SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp

Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt Nam giúp các em học sinh học tập môn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi Địa lí trong kiểm tra đánh giá như (kiểm tra 1 tiết, học kì, thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia.) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học sinh giảm thiểu sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy lôgic và khoa học hơn trong quá trình làm bài.

Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa lí hoặc sử dụng trong đời sống.

 

doc 22 trang thuychi01 5031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
\
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 KHAI THÁC KIẾN THỨC
 ĐỊA LÍ VIỆT NAM QUA ATLAT PHẦN ĐỊA LÍ
 CÁC NGÀNH KINH TẾ - NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Người thực hiện: 	Nguyễn Văn Giang
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
1. Mở đầu Trang 1
2. Nội dung Trang 2
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2.2.Thực trạng khi thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4
2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trang 5 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 11
3. Kết luận, kiến nghị Trang 14
1.Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt Nam giúp các em học sinh học tập môn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi Địa lí trong kiểm tra đánh giá như (kiểm tra 1 tiết, học kì, thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia...) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học sinh giảm thiểu sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy lôgic và khoa học hơn trong quá trình làm bài.
Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa lí hoặc sử dụng trong đời sống.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp”là một đề tài nối tiếp đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat” thực hiện trong năm học 2015 – 2016, đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật” thực hiện trong năm học 2014 – 2015 và đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần khí hậu” mà tôi đã thực hiện trong năm học 2012 – 2013. Những đề tài trên đây kết hợp với những đề tài sắp tới tôi sẽ thực hiện để hợp thành một bộ đề tài hoàn chỉnh “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam”
- Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức dân cư Việt Nam từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về Địa lí, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra, đánh giá môn Địa lí. 
Nhận thức được vai trò quan trọng của bản đồ, Atlat đã có một số đề tài hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, Atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi sẽ hướng dẫn học sinh khai thác Atlat phần Địa lí dân cư Việt Nam mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, trước đây khi sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phần Địa lí dân cư học sinh còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
- Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài này áp dụng cho đối tượng là học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 trong học tập môn Địa lí trong các năm học trước và học sinh lớp 12A1, 12A4 trong năm học 2016 – 2017 và dùng cho các bài học thuộc phần Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam.
 Qua đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lí. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
- Phương pháp nghiên cứu: 
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
 	Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng.
 	Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt thì học sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi.
 	Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì Atlat Địa lí Việt nam là tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do vậy việc rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí cho học sinh là không thể thể thiếu trong học Địa lí đặc biệt là Địa lí 12. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.a. Khái quát về Atlat
- Atlat là tên chung chỉ các tập bản đồ Địa lí, lịch sử, thiên văn vì trên bìa của tập bản đồ xuất bản đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai. Tất cả các tập bản đồ in sau này tuy bìa không vẽ tượng thần Atlat nữa nhưng theo thói quen người ta vẫn gọi là Atlat.
- Atlat là một tập gồm nhiều bản đồ có một cơ cấu chặt chẽ, bố cục theo những mục tiêu định trước có thể nói atlat là một bộ sưu tập có hệ thống.
- Atlat là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết những vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp.
- Atlat là cuốn sách Địa lí phản ánh toàn bộ hay từng phần của trái đất với nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ.
2.1.2.b. Một số phương pháp thường sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 
Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí đồng thời cũng rất khó có thể tự mình tìm được các kiến thức Địa lí khác.
* Đối với học sinh: Để cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trở thành trợ thủ đắc lực trong học tập, học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:
+ Biết rõ câu hỏi như thế nào thì có thể dùng Atlat
+ Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong Atlat: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục như: Hành chính (thủ đô, các thành phố), các kí hiệu về tự nhiên như thang màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ đầm.) ở trang bìa đầu của cuốn Atlat.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lí trên Bản đồ.
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong Atlat để bổ sung kiến thức về Địa lí cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa các bảng số liệu: Diện tích, số dân.
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả nhất.
+ Biết cách đọc và hiểu một trang Atlat để vận dụng tốt vào bài làm (nắm được các vấn đề chung nhất của Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, tìm ra mối liên hệ giữa các trang để khai thác tốt nội dung chủ yếu trên, phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu của Atlat).
