SKKN Giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiên tai do mưa lũ thông qua các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Bình lương – Huyện Như xuân – Thanh Hóa

SKKN Giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiên tai do mưa lũ thông qua các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Bình lương – Huyện Như xuân – Thanh Hóa

 Nước là nguồn sống, không chỉ là một nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, nước còn hỗ trợ con người trong rất nhiều việc khác như trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, và trong sinh hoạt khác như: tắm giặt, lau rửa đồ đạc hoặc nấu ăn. Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tài nguyên nước. Nếu thiếu nước, con người không thể sống được. Nhưng ngược lại, nếu “quá nhiều” nước, thì sẽ là thảm hoạ: Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trong 100 năm trở lại đây, lớn hơn rất nhiều so với những thảm họa tự nhiên khác.

Loại lũ nguy hiểm nhất, chính là lũ quét. Lũ quét sinh ra một cách rất nhanh và bất ngờ, do vậy con người không thể biết được cơn lũ đang đến. Lũ quét mang theo năng lượng cực lớn, đủ để quét sạch nhà cửa, xe cộ, và con người. Lũ quét thường xảy ra khi có trận mưa giông lớn ở trên núi, nơi đầu nguồn. Nước từ đó sẽ chảy xuống, mang theo năng lượng đủ phá hủy mọi thứ phía dưới nó.

Một trong những cơn lũ quét thảm họa nhất trong lịch sử nước Mỹ là trận lũ quét xảy ra ở Big Thompson Canyon, Colorado năm 1976. Chỉ trong vòng chưa đến 5 giờ, cơn mưa giông mang theo lượng nước lớn bất thường, hơn cả lượng mưa thông thường trong một năm của vùng đó. Con sông Big Thompson, bình thường ôn hòa với dòng chảy chậm, thì nay trở thành một dòng chảy kinh hoàng không thể dừng lại được, tống 882.000 lít nước xuống hẻm núi. Trong thời gian đó, hàng nghìn người đang cắm trại tại khu vực đó để kỉ niệm 100 năm bang Colorado. Trận lũ xảy ra quá nhanh đến nỗi không hề có một cảnh báo nào kịp đưa ra. Kết cục, hàng trăm người bị thương, và 139 người bị chết.

 

docx 20 trang thuychi01 6280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiên tai do mưa lũ thông qua các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Bình lương – Huyện Như xuân – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
 Nước là nguồn sống, không chỉ là một nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, nước còn hỗ trợ con người trong rất nhiều việc khác như trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, và trong sinh hoạt khác như: tắm giặt, lau rửa đồ đạc hoặc nấu ăn.. Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tài nguyên nước. Nếu thiếu nước, con người không thể sống được. Nhưng ngược lại, nếu “quá nhiều” nước, thì sẽ là thảm hoạ: Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trong 100 năm trở lại đây, lớn hơn rất nhiều so với những thảm họa tự nhiên khác. 
Loại lũ nguy hiểm nhất, chính là lũ quét. Lũ quét sinh ra một cách rất nhanh và bất ngờ, do vậy con người không thể biết được cơn lũ đang đến. Lũ quét mang theo năng lượng cực lớn, đủ để quét sạch nhà cửa, xe cộ, và con người. Lũ quét thường xảy ra khi có trận mưa giông lớn ở trên núi, nơi đầu nguồn. Nước từ đó sẽ chảy xuống, mang theo năng lượng đủ phá hủy mọi thứ phía dưới nó.
Một trong những cơn lũ quét thảm họa nhất trong lịch sử nước Mỹ là trận lũ quét xảy ra ở Big Thompson Canyon, Colorado năm 1976. Chỉ trong vòng chưa đến 5 giờ, cơn mưa giông mang theo lượng nước lớn bất thường, hơn cả lượng mưa thông thường trong một năm của vùng đó. Con sông Big Thompson, bình thường ôn hòa với dòng chảy chậm, thì nay trở thành một dòng chảy kinh hoàng không thể dừng lại được, tống 882.000 lít nước xuống hẻm núi. Trong thời gian đó, hàng nghìn người đang cắm trại tại khu vực đó để kỉ niệm 100 năm bang Colorado. Trận lũ xảy ra quá nhanh đến nỗi không hề có một cảnh báo nào kịp đưa ra. Kết cục, hàng trăm người bị thương, và 139 người bị chết.
