SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 10

Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho học sinh.

Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học và quá trình dạy, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

 Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể.

 Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

 Dạy học tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

 

doc 22 trang thuychi01 4982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI.
1. cơ sở lí luận
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho học sinh. 
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học và quá trình dạy, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
 Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể.
 Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
 Dạy học tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
2. Cơ sở thực tiễn
 	Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Nhằm mục đích: 
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm " học đi đôi với hành" đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm
có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học..
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn Giáo dục công dân lớp 10 nói riêng, mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ coi thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn Giáo dục công dân. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng Giáo dục công dân là môn phụ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kỹ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.
	Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học, trong đó có môn Giáo dục công dân - một môn quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên từ trước đến nay việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (Giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn Giáo dục công dân giáo dục cho người học những phẩm chất, kỹ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng nề truyền thụ lý thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. 
Nhận thức được vấn đề này, nhiều giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Kết quả đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
	Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, góp phần hình thành và phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho học sinh. Tôi lựa chọn đề tài "Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 10”
	Hiện nay, khi mà tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta nguyên tắc này còn quá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của dạy học tích hợp là gì? Vì vậy, để làm rõ hơn tích tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin giới thiệu những kiến thức liên môn cần tích hợp trong một tiết học cụ thể : Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc- Tiết 1(Giáo dục công dân lớp 10).
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 
Đề tài nghiên cứu giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiện, minh họa rõ nét và cụ thể trong việc dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả.
Đề tài nghiên cứu là một tài liệu khoa học trả lời cho câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn như thế nào để dạy học đạt hiệu quả. 
Đề tài góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn giáo dục công dân bằng việc tìm hiểu, sưu tầm và vận dụng kiến thức liên môn vào bài học một cách hợp lí, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn Giáo dục công dân.
Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu và các vấn đề liên quan đến đề tài
2 . Phương pháp khảo sát, quan sát: Quan sát thăm dò thực trạng để nắm bắt được suy nghĩ của học sinh trong học tập “Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với những phương pháp, cách thức dạy học khác nhau.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng tại một số lớp học cụ thể để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng các phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
4. Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Vai trò và chức năng người giáo viên.
 - Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả cao trong học tập môn Giáo dục công dân.
 - Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Giáo dục công dân nâng cao kết quả học tập môn hoc.
 - Đồng thời nghiên cứu một số nội dung kiến thức của các môn học khác như: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN 
- Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Đa đạng hóa nội dung liên môn được vận dụng trong dạy học
- Rút ra những kinh nghiệm, bài học cụ thể trong quá trình vận dụng đề tài
vào thực tiễn
- Cần phải coi trọng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Giáo
dục công dân và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.
	Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Chương trình sách giáo khoa cũng được xây dựng trên quan điểm: “ Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 
 Do mục tiêu của bộ môn: Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, gắn liền với mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại, vì vậy cũng là môn học hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức nhiều môn học, vì vậy một trong những phương pháp dạy học hiệu quả là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI TÍCH HỢP KIẾN
THỨC LIÊN MÔN.
1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Giáodục công dân 
a. Thuận lợi:
 Trường THPT DTNT Tỉnh là trường học đặc thù. Đây là trường học của con, em các dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Giao. Phần đa số các em học sinh nội trú tại trường, nên rất thuận lợi về quỹ thời gian, hơn nữa các em là những học sinh có năng khiếu, được chọn từ các trường Trung học cơ sở ở địa bàn 11 huyện miền núi của Tỉnh thanh Hóa, Nhìn chung các em chăm ngoan và có ý thức tự giác học tập.
 Cơ sở vật chất của Nhà trường đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của học sinh với khuôn viên dãy nhà 2 tầng 18 phòng học. Có các phòng học vi tính, phòng dạy học thiết bị hiện đại.
 Thư viện nhà trường đạt danh hiệu “ Thư viện tiên tiến” và đạt chuẩn, là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáo viên và học sinh.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các cấp có thẩm quyền.
 Toàn trường có 62 cán bộ, giáo viên và nhân viên giàu kinh nghiệm và rất tâm huyết với nghề. 
 Về học sinh: Năm học 2017-2018 toàn trường có 540 học sinh gồm 3 khối, được biên chế ở 18 lớp. Đa số các em chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các em, học sinh rất hào hứng và nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở giáo dục phát động
b. Khó khăn
