SKKN Giải pháp cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và quỹ thời gian học tập, khả năng học tập của học sinh

SKKN Giải pháp cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và quỹ thời gian học tập, khả năng học tập của học sinh

Nói đến PPDH là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học là một phạm trù của lý luận dạy học. Chúng ta đã quen với cách thức dạy học được truyền từ lâu đời (PPDH truyền thống) và được bảo tồn duy trì qua nhiều thế hệ . Về cơ bản PPDH truyền thống lấy hoạt động của thầy làm trung tâm, là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, học sinh là người nghe nhớ, ghi chép và suy nghĩ. Với PPDH truyền thống giáo viên là chủ thể là tâm điểm, học sinh là khách thể là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính lôgic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học do đó kỹ năng thực hành ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Vấn đề vì sao phải đổi mới và đổi mới theo phương hướng nào, từ lâu đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đặt ra và xác định rõ trong các văn kiện, nghị quyết đề cập đến GD&ĐT. Để trả lời cho câu hỏi trên, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã đề ra nhiệm vụ: “ đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”, phải “ khuyến khích tự học”, “ áp dụng những PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương tiếp tục khẳng định: đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 11611
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và quỹ thời gian học tập, khả năng học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Số TT
Nội dung
Trang
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
Mở đầu
-Lí do chọn đề tài.
-Mục đích nghiên cứu.
-Đối tượng nghiên cứu.
-Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng dạy học hiện nay ở Tiểu học.
Các giải pháp.
Hiệu quả thực hiện.
Kết luận, Kiến nghị
-Kết luận
-Kiến nghị.
1
2
2
2
2
3
4
10
11
11
1.Mở đầu
-Lí do chọn đề tài.       
Nói đến PPDH là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học là một phạm trù của  lý luận dạy học. Chúng ta đã quen với cách thức dạy học được truyền từ lâu đời (PPDH truyền thống) và được bảo tồn duy trì qua nhiều thế hệ . Về cơ bản PPDH truyền thống lấy hoạt động của thầy làm trung tâm, là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, học sinh là người nghe nhớ, ghi chép và suy nghĩ. Với PPDH truyền thống giáo viên là chủ thể là tâm điểm, học sinh là khách thể là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính lôgic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học do đó kỹ năng thực hành ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. 
Vấn đề vì sao phải đổi mới và đổi mới theo phương hướng nào, từ lâu đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đặt ra và xác định rõ trong các văn kiện, nghị quyết đề cập đến GD&ĐT. Để trả lời cho câu hỏi trên, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã đề ra nhiệm vụ: “ đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”, phải “ khuyến khích tự học”, “ áp dụng những PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương tiếp tục khẳng định: đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. 
         PPDH hiện đại là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Vì thế thường gọi là PP tích cực, hướng tập trung vào HS, ở đó GV giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý giúp cho người học tự tìm kiếm khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. PPDH này rất chú ý đến đối tượng HS, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo án dạy học theo PP này kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. PPDH tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm dạy học theo PP này là giảm bớt thuyết trình, diễn giảng, tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống
         Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH, cần GD để thế hệ trẻ trở thành những con người "Năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề",  những con người tự tin có trách nhiệm, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, hành động phù hợp với những giá trị nhân văn và công bằng xã hội, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thực tiễn này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường cũ phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung và PPDH. Chúng ta đang đứng trước thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, bùng nổ thông tin làn sống văn minh(Tin học). Nội dung dạy học ngày càng đồ sộ hơn tạo ra mâu thuẫn giữa yêu cầu nội dung dạy học với quỹ thời gian học tập và khả năng học tập của học sinh. Như vậy đổi mới PPDH là giải pháp cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và quỹ thời gian học tập, khả năng học tập của học sinh. 
        Thực tiễn cho thấy rằng do PPDH mới đòi hỏi những yêu cầu cao nên thực trạng dạy học trong các nhà trường hiện nay còn không ít giáo viên dạy học vẫn rất lạc hậu, chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu không đổi mới, không chú ý đến người học. 
      Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở vật chất (CSVC), phương tiện dạy học ở các trường còn rất thiếu, bản thân người giáo viên thiếu năng động, chậm đổi mới, do các nhà trường chưa quan tâm thoả đáng đến việc đổi mới PPDH. 
