SKKN Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Thpt

SKKN Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Thpt

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề ngày càng đa dạng làm cho học sinh rất khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề.

 Là một nước đông dân trong khi nền kinh tế phát triển chưa tương xứng làm cho tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Điều này càng đỏi hỏi học sinh cần phải lựa chọn ngành nghề sao cho vừa phù hợp với năng lực bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai.

 Chính vì thế, Công tác hướng nghiệp ở các cấp học trường trung học phổ thông là việc rất quan trọng và cần kíp.

 Thực trạng công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được giáo viên quan tâm. Đa số các giáo viên chỉ giáo dục hướng nghiệp theo sách giáo khoa, dùng phương pháp truyền thông để truyền đạt cho học sinh, chưa liên hệ thực tiễn bên ngoài làm học sinh thụ động, nhàm chán.

 Đa số các em lớp 10 và lớp 11 đều không chú ý đến công tác hướng nghệp, các em chỉ học đối phó và có tâm lý lên lớp 12 rồi mới chọn ngành nghề cho mình. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thực sự quan tâm đến nghề nghiệp của mình.

 

docx 16 trang thuychi01 25766
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề ngày càng đa dạng làm cho học sinh rất khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề.
	Là một nước đông dân trong khi nền kinh tế phát triển chưa tương xứng làm cho tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Điều này càng đỏi hỏi học sinh cần phải lựa chọn ngành nghề sao cho vừa phù hợp với năng lực bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai.
	Chính vì thế, Công tác hướng nghiệp ở các cấp học trường trung học phổ thông là việc rất quan trọng và cần kíp.
	Thực trạng công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được giáo viên quan tâm. Đa số các giáo viên chỉ giáo dục hướng nghiệp theo sách giáo khoa, dùng phương pháp truyền thông để truyền đạt cho học sinh, chưa liên hệ thực tiễn bên ngoài làm học sinh thụ động, nhàm chán.
	Đa số các em lớp 10 và lớp 11 đều không chú ý đến công tác hướng nghệp, các em chỉ học đối phó và có tâm lý lên lớp 12 rồi mới chọn ngành nghề cho mình. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thực sự quan tâm đến nghề nghiệp của mình.
	Qua quá trình tiếp cận với các em, tôi được biết một số em khi chọn ngành nghề chịu ảnh hưởng từ sức ép gia đình, từ khó khăn của cuộc sống, từ năng lực của bản thân thường sẽ rơi vào trạng thái tâm lý khủng hoảng khi định hướng nghề nghiệp cho mình.
	Là một giáo viên, qua quá trình công tác giáo dục, trước tình trạng giáo dục hướng nghiệp và thực trạng về sự lựa chọn ngành nghề của học sinh, tôi đã tự mình suy nghĩ ra “phương pháp giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa” làm đề tài SKKN và áp dụng vào thực tiễn đơn vị công tác.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại trường THPT Lý Thường Kiệt
2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt
3. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Dựa vào các lý thuyết và thực tiễn của xã hội
	- Dựa vào tâm lý học lứa tuổi và những buổi phỏng vấn học sinh
	- Dựa vào kiến thức tích lũy trong quá trình giảng dạy
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
	- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong trường THPT
	- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, nắm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KTXH của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
	- Học sinh có được thông tin về thế giới nghề nghiệp về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp
	- Giúp học sinh tự đánh giá về năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân lập nghiệp.
	- Học sinh có ý thức tích cực tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, coi lao động nghề nghiệp là lẽ sống của mình
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
	- Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Lý Thường Kiệt