 Trường THPT DTNT là trường dạy con, em dân tộc thiểu số, điều kiện gia đình của học sinh còn nghèo, nên việc học tập của con cái chưa thực sự được quan tâm, hơn nữa vì các em học sinh sống xa nhà nên điều kiện phục vụ học cho học sinh gặp những khó khăn nhất định, cụ thể như: Khi các em cần truy cập các thông tin phục vụ cho việc học thì không có các phương tiện tra cứu kịp thời. Trong khi đó xu thế của xã hôi thì phát triển không ngừng. Điện thoại thông minh thì các em không được phép dùng.
 Về cơ sở vật chất còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng nhu cầu dạy và học. Vì cả trường chỉ có hai phòng máy vi tính nên một số học sinh có nhu cầu sử dụng máy tính để tìm tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin thì lại không có, nhất là tham gia trang Trường học kết nối và đưa bài vào webside của trường còn gặp khó khăn. 
2. Thực trạng việc dạy tích hợp liên môn trong môn Giáo dục công dân.
 Tiến hành khảo sát thực tiễn.
 Trong năm học 2016- 2017, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 10 khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân 10). với những nội dung khảo sát
- Thế nào là lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước. 
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Nêu các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
- Bài học thực tiễn
3. Số liệu điều tra
Bảng khảo sát khi sử dụng đề tài (không tích hợp kiến thức liên môn)
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
10A
29
5
17,2
10
34,4 
14
56,0
0
0
10B
29
6
20,0
11
37,93 
12
41,3
0
0
10C
34
8
23,5
12
35,2
14
41,1
0
0
Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau: 
 Thứ nhất: Giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, 
nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp
mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.
 Thứ hai: Về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng" Trung bình chủ nghĩa" là an toàn.
Thứ ba: Về phía phụ huynh học sinh, họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn
 vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em
mình học tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả môn Giáo dục công dân cùng chung số phận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần giỏi.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 "Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1- Giáo dục công dân lớp 10”
1. Các nguyên tắc tích hợp:
 Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc
 Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống
 Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập
 Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của người học.
2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp.
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học: Chia làm 4 đơn vị kiến thức:
Thứ nhất: Lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước
Thứ hai: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt nam
Thứ ba: Biểu hiện của lòng yêu nước
Thứ tư: Bài học liên hệ bản thân.
Phần 3: Luyện tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
* Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
- Kiến thức môn Ngữ Văn: 
 + Đọc và tóm tắt truyện Thánh Gióng: 
+ Sưu tầm: Đoạn thơ trong bài Sao chiến thắng của nhà thơ Chế Lan Viên: 
+ Sưu tầm: Ca dao tục ngữ	
 - Kiến thức Âm nhạc.
Bài hát Quê hương của nhà thơ Giáp Văn Thạch.
Bài hát: “Việt nam quê hương tôi” của Đỗ Nhuận
- Kiến thức môn Lịch sử: 
+ Sưu tầm: các cuộc Kháng chiến chống quân Tống; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông; Kháng chiến chống quân Thanh.; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Chiến thắng tại Dinh Độc lập.
* Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn: 
+ “ Truyện Thánh Gióng” để thực hiện hoạt động khởi động. Nhằm mục đích tạo tâm thế cho học sinh, giúp cho học sinh ý thực được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài. Từ đó giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết. Giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình sắp tìm hiểu.
+ Đoạn thơ trong bài “ Sao chiến thắng” của nhà thơ Chế Lan Viên: Nhằm tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước.
- Tích hợp kiến thức Âm nhạc.
Bài hát Quê hương của nhà thơ Giáp Văn Thạch. Nhằm tìm hiểu nguồn gốc của lòng yêu nước
 - Tích hợp kiến thức môn Lịch sử:
+ Kháng chiến chống quân Tống chống Nguyên, mông, chống quân Thanh,
chống pháp, chống Mỹ. Nhằm tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Tích hợp kiến thức Ngữ văn
“Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” 
Mục đích làm rõ các biểu hiện của lòng yêu nước.
- Tích hợp kiến thức Âm nhạc.
Bài hát: “Việt nam quê hương tôi” của Đỗ Nhuận
Mục đích làm rõ các biểu hiện của lòng yêu nước.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy .
 Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy. 
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt ( Giỏi)
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.
- Thực hiện kiểm tra ở cả ba lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả:
 91 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt
 Bảng khảo sát sau khi sử dụng đề tài(Có tích hợp kiến thức liên môn)
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
10D
32
14
43,75
15
46,87
3
9,37
0
0
10E
34
14
41,1
16
47,0
3
8,82
0
0
10G
25
9
36,0
14
56,0
2
8,0
0
0
2. Giáo án minh họa.
Bài 14 
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Nêu được các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về tuyền thống yêu nước của dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đát nước.
II. Các năng lực hướng tới cho học sinh.
- Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phê phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học.
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề ( Xử lý tình huống)
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp liên hệ thực tiễn.
IV. Phương tiện và đồ dùng dạy học.
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông
- Chuẩn bị tư liệu Video, hình ảnh, bài hát, truyện
- Chuẩn bị phương tiện dạy học hiện đại như laptop, máy chiếu , phông chiếu, bảng phụ.
V. Tổ chức dạy học.
1 Kiểm tra bài cũ: :(3 phút)
GV nêu vấn đề: Khi Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng, Bác đã cùng ăn ở, sinh hoạt với nhân dân nên rất nhiều người yêu mến gọi Bác là ông “ Ké”. Bác đi đến đâu cũng được đồng bào yêu quý, che chở.
 - Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự nào của cá nhân trong cộng đồng?
 - Cho biết ý nghĩa của quy tắc xử sự trên?
Gọi 01 học sinh lên bảng kiểm tra
Cho học sinh khác nhận xét
Gợi ý: 
- Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự sống hòa nhập với cộng đồng của mỗi cá nhân.
- Ý nghĩa: Sống hòa nhập chúng ta có thêm nhiều bạn bè,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_de_day_bai_14_cong.doc