và đang mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao cho người lao động Việt Nam. Nếu có cơ hội các em có thể chọn con đường đi xuất khẩu lao động. 
GV: Vậy theo em khi đi xuất khẩu lao động cần chú ý những điều gì?
Kl: Giáo dục kĩ năng lựa chọn việc làm nghề nghiệp:
Khi các em có ý định đi xuất khẩu lao động sang một nước nào đó cần chú ý những điều sau:
+Phải học và có tay nghề, trình độ về một nghề nào đó càng cao càng tốt đặc biệt là những nghề về mặt kĩ thuật như : cơ khí , điện, điện tử, công nghệ thông tin để có việc làm ổn định và thu nhập cao.
+Phải lựa chọn con đường, công ty xuất khẩu hợp pháp, để đảm bảo quyền lợi cho mình như: lương, bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội, các chế độ khác( các em có thể tham khảo công ty xuất khẩu lao động Thiên Ân-Tamax Thanh Hoá khi muốn xuất khẩu lao động sang Trung Đông).
GV: Theo em nguồn vốn của Nhà nước được đầu tư để giải quyết việc làm bằng những hình thức nào?Cho ví dụ?
( Đó là đầu tư vào việc học nghề (các em có thể học nghề ở trường cao đẳng nghề Thanh Hoá), trả chi phí cho người lao động xuất khẩu lao động, cho vay vốn với lãi xuất thấp để sản xuất, kinh doanh hoặc mua trang thiết bị, máy móc, con giống để cho người lao động tự sản xuất, trồng trọt)
- Giáo dục kĩ năng lựa chọn việc làm nghề nghiệp:
“ Nếu sau này các em muốn học nghề, hay tham gia sản xuất, kinh doanh mà không có điều kiện thì các em phải làm gì?
(có thể sử dụng nguồn vốn của nhà nước bằng cách: Vay vốn ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên đi học, sử dụng các nguồn vốn nằm trong chương trình của đoàn thanh niên như: Phong trào thanh niên vượt khó làm giàu, xây dựng nông thôn mới)
-Gv: Ngoài ra các em có thể sử dụng nguồn vốn của nhà nước để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Và đã có nhiều tấm gương thanh niên sản xuất giỏi nhờ vào nguồn vốn cho vay để giải quyết việc làm trong tỉnh ta như:
- Gv: Bản thân em phải có trách nhiệm gì đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm? 
*Củng cố: Em có suy nghĩ như thế nào về lao động trong sáng tạo được trích trong câu văn sau của nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.”
( Có nghĩa là dù các em làm nghề gì, việc gì thì cũng nên nhớ phải luôn yêu nghề, yêu công việc của mình, luôn tâm huyết và có trách nhiệm với nghề thì công việc đó mới có sáng tạo và hiệu quả cao.)
I. Chính sách dân số.
II. Chính sách giải quyết việc làm
a. Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm.
Có bốn mục tiêu như sau:
-Tập trung sức giải quyết việc làm cho cả nông thôn và thành thị.
-Phát triển nguồn nhân lực.
-Mở rộng thị trường lao động.
-Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo.
b. Phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong chính sách giải quyết việc làm Nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng sau:
-Phương hướng thứ nhất : Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. 
Ngày 1/1/2016 Nhà nước ta đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống chỉ còn 20% để thúc đẩy các hoạt động sản xuất và dịch vụ của các doanh nghiệp phát triển và mở rộng.
Khu kinh tế Nghi Sơn-Tĩnh Gia

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_chu_dong_lua_chon_nghe_nghiep_viec_lam.doc