Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn hoá học khối 12 ở trường THPT Bá Thước 3 bằng cách liên hệ thực tế

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn hoá học khối 12 ở trường THPT Bá Thước 3 bằng cách liên hệ thực tế

 Môn hoá học ở trường THPT nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí với từng thế hệ học sinh, dễ làm cho học sinh mất hứng thú trong học tập đối với môn học đó dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức của bài học vô cùng khó khăn. trước tình trạng đó cách truyền đạt kiến thức cần phải đổi mới tạo hứng thú và đặc biệt là niềm tin tuyệt đối vào khoa học, chính vì vậy tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC KHỐI 12 Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 BẰNG CÁCH LIÊN HỆ THỰC TẾ

 

doc 11 trang thuychi01 5931
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn hoá học khối 12 ở trường THPT Bá Thước 3 bằng cách liên hệ thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC KHỐI 12 
Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 BẰNG CÁCH LIÊN HỆ THỰC TẾ
Người thực hiện: Hà Văn Hiếu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Bá Thước 3
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
Phần A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Môn hoá học ở trường THPT nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí với từng thế hệ học sinh, dễ làm cho học sinh mất hứng thú trong học tập đối với môn học đó dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức của bài học vô cùng khó khăn. trước tình trạng đó cách truyền đạt kiến thức cần phải đổi mới tạo hứng thú và đặc biệt là niềm tin tuyệt đối vào khoa học, chính vì vậy tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC KHỐI 12 Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 BẰNG CÁCH LIÊN HỆ THỰC TẾ
II. Mục đích và nhiệm vụ:
1. Mục đích:
 Đưa những liên hệ thực tế vào bài dạy hoá học lớp 12.
2. Nhiệm vụ:
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến những liên hệ thực tế liên quan vào bài dạy.
 - Xây dựng và lựa chọn hệ thống các câu hỏi liên hệ thực tế liên quan vào các tiết kiểm tra đánh giá.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lí luận:
 - Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những vấn đề thực tế vào tiết dạy.
 - Trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
2. Thực nghiệm sư phạm:
 - Xây dựng nội dung, kiến thức việc vận dụng những liên hệ thực tế vào bài dạy.
 - Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá phương pháp sử dụng những liên hệ thực tế qua các tiết kiểm tra.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Học sinh khối 12 THPT
2. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình hoá học khối 12.
Phần B: NỘI DUNG
I. Áp dụng vào bài dạy, chương dạy học
1. Bài dạy về este:
 Tuỳ theo kiến thức của từng bài dạy mà ta có thể áp dụng những liên hệ cụ thế:
Ví dụ đối với bài dạy về Este giáo viên có thể đưa vào bài dạy trước khi vào dạy kiến thức sách giáo khoa các thông tin sau để tạo sự tò mò và hứng thú cho học sinh:
 Các mùi trái cây là do sự hiện diện của các hỗn hợp phức tạp của các chất hóa học, trong đó các este đóng góp vai trò quan trọng, ngoài ra còn có các thành phần khác. Mỗi loại hoa quả đều có một mùi đặc trưng thể hiện lượng este trong đó chiếm ưu thế, tuy nhiên cũng có este thể hiện mùi của nhiều loại hoa quả khác nhau và ngược lại.
 Dựa vào các đặc tính mùi vị trên, trong công nghiệp thực phẩm hiện nay, người ta thường dùng các este để tạo mùi cho các sản phẩm.
 Thông thường, các este dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo được tổng hợp hoặc chiết xuất từ thiên nhiên. Tuy nhiên, do giá thành cao và một số nguyên nhân khác, nên hầu hết nguồn chủ yếu từ tổng hợp hóa học.
 Este của các rượu đơn chức và axít đơn chức thường là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau. Ester của các axit có nhân thơm cũng có mùi đặc trưng của các loại hoa quả, các loại tinh dầu và hương liệu tự nhiên.
