SKKN Giải pháp sử dụng những bàn ghế học sinh hỏng thành các sản phẩm mĩ thuật để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật mới

SKKN Giải pháp sử dụng những bàn ghế học sinh hỏng thành các sản phẩm mĩ thuật để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật mới

Công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh hết sức vẻ vang, cùng với những thách thức hết sức nặng nề trong đó yếu tố cơ bản thuộc về đội ngũ giáo viên, những kỹ sư tâm hồn, mang chuyến đò đầy trở khách qua sông với nhiệm vụ thật cao cả, trong điều kiện phát triển rất nhanh chóng của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mỗi người đều phải có bản lĩnh riêng, có năng lực học tập thường xuyên, học tập suốt đời, để thích ứng với sự thay đổi.

Thực hiện nghị quyết số 29 –NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa –hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo Dục và Đào tạo được hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp học, Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, dự án đã chứng tỏ tính yêu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy –học Mĩ thuật cấp Tiểu học ở Việt Nam [1].

 Năm học: 2016-2017 theo chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thạch Thành một số trường tiểu học trên địa bàn huyện đã thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch tài trợ với nội dung chương trình Dạy –Học có khá nhiều điều mới mẻ, Trường tiểu học Thị Trấn Kim Tân cũng bắt đầu áp dụng dạy học theo phương pháp mới. Là một giáo viên chuyên trách dạy Mĩ thuật tôi may mắn được tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng tại thành phố Thanh Hóa trong quá trình công tác tôi đã cố gắng tìm tòi sáng tạo để dạy học theo chủ đề nhưng kết quả chưa cao, vì kinh nghiệm dạy học phương pháp mới chưa nhiều, đồ dùng dạy học lại thiếu, học sinh chưa quen với cách học mới.

 Năm học: 2017-2018 dựa trên kinh nghiệm giảng dạy ở những năm học trước tôi đã tìm tòi sáng tạo trong quá trình giảng dạy nên kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.

 Năm học: 2018-2019 tôi đã mạnh dạn tìm Giải pháp sử dụng những bàn nghế học sinh hỏng thành các sản phẩm Mĩ thuật để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật (Vận dụng PP mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ).

 

doc 16 trang thuychi01 5941
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp sử dụng những bàn ghế học sinh hỏng thành các sản phẩm mĩ thuật để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG BÀN GHẾ HỌC SINH HỎNG THÀNH CÁC SẢN PHẨM MĨ THUẬT ĐỂ ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY TRÌNH DẠY HỌC MĨ THUẬT MỚI
 Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Liên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân
 Huyện: Thạch Thành
 SKKN thuộc môn: Mĩ Thuật
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I.
LỜI MỞ ĐẦU
3
1.
Lí do chon đề tài	
3
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
4
4.
Các phương pháp nghiên cứu
4
II.
NỘI DUNG
4
1.
Cơ sở lí luận
4
2.
Thực trạng
5
2.1
Thực trạng nhà trường
5
2.2
Học sinh và phụ huynh
5
2.3
Cơ sở vật chất
6
2.4
Về giáo viên
6
2.5
Thời lượng chương trình
7
2.6
Các giải pháp pháp tổ chức thực hiện
7
2.6.1
Sử dụng bàn ghế hỏng mọt, bỏ đi để làm các sản phẩm mĩ thuật
7
2.6.2
Sử dụng các sản phẩm để áp dụng dạy một số quy trình dạy học theo phương pháp mới
9
2.6.3
 Giới thiệu sản phẩm, kể câu chuyện
12
2.6.4
Mở rộng Áp dụng trong trò chơi.
14
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1.
Kết luận
16
2.
Ý kiến đề xuất
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh hết sức vẻ vang, cùng với những thách thức hết sức nặng nề trong đó yếu tố cơ bản thuộc về đội ngũ giáo viên, những kỹ sư tâm hồn, mang chuyến đò đầy trở khách qua sông với nhiệm vụ thật cao cả, trong điều kiện phát triển rất nhanh chóng của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mỗi người đều phải có bản lĩnh riêng, có năng lực học tập thường xuyên, học tập suốt đời, để thích ứng với sự thay đổi. 
Thực hiện nghị quyết số 29 –NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa –hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo Dục và Đào tạo được hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp học, Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, dự án đã chứng tỏ tính yêu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy –học Mĩ thuật cấp Tiểu học ở Việt Nam [1].
