SKKN Giải pháp nâng cao hiểu quả kĩ năng sử dụng Atlats địa lý trong ôn tập và thi THPT Quốc Gia môn Địa lý – Khối 12

SKKN Giải pháp nâng cao hiểu quả kĩ năng sử dụng Atlats địa lý trong ôn tập và thi THPT Quốc Gia môn Địa lý – Khối 12

 Cùng với sự phát triển đổi thay của nền kinh tế xã hội nước nhà, ngành giáo dục cũng đang ngày càng được quan tâm với: “Chiến lược đổi mới và cải cánh giáo dục đào tạo toàn diện”. Nhằm đào tạo nên những con người Việt Nam mới phát triển toàn diện có tri thức, đạo đức, sức khoẻ và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt để góp sức mình vào công cuộc xây dựng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH Đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin.

Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Thứ nhất, địa lý là môn học gắn liến bản đồ, biểu đồ, Atlats. Tuy nhiên khả năng khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến.

Nhiều học sinh còn lúng túng khi khai thác Atlat trong học tập, bài bài thi. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: Chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat; chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat; không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.

- Thứ hai, hiện nay việc dạy và học bộ môn địa lí trong nhà trường phổ thông vẫn chưa thật sự được chú trọng, nhiều em chỉ xem đây là môn điều kiện, không phục vụ cho thi đại học nên không say mê, chú ý học tập.

 

doc 23 trang thuychi01 25131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiểu quả kĩ năng sử dụng Atlats địa lý trong ôn tập và thi THPT Quốc Gia môn Địa lý – Khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
	Cùng với sự phát triển đổi thay của nền kinh tế xã hội nước nhà, ngành giáo dục cũng đang ngày càng được quan tâm với: “Chiến lược đổi mới và cải cánh giáo dục đào tạo toàn diện”. Nhằm đào tạo nên những con người Việt Nam mới phát triển toàn diện có tri thức, đạo đức, sức khoẻ và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt để góp sức mình vào công cuộc xây dựng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH Đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin.
Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:
Thứ nhất, địa lý là môn học gắn liến bản đồ, biểu đồ, Atlats. Tuy nhiên khả năng khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến.
Nhiều học sinh còn lúng túng khi khai thác Atlat trong học tập, bài bài thi. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: Chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat; chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat; không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất...
Thứ hai, hiện nay việc dạy và học bộ môn địa lí trong nhà trường phổ thông vẫn chưa thật sự được chú trọng, nhiều em chỉ xem đây là môn điều kiện, không phục vụ cho thi đại học nên không say mê, chú ý học tập. 
- Thứ ba thực tế trong trong những năm trở lại đây Bộ Giáo Dục thay đổi hình thức thi THPT Quốc Gia với tổ hợp KHXH thì môn Địa lý mới được một bộ phận học sinh chú trọng nhằm xét tốt nghiệp là chính.
- Thứ tư môn địa lý khác với các môn học khác trong kỳ thi THPT Quốc Gia là thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong khi thi. Và nó được trở thành như một cuốn tài liệu bổ ích cho học làm bài thi. Trong Atlat Địa lý có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi. 
- Thứ 5 trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia hiện hành của Bộ Giáo Dục có tới 15 câu rèn luyện kỹ năng tương đương với 3.75 điểm. Trong đó có tới 10 câu khai thác ATLAT tương đương với 2.5 điểm và 5 câu kỹ năng bảng số liệu và biểu đồ tương đương với 1.25 điểm. Bên cạnh đó có những câu hỏi không nêu rõ vận dung Atlat nhưng học sinh vẫn có thể sử dụng Atlais để làm bài. Cùng với sách giáo khoa, Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn Địa lý, chính kiến thức trong đó giúp các em lấy được 25 - 35% điểm trong bài thi THPT quốc gia.