Bên cạnh đó những thiệt hại khác do lũ gây ra, đó là việc lan truyền dịch bệnh. Khi nước chảy khắp nơi, nó có thể mang đủ loại chất bẩn và hóa chất đi khắp nơi, khiến cho môi trường trở nên mất vệ sinh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dịch lây truyền qua đường nước. Nếu bạn không may đang sống tại nơi bị ngập lụt, chắc chắn là bạn bản hiểu được uống nước sạch quý giá như thế nào.
Ở Việt Nam lũ lụt là hiện tượng phổ biến và diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Mêkông và đồng bằng sông Hồng. Người dân ở những vùng này đã phải học cách sống 
chung với lũ lụt, đặc biệt là những người có sinh kế phụ thuộc vào chức năng sản xuất của lũ lụt hàng năm. Văn hoá Việt Nam thường nhắc đến và không thể 
quên những cơn lụt lớn trong lịch sử, vì tổ tiên dân tộc Việt Nam xem lụt lội là 
một trong bốn hiểm hoạ lớn nhất đối với con người, trong số đó có hoả hoạn, 
cướp bóc và xâm lăng. Mỗi năm lũ lụt đã cướp đi hàng trăm sinh mạng, tàn phá 
nhà cửa, mùa màng. Người dân ở đây bỗng chốc tay trắng. Sau mỗi cơn lũ cuộc 
sống của những người dân ở đây rất khó khăn. Tình trạng thiếu lương thực trầm 
trọng, họ không có nhà để ở, không có nước sạch để uống để sinh hoạt và rác 
cùng xác các động vật phân hủy đó là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy 
hiểm. Nhằm góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra, tôi đã chọn 
đề tài: Nghiên cứu thiên tai lũ lụt ở địa phương. Hy vọng nghiên cứu này có thể 
góp phần nhỏ trong việc tuyên truyền phòng tránh trong mùa mưa lũ, làm giảm thiệt hại do lũ gây ra đồng thời học cách sống chung với lũ và tận dụng các nguồn lợi mà lũ mang lại.
Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hóa là một Huyện miền núi cao vào mùa mưa có nhiều cơn lũ xảy ra. Và cũng đã có nhiều trường hợp bị lũ cuốn trôi cả người, và tài sản. Mưa lũ không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội mà con phá hủy rất nhiều công trình xây dựng, hoa màu, vật nuôi và cây trồng..
“Ngày 13 và sáng 14/9/1016, khu vực xã Thanh Quân có mưa lớn, xuất hiện lũ quét gây sạt lở đất, vùi lấp lán của nhóm người đi hái măng khiến 10 người chết và mất tích.
Khoảng 9h đến 9h15 ngày 13/9/2017 cháu Hậu học sinhTrường Tiểu học xã Thanh Quân, trong giờ ra chơi Hậu và một số bạn rủ nhau ra suối cạnh khu trường học tại điểm lẻ Ná Hầy để tắm. Do trước đó, tại địa phương có mưa lớn, nên con suối này nước dâng cao, lũ về bất ngờ và chảy xiết, cháu Hậu lại không biết bơi nên bị đuối nước.
Đợt mưa lũ vừa qua cũng đã khiến tình trạng sạt lở xảy ra tại nhiều nơi trên địa bàn huyện Như Xuân. Một khối lượng lớn đất, đá tràn xuống các tuyến đường giao thông nông thôn, gây ách tắc trong việc đi lại của người dân.
 Đợt mưa lũ đã làm cuốn trôi và ngập úng hiều diện tích sản xuất của người dân. Phương tiên giao thông bị chia cắt. Các cơ quan trường học phải đóng cửa trong nhiều ngày.
Nước sông Mực dâng cao khiến tình trạng ngập lụt đang tiếp diễn tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân
Nhiều đoạn ngập lụt trên đường vào thôn Làng Mài có chiều dài khoảng hơn 30m, có những điểm ngập sâu khoảng 2m. Tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn trong thời gian dài.