	- Năm 2016 – 2017, sau khi được tư vấn nghề nghiệp đã có 100% học sinh khối 11 tham gia học nghề phổ thông và bước đầu nhiều em đã bộc lộ các năng khiếu về nghề nghiệp. Học sinh khối 12 được tư vấn nghề nghiệp nhiều đợt trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN.
B.PHẦN NỘI DUNG:
1.Cơ sở nghiên cứu:
1.1.Cơ sở lý luận: 
	Giáo dục hướng nghiệp là một phần quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam. Điều 27-Luật Giáo dục 2005 của nước ta nêu rõ “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, về thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
	Giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT dựa vào tâm lý lứa tuổi, hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục là hiệu quả tối ưu. 
1.1.1.Khái niệm giáo dục hướng nghiệp:
	Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
	Hoạt động ngoại khóa có thể do tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và học sinh của một lớp, một khối lớp hay toàn trường thực hiện. Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức như: Câu lạc bộ môn học, diễn đàn, hội thảo trò chơi. Hoạt động ngoại khóa tổ chức thường kỳ hay đột xuất nhân những kỷ niệm hay lễ hội. Ví dụ: Cắm trại chào mừng thành lập ĐCSVN, thành lập đoàn TNCSHCM. Học nhảy cuối tuần, nữ công như vậy hoạt động ngoại khóa là 1 thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi, nhằm mục đích gắn kết việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội:
1.1.2.Khái niệm tư tưởng hướng nghiệp:
	Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý, giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh, đối chiếu năng lực đó để cân nhắc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. Trân cơ sở đó cho các em những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
1.1.3.Vai trò của phương pháp giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa.
	Tạo sự lôi cuốn, hứng thú và đam mê trong công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh.
	Giúp học sinh nắm vững về thông tin các ngành nghề, để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Đồng thời, giúp học sinh chuẩn bị tâm lý vững vàng và sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay từng địa phương đang cần.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Thực tiễn phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT Lý Thường Kiệt.
	Trong năm học 2016 -2017 tôi đã tiến hành khảo sát các em về việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân tại các lớp: 12C1, 12C2 và 12C3 như sau:
	-Lớp 12C1 sĩ số 45 học sinh
	-Lớp 12C2 sĩ số 40 học sinh
	-Lớp 12C3 sĩ số 48 học sinh
1.2.2. Bảng khảo sát theo mẫu:
Lớp
Lí do chọn 
ngành nghề
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
C1
C2
C3
C1
C2
C3
C1
C2
C3
1
Nên chọn nghề truyền thống của địa phương có tương lai hơn
10%
15%
15%
30%
25%
20%
70%
60%
65%
2
Nên chọn nghề theo sắp đặt của gia đình tốt hơn 
20%
30%
25%
65%
60%
70%
15%
10%
5%
3
Chọn nghề có thu nhập cao hơn là đúng
30%
40%
25%
60%
45%
60%
10%
15%
15%
4
Chọn nghề được xã hội coi trọng hơn mới đúng
20%
40%
30%
60%
50%
60%
20%
10%
10%
5
Chọn nghề theo năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân
10%
15%
25%
60%
65%
70%
30%
20%
5%
6
Chọn nghề xã hội có nhu cầu nhiều hơn
60%
30%
40%
30%
50%
30%
10%
20%
30%
7
Chọn nghề lao động tự do là tốt nhất
30%
20%
25%
20%
15%
15%
50%
65%
65%
8
Chọn ngành kinh tế - tài chính có lợi hơn
40%
40%
35%
55%
55%
45%
5%
5%
20%
9
Chọn ngành kinh tế - tài chính có lợi hơn
40%
50%
55%
35%
20%
25%
25%
30%
20%
10
Chọn ngành kinh KHKT là hợp thời
60%
30%
20%
35%
40%
60%
5%
30%
20%
11
Chọn ngành quân sự có tiền đồ hơn
20%
15%
20%
65%
70%
70%
15%
15%
10%
12
Cần dự định chọn nghề từ khi còn học THPT
40%
30%
20%
50%
60%
75%
10%
10%
5%
13
Học xong phổ thông chọn nghề mới đúng
10%
15%
15%
70%
75%
80%
20%
10%
5%
 (Bảng khảo sát 1)
1.2.3. Nhận xét kết quả thực tế: (về động cơ, mục đích chọn nghề của học sinh)