Để khắc phục tình trạng nêu trên tôi xin nêu ra một số giải pháp trong việc đổi mới PPDH 
-Mục đích nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu tập trung vào việc đề xuất những biện pháp góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học của nhà trường trong năm học 2015-2016 tại trường tiểu học Trường Sơn. Từ cách đổi mới này sẽ tăng cường cách tự học cho học sinh trong cấp Tiểu học và các cấp học tiếp theo. 
-Đối tượng nghiên cứu.
Cán bộ giáo viên trực tiếp đứng lớp, các tổ chuyên môn, học sinh, các tiết dạy. Các tài liệu có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy và học 
-Phương pháp nghiên cứu.
+Phương pháp quan sát
+Phương pháp điều tra
+Phương pháp thực nghiệm
+Phương kiểm tra, đối chứng và thu thập kết quả 
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đổi mới không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học( PTDH) hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tùng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.Giúp cho học sinh nắm vững tri thức một cách có hệ thống; phát triển được tư duy trừu tượng cho học sinh; giáo viên có thể chủ động và tiết kiệm về thời gian; giảng được cho nhiều học sinh; có thể tác động vào tư tưởng, tình cảm của học sinh; nếu sử dụng khéo léo kết hợp với nêu vấn đề thì có thể phát huy được tính tích cực, độc lập suy nghĩ của học sinh; học sinh có thể học tập được cách diễn đạt, trình bày của giáo viên.
Như vậy, để xây dựng chiến lược và thực hiện đổi mới PPDH, cần phải bắt đầu từ các tổ chuyên môn, phải tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên và tập thể học sinh trong toàn trường, phải liên kết với hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác, nghĩa là việc đổi mới PPDH phải dựa vào sức mạnh của quần chúng. Tất cả những nội dung quản lí trên đây phải được hiệu trưởng tác động một cách hài hoà giữa yêu cầu và trách nhiệm, động viên về tinh thần và đãi ngộ về vật chất một cách thích đáng.
2.2.Thực trạng dạy học hiện nay ở Trường Tiểu học.
Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là quá trình kết hợp biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Hiện nay, tình trạng truyền thụ một chiều, thuyết trình, đọc chép vẫn là chủ yếu trong hoạt động dạy học ở các cơ sở GD nói chung: thầy giáo thuyết trình nội dung thông tin bằng kênh lời, không thiết bị dạy học, không tranh ảnh; học sinh ghi chép, nhớ lại rồi làm bài; thầy giáo đánh giá chất lượng bài làm chủ yếu theo tiêu chí nhớ được nhiều, nhớ đúng bao nhiêu điều giáo viên đã thuyết trình; nhiệm vụ chính của học sinh là lắng nghe, ghi chép và ghi nhớ chứ không có thói quen động nảo để cùng tư duy sáng tạo; thậm chí, họ không màng đọc, nghiên cứu SGK, các tài liệu tham khảo bổ trợ khác...Rõ ràng như vậy thì làm sao chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu của GD như đã viện dẫn ở trên. Tại hội thảo này cũng xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng đã hơn một trăm năm của nhà giáo dục học vĩ đại J. J Rousseau mà đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị với mọi trường học “Vấn đề là không phải đưa chân lý đến cho học sinh mà làm thế nào để lúc nào học sinh cũng có thể biết được cách để tìm chân lý”.
Gần đây ở các trường Tiểu học có một số chuyển biến trong việc đổi mới phương pháp dạy học: trường Tiểu học Trường Sơn đã có thời gian trăn trở và thử nghiệm. Tuy nhiên tình trạng thầy đọc, trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa; nhiều giáo viên còn lúng túng, thiếu những khuôn mẫu cụ thể để bắt chước vận dụng PPDH tích cực; đó là chưa kể có số ít giáo viên thiếu tâm huyết, ít trăn trở, tìm tòi thử nghiệm để tìm ra các PPDH tối ưu; học sinh vẫn đang quen lối học thụ động; không khí lớp học lắm khi rơi vào đơn điệu, buồn chán, gắng gượng, không kém phần khiên cưỡng. Nói tóm lại, PPDH hiện nay, nổi bật vẫn đang là vai trò của người thầy: đó là việc thầy tìm cách để có thể truyền đạt hết, đầy đủ, chính xác có hệ thống nội dung bài dạy, không chú ý đến việc học tập của người học như thế nào, vai trò của người học trong tiết học còn mờ nhạt. Điều quan trọng hơn là nó làm triệt tiêu những năng lực nội sinh của con người, loại bỏ sự tìm tòi sáng tạo, hình thành tính dựa dẫm, ỷ lại.