 Nhiều người dân vẫn phải lội bì bõm trong nước lụt tại thôn Làng Mài – Như Xuân
Xuất phát từ nhu cầu ứng dụng tri thức vào thực tế và sự phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay: Bài học không chỉ là những kiến thức suông trong sách vở mà còn là sự vận dụng của kiến thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Từ những kiến thức sinh học như: Thực vật bảo vệ nguồn nước ở lớp 6. Ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật sinh học 9”.. Các nhân tố sinh thái môi trường tự nhiên tác động lên sinh vật trong đó nhấn mạnh các rủi do thiên tai lên con người. Lũ lụt đã gây ra không ít thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên sự cảnh giác của chúng ta cũng như học sinh còn kém. Có thể một phần là do chủ quan, hoặc do sự thiếu hiểu biết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thấy rằng việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu và phòng tránh giảm thiểu thiên tai do lũ lụt là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiên tai do mưa lũ thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Bình Lương – Huyện Như Xuân”.
Qua sáng kiến tôi muốn đem lại những kiến thức cơ bản trong phòng tránh thiên tai do lũ lụt cho học sinh, cũng từ những hiểu biết đó các em có thể tuyên truyền đến các bạn cùng trường, gia đình và những người xung quanh có kiến thức để cùng phòng chống giảm thiểu tai nạn do lũ lụt gây ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá đúng thực trạng thiên tai do lũ lụt, các nguy cơ xảy ra thiên tai cho học sinh.
 Đề xuất các giải pháp để ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ tác động của thiên tai, nâng cao khả năng thích ứng,.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá mức độ và nghuy cơ của thiên tai do mưa lũ có thể gây ra cho học sinh.
Các biện pháp nhằm hạn chế và ứng phó với rủi do thiên tai mưa lũ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Khảo sát tình hình thực tế tại địa phương.
 Thống kê bằng thực nghiệm lấy ý kiện từ học sinh và giáo viên nhà trường.
 Thống kê các thiên tai và ảnh hưởng về biến đổi khí hậu thực tế đã gây ra ở địa bàn trong huyện trong những năm gần nhất.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông nói chung và trung học cơ sở nói riêng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn học trong trường phổ thông nói chung và môn sinh học nói riêng. 
Căn cứ vào thực tiễn, kiến thức khoa học nói chung và kiến thức sinh học nói riêng về hiện tượng lũ lụt tại địa phương.
2.1.1. Lũ lụt
Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.
2.1.2. Nguyên nhân hình thành lũ.
Ở miền núi thường có sườn núi rất dốc. Do mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị tắc nghẽn bởi đất đá bị sạt lở tương tự như một đập chắn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Khi nước lũ tích tụ đến mức đập chắn bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng được giải phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn về phía hạ lưu..
2.1.3. Đặc điểm lũ 
Lũ thường xảy ra ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hoá mạnh, kết cấu kém. Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm và sáng sớm, trong các tháng mùa lũ.
2.1.4. Tác hại
a. Đối với con người
 Con người bị mưa lũ cuốn trôi, chết và mất tích. 
Các dịch bệnh cho con người.
Nguồn nước bị ô nhiễm..
b. Đối với sinh vật và đồ vật khác
Thiệt hại về cơ sở vật chất.
Đường giao thông.
Các loại vật nuôi, cây trồng..
2.2 Thực trạng nghiên cứu
Theo thống kê tính đến trưa nay (11.10/ 2017), trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 1 người chết và 7 người bị nước lũ cuốn trôi. Nhiều địa phương bị ngập chìm trong nước. Lũ trên nhiều con sông đã vượt mức báo động 3.
Nhiều cầu dân sinh, cầu treo ở các huyện miền núi Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi - Ảnh Phạm Hạnh
Tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), do trời có mưa to những ngày qua và hồ Cửa Đạt xả lũ đã gây thiệt hại về người và tài sản.
Huyện này đã có 3 người bị lũ cuốn, gồm: anh Vi Văn Chiến (28 tuổi, ngụ tại xã Yên Nhân) và con gái, chị Lê Thị Hà (43 tuổi, ngụ tại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân). Ngoài ra, tại huyện này còn có 3 người bị thương do nước lũ cuốn trôi, hiện đang phải cấp cứu tại bệnh viện.
Nhiều xã tại huyện Bá Thước bị ngập nặng - Ảnh Khánh Trình
Tại huyện Lang Chánh, đến 12 giờ ngày 11.10/2017, hàng trăm người dân và lực lượng tìm kiếm đã được huy động đến hiện trường tìm kiếm 2 cán bộ, chiến sĩ biên phòng của Đồn biên phòng Yên Khương bị nước lũ cuốn trôi vào tối 10.10, nhưng vẫn chưa tìm thấy các nạn nhân.