 Mùi của một số este thông dụng
1. Amyl axetat: Mùi chuối, Táo	
2. Amyl butyrat: Mùi mận, Mơ, Đào, Dứa	
3. Allyl hexanoat: Mùi dứa
4. Benzylaxetat: Mùi quả đào
5. Benzyl butyrat: Mùi sơri
6. Etylfomiat: Mùi đào chín
7. Etyl butyrat: Mùi dứa.
8. Etyl lactat: Mùi kem, bơ
9. Etyl format: Mùi chanh, dâu tây.
10. Etyl cinnamat: Mùi quế
11. Isobutyl format: Mùi quả mâm xôi
12. Isoamylaxetat: Mùi chuối
13. Isobutyl propionat: Mùi rượu rum
14. Geranyl axetat: Mùi hoa phong lữ
15. Octyl acetat: Mùi cam
16. Propyl acetat: Mùi lê
17. Metyl anthranilat: Mùi nho C6H4(NH2)COOCH3 (Vị trí ortho)
CH3O
18. Metyl trans-cinnamat: Mùi dâu tây	 	(trans-cinnamic axit)
2. Bài dạy về chương cacbohiđrat
 Bài dạy về glucozơ – fructozo giáo viên có thể đạt ra câu hỏi :
 Các loại đường mà các em biết gồm những loại đường nào ? tên gọi của chúng trong hoá học cũng như ứng dụng của chúng trong thực tế ?
 Câu trả lời :
Đường nho : tên khoa học của nó là glucozơ
Đường mật ong : fructozo
Đường mía : Fructozo
 Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?
Nếu bạn cho một thìa đường glucozơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào cảm nhận được còn có cảm giác mát lạnh. Vì sao vậy ? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
 Giải thích vì sao khi cơm nguội ta để một ít muối ăn vào sáng sớm ta thấy ở chỗ cơm và có muối ăn chuyển sang màu xanh tím?
 Giải thích: vì cơm có chứa thành phần tinh bột, muối ăn có chứa một ít hàm lượng iốt nên sau thời gian chỗ cơm và có muối ăn chuyển sang màu xanh tím.
 Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
 Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ tinh bột. tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộcrất dẻo, dẻo tới mức dính.
3. Bài dạy về amin – aminoaxit - protein 
 Gv đưa ra các câu hỏi : 
 Thuốc lá có chứa thành phần và độc tính nào ?
 Trả lời :
 Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 chất. trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khoẻ, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. đặc biệt trong đó có chất có tên là nicotin
 Nicotin là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi.
 Nicotin có tác dụng gây nghiện chủ yếu là lên hệ thần kinh trung ương. Chúng gây ra nhiều tác động thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn do đó nếu hút thuốc trong thời gian dài sẽ gây nghiện và tác động không tốt đến sức khoẻ. 
 Mì chính (bột ngọt) là chất gì, vai trò và tác dụng của mì chính ?
 Trả lời : 
 Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino axit tự nhiên, quen thuộc và quan trọng. Mì chính có tên hoá học là monosodium glutamat, viết tắt là MSG. MSG có trong thực phẩm và rau quả tươi sống ở dạng tự do hay ở dạng liên kết với protein hoặc lipit. Tuy ở hàm lượng thấp, song chức năng của nó là một gia vị, tăng vị cho thực phẩm, làm nổi bật sự tươi sống, còn trong chế biến làm tăng sự ngon miệng. Người Hoa (và nhiều dân tộc Châu á) đó lợi dụng chức năng này trong kĩ xảo ẩm thực để chế biến các món ăn thêm phần ngon miệng trong các nhà hàng Trung Quốc. Bản thân MSG không phải là một vi chất dinh dưỡng và chỉ có MSG tự do dạng đồng phân L mới là chất tăng vị, còn ở dạng liên kết với protein và lipit thì không có chức năng này. Những thức ăn giàu protein như sữa, thịt, cỏ chứa nhiều MSG dạng liên kết. Ngược lại ở rau, quả, củ lại tồn tại ở dạng tự do như nấm có 0,18%, cà chua 0,14%, khoai tây 0,1%.
Người Nhật lúc đầu phân lập MST từ tảo biển, còn ngày nay MSG được tổng hợp bằng công nghệ lên men.
 Mì chính là một gia vị nhà hàng đầu khi hỗ trợ cho một kĩ thuật nấu ăn tồi, thường bị lạm dụng về liều lượng.
Đã có những phát hiện về di chứng của bệnh ăn nhiều mì chính mà người ta gọi là “hội chứng hiệu ăn Tàu”: Nhẹ thì có cảm giác ngứa ran như kiến bò trên mặt, đầu hoặc cổ có cảm giác căng cứng ở mặt. Nặng thì nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Như vậy mì chính có độc hại không? Đã không ít lần MSG được đem ra bàn thảo ở các tổ chức lương nông thế giới (FAO) Y tế thế giới (WHO). Uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA). Lần đầu tiên (1970) được quy định rằng lượng MGS sử dụng an toàn hàng ngày. 
 Trứng chứa những chất dinh dưỡng nào ?