	Quan sát số liệu của bảng khảo sát trên tôi nhận thấy việc lựa chọn trường và định hướng nghề nghiệp của các em còn tự phát, các em còn chưa xác định được khả năng thực sự của mình, nhiều em còn xem nặng việc sắp đặt nghề nghiệp do gia đình, còn nặng về tâm lý: (bố mẹ nghỉ hưu con vào thay); có em lại coi trọng kinh tế hơn (chọn nghề có thu nhập cao); có em lại chọn nghề coi trọng chính trị (chọn nghề được xã hội coi trọng) Tuy nhiên, chỉ một số lượng rất ít học sinh cân nhắc đến nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực ngành nghề.
2. Các giải pháp giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
2.1. Các giải pháp:
2.1.1. Giải pháp tuyên truyền:
	Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu về ngành nghề trước khi lựa chọn. 
2.1.2. Học nghề phổ thông: 
	Một trong những cách mà các cơ sở giáo dục có thể giúp học sinh có được các kinh nghiệm trong quá trình học là khuyến khích học sinh tham gia học nghề phổ thông. Nghề phổ thông là phương pháp rất hữu hiệu để giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học ở trường phổ thông, giúp các em tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp phải nhận ra sự khác biệt giữa lý thuyết và ứng dụng lý thuyết trong công việc.
2.1.3. Tham gia hoạt động ngoại khóa:
	Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như: Hoạt động đoàn, đội văn nghệ, thể thao, các hoạt động từ thiện, và làm tình nguyện viên cho những hoạt động cộng đồng sẽ giúp ích nhiều cho học sinh trong công việc khám phá sở thích, cá tính, và giá trị nghề nghiệp của mình.
2.1.4. Tìm hiểu về thông tin nghề nghiệp.
	-Một trong những hoạt động nhà trường thực hiện nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu về các nghề khác nhau qua những cuộc trò chuyện về nghề nghiệp: Tọa đàm, trao đổi với các chủ doanh nghiệp và người lao động trong những ngành nghề khác nhau. 
	-Mở những cuộc thi tìm hiểu, thuyết trình hay viết về thông tin nghề nghiệp để khuyến khích học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp. Những hoạt động này có thể được lồng ghép vào các dịp như: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày QTPN, ngày QTLĐ, ngày QĐNDVN
2.2.Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT:
1.Làm thế nào để HS nhận thức đúng mình đang ở đâu: năng lực bàn thân, hoàn cảnh gia đình, địa phươngđể chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp.
Bắt đầu bước vào học kỳ 2 cũng là lúc các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho mình những kỳ thi quan trọng: thi tốt nghiệp và thi đại học, và cũng là lúc các bạn đang đứng trước thời điểm quyết đinh: chọn trường, thi tốt nghiệp và thi đại học, và cũng là lúc các bạn đang đứng trước thời điểm quyết định: chọn trường, chọn nghề như thế nào để phù hợp với mình. Muốn vậy, điều quan trọng bắt buộc là các em phải biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực sở trường của mình là gì
	Chọn trường, chọn nghề đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh lớp 12 bởi vì đó cũng chính là sự lựa chọn tương lai của các em. Nếu chọn cho mình một nghề phù hợp, ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp họ có được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định.
	Theo kết quả khảo sát thực trạng “nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT đa số học sinh lớp 12 thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghiề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các em có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
	Để thành công trong cuộc sống, các em học sinh phải biết lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Để chọn được cho mình một nghề phù hợp, các em cần chú ý một vài yếu tố sau trước khi ra quyết định.
a.Mục đích và ý nghĩa biện pháp:
	Học sinh cần một hướng đi phù hợp với năng lực, với sở thích, với nhu cầu thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên nhiều học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt dù đã lựa chọn được ngành nghề nhưng nhiều em chưa biết gì về ngành nghề mà mình lựa chọn. Mối quan tâm của các em và gia đình chỉ dừng ở mục đích thi đỗ vào một ngành của một trường Đại học chứ chưa biết gì về công việc mình sẽ phải làm sau khi học xong ngành nghề đó. 
