SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9A trường THCS Đông Vinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9A trường THCS Đông Vinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

 Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải được giáo dục một số giá trị sống vì Giá trị sống là nền tảng để hình thành Kỹ năng sống và Kỹ năng sống là công cụ thể hiện Giá trị sống. Giáo dục giá trị sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Chỉ khi nào nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân đó mới nhận ra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự phát triển để có thể theo kịp với những thay đổi không ngừng của xã hội. Những câu hỏi dạng như: Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi đâu?. nếu được hiểu và nhận thức đúng đắn sẽ giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng hơn trước những thay đổi để lựa chọn cho mình những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.

 Đặc biệt trong một xã hội bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các trang web phản cảm, không lành mạnh hay sự xuống cấp về đạo đức của một số cá thể trong xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, tư tưởng của học sinh. Nếu không được trang bị sẵn vốn sống, các em khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.

 Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình.

 Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.

 

doc 18 trang thuychi01 5190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9A trường THCS Đông Vinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải được giáo dục một số giá trị sống vì Giá trị sống là nền tảng để hình thành Kỹ năng sống và Kỹ năng sống là công cụ thể hiện Giá trị sống. Giáo dục giá trị sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 Chỉ khi nào nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân đó mới nhận ra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự phát triển để có thể theo kịp với những thay đổi không ngừng của xã hội. Những câu hỏi dạng như: Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi đâu?... nếu được hiểu và nhận thức đúng đắn sẽ giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng hơn trước những thay đổi để lựa chọn cho mình những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.
 Đặc biệt trong một xã hội bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các trang web phản cảm, không lành mạnh hay sự xuống cấp về đạo đức của một số cá thể trong xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, tư tưởng của học sinh. Nếu không được trang bị sẵn vốn sống, các em khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.                        
 Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình.
 Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát. 
 Giá trị sống là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá trị đó. Cũng như khi dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm chứ không phải quan tâm điều chúng ta nói, phải quan tâm đến tâm trạng của đối tượng chứ không chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Các giá trị sống mà thầy cô giáo cũng cần truyền cho học sinh đó là: Yêu thương, Trung thực, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Khiêm tốn, Tôn trọng, Hòa bình, Khoan dung, Đoàn kết, Giản dị, Hợp tác, giúp học sinh có thể tiếp thu những tinh hoa của giá trị sống chủ yếu nhờ những giá trị này, và có thể sống tốt khi trưởng thành.
Nhằm giúp học sinh có nền tảng tốt để hình thành được những kỹ năng sống , đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời. 
Với lý do đó, tôi chọn đề tài “ Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9A trường THCS Đông Vinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu, áp dụng, nhằm giúp học sinh có nền tảng - Giá trị sống tốt để hình thành được những kỹ năng sống, vững vàng hơn khi rời ghế nhà trường Trung học cơ sở (THCS), bước vào trường Trung học phổ thông hoặc đi học nghề để bước vào cuộc sống..
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học về quyền, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
 - Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống, giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội.
- Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ cũng là nhiệm vụ của nhà trường nói chung và của giáo viên chủ nhiệm cũng như của cha mẹ học sinh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Thanh thiếu niên đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các yếu tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, người học cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị.
 Vậy làm thế nào cho các em có thể lĩnh hội được những giá trị sống tốt đẹp?
 Việc rèn luyện hay giáo dục giá trị sống cho học viên không phải ngày một ngày hai là có thể nhìn thấy được thành quả của nó. Từ việc giúp các em nhận thức đến việc các em tự ý thức hình thành những giá trị sống thể hiện ra bằng những hành vi cụ thể là cả một hành trình dài và vô cùng gian nan mà không phải học sinh nào cũng dễ dàng đạt đến đích.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS, các văn bản chỉ đạo của ngành
- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học của trường, các báo cáo sơ kết lớp, kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh của những năm học trước. 
 - Quan sát thực tế việc giáo dục, việc thể hiện bản thân của học sinh.
 - Phỏng vấn học sinh trong lớp.