Từ thực tế đó bản thân và thầy cô trong bộ môn địa lý của nhà trường xét thấy cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý trong nhà trường, làm thế nào để học sinh ôn thi THPT Quốc Gia môn Địa lí đạt kết quả tốt, nhằm đáp ứng sự lựa chọn của một bộ phận không nhỏ học sinh trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Về bản chất, có thể coi Atlat Địa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa Địa lý Việt Nam được thể hiện bằng kênh hình, chủ yếu là bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. 
Vì vậy từ thực tiễn dạy học của mình, tôi đưa ra đề tài sau: 
“Giải pháp nâng cao hiểu quả kĩ năng sử dụng Atlats địa lý trong ôn tập và thi THPT Quốc Gia môn địa lý – Khối 12”
Nhằm trao đổi với các đồng nghiệp. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường phổ thông. Xin chân thành cảm ơn!
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, cùng với thời gian, điều kiện nghiên cứu đề tài và kinh nghiệm của bản thân, khi tìm hiểu đề tài này, tôi nhằm các mục đích sau:
Mục đích đầu tiên là nhằm giúp học sinh nắm vững và biết cách hệ thống hóa, củng cố, hoàn thiện các kiến thức địa lí, rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết, giúp các em chủ động lĩnh hội tri thức, đồng thời giúp các em ôn tập và thi THPT Quốc Gia một cách hiệu quả và giúp các em làm bài thi môn Địa lí đạt kết quả tốt nhất.
Khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài này đã giúp tôi củng cố thêm kiến thức chuyên môn ngày càng vững chắc hơn. Phương pháp dạy học ngày càng phù hợp hơn và tạo được sự hứng thú say mê học tập của học sinh hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu là HS khối 12 trường THPT Tĩnh Gia 1 – Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Đặc biệt là cá lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2018-2019 (12A6; 12A10; 12A12) 
- Phạm vi của đề tài: Căn cứ vào nội dung chương trình SGK và trình độ nhận thức của học sinh, cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào hướng dẫn học sinh kai thác Atlats địa lý Việt Nam và giải quyết trả lời một số câu hỏi kỹ năng khai thác Atlats và rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan rèn luyện các kĩ năng địa lí và hướng dẫn ôn thi. Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa được sử dụng để xây dựng hệ thống nội dung của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra. Phương pháp điều tra xã hội như phỏng vấn. Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trong những năm gần đây các đề thi THPT Quốc Gia môn địa lý luôn có những câu hỏi có sử dụng atlats và đồng thời thí sinh đi thi được phép sử dụng atlats để làm bài thi. Điều này đem lại tất nhiều bổ ích cho các em trong ôn tập và thi cử khi biết cách sử dụng khai thác atlat một cách hiệu quả. Cụ thể: 
CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA – NĂM 2019
Chuyên đề
Mức độ nhận thức
Số câu
Số điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Địa lý quốc gia và khu vực
0
2
0
0
2
0.5
2. Địa lý tự nhiên
3
2
0
0
5
1.25
3. Địa lý dân cư
1
1
0
0
2
0.5
4. Địa lý các ngành kinh tế
1
1
3
1
6
1.5
5. Địa lý các vùng kinh tế
0
1
5
4
10
2.5
6. Kỹ năng địa lý
Atlats địa lý
7
2
1
10
2.5
Bảng số liệu
1
1
1
3
0.75
Biểu đồ
1
1
2
0.5
Tổng
13
10
10
7
40
10.0
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Sử dụng Atlat đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học môn địa lý ở trường phổ thông. Atlats vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức địa lý; là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai" của môn học địa lý. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lý là sự phát hiện các mối quan hệ nhân quả, liên hệ phụ thuộc của các đối tượng hiện tượng địa lý theo không gian và thời gian. Thông qua bản đồ - Atlats học sinh có thể hiểu khái quát những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt trái đất mà bản thân chưa bao giờ hoặc không bao giờ có thể đi đến tận nơi để quan sát tìm hiểu. Tạo khả năng tư duy nhạy bén và có cái nhìn khái quát về những vấn đề địa lý xảy ra xung quanh chúng ta để tiếp cận lĩnh hội tri thức địa lý một cách sâu sắc vững chắc hơn. Những ký hiệu, màu sắc trên bản đồ là tất cả nội dung địa lý được mã hoá bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt “Ngôn ngữ bản đồ”. Nhiệm vụ đó được thực hiện có hiệu quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để Atlats trong dạy học địa lý. 