Đây cũng là huyện có nhiều xã đang bị nước lũ chia cắt, cô lập suốt từ ngày 9.10 đến nay. Các lực lượng chức năng đang tìm cách tiếp cận để hỗ trợ người dân sơ tán. Tuy nhiên, do nước lũ về quá dữ dội, các đập tràn dâng cao, khiến giao thông tại nhiều xã bị tê liệt.
Hàng trăm hộ dân ở huyện Bá Thước phải sơ tán - Ảnh Khánh Trình
Tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có 1 người đàn ông ở xã Công Chính bị nước lũ cuốn trôi. Riêng 6 thôn của xã Tượng Sơn bị ngập lụt, từ ngày 10.10. 2017 tình trạng càng nguy hiểm hơn. Đến trưa nay, mực nước đã dâng cao hơn 10 cm so với hôm trước, khiến hàng trăm hộ dân phải sơ tán.
Bộ đội giúp dân sơ tán tài sản - Ảnh Khánh Trình
Tại huyện miền núi Quan Sơn, tuyến kè sông Luồng qua thị trấn Quan Sơn bị sạt lở, nhiều bản của xã Na Mèo và một số xã khác bị cô lập. Có 1 người đàn ông trên đường đi tránh lũ bị cuốn trôi, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Trước đó, ngày 10.10.2017, một phụ nữ khi đi xe đạp đến thăm con ở xã Hoằng Long (thành phố Thanh Hóa) cũng bị nước cuốn trôi. Thi thể nạn nhân sau đó được tìm thấy cách khu vực bị cuốn trôi khoảng 300 m.
Mực nước trên các sông Mã, sông Chu, sông Bưởi... tại Thanh Hóa đang lên rất nhanh - Ảnh Phạm Hạnh
 Đê sông Luồng tại huyện Quan Sơn bị sạt lở nghiêm trọng - Ảnh Phạm Hạnh
Cầu xã Xuân Cẩm bị lũ nhấn chìm - Ảnh Phạm Hạnh
Hiện trường sau lũ quết ở xã Thanh Quân
“Ngày 13 và sáng 14/9/1016, khu vực xã Thanh Quân có mưa lớn, xuất hiện lũ quét gây sạt lở đất, vùi lấp lán của nhóm người đi hái măng khiến 10 người chết và mất tích.
Khoảng 9h đến 9h15 ngày 13/9/2017 cháu Hậu học sinhTrường Tiểu học xã Thanh Quân, trong giờ ra chơi Hậu và một số bạn rủ nhau ra suối cạnh khu trường học tại điểm lẻ Ná Hầy để tắm. Do trước đó, tại địa phương có mưa lớn, nên con suối này nước dâng cao, lũ về bất ngờ và chảy xiết, cháu Hậu lại không biết bơi nên bị đuối nước.
Đợt mưa lũ vừa qua cũng đã khiến tình trạng sạt lở xảy ra tại nhiều nơi trên địa bàn huyện Như Xuân. Một khối lượng lớn đất, đá tràn xuống các tuyến đường giao thông nông thôn, gây ách tắc trong việc đi lại của người dân.
Tháng 11/2017 tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân, do sông Mực không xả lũ, nước dâng cao khiến tuyến đường chính từ thôn Xuân Lương đến thôn Làng Mài bị chia cắt hoàn toàn.
Đợt mưa lũ đã làm cuốn trôi và ngập úng nhiều diện tích sản xuất của người dân. Phương tiện giao thông bị chia cắt. Các cơ quan trường học phải đóng cửa trong nhiều ngày.
Nước sông Mực dâng cao khiến tình trạng ngập lụt đang tiếp diễn tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân
Nhiều đoạn ngập lụt trên đường vào thôn Làng Mài có chiều dài khoảng hơn 30m, có những điểm ngập sâu khoảng 2m. Tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn trong thời gian dài.
Nhiều người dân vẫn phải lội bì bõm trong nước lụt
Xuất phát từ nhu cầu ứng dụng tri thức vào thực tế và sự phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay: Bài học không chỉ là những kiến thức suông trong sách vở mà còn là sự vận dụng của kiến thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Hiện trường mưa lũ làm sập nhà dân tại xã Bình Lương
Tháng 11/ 2017 trận mưa kéo dài đã làm sạt lỡ đất đá làm sập nhà ông: Lê Văn Lượng ở Thôn Làng Sao - Xã Bình Lương - Như Xuân.