 - Nói chuyện với các em học sinh, với cha mẹ học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là có ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi con người phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta đang sống. Đó là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những qui tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời sống, định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
 Giá trị sống của mỗi cá nhân không thể tự nhiên mà có mà nó được hình thành nhờ vào quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người. Tuy nhiên giai đoạn quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là tuổi ngồi trên ghế nhà trường THCS. Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội giúp các em hình thành và phát triển hệ giá trị của con người: Tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị học thức, giá trị sống, giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp..., giá trị tự khẳng định mình... Các giá trị sống cần thiết, không thể thiếu đối với lứa tuổi vị thành niên: Yêu thương, Trung thực, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Khiêm tốn, Tôn trọng, Hòa bình, Khoan dung, Đoàn kết, Giản dị, Hợp tác 
 Học sinh càng sở hữu nhiều các giá trị càng có thiên hướng trở thành nhân cách hoàn thiện, một công dân tốt, một nhà quản lí giỏi/một nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai. Ngược lại càng thiếu hụt những giá trị sống càng ít có cơ hội thành công trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh hiện nay thiếu hụt giá trị sống. Hậu quả là nhiều học sinh có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, sống buông thả, bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa, Cả gia đình và nhà trường đã xem nhẹ hoặc chưa coi trọng đúng mức giáo dục giá trị sống. Nhiều học sinh hiện nay có những khoảng trống về giá trị do không được nuôi dưỡng trong những môi trường giàu cảm xúc tích cực, thiếu sự trải nghiệm thực tế. Những học sinh đó rất cần được nhà trường, gia đình bù đắp.
 Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng được các mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, kỹ năng ứng xử và giải quyết tình huống. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống mà gốc rễ của nó là việc hình thành các giá trị sống cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bước đi đầu tiên góp phần thực hiện thành công đề tài. Bởi vì chỉ khi nắm bắt được tình hình thực tế thì mới có cơ sở để đề ra các kế hoạch, biện pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện.
 Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và học sinh. Kết quả cho thấy:
 - Trường THCS Đông Vinh là một trường vùng ven, kinh tế hộ gia đình đa số là thuần nông, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào việc đi làm thuê, làm nghề tự do ở Thành phố Thanh Hóa có thu nhập không ổn định, thậm chí có gia đình bố mẹ đi làm xa phải để con lại cho ông bà chăm sóc, nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 - Vì là một trường vùng ven nên điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, mạng internet còn hạn chế.
 - Một bộ phận không nhỏ phụ huynh còn có suy nghĩ “ Trăm sự nhờ các thầy cô” xem việc giáo dục con em mình phần lớn thuộc trách nhiệm của nhà trường.
 - Học sinh trong lớp về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn nhiều học sinh lười học, năm học trước còn có tình trạng trốn học đi chơi game online, các em rất dể bị kích động dẫn đến gây gổ đánh nhau.
 - Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong học tập, chưa có ước mơ hoài bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai còn rất mơ hồ, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đông còn rất kém, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, .
Nói chung việc nhận thức rõ về giá trị sống để có những hành vi đúng đắn của học sinh trong lớp là chưa được tốt, chưa đạt được những yêu cầu cơ bản nhất mà một học sinh bậc trung học cơ sở cần phải có mặc dù Nhà trường đã có những lồng ghép việc giáo dục giá trị sống vào các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cũng như lồng ghép của giáo viên trong các tiết dạy. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
*Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn lưu ý những vấn đề sau:
 - Việc giáo dục các giá trị hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi người. Việc học tập để có được những giá trị này sẽ đem lại sức khỏe cho mỗi cá nhân và cả xã hội.
 - Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị đều có khả năng học tập và sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập.
  - Nếu học sinh được lớn lên trong một bầu không khí lấy các giá trị làm nền tảng thì chúng sẽ có năng lực học tập và có những chọn lựa mang ý thức xã hội.
 - Tạo ra môi trường mà người học có thể biểu lộ, thể hiện chính họ, cảm thấy được yêu thương bởi vì được là chính bản thân mình (tổ chức nhiều hoạt động để học sinh thể hiện).
 - Giáo viên cần hòa đồng với học sinh, lắng nghe những tâm sự của học sinh để tháo gỡ những vướng mắc, cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi, tạo không khí vui tươi lành mạnh và bổ ích.
 - Tôn trọng ý kiến của học sinh (HS), động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm, tử tế, khẳng định các phẩm chất tốt đẹp ở HS. Công bằng với mọi HS, không phân biệt đối xử.