Song thực tế việc sử dụng Atlats trong dạy học địa lý ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế, chưa khai thác tối đa hiệu quả của Atlats. Hầu hết học sinh mới chỉ khai thác Atlats ở mức độ sơ đẳng xem nó như một “Bức ảnh” để quan sát xác định những đối tượng địa lý sẵn có trên bản đồ. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên còn mang nặng phương pháp truyền đạt thuyết giảng phát vấn, kênh chữ thường sử dụng nhiều hơn kênh hình. Chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất nhằm xây dựng một tiết học sôi động, tích cực, tạo điều kiện cho người học mở rộng tư duy tìm tòi khám phá và lĩnh hội tri thức mới một cách vững chắc.
Để góp phần phát huy tối đa vai trò của cuốn “Sách giáo khoa” đó thì cùng với sự tiến bộ của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trên cơ sở sử dụng bài giảng điện tử và các phương tiện dạy học khác. Việc: “Sử dụng bản đồ - Atlats trong ôn tập và thi tốt nghiệp môn địa lý” là phương thức đem lại hiệu quả cao nhất khi đưa vào ứng dụng trong giảng dạy dưới nhiều hình thức khác nhau. Tạo sự lôi cuốn, thu hút học sinh hưng thú với bài học. Giúp các em tích cực tìm tòi sáng tạo để tiếp cận lỉnh hội những tri thức mới.
Phương pháp sử dụng Atlats trong dạy học địa lý là phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lý. Tạo không khí học tập sôi nổi sinh động, học sinh lĩnh hội trí thức một cách tích cực, khắc sâu ghi nhớ được những kiến thức cơ bản và rèn luyện được những kỹ năng cần thiết. Học sinh không phải thụ động tiếp thu kiến thức một cách nhàm chán tràn lan, thầy không phải dùng nhiều ngôn ngữ để mô tả thuyết trình. Cho thấy phương pháp này ngày càng phù hợp với xu thế đào tạo mới của đặc trưng bộ môn “Bắt đầu từ bản đồ và kết thúc ở bản đồ”
Atlats được sử dụng với nhiều loại và dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi bài dạy, tiết dạy mà người giáo viên phải lựa chọn cho phù hợp. Ngày nay với việc phát triển của công nghệ thông tin, việc đầu tư và đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học trong môn địa lý thì việc sử dụng Atlat ngày càng có cơ hội ứng dụng rộng rãi hơn.
2.3. Một số biện pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện “ Sử dụng Atlats trong các giờ ôn tập và thi THPT quốc gia môn địa lý” thì đòi hỏi cả người dạy và người học cần phải có những kỷ năng kỹ thuật cơ bản về sử dụng bản đồ. Đồng thời phải có sự chuẩn bị từ khâu soạn bài cho đến khâu giảng dạy và tiến hành. Tìm ra những cách ứng dụng tối ưu và đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt để thực hiện có hiệu quả tối ưu các giải pháp này, tiết dạy cần được sử dụng bằng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT trình chiếu. Để tiến hành có hiệu quả cao, sau đây xin được đưa ra một số giải pháp thực hiện cụ thể:
1. Hướng dẫn học sinh khai thác Atlats.
Trong Atlat Địa lý có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi. Cùng với sách giáo khoa, Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn Địa lý, chính kiến thức trong đó giúp các em lấy được 25 - 35% điểm trong bài thi THPT quốc gia. Về bản chất, có thể coi Atlat Địa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa Địa lý Việt Nam được thể hiện bằng kênh hình, chủ yếu là bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Để làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi Địa lý, các em cần nắm các  kỹ năng khai thác Atlat Địa lý Việt Nam sau đây:
a. Giới thiệu về cấu trúc của Atlat Địa lý Việt Nam:
      Cần phải nắm được cấu trúc của Atlat Địa lý Việt Nam gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao? Cấu trúc theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12 và Atlat tương tự như nhau. Nếu sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế thì Atlat Địa lý Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy. Học sinh cần hiểu rõ được các nội dung cơ bản của từng trang atlats thông ua nắm vực mục lục các trang Atlats. Nắm vững các ký hiệu, chú giải và tỉ lệ bản đồ ở từng trang. Đặc biệt là trang 3 (Trang ký hiệu chung). Đây là trang dùng xuyên suất cho toàn bộ các trang trong cuốn Atlats địa lý Việt Nam.
 Trong Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:
- Trang 3: Ký hiệu chung
- Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 6 đến trang 14).
- Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
- Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
- Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).
- Trang 31: Phụ lục
b. Nắm chắc các ký hiệu trong Atlats:
Các kí hiệu trong bản đồ là rất quan trọng, vì vậy các em cần nắm chắc kí hiệu ở trang 3 của quyển Atlat vì một số bản đồ sẽ không có chú thích đi kèm. (Ký hiệu về địa hình: phân tầng địa hình. Ký hiệu về khoáng sản:  chủng loại, phân bố. Ký hiệu về công nghiệp: trung tâm công nghiệp, khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp. Ký hiệu về nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp. Ký hiệu các yếu tố khác.). Ngoài ra, còn có các bảng chú giải ở các trang Atlat. 
c. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat
- Thường mỗi bản đồ dân cư, ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn, miền) thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp), về cơ cấu, về xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế.
- Các biểu đồ còn giúp các em giảm bớt việc ghi nhớ nhiều con số trong phần trắc nghiệm lý thuyết.
- Biết sử dụng kết hợp các bản đồ trong Atlat cho một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm địa lý trong các đề thị.
Trang 3 – ATLATS: Ký hiệu chung
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiêm cụ thể trong các bài thi:
PHẦN 3: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ
Trang 19: Các ngành nông nghiệp(Chăn nuôi, lúa, cây công nghiệp, )
Trang 20: Lâm nghiệp và thủy sản
Câu 1. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là:
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, Tỉnh nào có giá trị sản xuất Lâm nghiệp lớn nhất nước ta:
A. Nghệ An B. Yên Bái	C. Thanh Hoá D. Gia Lai
Câu 3. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, hãy cho biết diện tích rừng của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007 là:
A. Diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều tăng.
B. Diện tích rừng trồng tăng, diện tích rừng tự nhiên giảm.
C. Diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều giảm
D. Diện tích rừng trồng giảm, diện tích rừng tự nhiên tăng.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhấtnước ta:
A. Kiên Giang	B. An Giang	C. Cà Mau	D. Bạc Liêu
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận định nào sau đây không chính xác khi nói về ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2007:
A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng	
B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng	
C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác tăng 	
D. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng
Câu 6. Căn cứ Át lát Địa lí Việt nam trang 20, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng của nước ta từ năm 2000 đến năm 2007:
A. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác đều tăng
B. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng, sản lượng thuỷ sản khai thác giảm
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng giảm, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng
D. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác đều giảm.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta năm 2007 là:
A. 12.188 tỉ đồng	B. 26.620 tỉ đồng
C. 236.987 tỉ đồng	D. 89.378 tỉ đồng
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác phát triển mạnh nhấtnước ta:
A. Kiên Giang	B. An Giang	C. Cà Mau	D. Bạc Liêu
Trang 21: Công nghiệp chung
Trang 22: Các ngành công nghiệp trọng điểm
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành?