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các trang Atlat, sử dụng các dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của bài).
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị và sử dụng Atlat như thế nào cho có hiệu quả và sử dụng câu hỏi làm sao để học sinh có thể dựa vào Atlat để có thể trả lời.
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh nên đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử dụng thành thạo và nhanh chóng.
- Để khai thác Atlat được tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến Atlat bằng cách gợi ý một số câu hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày và khi kiểm tra bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào Atlat để trình bày.
- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích sự hứng thú học tập Địa lí của học sinh thông qua việc khai thác Atlat.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
*. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực tế giảng dạy, hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat. Các em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat Địa lí Việt Nam. 
 	Trong giảng dạy phần Địa lí dân cư tất cả học sinh các lơp 12A1 và 12A4 tất cả các em điều chuẩn bị tốt Atlat và những dụng cụ học tập khác (Sách giáo khoa, máy tính bỏ túi, bút chì thước kẽ)
*. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều, máy chiếu còn thiếu ở các lớp 12 A4
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học môn Địa lí. Một số em hiện nay vẫn chưa có Atlat, máy tính bỏ túi, bút chì, compa, thước kẽ
Trong quá trình học tập phần lớp học sinh còn chưa biết sử dụng Atlat để khai thác, lĩnh hội kiến thức.
*. Số liệu thống kê
 Số liệu thống kê ở 2 lớp 12A1; 12A4 trước khi hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2016 - 2017):
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
Khai thác tốt
12A1
36
34
2
0
12A4
35
33
2
0
Tổng
71
67
4
0
Tỉ lệ (%)
100
94,3
5,7
0
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt Atlat rất ít chỉ có 04 học sinh chiếm 5,7%, còn lại 67 học sinh chiếm 94,3% là số học sinh chưa biết khai thác
2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp.
2.3.1. Khai thác yếu tố đặc điểm nền nông nghiệp nước ta: (Vận dụng cho mục 1, phần a bài 21 điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới “sách giáo khoa Địa lí 12 trang 88”. Với bài này học sinh sử dụng kết hợp ba bản đồ có trong tập Atlat Việt nam: bản đồ hình thể trang 6, 7; bản đồ khí hậu trang 9 và bản đồ các nhóm và các loại đất chính trang 11).(1)
2.3.1.a. Nội dung khai thác yếu tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Qua bản đồ hình thể, khí hậu, các nhóm và loại đất học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau
2.3.1.b. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Bước 1. Học sinh dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ khí hậu, bản đồ các nhóm và các loại đất và kiến thức đã học: Củng cố lại kiến thức về khí hậu (Nhiệt đới ẩm gió mùa – Bài 9: Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; Alat trang 9 – Khí hậu), đất đai (nhóm đất Feralit và nhóm đất phù sa – Atlat trang 11) từ đó đưa ra những đánh giá ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nước ta.
Bước 2. Từ những nội dung đang tim hiểu: Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận đưa ra những đánh giá thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Bước 3. Rút ra kết luận điều kiện sản xuất nông nghiệp -> kết luận nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.1.c. Nội dung kiến thức khai thác yếu tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
*Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa (nhiệt, ẩm cao) và phân hóa theo Bắc – Nam, độ cao.
=> + Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
 + Áp dụng các biện pháp: thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
- Địa hình và đất đai: hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, áp dụng các hình thức canh tác.
*Khó khăn:
- Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, 
- Dịch bệnh.
-> Chi phí sản xuất cao.
2.3.2. Khai thác yếu tố vấn đề phát triển nông nghiệp: (Vận dụng cho mục 1 – ngành trồng trọt và muc 2: ngành chăn nuôi - bài 22 vấn đề phát triển nông nghiệp “sách giáo khoa Địa lí 12 từ trang 93 đến 96”. Với bài này học sinh sử dụng bản đồ nông nghiệp chung trang 18, bản đồ nông nghiệp trang 19) (1)
2.3.2.1. Nội dung khai thác yếu tố ngành trồng trọt.
Qua bản đồ nông nghiệp chung, nông nghiệp và biểu đồ, kiến thức đã học học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau:
- Phân vùng nông nghiệp và chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông nghiệp nước ta.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiêp phân theo ngành.