 - Cho HS thời gian để HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc, để chấp nhận và xử lí các câu trả lời một cách rõ ràng. Giáo viên lắng nghe hoàn toàn cởi mở. Dành thời gian để học sinh nhận ra các cảm xúc.
 - Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói trong lớp tuỳ theo tình huống, có lúc giọng nói mang tính chất quan tâm, phấn khởi, khuyến khích, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.
 - Làm cho HS cảm thấy phấn khởi về nhiệm vụ của mình.
 - Lắng nghe, truyền đạt, giao tiếp, tin tưởng vào khả năng tiếp nhận, tiếp thu của HS.
 - Tạo tình huống học hỏi tích cực để giúp HS học, hiểu và chấp nhận họ.
Nâng cao sự quan tâm và sự tự tin của HS. Khẳng định hành động và thay đổi tích cực, khuyến khích sự phát triển của HS.
 - Giáo viên cần coi lỗi lầm của học sinh là nguồn thông tin, là một phần của quá trình học tập (không nên đánh giá quá bi quan về hành vi phạm lỗi)
 - Không được tự cho phép mình làm tổn thương người khác và không ai bị tổn thương (tiết chế cảm xúc và ngôn từ)
 - Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận nhằm giúp người học đưa ra các quyết định tốt hơn (lắng nghe, gợi mở, tán thưởng), kiên định về các chuẩn mực cư xử, xử lý một cách công bằng trong mọi tình huống 
 - Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, nhất là những giá trị phổ quát bằng hình thức sinh hoạt tập thể sẽ giúp đạt hiệu quả cao nhất.
 Các phương pháp giáo dục Giá trị sống:
1. Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình
2. Phương pháp chơi trò chơi 
3. Phương pháp hoạt động nhóm 
4. Phương pháp đóng vai
5. Phương pháp giải quyết vấn đề
6. Phương pháp dự án
 Theo các chuyên gia về giáo dục, giá trị sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thông thường. Thậm chí giáo dục giá trị sống bằng lời khuyên, sự thuyết giảng đạo đức... thường không đem lại kết quả. Giáo dục giá trị sống chỉ thực sự hiệu quả khi chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm cảm xúc,... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
Học sinh THCS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó, chính vì thế giá trị sống của mỗi học sinh được hình thành bởi chính quá trình tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm.
Sau đây là một số những phương pháp giáo dục giá trị sống cụ thể mà tôi đã vận dụng
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình:
* Mô tả phương pháp
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
* Các bước tiến hành
- Đọc ( hoặc xem hoặc nghe) tình huống thực tế.
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài lĩnh vực đó trước khi thảo luận điều đó với người khác).
- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống (trong tài liệu viết hay từ giáo viên)
- Thảo luận tình huống và liên hệ thực tế.
- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế.
* Yêu cầu sư phạm
- Tình huống có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề.
- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vật B? v.v vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải làm gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề?
Câu chuyện tôi đã đưa ra cho các em khi sử dụng phương pháp này:
(Câu chuyện được thể hiện qua giọng đọc của một học sinh giỏi Văn trong lớp)
 Bà cụ buôn bán lỗ suốt 55 năm, nhưng khi mất, hàng nghìn người tiễn biệt
“Bà ơi, bà xúc cho con nhiều thế!”
“Đừng vội, đừng vội. Ăn là phải ăn no. Ăn no là được rồi”.
Thế rồi bà xới cho vị khách trẻ một tô cơm đầy, vài miếng cá, miếng thịt, rau củ đầy ắp đĩa.
Nhưng tô cơm của bà lại chỉ có giá 6 nghìn đồng.
Anh thanh niên mắt chữ O miệng chữ A nhìn bà.
Anh thanh niên lớ ngớ đó chính là tôi
Nhưng không chỉ với tôi, cảnh tượng này vẫn diễn ra hàng ngày: Người ta thả vào trong ống sắt của bà vài nghìn đồng, và bà sẽ cho người ta bữa cơm thịnh soạn như vậy.
Sẽ có người thắc mắc: “Đồ ăn rẻ như vậy, bà cụ có thể có lãi sao?”
Xin cho bạn biết rằng: “Chắc chắn là không thể!”.
Đến vốn còn chẳng đủ, sao có thể có lãi đây?