 Năm học: 2016-2017 theo chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thạch Thành một số trường tiểu học trên địa bàn huyện đã thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch tài trợ với nội dung chương trình Dạy –Học có khá nhiều điều mới mẻ, Trường tiểu học Thị Trấn Kim Tân cũng bắt đầu áp dụng dạy học theo phương pháp mới. Là một giáo viên chuyên trách dạy Mĩ thuật tôi may mắn được tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng tại thành phố Thanh Hóa trong quá trình công tác tôi đã cố gắng tìm tòi sáng tạo để dạy học theo chủ đề nhưng kết quả chưa cao, vì kinh nghiệm dạy học phương pháp mới chưa nhiều, đồ dùng dạy học lại thiếu, học sinh chưa quen với cách học mới.
 Năm học: 2017-2018 dựa trên kinh nghiệm giảng dạy ở những năm học trước tôi đã tìm tòi sáng tạo trong quá trình giảng dạy nên kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
 Năm học: 2018-2019 tôi đã mạnh dạn tìm Giải pháp sử dụng những bàn nghế học sinh hỏng thành các sản phẩm Mĩ thuật để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật (Vận dụng PP mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ). 
2. Mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, học mĩ thuật không phải chỉ là giúp các em học sinh biết sáng tạo nghệ thuật tìm ra cái mới, mà còn giúp các em biến các đồ vật vô tri tưởng chừng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật và từ đó giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, yêu những người nông dân đã vất vả quanh năm trên đồng ruộngyêu cỏ cây hoa lá, biết mùa nào có những loại củ quả gì, và đặc biệt hơn là giúp các em biết làm như thế nào để nuôi được con vật, phải làm gì để làm ra được hạt lúa, hạt ngô, làm ra được thực phẩm sạch Và để nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật .
- Ngoài ra còn giúp học sinh biết giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, học sinh hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm. Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt được ý đồ của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới trong thời gian 3 năm qua tuy không phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn, là một giáo viên Mĩ thuật năng nổ, nhiệt tình và tâm huyết tôi luôn cố gắng cải tiến cách dạy, cách học, tìm tòi sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh học tập, và tôi đã thấy những bộ bàn ghế gắn bó với mình hơn chục năm trời đã bắt đầu hư hỏng và tôi đã có suy nghĩ biến nó từ “tàn nhưng không phế” thành những sản phẩm cho học sinh học tập, để học sinh thổi hồn vào đó và để các em phát huy được tính sáng tạo của riêng mình 
4. Phương pháp nghiên cứu
 Các phương pháp sử dụng như:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm.
- Phương pháp mô tả.
- Phương đối chiếu.
- Phương pháp phân tích.
	- Phương pháp tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1. Cơ sở lí luận
 Đối với chương trình dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thì đòi hỏi cao hơn cho người dạy vì nó yêu cầu người dạy phải có tính sáng tạo, khơi gợi cho người học có hứng thú say mê sáng tạo ra những sản phẩm mới có ý nghĩa và phát triển được nhận thức của người học, biết tận dụng những đồ vật phế liệu bỏ đi để biến nó thành những tác phẩm có ý nghĩa, áp dụng trong phương pháp dạy học theo phương pháp mới, phương pháp này gồm có 7 quy trình [2].
- Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
- Vẽ biểu cảm.
- Vẽ theo âm nhạc
- Xây dựng cốt truyện.
- Tạo hình 3 chiều - tiếp cận chủ đề.
- Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian. 