 Chúng ta ăn nhiều loại trứng chim từ những cái trứng nhỏ bé của chim cút đến cái trứng khổng lồ của đà điểu. Tất cả chúng đều giàu chất đạm, vitamin và chất khoáng, đặc biệt là chất sắt. Lòng đỏ trứng là một kho dinh dưỡng. 
Màu sắc, hình dạng những quả trứng của các loài chim khác nhau thì khác nhau và không liên quan đến chế độ dinh dưỡng của chim.
Khi trứng được nấu lên, chất đạm sẽ đông đặc lại. Bằng cách dùng những thành phần hoặc cách chế biến khác nhau, trứng được làm thành rất nhiều món ăn trên khắp thế giới.
4. Bài dạy về polime: 
 Cách phân biệt da giả và da thật như thế nào?
 Trả lời
 Thứ nhất: nhận biết qua mùi
 Da thật khi đưa lên mũi ngửi có mùi ngai ngãi của lớp da khi thuộc, còn vải giả da có mùi nilon hoặc mùi hoá chất ( mùi nhựa, mùi sơn, xăng thơm)
 Thứ hai: hơ lửa 
 Da thật miếng da bị cháy xém có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi thịt nướng) còn da giả khi cháy sẽ bón cục mùi giống đốt nilon.
 Thứ ba: Làm ướt
 Nhỏ vài giọt nước lên mặt da, nếu là da thật thì sau vài phút sau bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Da thật luôn hấp thu độ ẩm, còn da giả không thấm nước nên nước sẽ lăn khỏi bề mặt vải da giả.
 Thủy tinh hữu cơ là chất gì ? tính chất và ứng dụng của nó?
 Trả lời
 Là loại chất dẻo nhiệt, rất bền, cứng, trong suốt. Do đó được gọi là thuỷ tinh hữu cơ hay plexiglas. 
 Công thức: 
 Plexiglas không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Nó cũng bền với nước, axit, bazơ, xăng, ancol, nhưng bị hoà tan trong benzen, đồng đẳng của benzen, este và xeton. Phân tử khối của plexiglas có thể tới 5.106. Plexiglas có khối lượng riêng nhỏ hơn thuỷ tinh silicat, dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ cao.
	Với những tính chất ưu việt như vậy plexiglas được dựng làm kính máy bay, ô tô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng, đồ dùng gia đình, trong y học dùng làm răng giả, xương giả, kính bảo hiểm.
 Có thể dùng chất polime làm kính quang học không ?
 Giá trị của máy ảnh thường được xác định bằng giá trị của những lăng kính. Chế tạo một lăng kính quang học rất cung phu: Trước hết, phải nấu chảy thuỷ tinh quang học, cắt, mài đánh bóng v.v Từ lâu, các nhà chuyên môn mơ ước thay thế thuỷ tinh bằng chất dẻo trong suốt, xử lý đơn giản hơn và nhanh hơn.
Viện nghiên cứu Hoá hữu cơ ở Đức đó đạt những thành công to lớn trong lĩnh vực này. Họ đã tổng hợp được lột loại polyme cứng, hoàn toàn có thể thay thế thuỷ tinh. Vật liệu này nhẹ hơn thuỷ tinh 2,5 lần và rẻ hơn đến 3 lần. Từ đó, người ta làm kính đeo mắt, ống nhòm, kính cho máy ảnh, máy quay và chiếu phim, cũng như mọi thứ kính quang học khác.
Kỹ thuật làm lăng kính rất đơn giản: chỉ cần ộp chính xác, không cần mài, đánh nhẵn, vỡ sản phẩm có ngay một độ nhẵn lý tưởng. Năng suất chế tạo cao hơn vật liệu thủy tinh hàng chục lần.
5. Bài dạy: chương đại cương về kim loại
 Hãy kể tên các kim loại có các tính chất sau:
Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất ?
Kim loại nào ở điều kiện thường là chất lỏng ?
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ? 
Kim loại dẫn điện tốt nhất ?
Kim loại cứng nhất ?
Kim loại mềm nhất ?
 Trả lời
Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất : Li
Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất : Os
Kim loại nào ở điều kiện thường là chất lỏng : Hg
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: W
Kim loại dẫn điện tốt nhất : Ag
Kim loại cứng nhất : Cr
Kim loại mềm nhất : K, Na
6. Bài dạy: Chương kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm
 Hợp kim nhôm đặc biệt có ưu điểm gì ?