  Phương tiện, TBDH ở nhiều trường Tiểu học còn nghèo nàn, không đáp ứng cho việc áp dụng PPDH mới; đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện một bước, song vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để tập trung toàn tâm, toàn ý cho chuyên môn nghiệp vụ. Một điều đáng nhấn mạnh nữa là, một bộ phận không nhỏ giáo viên chúng ta chưa thật giác ngộ đầy đủ tính ưu việt, tính cần thiết, ý nghĩa của việc đổi mới PPDH trong mục tiêu đào tạo lớp người mới, năng động, sáng tạo, phục vụ CNH - HĐH đất nước nên chưa quyết tâm từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở, áp đặt. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một sự cần thiết.
Thực hiện chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực trạng của việc dạy học đã quá lạc hậu, hiện nay việc đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu tất yếu, bức bách, mang tính sống còn của toàn ngành giáo dục – một lĩnh vực được xác định vị trí là quốc sách hàng đầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà trước hết là: Nói không với dạy học đọc chép, hơn lúc nào hết một nhiệm vụ hết sức bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải thật sự quan tâm thực• hiện một cách nghiêm túc, thấu đáo việc đổi mới PPDH ở các cơ sở GD nói chung và trường Tiểu học Trường Sơn nói riêng. Vì vậy tôi xin chọn đề tài này để thực hiện trong năm học 2015-2016.
2.3.Các giải pháp:
Giải pháp 1: Làm tốt công tác tư tưởng, chính trị trong nhà trường:
	BGH mà trước hết là Hiệu trưởng nhà trường phải nắm chắc và hiểu sâu sắc tư tưởng, hoàn cảnh gia đình, những khó khăn thuận lợi của từng GV khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và làm tốt một số nội dung sau:
	- Về nhận thức: phải làm cho CBQL, GV nhận thức được:
	+ Đổi mới PPDH là do yêu cầu khách quan như là: Kinh tế, xã hội phát triển, khoa học và công nghệ phát triển, lượng thông tin trong cuộc sống ngày càng gia tăng và đã hình thành xã hội thông tin, nhiều giá trị mới trong cuộc sống được hình thành, xu thế toàn cầu hoá.
	+ Đổi mới PPDH có giá trị, vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả và chất lượng GD cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
	- Dựa trên cơ sở phân loại ( phân loại theo trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức ) để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ GV. Thường xuyên theo dõi đánh giá khách quan, đúng mức những kết quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học của GV, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của mình trong công tác đạt hiệu quả cao.
	- Tích cực tổ chức cho cán bộ GV nghiên cứu, tìm hiểu quán triệt chấp hành tốt các chỉ thị công văn về đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH
	- Thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
	Tóm lại: Làm tốt công tác tư tưởng chính trị giúp tạo cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm tư tưởng vững vàng, tiến bộ, thông suốt và có tinh thần tự giác, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.
	Công tác tư tưởng phải được đưa vào kế hoạch hoạt động, thường xuyên theo từng tuần từng học kỳ và cả năm.
Giải pháp 2- Chuẩn bị cho giáo viên những điều kiện cần thiết cho việc đổi mới PPDH 
-Cần tổ chức học tập có liên hệ và thảo luận các văn bản hướng dẫn của cấp trên để nắm được thật chắc về : 
+ Yêu cầu kiến thức , kỹ năng, tình cảm, nền nếp học sinh cần đạt được cuối năm để giáo viên nắm vững. ( nội dung đánh giá của thông tư 30). 
+ Hệ thống cấu tạo nội dung PP, chương trình học và SGK, sách hướng dẫn các môn học. 