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
 Dạy học theo phương pháp mới học sinh được tự làm, tự sáng tạo những điều mình thích, được trải nghiệm, được nói lên những tâm tư nguyện vọng của mình  Mỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống, biết làm đẹp cho bản thân, cho mọi người trước biến động của môi trường xung quanh khi môi trường đang được báo động đỏ trước nạn rác thải ô nhiễm của con người, cũng từ đó các em biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho bạn bè và cho cả cộng đồng, đặc biệt là đối với các em học sinh tiểu học đang ở độ tuổi nhận thức thế giới bằng những hình ảnh trực quan sinh động, các em nhìn cuộc sống như thế nào thì sẽ thể hiện vào bài vẽ như thế đấy, và các em được học như thế nào thì các em sẽ ứng dụng vào cuộc sống như thế. Do đó tôi sẽ giúp các em biết tận dụng những vật liệu bỏ đi không sử dụng đến thành những tác phẩm nghệ thuật qua chương trình đổi mới theo phương pháp Đan Mạch của môn Mĩ thuật. Trong đó giáo viên phải là người hướng dẫn giúp các em nhận thức đầy đủ về thế giới quan qua những bài học cụ thể. Là một giáo viên dạy Mỹ thuật ở trường tiểu học được đào tạo chính quy tôi luôn trăn trở, tìm kiếm làm thế nào để giảng dạy có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất, cho nên tôi đã mạnh dạn sử dụng bàn ghế hỏng đã bỏ đi cải biên thành đồ dùng để phục vụ cho việc dạy học Mĩ thuật đồng thời áp dụng 1 số quy trình như sau:
- Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
- Xây dựng cốt truyện.
- Tạo hình 3chiều-Tiếp cận chủ đề.
- Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian.
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
2. Thực trạng.
2.1. Nhà trường.
 Trường tiểu học Thị Trấn Kim Tân là trường chuẩn quốc gia, là một trong những trường điểm của huyện Thạch Thành, Năm học 2018-2019 có 404 học sinh, tổng 14 lớp. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên.
 Ban giám hiệu đã nhận thức được vai trò của bộ môn Mĩ thuật ở nhà trường tiểu học, nên luôn tạo mọi điều kiện giúp bộ môn hoạt động phát triển.
2.2. Học sinh và phụ huynh.
*Phụ huynh
 Bên cạnh những học sinh có gia đình quan tâm mua đồ dùng học tập đầy đủ cho con em mình, vẫn còn một số phụ huynh coi môn học đó là môn phụ, và nhiều phụ huynh chưa hiểu về phương pháp mới nên chưa có sự chuẩn bị về đồ dùng học tập cho các em.
*Học sinh
 Học sinh mới được làm quen với mô hình mới này nên nhóm trưởng chưa mạnh dạn trong việc phân công công việc cho các thành viên trong nhóm một số thành viên trong nhóm còn chưa mạnh rạn trong các hoạt động chung của nhóm. Một số học sinh không có năng khiếu học môn Mĩ thuật nên dẫn đến tình trạng ngại họcđiều đó ảnh hưởng đến tâm lí chất lượng học tập của học sinh.
2.3. Cơ sở vật chất
 Tranh ảnh theo phương pháp mới không có. Mẫu vật cũng không có mà chủ yếu do giáo viên tự làm hoặc tự sưu tầm. Chưa có thiết bị, đồ dùng dạy học, chưa có phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn Mĩ thuật. Nhà trường chưa bố chí sắp xếp được cho các lớp học liền mạch cho từng chủ đề. Dẫn đến đồ dùng của các em học theo từng tiết luôn luôn bị mất và không phong phú bài học.
2.4. Giáo viên chuyên trách
 Bản thân là giáo viên được đào tạo chính quy sư phạm Mỹ thuật và được học qua nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, là giáo viên luôn tâm huyết và nhiệt tình với nghề. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn khi dạy học theo phương pháp mới. Giáo viên vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
2.5. Thời lượng của chương trình.
 Các khối lớp dạy theo chủ đề gồm 35 tiết . Khối 1 -13 chủ đề. Khối 2-14 chủ đề. Khối 3-13. Khối 4-12. Khối 5-13. Mỗi chủ đề có 2 đến 4 tiết tùy nội dung, phương pháp và quy trình được vận dụng. Chưa có phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn Mĩ thuật. Nhà trường chưa bố chí sắp xếp được cho các lớp học liền mạch cho từng chủ đề. Dẫn đến đồ dùng của các em học theo từng tiết luôn luôn bị mất và không phong phú bài học.
