SKKN Một số biện pháp khơi dậy ở học sinh khả năng và hứng thú học tập trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

SKKN Một số biện pháp khơi dậy ở học sinh khả năng và hứng thú học tập trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

 Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đào tạo,giáo dục thế hệ trẻ.Chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm các kiến thức khái quát,cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc.Do vậy lượng kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò.Việc học tập lịch sử không phải cung cấp một số kiến thức,và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học.Lịch sử là hiện tượng khách quan,tồn tại độc lập,không lệ thuộc vào nhận thức của con người.Nhận thức là một quá trình từ không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dậy học lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời những thành tựu mới của khoa học lịch sử. Lịch sử là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với học sinh vì qua lịch sử các em hiểu được sức mạnh cội nguồn dân tộc qua các thời kì lịch sử

 Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của Mĩ : chiến lược “Chiến tranh đơn phương,” “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ,” “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh”. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học đối phó , học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử,đặc biệt là các em thuộc tổ hợp thi các môn khoa học tự nhiên không mặn mà cùng môn học này, bên cạnh đó thực tế việc làm của bộ môn khi ra trường không như mong muốn . Bộ môn lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay.

 

doc 22 trang thuychi01 5690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khơi dậy ở học sinh khả năng và hứng thú học tập trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đào tạo,giáo dục thế hệ trẻ.Chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm các kiến thức khái quát,cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc.Do vậy lượng kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò.Việc học tập lịch sử không phải cung cấp một số kiến thức,và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học.Lịch sử là hiện tượng khách quan,tồn tại độc lập,không lệ thuộc vào nhận thức của con người.Nhận thức là một quá trình từ không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dậy học lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời những thành tựu mới của khoa học lịch sử. Lịch sử là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với học sinh vì qua lịch sử các em hiểu được sức mạnh cội nguồn dân tộc qua các thời kì lịch sử 
 Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của Mĩ : chiến lược “Chiến tranh đơn phương,” “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ,” “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh”. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học đối phó , học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử,đặc biệt là các em thuộc tổ hợp thi các môn khoa học tự nhiên không mặn mà cùng môn học này, bên cạnh đó thực tế việc làm của bộ môn khi ra trường không như mong muốn . Bộ môn lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay.
 Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS ,khơi dậy ở học sinh khả năng và hứng thú học tập lịch sử là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Đó cũng chính là ưu điểm của phương pháp “ Một số biện pháp khơi dậy ở học sinh khả năng và hứng thú học tập trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975”mà bản thân tôi trong quá trình dạy lịch sử ở trường phổ thông đúc rút.Tuy nó không là mới mẻ song cũng không phải là vô ích đối với người giáo viên khi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,gây hứng thú trong giờ học lịchsử 
1.2 Mục đích nghiên cứu 
 Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá, giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 12C10,C11,C12 của trường THPT Hàm rồng –Thành phố Thanh hóa 
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã vận dụng vào quá trình dạy học của mình ở lớp 12 phổ thông trung học trong đó đặt học sinh vào vị trí trung tâm để phát huy được tính tích cực của học sinh.sự say mê hứng thú của học sinh trong học tâp[j lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975
 2. NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lí luận 
 Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm,khơi dậy khả năng và hứng thú học lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả.
Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị... cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất, học sinh có được cảm giác như chính mình được tham gia vào sự kiện đó.
 Căn cứ vào ảnh hưởng của xúc cảm người ta chia xúc cảm thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con người gây nên những xúc cảm tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin loại xúc cảm này sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại, những gì cản trở cho việc thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những xúc cảm tiêu cực như: buồn bã, chán nản, sợ hãinhững xúc cảm này sẽ làm hạ thấp hoạt động sống của con người, làm yếu đi nghị lực của họ.
	Trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo viên là người chủ động về nội dung kiến thức giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học, điều khiển giờ học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá trình dạy học đạt được kết quả cao giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh diễn ra trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt sư phạm nhằm kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Việc tạo được những xúc cảm lịch sử,khơi dậy khả năng hứng thú học tập bộ môn sẽ tạo được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. 
Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh,được vận dụng cụ thể ở giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954-1975
2.2 Thực trạng
 Qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trường phổ thông nơi tôi công tác, tôi nhận thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp khơi dậy khả năng ,sự hứng thú ,tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng xúc cảm là một lĩnh vực khó và tinh tế của con người nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm còn gặp nhiều khó khăn.
 Việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh, khơi dậy khả năng và sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh ,các giáo viên sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa đem lại hiệu quả cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm., những câu chuyện, nội dung trình bày chưa thực sự tạo xúc cảm cao.
 Một thực tế hiện nay là đa số học sinh rất ngại học lịch sử vì quá dài, khó nhớ các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội, đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho các môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì nên chất lượng không cao. 
 Thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra 3 lớp 12 tôi giảng dạy ( 126 học sinh trường THPT Hàm rồng ) thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm và thu được kết quả như sau: 
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU, KẾM
12C7
41
3
21
7
0
12C10
42
9
29
4
0
12C11 
42
15
23
4
0
 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy lịch sử đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các biện pháp tạo khả năng và sự hứng khởi ,xúc cảm lịch sử có tác dụng không nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Song để sử dụng các biện pháp tạưngsự hứng khở say mê học tập lịch sử như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả bài học? Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình ở phần nội dung của các giải pháp thực hiện .
2.3 Một số giải pháp 
 2. 3.1 Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh về tội ác chiến tranh do đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước thân Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
 - Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các em lòng biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước
2.3.2 Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
a. Thông qua trình bày miệng của giáo viên.
Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em các xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”. 
	Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan.
 Dạy ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học sinh về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ: Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom nguyên tử , “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá”
Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng , đồng thời thấy được sự khốc liệt của chiến tranh.
Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với súng trường, tên lửa SAM2 những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”. Có được chiến thắng đó là do tầm nhìn xa trông rộng, sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ. Ngay từ ngày 12/4/1966, đế quốc Mĩ tung ra B52 ra miền Bắc ném bom tại Đèo Mụ (Quảng Bình). Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nhận định: dứt khoát Mĩ sẽ sử dụng B52 vào đánh Hà nội và chỉ thị cho Bộ Tư lệnh và Quân chủng Phòng không – không phải tổ chức ngay cách đánh máy bay B52, phải bắn rơi bằng được B52 của Mĩ trên miền Bắc. Từ đó, củng cố niềm tin của học sinh vào Đảng, vào tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
 Dạy ở Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975). Để tạo xúc cảm cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào bài giảng, tôi dẫn dắt vào bài với những lời nói sinh động như sau: Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, đem tiềm lực kinh tế so sánh với tiềm lực kinh tế thì rõ ràng đây là một sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi và phần thắng chắc chắn thuộc về Mĩ. Nhưng thực tế phần thắng đã thuộc về ta. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta lại đánh thắng?
 Dạy Bài 22: Khi giảng đến mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi sử dụng câu chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân : 
“Đêm 27 – 12 – 1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch.. Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52 rất chặt chẽ. Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó, anh nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ” 
Với một giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, tôi tạo ra cho học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện.
Ví dụ 2: Đọc những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho bài học.
Bài 23: Ở mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975),tôi trích dẫn đoạn thơ:
 “ ..Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( Ra trận – Tố Hữu)
Hay câu thơ : 
 “ Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
 ( Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc)
 Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi tổ quốc ( Thanh Thảo)
 Qua những câu thơ, các em một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự hy sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì tổ quốc họ hiến dâng cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải thích vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Từ đó các em ý thức được: Các em hôm nay được sống trong thời bình, sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em cần ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế trong dạy học lịch sử, bởi đặc trưng của bộ môn “tính quá khứ”, “tính không lặp lại”. Đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh có được biểu tượng chân thực về quá khứ lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch sử và làm cho giờ học sôi nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết.
	Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại), đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế), đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu). Trong các đồ dùng trực quan này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử dụng nhiều trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Song, tùy vào mục đích, yêu cầu của bài học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ 1: Sử dụng tranh ảnh.
Ở bài 21: Ở mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, khi nói về cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo chống chính quyền Mĩ – Diệm , tôi sử dụng hình ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về sự kiện lịch sử này, giúp các em nhớ lâu và nắm chắc kiến thức: Tháng 5-1963, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành lệnh cấm việc treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Đản. Ngày 11-6-1963, khoảng 350 hòa thượng và ni cô tiến hành diễu hành lên án chính sách kì thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo, Thích Quảng Đức ngồi trong chiếc ô tô Austin Westmister dẫn đầu đoàn diễu hành . Sự việc diễn ra tại ngã tư đương phố Sài Gòn, Thích Quảng Đức ra đi cùng với 2 nhà sư khác. Một người đặt 1 tấm đệm xuống đường còn người kia mở ca bin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 galon( gần 4l). Đoàn diễu hành tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi tự tay châm lửa bằng diêm. Lửa nhanh chóng thêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông . Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Thích Quảng Đức đổ gục xuống đường. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông không cháy mà vẫn còn nguyên, về sau được đặt trên một chiếc cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi. Giới phật tử coi đây là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng trắc ẩn và suy tôn ông thành một vị Bồ tát.
 Dạy Ở bài 22 mục II. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi giảng về vai trò hậu phương của miền Bắc chi viện cho miền Nam, tôi sử dụng các bức ảnh từng đoàn quân, đoàn xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Bức hình tạo cho các em biểu tượng về một dân tộc anh hùng, đoàn kết trong chiến đấu. Vì tiền tuyến miền Nam, nhân dân miền Bắc quyết tâm “một người làm việc bằng hai”, cũng để thực hiện chân lí “ dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một”.
Nhưng để cho mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt, biết bao xương máu của các chiến sĩ và nhân dân đã đổ xuống, tôi sử dụng hình ảnh 10 cô gái TNXP hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc.
 Tôi phát vấn học sinh “Em biết gì về sự kiện ở ngã ba Đồng Lộc”, trước khi cung cấp thông tin về sự kiện này: 10 cô gái TNXP thuộc tiểu đội 4, đại đội 552, tổng đội 55 giao thông vận tải đóng ở ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, một ngày như mọi ngày, 10 chị ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom đã nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom, làm sập hầm và tất cả 10 chị đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất khi ấy mới 17, 3 chị lớn tuổi nhất cùng ở tuổi 24.
 Bài 22: Mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi giới thiệu về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ qua hình ảnh “Pháo đài bay” - Máy bay B52: Khi mới ra đời B52 được quảng cáo rùm beng: “B52 là siêu pháo đài bay thượng đẳng, là thần tượng của Không lực Hoa Kỳ, là sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ diệu nhất của nền công nghiệp hàng đầu thế giới, là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (Tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược) B52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê rợn như giông bão. Một phi vụ B52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn. Một tốp chiếc B52 sẽ biến một diện tích hơn 2 km2 thành bình địa không một sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần, bởi vì họ cả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khoi_day_o_hoc_sinh_kha_nang_va_hung_t.doc