 Những văn bản hướng dẫn các cấp chỉ đạo gữi hoặc ở trên các tạp chí tiểu học 
  - Tổ chức hội thảo các chuyên đề. Trọng tâm hội thảo là trao đổi về các định hướng đổi mới PPDH , nhất là PPDH thích ứng với việc đổi mới nội dung chương trình SGK mới. Phân tích được những mặt tích cực của việc đổi mới PPDH được rút ra từ thực tiễn, thấy được những hạn chế và bất cập của các PPDH truyền thống đối với việc thực hiện mục tiêu GDTH,sự cần thiết phải đổi mới PPDH và lựa chọn PP. Những việc làm đó giúp cho mỗi GV thấy được những ý nghĩa của việc đổi mới PP, những vấn đề này cần định lượng thành các chuyên đề để giải quyết dần dần và thường xuyên nhằm củng cố kết quả BDTX. Nếu trong quá trình giảng dạy các bộ môn GV chỉ chạy theo từng bài mà không nắm vững từng vấn đề và không lấy đó làm PP chỉ đạo công việc trên lớp của mình thì không thể dạy có chất lượng được 
-Tổ chức trao đổi thống nhất về mục đích yêu cầu của chương trình của từng bài, tập trung xác định KTCB cần khắc sâu đối với chương trình, từng bài từng mục, thống nhất PPDH đồ dùng cần sử dụng và cách tổ chức lớp. Việc trao đổi này có hiệu quả tốt khi mọi GV đều suy nghĩ chuẩn bị cá nhân trước khi SH tổ hay trước khi hội thảo. 
-Đối với những bài xét thấy cần thiết đòi hỏi kiến thức mới, PP mới khi thảo luận cần tổ chức thực tập thể nghiệm trước một bước ở lớp điểm để đối chiếu trong thực tế giảng dạy với những điều đã thống nhất, sau tiết dạy xem có đạt mục đích yêu cầu, nội dung PP đề ra hay không để rút kinh nghiệm 
  	 Ngoài việc thực tập thể nghiệm ở lớp điểm như trên, cần tổ chức thực tập kiểm tra quay vòng lần lượt khắp các GV trong mỗi tổ giúp cho mọi GV đều cố gắng vươn lên. Những tiết thực tập kiểm tra quay vòng có thể tiến hành ngay sau khi hoàn thành rút kinh nghệm cho bất kỳ GV nào trong tổ (hay toàn trường) 
- tổ chức mua sắm bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đặc biệt là những trang thiết bị dạy học hiện đại gips cho giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp.
Giải pháp 3- Chỉ đạo dạy học theo tinh thần đổi mới  
Việc chuẩn bị nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp là nhiệm vụ của mỗi GV không ai có thể thay thế được. Tuy nhiên cần tập hợp những cố gắng của cá nhân để phát huy những kinh nghiệm sáng kiến tốt trở thành trí tuệ của tập thể 
 	Quan điểm  chỉ đạo theo tinh thần đổi mới:"Thầy là người tổ chức điều khiển, trò chủ động tích cực học tập".Vì vậy cần tổ chức cho HS tiến các hoạt động học tập với nhiều cách trong đó có hai cách chính sau 
- Chuyển từ  hình thức đàm thoại  (Thầy hỏi, trò trả lời) sang hình thức đàm thoại mới ( Thầy nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc, hoặc là một tình huống có vấn đề. Trò trả lời thầy bằng cách lấy bút viết trên giấy hoặc suy nghĩ, trao đổi nhóm để trả lời được câu hỏi của thầy. 
     Ví dụ: Khi hướng dẫn HS giải toán, sau khi đọc xong đề toán GV nêu câu hỏi dưới một lệnh làm việc (thay cho đàm thoại)."Hãy gạch một gạch dưới những cái đã cho !" "Hãy gạch hai gạch dưới yêu cầu cần tìm của bài toán". Mọi HS đều phải vừa đọc đề toán vừa phải suy nghĩ tìm xem đâu là cái đã cho, đâu là câu hỏi đề toán, tay cầm bút gạch chân cho đúng 
- Chuyển từ hình thức trực quan thông thường" Thầy làm ,trò xem" sang hình thức trực quan mới" Trò làm, thầy xem" 
      Ví dụ: Khi dạy bài" 9 cộng với một số: 9+5" ở lớp 2 
Thông thường GV gắn lên bảng một hàng 9 hình tròn xanh, rồi gắn dưới 5 hình tròn đỏ. GV hỏi: Muốn biết tất cả có bao nhiêu hình tròn em tính thế nào? (9+5=?). GV lấy một hình tròn đỏ ở hàng dưới đặt lên hàng trên rồi hỏi: Bây giờ hàng trên có mấy hình tròn? (10 ), hàng dưới còn mấy hình tròn? (4 ). Vậy có tất cả bao nhiêu hình tròn?(14) do đó 9+5=?  (9+5=14) v, v 
     Cách dạy trên GV dùng "trực quan" theo lối" Thầy làm trò xem" có kết hợp đàm thoại 
     Theo hướng "thao tác hoá" quá trình dạy học ta có thể làm như sau: 
      Giáo viên yêu cầu cả lớp mỗi em lấy 9 ngôi sao màu xanh để thành một hàng trên mặt bàn rồi lấy 5 ngôi sao mầu vàng để xuống hàng dưới . Giáo viên nêu: Muốn biết tất cả bao nhiêu ngôi sao, em tính thế nào? (9 + 5 = ? ). Tự suy nghĩ tìm cách tính, có em đếm theo thứ tự, có em tách 1 ngôi sao ở hàng dưới chuyển lên trên cho đủ 10 ngôi sao, sau đó cộng thêm 4 ngôi sao hàng dưới hoặc có em làm ngược lại chuyển hàng trên xuống hàng dưới...Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm và hướng dẫn cho học sinh lựa chọn cách làm hợp lý nhất.