Cũng trong tháng 11/ 2017 mưa lũ kéo dài làm hư hại mùa màng, nhà cửa và cho đến nay nhiều hộ dân vẫn bị cô lập trong đó có nhà em: Vũ Thị Ngân HS Lớp 7 trường THCS Bình Lương- Như Xuân- Thanh hóa. Và cho đến tháng 3 năm 2018 em đi học phải đi bằng thuyền để qua do nước ngập.
Trên đây là những hình ảnh nghi nhận tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, và thực tế ở huyện Như Xuân mà các em đã chứng kiến.
Dưới đây là kết quả khảo sát khả năng của học sinh về phòng chống tác hại do lũ gây ra bằng phiếu học tập :
Câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân do thiên tai ở trên? Từ đó cho biết cách phòng tránh.
Kết quả khảo sát (học sinh các khối lớp trong buổi HĐ ngoại khóa về tìm hiểu các rũi do thiên tai.)
 Thời gian khảo sát: Ngày 05/01/2017
Bài làm của học sinh.
Lớp
Sĩ số
Kết quả trả lời phiếu học tập (điểm)
8 - 10
6,5 - < 8
4 - < 6,5
0 - < 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
26
1
3.8
3
11,5
13
50
9
34.6
7
38
0
0
4
10.5
12
31,5
22
58
8
21
2
9,5
2
9,5
7
3.3
10
47,7
9
33
1
3,0
4
12
10
30
18
54,5
Tổng
118
4
3,3
13
10
42
35,6
59
50
Từ kết quả trên cho thấy sự hiểu biết và cách phòng chống về lũ của học sinh còn rất hạn chế. Do vậy các em cần phải được trang bị kiến thức cho bản thân về cách phòng trách về lũ.
Từ những thực trạng trên việc “ Giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiên tai domưa lũ thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Bình Lương – Huyện Như Xuân” là hết sức thiết thực để từ những hiểu biết đó các em có thể phòng tránh, tuyên truyền đến các bạn cùng trường, gia đình và những người xung quanh để cùng phòng chống giảm thiểu tai nạn do mưa lũ gây ra.
2.3. Đề xuất giải quyết thực trạng vấn đề
Chúng ta đang đối mặt với biến đổi khí hậu mà nguyên nhân chính là gia tăng hiệu ứng nhà kính. Người ta đã xác định được các khí gây hiệu ứng nhà kính là: CFC, CO2, CH4 , O3, ... đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai trong đó có lũ lụt. Do vậy việc phòng tránh mưa lũ là vấn đề rất cần thiết để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Vì lũ thường bất ngờ , sảy ra rất nhanh và nguy hiểm, chúng ta không thể khống chế nó tức thời được. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra thì con người phải chủ động phòng chống thiên tai. Để chủ động phòng chống thiên tai lũ lụt thì việc hình thành ý thức thường trực, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng chống là hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong điều kiện biến đỗi khí hậu khó lường trước thiên tai như ngày nay.
Đối với các công trình, nhà cửa thì có khá nhiều các phương pháp phòng lũ. Người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin mưa lũ, các cảnh báo về tình hình thời tiết và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương thông qua các phương tiện truyền hình, đài phát thanh, hệ thống truyền thanh xã, phườngBên c ạnh đó vào mùa mưa lũ mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng dân cư cần có sự chuẩn bị: thuyền hoặc bè, phục vụ cho đi lại.
Chủ động tham gia việc khơi thông lòng suối chảy qua làng, bản; dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm khác; Không đi qua suối, đánh bắt cá, vớt củi trên suối; Chủ động sơ tán ra khỏi vùng có nguy cơ cao khi có lệnh của chính quyền địa phương; Báo cáo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất và sự cố các công trình hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện..
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và phòng tránh giảm thiểu thiên tai do lũ.
Thống kê, dự báo hướng dẫn cho học sinh các kiến thức về cách phòng tránh lũ.
Thực hiện quy tắc nghe nhìn và lên kế hoạch trước.