	Biện pháp này giúp trường THPT Lý Thường Kiệt có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện về công việc tương lai, từ đó có sự lựa chọn chính xác nhất về ngành nghề. Như vậy trong tương lai xã hội sẽ có thêm những chuyên gia, những cán bộ xuất sắc trong những công việc nhất định.
b.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
	-Tăng cường việc lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn (nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và mang lại nhiều thông tin cho phụ huynh, học sinh. Phải giải đáp được các thắc mắc của phụ huynh, học sinh)
	- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các kênh thông tin khác nhau, qua các tài liệu, qua các buổi họp, sinh hoạt lớp, các buổi thảo luận, và thông qua tổ chức các buổi Tọa đàm với phụ huynh và học sinh.
	- Giáo viên lên kế hoạch xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách phù hợp dựa trên những chuẩn mực nhất định mà Nhà trường đề ra.
	- Giáo viên chủ động tìm hiểu về đối tượng học sinh mình đang dạy, tìm hiểu từng ngành nghề xã hội đang cần phù hợp với học sinh của mình, tìm tòi các cách lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào bài giảng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
3.Thử nghiệm: 
	Khi được hỏi “bạn biết về trường và ngành học qua nguồn thông tin nào?” Chúng tôi nhận được kết quả:
	Bảng khảo sát: Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học
 Lớp
Nguồn thông tin
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
1.Qua các phương tiện truyền thông như: Ti vi, sách, báo, Internet.
23%
26%
30%
2.Qua cha mẹ, người thân
31%
33%
25%
3.Qua bạn bè
31%
33%
25%
4.Qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường lớp
8%
12%
15%
5.Không biết gì cả
0%
1%
0%
(Bảng khảo sát 2)
Kết quả trên cho thấy thông tin học sinh có được về ngành học của mình chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, qua bạn bè, người thân, cha mẹ. Thông tin về nghề nghiệp qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường lớp là rất ít mặc dù thông tin đó đã được tăng lên theo các khối lớp. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường chưa cao.
-Bảng khảo sát: Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn (với câu hỏi: “Bạn có biết sau khi học xong ngành học ấy bạn sẽ làm gì trong tương lai?)
Mức độ hiểu biết
Lớp
Biết rất rõ
Không rõ lắm
Không biết gì cả
Lớp 10
22%
41%
27%
Lớp 11
31%
58%
11%
Lớp 12
40%
47%
13%
(Bảng khảo sát 3: )
Qua bảng khảo sát ta có thể thấy nhiều học sinh của trường biết rất ít về nghề tương lai. Như vậy định hình về nghề nghiệp vẫn còn khá mô hồ đối với các em. Các em biết sơ sơ về các công việc cụ thể của những người lao động làm trong những ngành nghề mà các em đã chọn hoặc nơi làm việc của những người có chuyên môn ngành đó.
4.Tổ chức thực hiện các giải pháp: “giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa”
a.Hoạt động ngoại khóa: 
	*Công tác chuẩn bị của giáo viên- người tư vấn.
	+Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp
	+ Thu thập thông biên về một số ngành nghề
	+Mời 1 số giáo viên có kinh nghiệp trong công tác hướng nghiệp để tư vấn thêm cho học sinh.
	+ Thiết lập địa chỉ mail để liên lạc với các nhóm học sinh
	+ Chuẩn bị triển lãm về các ngành nghề.
	*Về phía học sinh:	
	+Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi liên quan đến ngành nghề mình yêu thích.
*Hoạt động 1: Giáo viên dựa trên bản đăng ký ngành nghề của học sinh rồi phân nhóm để làm bài thuyết trình tìm hiểu về ngành nghề của mình.
-Các bước tiến hành hoạt động:
-Giáo viên cho học sinh đăng ký chọn ngành nghề theo bảng sau:
STT
Họ và tên
Tên Trường
Khối thi
Ngành nghề
Điểm chuẩn
+Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm vài thuyết trình trên powerpoint, mọi thông tin liên lạc của học sinh và giáo viên hướng dẫn sẽ thông qua địa chỉ Email.
	+ Giáo viên cùng với ban tư vấn hướng nghiệp nghe các nhóm thuyết trình về các ngành nghề của mình.
	+ Giáo viên, cùng ban tư vấn hướng nghiệp sẽ đánh giá các bài thuyết trình của các nhóm thông qua hệ thống các câu hỏi và tư vấn thêm cho các em thành công trong sự nghiệp của mình.