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đó nghiên cứu ra một loại hợp kim nhôm, đặt tên là Surpral. Vật liệu này có nhiều tính chất quý bấu: dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt, độ bền cao, sáng bóng, đồng thời lại có tính dẻo phi thường. Một mẩu Supral đun núng nhẹ có thể kéo dài ra 10 lần. Từ hợp kim này có thể chế tạo các đồ vật có hình dạng rất cầu kỳ, nên được dùng làm khay đựng chất dẻo. Người ta cho rằng càng ngày vật liệu mới này càng có nhiều ứng dụng kỹ thuật. 
 Cần chú ý gì khi dùng đồ nhôm ?
 Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền. 
 Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già.
 Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị láo hoá cũng có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não.
 Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm.
 Vì sao vữa trát tường phải sau mấy ngày mới cứng lại được ?
Khi bạn đến một công trường xây dựng bạn sẽ thấy những người thợ xây dùng cát vàng để trộn vữa xây. Loại vữa vôi nháo dẻo này chỉ sau mấy ngày là trở nên hết sức rắn, nhờ đó các viên gạch có thể gắn chặt với nhau bền vững. Điều này được giải thích như sau: Vữa vôi trát tường có chứa vôi tôi [là Ca(OH)2] để trong không khí sau vài ngày do hai biến đổi:
 -Vữa vôi là một chất keo, do đó khi nước trong vữa vôi bay hơi một phần Ca(OH)2 sẽ kết tinh trong dung dịch quá bão hoà. Các tinh thể của vôi kết tinh trong chất keo sẽ biến thành một tinh thể rắn chắc.
 - Do tác dụng cacbonat hoá, Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí với sự có mặt của nước tạo thành CaCO3 tinh thể.
Hai biến đổi trên đồng thời xảy ra khi vữa vôi tiếp xúc với không khí làm cho vữa trát tường cứng lại.
 Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
 Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.
2HCOOH + Ca(OH)2 (HCOO)2Ca + 2H2
Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O 
 Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,... bằng khí CO2?
 Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2
 Thí dụ: 2Mg + CO2 2MgO + C
 Sô đa là chất là gì ?
 Ngày từ thời cổ xưa, người ta đó biết đến thuỷ tinh và xà phòng. Để sản xuất ra chúng, ta phải dùng natri cacbonat (sôđa) khai thác trên bờ của những hồ sôđa ở Châu Phi và châu Mỹ hoặc thu được từ tro của những loài thực vật mọc dưới biển và bờ biển ở châu Âu. Khoảng 150 năm về trước, sô đa bắt đầu được sản xuất bằng phương pháp công nghệ. Một người Pháp tên là LơBlan đã tìm ra qui trình đầu tiên sản xuất sô đa. Nhưng từ năm 1870, phương pháp của người Bỉ tên là Solvay có lợi nhuận lớn hơn đã đẩy lùi được phương pháp của Lơ Blan và năm 1916; nhà máy cuối cùng sản xuất theo phương pháp này đã bị đóng cửa.
 Sô đa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa và chất làm sạch trong công nghiệp thuỷ tinh và công nghiệp dệt. Trong ngành luyện kim, người ta dựng nó để tách lưu huỳnh ra khỏi sắt và thép; sô đa được dùng trong sản xuất natri silicat, natri photphat và natri aluminat, men sứ, sơn dầu và công nghiệp dược phẩm. Công nghiệp da, cao su, đường; sản xuất thực phẩm, vật liệu nhiếp ảnh cũng cần đến sô đa. nó là thành phần không thể thiếu trong việc làm sạch nước !
Bài dạy: Sắt và hợp kim của sắt
 Nâng cao chất lượng của gang bằng cách nào ?
 Thêm nguyên tố đất hiếm ytri vào gang xám nóng chảy làm tăng rõ rệt tính chất của gang: độ bền, độ dẻo, tính chịu nhiệt. Thay đổi tỷ lệ ytri có thể điều chỉnh được tính chất của gang trong một giới hạn rộng. Không những làm gang thêm bền, nguyên tố này còn có tác dụng khử các tạp chất có trong gang. Loại gang này được sử dụng trong ngành chế tạo máy và nâng cao được chất lượng và tuổi thọ nhiều thiết bị.
Hoặc: câu chuyện sau:
 Ai phát minh ra thép không gỉ ?
 Đó là nhà khoa học Anh H.Brearley. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Ông đã thử pha crom vào thép, song chưa vừa ý nên bèn quẳng vào đống sắt gỉ ngoài phòng thí nghiệm.
Rất lâu sau ông thấy mẫu thử ấy vẫn sáng lóng lánh trong khi đống thép gỉ hết cả.