Vậy mà hàng cơm nhỏ này cũng đã ở đây 55 năm rồi
Cũng sẽ có người thắc mắc: “Vậy thì bà cụ này rốt cuộc là ai? Tại sao tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn còn làm công việc thua lỗ nhiều như thế?”.
Kỳ thực bà không phải là nhân vật có tiếng tăm nào cả. Bà chỉ là một người phụ nữ bình thường, mang trái tim nhân hậu và tâm hồn lương thiện mà thôi.
Hàng tháng, bà phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Có những lúc bà còn phải đi vay thêm tiền để có thể duy trì quán cơm và để nó luôn được mở ra mỗi ngày.
Năm 16 tuổi, bà lấy chồng và chuyển đến thành phố sống. Không lâu sau chồng bà đi lính, một mình bà chật vật với đứa con thơ nơi thành phố lớn.
Đang lúc khốn khó nhất, không có nơi để trú ngụ, bà được một vài công nhân cưu mang.
Những người công nhân lúc đó cũng chẳng khá giả gì, mỗi ngày làm việc từ sáng tới tối, vậy mà chỉ kiếm được chút tiền ít ỏi, nhưng vẫn đùm bọc lẫn nhau, quan tâm mẹ con bà.
Bà kể, lúc đó bà thực sự đã hiểu được thế nào là tình người quý giá. Bà mang trong tâm ân huệ đối với những người công nhân đó.
Chồng bà đi lính trở về, cuộc sống hai vợ chồng trở nên khá hơn. Bà tìm về nơi những người ân nhân ở để trả ơn, nhưng họ chỉ nói rằng họ sẽ không nhận chút tiền nào của bà cả. Họ hoàn toàn làm việc ấy mà không mong tới sự hồi báo.
Từ đó, bà mỗi ngày đều nấu cơm rồi mang tới cho họ. Tất nhiên đều không nhận tiền mà họ trả.
Thế rồi bà nhận thấy rằng, tất cả những người công nhân ở khu lao động ấy đều hàng ngày đi sớm về muộn, bữa cơm ăn rất dè sẻn, vừa không được nóng hổi, lại ăn không đủ no. Có những người không đủ tiền để kiếm một chỗ ở tử tế.
Vậy là bà chia ngôi nhà của mình ra thêm 7 căn phòng nhỏ, và cho những người công nhân ở miễn phí. Đồng thời, bà mở một sạp cơm nhỏ, mỗi suất cơm chỉ thu có vài nghìn đồng.
Cho đến tận bây giờ, giá của những suất cơm đó cũng chỉ có vỏn vẹn 6 nghìn đồng.
Tôi hỏi đùa bà: “Cái ống sắt đựng tiền bà để ở đây, nếu có ai lấy đi thì sao?”
Bà cười bảo rằng chưa ai lấy của bà cả.
Thoáng chốc bà cũng làm công việc này được 55 năm rồi. Càng ngày càng có nhiều người đến đây ăn, cả những người có điều kiện hơn bà cũng tới mua mang về, có người chỉ có 2, 3 nghìn, có người không có tiền, bà cũng vẫn bán cơm cho họ như những người khác.
Bà thường hay vẫy vẫy tay với họ và bảo: “Này anh, ăn không đủ no thì cứ bảo tôi xới thêm nhé”.
Có người bảo bà buôn bán như vậy, thật là ngốc, không biết tính toán!
Bà cũng chỉ cười chẳng nói gì.
Vậy mà bà cũng chỉ coi việc làm của mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Bà chỉ mong mọi người ăn đủ no, có chỗ để che mưa che nắng, bởi vì bà đã từng trải qua hoàn cảnh đó rồi, rất khổ, rất khổ.
Những người công nhân ở đó coi bà như người thân của mình. Họ lấy vợ cũng có bà phụ giúp việc cưới xin, ốm đau cũng có bà chăm sóc.
Việc làm của bà, nếu là một người bình thường thì sẽ khó có thể thấu hiểu được. Làm việc không cần hồi đáp đã đành, bà còn làm trọn cả một đời người. Họ có thể không hiểu bà, nhưng tất cả đều khâm phục bà.
Bà nói bà muốn giúp đỡ họ một tay thôi. Nhưng người phụ nữ ấy đã giúp tới 55 năm rồi.
Bà thường dạy cháu gái: “Nếu có cơ hội hãy giúp đỡ người kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_lop_9a_truong_thcs_d.doc