Bảng khảo sát điều tra tình hình học sinh đầu năm học 2018-2019
 Đầu năm học vừa qua tôi đã đi sâu nghiên cứu khảo sát, ban đầu thu được kết quả ở học sinh qua các bài:
Khối
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1
113
15
13.2
56
49.5
42
37.3
2
93
20
21.5
47
50.5
26
28
3
56
10
18
38
68
8
14
4
65
12
18.4
39
60
14
21.6
5
77
16
20.7
36
46.8
25
32.5
Tổng
404
73
18
216
53.4
115
28.6
Qua số liệu điều tra đầu năm học, tôi nhận thấy số học sinh hoàn thành bài tốt thì còn ít, hoạt động nhóm chưa hăng say, bài làm chưa phong phú... Muốn chất lượng tốt thì cơ sở vật chất phải đạt theo yêu cầu, đồ dùng học sinh đầy đủ phương tiện dạy học phong phú, học sinh phải tham gia tích cực các hoạt động... Từ thực trạng trên với vai trò giáo viên dạy mĩ thuật tôi luôn trăn trở là làm thế nào để từng bước phát huy phong trào học tập mĩ thuật trong trường đạt kết quả tốt. Đây là một yêu cầu rất khó khăn vất vả đặt lên vai người giáo viên dạy Mĩ thuật đạt hiệu quả tốt hơn, Tôi đưa ra các giải pháp sau:
2.6. Giải pháp thực hiện
* Giải pháp 1: Sử dụng bàn ghế hỏng mọt, bỏ đi để làm các sản phẩm mĩ thuật.
- Để chuẩn bị tốt cho các khối lớp thực hiện theo các chủ đề tôi đã lên kế hoạch xin nhà trường một số bàn ghế hỏng để sử dụng và lên kế hoạch báo cáo với chuyên môn cho học sinh lớp 5 học Chủ đề 12: thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu, trước.
 Bước 1: Chuẩn bị vật liệu: Dây thép, que, giấy bìa, giấy xốp, giấy màu, rơm, keo, kéo
(Tận dụng bàn ghế hỏng làm vật liệu)
- Tôi hướng dẫn và gợi mở để học sinh nói lên ý tưởng và cách thể hiện sản phẩm trên nền bàn ghế hỏng. tiếp tục ta sử dụng búa để đập bỏ những phần đinh thừa.
 Bước 2: Chia lớp thành các nhóm.
Chuẩn bị vật liệu của học sinh mang đến như rơm để làm tròi canh gác trên ghế hỏng, ta lấy dây thép buộc, sử dụng giấy bìa để trang trí
+ HS sử dụng giấy thủ công, giấy báo, dây thép, kìm, keo kéo...
+ Rơm dạ, vỏ hộp lon, thùng giấy bìa...
- HS tìm cách thể hiện:
* Giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động: 
Nhóm 1: Sử dụng bàn GV hỏng, các em chọn làm vườn rau sạch của người nông dân
Nhóm 2: Sử dụng bàn hỏng các em làm đồng lúa có trâu có cỏ
Nhóm 3: Làm dàn quả bên dưới làm ao từ chiếc bàn hỏng các em dùng dây thép và giấy xốp và giấy màu để sử dụng
Nhóm 4: Sử dụng bàn HS hỏng làm thành chuồng chăn nuôi các loài động vật bằng dây thép rơm, giấy màu 
 Học sinh sử dụng giấy thủ công, giấy xốp, giấy báo, để bọc, dán lại những khung hình chỗ bàn bị mối mọt. Dùng dây thép để buộc thành dàn hoa quả.. rơm dạ làm mái nhà, chuồng nuôi động vật
 Phần này người thầy là người định hướng, gợi mở và gợi ý cho các em cách thể hiện, sau khi các sản phẩm của học sinh lớp 5 hoàn thiện giáo viên có thể bổ xung thêm các cách trang trí và giữ kết quả sản phẩm này để cho học sinh các khối lớp khác có thể vận dụng và áp dụng trong một số chủ đề khác của môn học.
* Giải pháp 2: Sử dụng các sản phẩm để áp dụng dạy một số quy trình dạy học theo phương pháp mới.
- Tạo hình không gian 3chiều - tiếp cận chủ đề.
- Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian. 
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
 HS sau khi làm ra sản phẩm bằng dây thép, vải giấy bìađó là các con vật, hình dáng người đến phần giới thiệu sản phẩm GV cho HS lựa chọn khung hình để trình bày sản phẩm cho thật phù hợp, bắt mắt.
 Áp dụng cho lớp 1:
 Sử dụng Chủ đề 4: Những con cá đáng yêu.
 Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề : Những con vật ngộ nghĩnh
 Chủ đề 10: Đàn dà của em.