 Năm 1913 H.Brearley đó nhận được bằng phát minh độc quyền của nước Anh. ông đã sản xuất thép không gỉ trên qui mô lớn và trở thành “người cha của thép không gỉ”
Bài dạy: Chương hoá học và môi trường 
 Khí nào là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
 Trả lời : Khí CO2 
 Khí nào là tác nhân gây thủng tầng ozôn? 
 Trả lời : Khí CFC
II. Áp dụng cho đề kiểm tra hoặc thi học kì:
Câu 1: Este nào có mùi hoa hồng?
A. Etyl axetat B. Geranyl axetat C. Metyl axetat D. Etyl fomat
ĐA: B
Câu 2: Chất nào sau không phải là chất béo?
A. Mỡ lợn B. Bông C. dầu lạc D. Dầu ô-lưu
ĐA: B
Câu 3. Chất nào sau đây còn được gọi là đường nho?
A. Mantozo B. Glucozo C. Saccarozo D. Fructozo
ĐA: B
Câu 4: Cho Iốt vào chất nào sau chuyển sang màu đen tím 
A. Mantozo B. Tinh bột C. Saccarozo D. Fructozo
ĐA: B
Câu 5: Thành phần trong thuốc lá chứa chất nào sau?
A. Metyl amin B. Nicotin C. Etyl amin D. Phenyl amin
 ĐA: B
Câu 6 : Thành phần bột ngọt (mì chính) là 
A. Muối sunfat B. Muối natri glutamat C. Muối natri axetat D. muuôí ăn 
 ĐA: B
Câu 7 : Nhựa PVC có công thức hoá học là :
A. (-CH2 – CH2-) B. (- CH2 – CHCl-) 
C. (-CH2 – CHCH3-) D. (-CHCl – CHCl-) 
ĐA: B
Câu 8: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?
A. Al B. Li C. Cu D. Fe 
ĐA: B
Câu 9: Công thức hoá học nào sau là của bột nở?
A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaCl D. NaNO3
ĐA: B
Câu 10: Nước cứng chứa các ion nào sau đây?
A. Na+ và Ca2+ B. Mg2+ và Ca2+ C. Cu2+ và Ca2+ D. Fe3+ và Ca2+ 
 ĐA: B
Câu 11: Kim loại nào sau có tính chất nhiễm từ?
A. Cu B. Fe C. Al D. Ca 
ĐA: B
Câu 12: Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2 B. CO2 D. N2 D. Cl2
ĐA: B
III. Kết quả đạt được:
 Năm học 2016 – 2017. tôi đã giảng dạy ở 3 lớp khối 12. khí tối áp dụng phương pháp trên những học sinh trả lời những câu hỏi liên hệ thục tế như sau:
Lớp 
Số câu
 Đúng 
Sai
12A1
8
7
1
12A2
8
8
0
12A3
8
8
0
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Những việc đã hoàn thành
 - Đã xây dựng được những câu hỏi hay những câu chuyện xung quanh đời thường mà hoá học có thể giải thích được
 - Tạo được những hứng thú nhất định qua mỗi bài dạy trên lớp đối với học sinh khối 12
 - Đã đưa các câu hỏi có tính thực tiễn vào trong các bài kiểm tra 15 phút hay kiểm tra 1 tiết.
II. Các kết luận
 - Trong quá trình giảng dạy khi tôi sử dụng các câu hỏi và các câu chuyên liên quan đến thực tế đời thường, tôi cảm nhận học sinh chú ý nghe giảng và tham gia thảo luận nhiều hơn trong các bài dạy. Đây cũng là một cơ sở để các em tiếp cận gần hơn với các câu hỏi trong các kì thì THPT quốc gia luôn gắn liền với thực tiễn như hiện nay.
 - Tuy nhiên trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm có những bài, những chương tôi cũng chưa vận dụng được hết các câu chuyện hoặc các câu hỏi đến từng bài, từng chương mong đồng nghiệp và các em học sinh góp ý thêm để tôi có thể hoàn thiện hơn sáng kiến của mình. 
 XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Hà Văn Hiếu
PHỤ LỤC
Phần A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ:
1. Mục đích:
2. Nhiệm vụ:
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lí luận:
2. Thực nghiệm sư phạm:
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
2. Phạm vi nghiên cứu
Phần B: NỘI DUNG
Áp Dụng cho bài dạy
Áp dụng cho kiểm tra đánh giá
Kết quả
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Những việc đã hoàn thành
II. Các kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa hoá học 12 cơ bản xuất bản năm 2006
Sách giáo khoa hoá học 12 nâng cao xuất bản năm 2006
Tài liệu được cập nhật thông tin trên mạng internet

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_khoi.doc