SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 9

SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 9

Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 05 năm 2011 trong đó đã nêu rõ mục tiêu cần thực hiện “coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; cấp ủy chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”.[4]

 Trong đó, Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học những năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [5]. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5]. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [6].

 

doc 15 trang thuychi01 20205
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
1. Mở đầu	1
1.1. Lí do chọn đề tài 	1
1.2. Mục đích nghiên cứu 	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
1.5. Những điểm mới của SKKN 	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 	......3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 	3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	3
2.3. Các giải pháp	5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	...10
3. Kết luận, kiến nghị	12
3.1. Kết luận	12
3.2. Kiến nghị	12
Tài liệu tham khảo	13
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá, xếp loại	14
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 05 năm 2011 trong đó đã nêu rõ mục tiêu cần thực hiện “coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; cấp ủy chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”.[4]
	Trong đó, Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học những năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [5]. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5]. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [6].
Như vậy, có thể nói công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng và đã thật sự được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một điều: Học sinh ngày càng chịu nhiều tác động từ xã hội bởi những những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục giá trị sống, nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa...chính là do các em không xác định được giá trị sống. Vì vậy, giáo dục giá trị sống cho các em là giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
Nhận thấy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đặc biệt, bản thân đã có 17 năm trong nghề nên tôi lựa chọn nội dung “Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 9” để góp phần nhỏ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong sự nghiệp giáo dục.
	1. 2. Mục đích nghiên cứu
* Về kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của giá trị sống, tạo hứng thú trong việc khám phá các giá trị theo nhiều hình thức khác nhau.
- Giúp học sinh nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người và của thế giới.
- Giúp học sinh nhận biết tác động của những hành vi, ứng xử tiêu cực và tích cực trong các hành vi giao tiếp.
* Về kĩ năng:
- Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị tích cực cũng như tiêu cực.
- Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá trình giao tiếp.
- Phát triển kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giá trị tích cực.
- Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khác nhau.
- Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng.
* Về thái độ:
- Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những giá trị tích cực của bản thân và tôn trọng các giá trị của người khác.
- Mở rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người khác và các nền văn hoá khác.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với xã hội và môi trường xung quanh. [2].
	1. 3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các giá trị sống mà giáo viên giáo dục cho học sinh qua môn Ngữ văn 9.
	1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế;
- Phân tích;
- Tổng hợp.
	1. 5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
	Bên cạnh việc học kiến thức, học sinh trung học cơ sở cũng cần biết cách ứng phó trước tình huống, quản lí cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh; học cách để giải quyết mâu thuẫn tốt nhất; biết thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, học sinh trung học cơ sở cần nhận biết và có thể ứng phó tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, của môi trường sống tiêu cực. Muốn vậy, học sinh cần có nền tảng giá trị sống vững chắc. Không có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh trung học cơ cở sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không biết cách thích ứng những đổi thay hoặc có khi còn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn. Không có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh trung học cơ sở rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, rồi sớm muộn cũng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến những tính toán vị kỉ, lối sống thực dụng. Có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh trung học cơ sở sẽ không sa đà vào những thú vui vật chất tầm thường mà biết sống hướng thượng, biết hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Những giá trị sống tích cực là nền móng vững chắc giúp các em ổn định, vững vàng giữa những giông bão của cuộc đời. Nền tảng giá trị sống vững vàng chắc chắn là động lực để khuyến khích các em khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình. [2].
	Có lẽ trong nhà trường, không có môn học nào có thể thay thế được môn Ngữ Văn. Bởi vì, đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn. Một giờ học văn không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương mà còn là một giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống cho học sinh. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt, ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Mà điều này người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác. 
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong xã hội hiện nay còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế hệ trẻ. Vì vậy việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. [3]. Người giáo viên lên lớp ngoài nhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa còn phải hình thành cho các em những khái niệm về nhân cách, lối sống. Vì xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội- nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, mà không chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. Nói về sự xuống cấp của đạo đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đến việc con học được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào? chơi với ai? Còn nhà trường thì chú trọng nhiều đến dạy kiến thức hơn là dạy đạo đức. Chính vì vậy mới dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tinh thần ý thức trong học tập, lười học, các giờ học nói tự do, nói leo theo thầy, cô giáo, về nói dối cha mẹ. Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp hạn chế, tình trạng học sinh nói trống không với thầy cô, với bố mẹ không phải là ít. Trong cuộc sống thì tỏ ra ích kỉ, không biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, ham chơi đua đòi... Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên phải có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục giá trị sống vào trong giảng dạy của mình. 
Từ thực trạng đó, tôi đã tiến hành kiểm nghiệm lớp 9 học kì I năm học 2016-2017. Kết quả cho thấy: 
TT
Nội dung biểu hiện