 Chủ đề 11: Vườn rau của bac nông dân
Hs làm bài cá nhân, tập hợp nhóm sau đó cho HS sắp xếp các sản phẩm vào các khung hình có sẵn.
 Lớp 2: Áp dụng Chủ đề 12: Môi trường quanh em.
 Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu.
 Chủ đề 7: Con vật quen thuộc.
Lớp 3: Áp dụng Chủ đề 7: Con vật quen thuộc.
 Chủ đề 11: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Vẻ đẹp cuộc sống.
 Chủ đề 13: Câu chuyện em yêu thích.
 Lớp 4 : Áp dụng Chủ đề 7: Chúng em với thế giới động vật.
 Chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người 
 Lớp 5 : Áp dụng Chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện.
 Chủ đề 10: Cuộc sống quang em.
Hình ảnh: về sân khấu .Có sẵn khung hình đã trang trí các em lớp 5 lựa chọn khung hình để thiết kế sân khấu như: dùng vải, giấy tạo dáng phông rèm, sau đó sâu vào dây buộc lên phần trên của khung trên và trang trí phần cánh gà, phần nền như vậy ta sẽ được một chiếc sân khấu thật nghộ nghĩnh mà rất đẹp
* Giải pháp 3: Giới thiệu sản phẩm, kể câu chuyện.
 Thông qua các sản phẩm, giáo viên mĩ thuật kết hợp với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em cách thể hiện nội dung, kể chuyện đóng vai nhân vật giúp các em có khả năng giao tiếp tốt. Vì có sẵn khung nên các em làm bài rất nhanh và phong phú cho nên phần giới thiệu sản phẩm và kể chuyện sẽ rất hay và rất đẹp.
Ví dụ:
Hình a: kể chuyện về việc nuôi động vật để cung cấp ong mật sach, nuôi thỏ nuôi gà cung cấp thực phẩm sạch theo mô hình sạch.
 (a) (b)
Hình b: giới thiệu về vườn rau củ quả, cách thực hiện , nói lên sự vất vả của người nông dân
Ví dụ :
Nói về đất chật và muốn có các thực phẩm ăn phải tận dung mô hình trồng cây rau trên dàn su su cà chua, ở dưới nuôi các nuôi vịt, cá Giới thiệu về bác nông dân ở trên tròi canh canh trang trại của bác nông dân.
 Hay ở Lớp 3- với chủ đề 13: Câu chuyện em yêu thích. HS làm bài cá nhân sau đó làm bài theo nhóm và suy nghĩ lựa chọn câu chuyện múa rối để kể câu chuyện về nàng công chúa tuyết
 Mục tiêu của giải pháp này là giúp các em có sẵn mô mình đẹp và chọn lựa cách thể hiện sản phẩm của cá nhân, của nhóm, bài làm phong phú, đẹp sẽ tạo cảm hứng cho các em tạo khả năng thể hiện mình, tạo khả năng giao tiếp, trao đổi nói lên được cảm nhận của mình thông qua các sản phẩm của mình để truyền đạt cho mọi người biết về một câu chuyện cụ thể sinh động và hấp dẫn.
* Giải pháp 4: Mở rộng Áp dụng trong trò chơi.
 Đối với lớp 1 : Ở chủ đề 11 :Vườn rau của bác nông dân.
Ở dạng bài đối với khối lớp này tôi tận dụng sản phẩm của học sinh lớp 5 để áp dụng trong trò chơi của lớp 1. Trò chơi mang tên “ Mùa vụ thu hoạch ”
 Tôi đã chuẩn bị trên khung hình 3 loại quả khác nhau, 3 rổ đựng quả sau đó chia lớp thành 3 nhóm, cử đại diện cho các nhóm thi hái quả, trong thời gian 1 phút mà hái đúng và được nhiều loại quả của mình là người chiến thắng.
 Ví dụ : Nhóm 1: Quả cà chua màu đỏ, 
 Nhóm 2: Quả mướp.
 Nhóm 3: Quả cà chua xanh.