- Vai trò sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp – cây ăn quả.
- Điều kiện sản xuất, tình hình phát triển và phân bố sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp – cây ăn quả.
- Tìm hiểu chú giải bản đồ, các số liệu trong các biểu đồ.
2.3.2.1.1. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố sản xuất lương thực.
* Điều kiện phát triển sản xuất lương thực.
Bước 1. Học sinh dựa vào các bản đồ tư nhiên (khí hậu, đất và sông ngòi) và kiến thức đã học phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lương thực.
Bước 2. Học sinh tìm hiểu nội dung, hệ thống những thuận lợi và khó khăn sản xuất. 
Bước 3. Rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Tình hình sản xuất lương thực (chủ yếu là lúa)
Bước 1. Học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp – Lúa (năm 2007) Atlat trang 11:
 - Quan sát biểu đồ diện tích và sản lượng lúa cả nước giai đoạn 2000 - 2007
+ Nhận xét diện tích trồng lúa cả nước giai đoạn 2000 - 2007 (số liệu năm 2007, tăng hay giảm, số liệu chứng minh).
+ Nhận xét sản lượng lúa cả nước giai đoạn 2000 - 2007 (số liệu năm 2007, tăng hay giảm, số liệu chứng minh).
+ Từ số liệu có được từ biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh tính năng suất lúa qua các năm từ số liệu diện tích và sản lượng.
+ Từ số liệu có được từ biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh tính BQLT/ngườii từ số liệu sản lượng và số dân năm 2007.
- Quan sát bản đồ, kí hiệu bản đồ đo đạc tính toán số liêu các biểu đồ trên bản đô Lúa (năm 2007) từ đó kết luận các tỉnh trồng nhiều lúa, phân bố vùng nào? 
Bước 2. Từ hướng dẫn của giáo viên học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức dựa trên cơ sở làm việc với bản đồ (Atlat).
Bước 3. Rút ra kết luận về tình hình sản xuất lương thực (chủ yếu là lúa)
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
Bước 5. Học sinh quan sát tìm hiểu thêm: kí hiệu tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (%); biểu đồ giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
Bước 6: Rút ra nhận xét và kết luận: (ghi nhớ các em phần này tìm hiểu để trả lời các câu hỏi TNKQ thi THPT quốc gia).
2.3.2.1.2. Nội dung kiến thức khai thác yếu tố sản xuất lương thực.
Điều kiện phát triển
- Thuận lợi: 
+ Khí hậu: Nhiệt, ẩm cao, phân hóa.
+ Đất phù sa ở các ĐB: ĐBSH, ĐBSCL
+ Nguồn nước phong phú
Thuận lợi sản xuất lương thực, ĐB trồng lúa.
- Khó khăn: 
+ Thiên tai, dịch bệnh
Tình hình sản xuất lương thực (lúa)
- Diện tích giảm: năm 2007 trên là 7207 nghìn ha
- Sản lượng tăng mạnh đạt trên 35,9 triệu tấn năm 2007
- Năng suất hiện nay đạt trên 49 tạ/ha/năm
- BQLT/người: 421kg (2007)
- ĐBSCL SX LT lớn nhất (chiếm 50% DT, 50% SL) và ĐBSH đứng thứ 2.
2.3.2.2.1. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
* Điều kiện phát triển sản xuất.
Bước 1. Học sinh dựa vào các bản đồ tư nhiên (khí hậu, đất và sông ngòi) và kiến thức đã học phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
Bước 2. Học sinh tìm hiểu nội dung, hệ thống những thuận lợi và khó khăn sản xuất. 
Bước 3. Rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Tình hình sản xuất và phân bố.
Bước 1. Học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp – Bản đồ cây công nghiệp (năm 2007) Atlat trang 11:
 - Quan sát biểu đồ diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm cả nước giai đoạn 2000 – 2007.
+ Nhận xét diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm cả nước giai đoạn 2000 - 2007 (số liệu năm 2007, tăng hay giảm, so liệu chứng minh).
=> Tính ra tổng diện tích và nhận xét giai đoạn 2000 - 2007 (số liệu năm 2007, tăng hay giảm, số liệu chứng minh).