Tổng số HS
Mức độ
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nói chuyện riêng, không chú ý học, không ghi chép bài
36
25
69,4
8
22,2
3
8,4
2
Nói tục, chửi thề, chửi bậy 
36
5
3,9
19
52,8
12
33,3
3
Việc trốn học, bỏ giờ, nghỉ không phép.
36
29
80,6
5
13,9
2
5,5
4
Tình trạng gây gỗ, đánh nhau trong trường và bên ngoài 
36
31
86,1
5
13,9
0
0
5
Ăn mặc không phù hợp với nét đẹp của người đội viên
36
12
33,3
19
52,8
5
13,9
6
Tình trạng gian lận trong thi cử
36
1
2,8
23
63,9
12
33,3
Qua bảng khảo sát trên, cho thấy học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Đặc biệt là tình trạng tình trạng nói tục, chửi thề, chửi bậy; gian lận trong thi cử; ăn mặc không phù hợp với nét đẹp của người đội viên chiếm tỉ lệ tượng đối nhiều.
2. 3. Các giải pháp thực hiện
Như trên đã trình bày, thầy (cô) muốn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người. Có sự độ lượng, bao dung, đồng thời giỏi về tâm lí lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Vì vậy, trong công tác giảng dạy bản thân tôi luôn coi trọng ứng xử giao tiếp cho nên tôi đã thực hiện một số giải pháp:
- Giúp học sinh hiểu được giá trị sống là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người. 
Các giá trị sống cốt lõi của nhân loại bao gồm: hoà bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tự do, đoàn kết
- Cách tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh cần có sự kết hợp nhiều hình thức và phương pháp truyền đạt, tạo sự sinh động, hấp dẫn các em học sinh tham gia.
2.3.1. Giáo dục giá trị sống hoà bình cho học sinh qua văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. Mác- két.
Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người và nhiều dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất, đe doạ toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. Xung đột và chiến tranh vẫn hàng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân, kể cả mỗi học sinh trong trường phổ thông.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn G. Mác- két đã nêu ra một cách rõ ràng và đầy sức thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại, chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi ích và sự phát triển của thế gới, từ đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế gới hoà bình.
Khi dạy văn bản, giáo viên cho học sinh tiếp xúc văn bản, xác định luận điểm và hệ thống luận cứ:
Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm học khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. [1].
Hệ thống luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người . Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục., với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
+ Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình [1]. 
Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các luận cứ, rút ra nội dung bài học. Cuối cùng giáo viên đề nghị các em phát biểu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của hoà bình.
Thông qua bài học, giáo viên kết hợp giáo dục giá trị sống hoà bình, giúp học sinh hiểu được hoà bình là trạng thái yên tĩnh không có chiến tranh. Nhận thức được những tác hại của chiến tranh gây ra cho loài người, các em sẽ có ý thức đấu tranh để bảo vệ hòa bình trên thế giới, giữ gìn cho trái đất này mãi mãi xanh tươi, các dân tộc trên toàn thế giới cùng sống gắn bó hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh hạnh phúc của nhân loại. Đặc biệt, trong cách cư xử với bạn bè, cần tránh những mâu thuẫn, xung đột, phải biết tôn trọng lẫn nhau, sống hài hoà, bao dung để cuộc sống có ý nghĩa.
2.3.2. Giáo dục giá trị sống giản dị cho học sinh qua văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà
Mọi thế hệ người Việt Nam và nhiều thế hệ bạn bè của Việt Nam trên trái đất này có ấn tượng sâu sắc không thể nào quên về Người, bởi còn cảm nhận được đời sống và lối sống hằng ngày của Người. Đó là đời sống, lối sống giản dị, thanh tao và tinh tế của một con người thực hành triết lý nhân sinh "vô ngã vị tha" ở tầm cao tư tưởng thời đại, ở sự kết tinh và thăng hoa những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quen thuộc; “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: “chiếc va li con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”
+ Ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”
Đó là lối sống giản dị, thanh cao, trong sáng. Là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Lê Anh Trà đã bình luận rất chặt chẽ, chính xác lối sống giản dị của Bác không phải là lối sống tự thần thánh hóa, khác đời, khác người mà đó là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống. Sống giản dị trong sáng, tâm hồn thoải mái không toan tính, không vụ lợi, không ham muốn về vật chất thanh cao hạnh phúc. Qua đó, giáo viên giáo dục cho học sinh lối sống giản dị, một lối sống đơn giản, bình dị, không phức tạp. Đó là nếp sống tự nhiên, đơn giản và thoải mái, không cầu kì, xa hoa, cách sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân. Từ đó, các em có thể học tập, trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống hằng ngày; biết tận hưởng niềm vui với một tinh thần và trí tuệ mộc mạc ngay thẳng. Giản dị giúp ta trở thành một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hoà với cuộc sống, với mọi người xung quanh. Từ cuộc sống giản đơn của vị lãnh tụ mà bồi dưỡng cho các em niềm kính yêu, lòng tự hào để các em hiểu sâu hơn về những biểu hiện của đức tính giản dị và như vậy trong các em sẽ hình thành ý thức tự nguyện học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh và các em sẽ tin rằng tấm gương về nhân cách Việt Nam sẽ muôn đời tỏa sáng. Như vậy người giáo viên văn không chỉ củng cố cho các em kiến thức của bài Giáo dục công dân mà còn bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm, đạo đức của con người. 
2.3.3. Giáo dục giá trị sống yêu thương qua văn bản Nói với con của Y Phương và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Với hình thức tâm tình, dặn dò, mượn lời nói với con Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Có thể thấy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, tha thiết mà nâng lên thành lẽ sống. Khi dạy văn bản này, giáo viên cho mỗi em hình dung về tình yêu thương theo cách riêng của mình. Giáo viên có thể định hướng cho các em tưởng tượng về tình yêu của cha mẹ, tình yêu của bản thân đối với những người xung quanh, với xóm làng, với thiên nhiên quê hương, đất nước.Tuy nhiên, cũng có những học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn, rạn nứt, tan vỡ.các em sẽ mặc cảm, tự ti hoặc có những phát biểu tiêu cực, giáo viên cần có thái độ trân trọng, chia sẻ. 
Hay khi dạy văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh và tình đống chí của những người cán bộ cách mạng. Tình cha con được miêu tả cảm động ở cả hai phía: người cha cán bộ cách mạng và đứa con gái nhỏ. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng.
Thông qua đó, giúp các em hiểu được giá trị yêu thương. Yêu thương là có tình cảm gắn bó tha thiết và hết lòng quan tâm, chăm sóc. Yêu thương là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.
2.3.4. Giáo dục giá trị sống khoan dung cho học sinh qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Khép lại Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn D

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_qua_mon_ngu_van_9.doc