	-Sau khi mỗi nhóm kết thúc bài thuyết trình của mình giáo viên với tư cách là người tư vấn hướng nghiệp đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình như sau:
	-Em có muốn học nghề đó không?
	- Em có khả năng làm nghề đó không?
	- Xã hội có cần nghề đó không?
*Hoạt động 2: Đánh giá hiệu quả phương pháp “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa”. Giáo viên sẽ dựa vào:
	-Giáo viên xây dựng bảng hỏi nhằm đặt câu hỏi về các ngành nghề sau khi các em hoàn thành sản phẩm của mình: 
Các ngành nghề
Đặc điểm
Môi trường làm việc
Chống chỉ định nghề nghiệp
Nhóm ngành nghề
Kỹ thuật
Nhóm nghiên cứu
Nhóm nghệ thuật
Nhóm xã hội
Nhóm quản lý
	Qua việc xây dựng bảng hỏi trên giúp các em hiểu rõ tính chất, đặc điểm môi trường làm việc và những chống chỉ định nghề nghiệp, từ đó lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương ứng phù hợp với năng lực, sức khỏe, sở trường.
	- Quá trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng về các ngành nghề của các em.
	-Kết quả của quá trình các em trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ giáo viên và ban tư vấn hướng nghiệp các ngành nghề mà các em đã lựa chọn.
	-Cho các em làm bài trắc nghiệm về các ngành nghề và định hướng ngành nghề của bản thân.
b.Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa.
	-Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về 1 số ngành nghề ở nước ta.
	- Biết được thực trạng và phương hướng phát triển các ngành nghề ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
	- Có thể xác định được ngành nghề mà mình thích phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
	- Hình thành kỹ năng độc lập quyết định ngành nghề trong tương lại cho bản thân.
	- Kỹ năng xác định năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn.
	- Kỹ năng phân tích thị trường lao động và nhu cầu việc làm xã hội hiện nay và trong tương lai.
	- Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin và làm việc nhóm hiệu quả.
	- Có thái độ đúng đắn khi chọn nghề nghiệp cho tương lai
C.PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh nghiệm:
1.Kinh nghiệm để chọn trường “vừa sức”.
	Nhiều câu hỏi do chính thí sinh đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển sinh tựu trung là nên chọn nghề, chọn ngành học hay chọn trường thi? Trả lời câu hỏi này, các em phải xác định nên đi theo hướng nào, ĐH, CĐ hay CĐ nghề, trung cấp nghề?.
	Hằng năm có trên 2 triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, có 69% thí sinh đến dự thi, trong đó 22,2% trúng tuyển. Có 79,3% thí sinh dự khối thi và điểm chuẩn khác nhau. Số thí sinh đạt từ điểm sản trở lên là 33,9% trong đó 6,3% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Như vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa biết tự lượng sức mình để chọn hướng đi phù hợp sau tốt nghiệp THPT.
	Cả nước có trên 4.000 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH,CĐ với tạo ở nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp bản thân. Tuy nhiên, do điểm đầu vào của các ngành học ở các trường khác nhau nên thí sinh cần xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau.	
Bước 1: Xác định khối thi nổi trội nhất:
	Việc chọn ngành theo sở thích nghề nghiệp còn tùy thuộc sức học của các em. Sức học có thể được đo lường dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT. Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, A1, B, C, D với các môn thi tương ứng: toán, lý, hóa, toán, hóa, sinh, văn, sử, địa, toán, văn, ngoại ngữ. Căn cứ kết quả học tập THPT của các môn nói trên, thí sinh có thể tự xác định hai khối thi nổi trội nhất.
Bước 2: Xác định khả năng tự làm bài thi tuyển sinh:
	Các em có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh (của khối thi tương ứng).
	Tự giải đề thi các năm trước và phải thực hiện điều kiện như thi thật.
Bước 3: Tiếp theo em tìm những ngành:
	Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, các em bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Tiếp theo em tìm những ngành phù hợp với sở thí

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_thpt.docx