+ Nhận xét biểu đồ diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của nước ta năm 2007.
- Quan sát bản đồ, tìm hiểu kí hiệu bản đồ và tính số liệu biểu đồ trên bản đồ từ đó đưa ra kết luân các tỉnh trồng nhiều cây CN hàng năm và cây CN lâu năm. phân bố vùng nào? 
- Quan sát bản đồ nông nghiệp chung trang 18 (Atlat) nhận xét các tỉnh trồng nhiều cây ăn quả. phân bố vùng nào? 
Bước 2. Từ hướng dẫn của giáo viên học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức dựa trên cơ sở làm việc với bản đồ (Atlat).
Bước 3. Rút ra kết luận về tình hình sản xuất và phân bố cây CN và cây ăn quả.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
Bước 5. Học sinh quan sát tìm hiểu thêm: kí hiệu tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng (%); biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
Bước 6: Rút ra nhận xét và kết luận: (ghi nhớ các em phần này tìm hiểu để trả lời các câu hỏi TNKQ thi THPT quốc gia).
2.3.2.2.2. Nội dung kiến thức khai thác yếu tố sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
Điều kiện phát triển
- Thuận lợi: 
+ Khí hậu: Nhiệt, ẩm cao, phân hóa.
+ Đất feralit, phù sa cổ, đất phù sa ở các ĐB.
+ Nguồn nước phong phú
Thuận lợi sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Khó khăn: 
+ Thiên tai, dịch bệnh
Tình hình sản xuất và phân bố
- Tổng diện tích: 2,667 triệu ha năm 2007. Trong đó cây lâu năm là 1,821 triệu ha (chiếm 65%) và cây hàng năm là 0,846 triêu ha.
- Cây lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê: Trồng nhiều Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở ĐNB, BTB, TB.
+ Cao su: Trồng nhiều Đông Nam Bộ, ngoài ra còn trồng ở TN, DH NTB
+ Chè: TD & MN BB, Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu, điều, dừa:
- Cây hàng năm: Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, thuôc lá, dâu tằm: Phát triển ở ĐB SCL, ĐNB, DH miền trung.
- Cây ăn quả: Phát triển mạnh ở ĐB SCL, ĐNB và TB – MN BB.
2.3.2.2. Nội dung khai thác yếu tố ngành chăn nuôi.
Qua bản đồ nông nghiệp chung, nông nghiệp và biểu đồ, kiến thức đã học học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau:
- Phân vùng nông nghiệp và chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông nghiệp nước ta.
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi.
- Vai trò ngành chăn nuôi.
- Điều kiện sản xuất, tình hình phát triển và phân bố ngành nuôi.
- Tìm hiểu chú giải bản đồ, các số liệu trong các biểu đồ.
2.3.2.2.1. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố ngành chăn nuôi.
* Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi.
Bước 1. Học sinh dựa vào các bản đồ tư nhiên và kiến thức đã học phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển ngành chăn nuôi.
Bước 2. Học sinh tìm hiểu nội dung, hệ thống những thuận lợi và khó khăn phát triển ngành chăn nuôi.
Bước 3. Rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi.
Bước 1. Học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp – Chăn nuôi (năm2007) Atlat trang 11 và tìm hiểu mục 2 phần a: Chăn nuôi lợn và gia cầm; phần b: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ bài 22 SGK địa lí 12: Tìm hiểu số lượng chăn nuôi (đàn lợn, gà, trâu, bò)
- Quan sát bản đồ, kí hiệu bản đồ đo đạc tính toán số liêu các biểu đồ trên bản đô chăn nuôi (năm 2007) và bản đồ nông nghiệp chung từ đó kết luận các tỉnh chăn nuôi phát triển, phân bố vùng nào? 
Bước 2. Từ hướng dẫn của giáo viên học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức dựa trên cơ sở làm việc với bản đồ (Atlat).
Bước 3. Rút ra kết luận về tình hình phát triển ngành chăn nuôi.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
Bước 5. Học sinh quan sát tìm hiểu thêm: kí hiệu sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh tính theo đầu người; biểu đồ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_tho_xuan_5_k.doc