 Học sinh nhận xét và nói lên sự vất vả của mình khi tham gia vào vụ thu hoạch quả để các em biết yêu thương quý trọng những người lao động, biết tiết kiệm, không lãng phí lương thực thực phẩm
 Đối với lớp 2:
 Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu. GV cho học sinh chơi trò chơi " Nhổ củ cải" hoặc " Trồng rau". Chủ đề này GV cho HS chia thành các đội trong thời gian 1 phút các nhóm ai nhổ được nhiều củ cải hoặc trồng được nhiều rau vừa thẳng hàng vừa đẹp là đội chiến thắng. Cách thực hiện trên nền khung sẵn có GV chuẩn bị một số củ cải hoặc các loại rau để HS chơi trò chơi, chuẩn bị 1 số rổ để HS để sản phẩm(để tạo tính cẩn thận và giữ sạch sẽ đồ dùng học tập cho các khối lớp sau học)
 Chủ đề 7: Con vật quen thuộc...
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
 Với sự trải nghiệm cùng những giải pháp thiết thực, sau thời gian áp dụng tôi đã thu được những kết quả đáng mừng cụ thể như sau:
Khối
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1
113
41
36.3
72
63.7
 0
 0
2
93
39
42
54
58
0
0
3
56
30
53.5
26
46.5
0
0
4
65
32
49.2
33
50.8
0
0
5
77
35
45.5
42
54.5
0
0
Tổng
404
177
44
277
56
0
0
 Tham gia cuộc thi vẽ tranh về an toàn giao thông cấp huyện 11 học sinh thì có 11 học sinh đạt giải: 6 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba.
 Tham gia cuộc thi vẽ tranh an toàn giao thông cấp tỉnh đạt giải nhì tập thể.
 Qua thời gian minh chứng tôi nhận thấy học sinh đã biết lập kế hoạch cho việc thực hiện các sản phẩm và thực hiện các quy trình hợp nhất kết hợp giữa quá trình biểu diễn và thường thức cảm thụ với các giác quan vận động và quá tŕnh xây dựng nội dung bài học một cách hào hứng, đạt hiệu quả khả quan qua đó tôi đúc rút ra một số ưu điểm sau.
- Học sinh được hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
- Học sinh tự tin, chủ động hơn trong quá trình sắp đặt và trình diễn.
- Học sinh thích thú, say mê với môn học.
- Học sinh mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn trong quá trình học tập
 Có thể nói dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới mà tôi đã áp dụng như trên đã mang lại niềm vui cho các thầy, cô giáo, những người hằng ngày chứng kiến các em tìm thấy được niềm vui, sự sáng tạo, trí tưởng tượng qua các sản phẩm, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết sử dụng những đồ vật tưởng chừng như vô nghĩa thành có ích, từ đó hình thành trong các em tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam cần cù mà sáng tạo. 
 Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên đi sâu vào rèn luyện kĩ năng vẽ. Không áp đặt và đòi hỏi quá cao đối với học sinh cấp Tiểu học. 
 Giáo viên phải vận dụng, đan xen linh hoạt các phương pháp dạy học, mọi lời nói, cử chỉ phải mềm dẻo, thân thiện, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp và điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học Để học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống và tạo điều kiện cho các em vẽ được nhiều bức tranh đẹp, ham mê học tập.
 Giáo viên cũng phải rất cần lưu ý:
- Khi dạy – học mĩ thuật cần chú trọng khai thác tính thẩm mĩ ở bố cục, hình ảnh, màu sắc, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và cảm thụ cái đẹp một cách tổng thể.
- Hướng dẫn học sinh cách quan sát mọi vật xung quanh để các em có thêm tư liệu và hiểu biết hơn về vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên, của mọi vật do con người tạo ra, giúp các em liên hệ thực tế với sản phẩm của chính mình.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm nhiều thể loại tranh, ảnh đẹp và tập nhận xét về cách sắp xếp về hình ảnh và màu sắc
- Tăng cường tổ chức cho học sinh tham quan cảnh đẹp, viện bảo tàng, di tích lịch sử,  và cho học sinh tập thảo luận, nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho học sinh vẽ tranh vào các dịp lễ, và trưng bày tranh của học sinh, mời phụ huynh cùng quan sát, nhận xét, đánh giá.
- Tham mưu với bên Đội và Ban giám hiệu nhà trường đưa mĩ thuật vào các tiết hoạt động ngoại khóa, và có thi đua khen thường, để tạo hứng thú cho các em học tập được tốt hơn.
 Với sự h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_su_dung_nhung_ban_ghe_hoc_sinh_hong_thanh_cac.doc