A. Công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng.
C. Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng.
D. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện , khí đốt, nước tăng.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở nước ta có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hải Phòng, Vũng Tàu. 	B. Hà Nội, Hải Phòng.
C. Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. 	D. Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. 
Câu 3: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 22: Cho biết nhà máy thủy điện có công suất trên 1000MW
A.Hòa Bình.	B. Yaly.	C. Thác Bà.	D. Đa Nhim.
Câu 4: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn của nước ta
A.Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.	B. Bắc Ninh , Hải Phòng.
C. Hà Nội, Nam Định.	D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết phát biểu nào đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế của nước ta?
A. Tỉ trọng công nghiệp khai thác thấp nhất, có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng công nghiệp chế biến cao nhất, có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng công nghiệp khai thác nhỏ nhất, có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng công nghiệp chế biến cao nhất, có xu hướng giảm. 
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn nhất duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi. 	B. Đà Nẵng, Phan Thiết.
C. Đà Nẵng, Quy Nhơn. 	D. Đà Nẵng, Nha Trang.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 và 26, cho biết các trung tâm công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên ?
A.Hà Nội, Hải Phòng	
B.Hải Phòng, Nam Định
C.Hà Nội, Nam Định	
D.Hà Nội, Bắc Ninh
Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 và 29, cho biết các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ có quy mô từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên?
A.TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.	
B.TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Phan Thiết.
C.TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nha Trang.
D.TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vinh.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 và 27, cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng
A. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.	
B. Tuy Hòa, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
C. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quy Nhơn.	
D. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Phan Thiết, Huế.
Câu 10: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 21 kể tên các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW
A.Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.	B. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc.
C. Ninh Bình, Phú Mỹ, Cà Mau.	D. Phả Lại, Na Dương, Cà Mau.
Trang 23 - Atlats: Địa lý ngành giao thông vận tải
Trang 24 - Atlats: Địa lý ngành thương mại
\
Trang 25 - Atlats: Địa lý ngành du lịch
Câu 1. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây không thuộc Trung Du Miền Núi Bắc Bộ?
A. Móng Cái.	B. Hữu Nghị.	C. Lào cai.	D. Lao Bảo.
Câu 2. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào?
A. Tây Nguyên.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 3. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường hàng hải từ Hải Phòng đi TP. Hồ Chí Minh?
A. 1200km.	B. 1300 km.	C. 1400 km.	D. 1500 km.
Câu 4. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các sân bay trong nước vùng DHNTB?
A. Pleiku – Buôn Ma Thuột – Liên Khương.	
B. Vũng Tàu – Cam Ranh – Đông Tác.
C. Phù Cát – Đông Tác – Cam Ranh.	
D. Phú Bài – Đông Tác – Cam Ranh.
Câu 5. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đường quốc lộ đóng vai trò xương sống, quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là:
A. 5.	B. 14.	C. 19.	D. Đường HCM.
Câu 6. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất của nước ta thông thương với Trung Quốc là
giới Việt – Trung?
A. Lao Bảo.	B. Bờ Y.	C. Hữu Nghị.	D. Lào Cai.
Câu 7. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết thứ tự các cảng biển nào theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Cửa Lò- Nhật Lệ- Thuận An- Vũng Áng.	
B. Cửa Lò- Nhật Lệ- Vũng Áng - Thuận An.
C. Nhật Lệ - Cửa Lò - Vũng Áng - Thuận An.	
D. Cửa Lò- Vũng Áng- Nhật Lệ- Thuận An.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24; hãy cho biết hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là
A. lương thưc, thực phẩm. 	B. nguyên, nhiên vật liệu.
B. máy móc thiết bị 	D. hàng tiêu dùng.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí trang 24, hãy cho biết số liệu nào sau đây không chính xác về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?
A. Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm 
B. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương
C. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
D. Tỉ lệ nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành nào 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ki_nang_su_dung_atlats_dia.doc