Ngoại khóa tìm hiểu, thực hành các biện pháp giảm thiểu thiên tai do mưa lũ.
Các giải pháp phòng tránh lũ.
Kiểm tra kiến thức về cách phòng tránh lũ của học sinh. (phiếu học tập và bài thu hoạch).
2.3.1 Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và phòng chống giảm thiểu thiên tai do mưa lũ. 
 Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về lũ lụt, cách phòng tránh
 Chọn buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc buổi sinh hoạt ngoại khóa để thực hiện.
 Thầy và trò đang tìm hiểu về rủi ro thiên tai và cách phòng tránh.
Giáo viên thông tin cho các em: Là học sinh chúng ta cũng phải chung tay chuẩn bị c ác điều kiện cần thiết để phòng chống bão lũ cùng cộng đồng địa phương. Mỗi học sinh cũng tự có ý thức chuẩn bị cho mình các phương tiện cần thiết như áo phao khi đi học trong mùa mưa lũ, nếu có mưa bão lớn phải bình tĩnh không nên cố đi qua các sông suối nguy hiểm, tìm nơi tạm trú. Nếu ở nhà vào ngày mưa lũ, các em cần sắp xếp quần áo, sách vở, chuẩn bị các túi ni lông để bọc đồ dùng...Những chuẩn bị tuy đơn giản nhưng có hiệu quả to lớn giúp giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra khắc phục được một phần thiệt hại trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
2.3.2 Thống kê, dự báo tuyền truyền các kiến thức về rủi do thiên tai mưa lũ và cách phòng tránh cho học sinh.
Giáo viên (GV): Cho học sinh q/s hình ảnh, video về tác hại do thiên tai gây ra. Đặc biệt là do mưa lũ.
Thiên tai ảnh hưởng đến những hoạt động gì của con người? Ảnh hưởng như thế nào đến học sinh, giáo viên? (thiệt hại? nguyên nhân? cách phòng tránh?)
GV: Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
Hs: Hiện tượng trên có hại cho cuộc sống con người.
Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật.
- Làm sạt lỡ đất, ngập đường Hs không đến trường được.
- Gây chết đuối cho học sinh trên đường đến trường.
GV: Vậy cần phải làm gì để làm giảm thiểu tác hại của lũ ?
Hs: suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời khác nhau.
GV: gọi học sinh trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét và đồng thời cung cấp cho các em những kiến thức về cách phòng chống tác hại của lũ. ( hs ghi vở )
2.3.3.Thực hiện quy tắc nghe nhìn và lên kế hoạch trước.
Giáo viên: yêu câu học sinh có thể biết lũ có thể xãy ra bằng cách nào?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên hướng dẫn các em thường xuyên nghe dự báo thời tiết vào mùa mưa có thể từ đài, tivi hoặc từ thầy cô, bạn bè và người thân.
Khi nghe bản tin dự báo thời tiết lên kế hoạch để đề phòng. Khi ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể tránh lũ an toàn. 
Phải ước lượng được thời gian từ chỗ ở đến nơi an toàn. Thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió, mưa..
Giáo viên: Khi mưa lũ xảy ra, ta thấy trời kéo mây đen, mưa xối xã với cường độ lớn và không ngớt.
2.3.4. Ngoại khóa tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu thiên tai do lũ.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu Các loại hình thiên tai xảy ra ở địa phương; Những thiệt hại do thiên tai gây ra; Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại; Ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động dạy và học của nhà trường; Xu hướng thiên tai hiện nay .
Tiết HĐNGLL cô Thanh và học trò tìm hiểu về thiên tai
Cô Thức đang báo cáo kết quả HĐNGLL về các rủi do thiên tai.
Học sinh báo cáo hoạt động tìm hiểu ảnh hưỡng của thiên tai.
Hoạt động 2: Lập bảng biểu lịch sử thiên tai. 
 Hoạt động 3: Lập bảng biểu lịch hoạt động và thiên tai trong trường học.
Hoạt động 4 : Lập bảng biểu tình trạng dễ bị rủi ro thiên tai và giải pháp trong trường học.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn hs lập bảng biểu lịch sử thiên tai
 Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ rủi ro thiên tai trong trường học. 
Hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_phong_tranh_giam_thieu_thien_tai_do_mua_lu_th.docx
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem (2).doc
  • docxmục lục.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢ1.docx