         Dạy như thế cả lớp đều làm việc trên đồ dùng trực quan . Việc các em tự cầm ngôi sao hàng dưới đem lên ghép vào với 9 ngôi sao mầu xanh ở hàng trên giúp cho điều ghi nhớ "Tách 1 ở số sau" (ở SGK) . Có như vậy giáo viên dễ dàng kiểm soát hoạt động của từng học sinh . 
          So với giảng giải, đàm thoại và trực quan thông thường cách dạy trên có hiệu quả hơn song tốn nhiều thời gian hơn dễ "cháy giáo án" vì vậy cần sử dụng phiếu giao việc (PGV).
 Ví dụ khi dạy tiết toán luyện tập thay vì giáo viên và học sinh làm và chữa bài lần lượt như cách làm thông thường giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập và suy nghĩ tìm cách làm, nếu có bài tập nào chưa rõ cahs làm hoặc chưa hiểu yêu cầu của bài tâp thì nêu thắc mắc để các bạn trong lớp giải đáp giúp hoặc giáo viên định hướng nếu cần thiết sau đó cho học sinh tự làm bài và trao đổi kết quả, nhận xét khắc sâu kiến thức. với cách làm trên tất cả học sinh đều phải tập trung suy nghĩ tự làm bài và như vậy các em sẽ nhớ và hiểu bài sâu hơn. 
         Từ năm 1995-1996  trong các tiết học đã sử dụng vở bài tập ở một số môn, đây là phương tiện để đổi mới dạy học, đây củng là công cụ để đổi mới dạy học cá thể hoá một cách triệt để. Vở bài tập là những phiếu học tập, trong mỗi phiếu gồm các bài tập phù hợp với trình độ phổ cập giáo dục môn học ở mỗi lớp ( riêng các phiếu học tập ở vở bài tập lớp 1 hiện nay đã phát huy được các đối tượng). Vì vậy trong mỗi tiết học GV dạy lớp nào thì viết phiếu cho lớp đó hoặc biên soạn riêng cho từng đối tượng học sinh rồi nhân rộng ra với đối tượng thích hợp. 
         điểm mạnh của PGV là tiết kiệm thời gian, 100% học sinh đều làm việc, qua sản phẩm của học sinh giáo viên có nguồn phản hồi trung thực, chống được sự ỷ lại dựa dẫm của đa số học sinh yếu, trung bình. 
Trong PGV có rất nhiều bài tập mang dáng dấp trắc nghiệm do đó giúp giáo viên học sinh nhanh chóng tiếp cận với các lối kiểm tra, đánh giá mới . 
         Tuy nhiên cần tránh lạm dụng phiếu giao việc (tốn kém) cần cân đối giữa việc dùng PGV và việc sử dụng " SGK và vở"tăng cường tổ chức cho học sinh sử dụng SGK để tự học . Thường xuyên yêu cầu các em giải thích cách làm . 
Với cách dạy trên cần phải đổi mới cách soạn bài của giáo viên trong đó nhấn mạnh vai trò của hai tuyến hoạt động là: 
- Các hoạt động của giáo viên. 
- Các hoạt động của học sinh. 
 Hai  phần này được sắp xếp song song với nhau theo trình tự thời gian . 
Ngoài ra các công việc ( hoặc các nhóm công việc) đều được đánh số một cách rõ ràng để giáo viên tiện sử dụng khi lên lớp. 
 *Tập trung chỉ đạo xây dựng CSVC phương tiện dạy học 
+ Huấn luyện cho GV tự làm hoặc biết cách hướng dẫn sử dụng các loại phiếu thực hành, phiếu học tập, phiếu giao việc, Các loại phiếu này giúp việc tổ chức các hình thức học cá nhân, học nhóm, học theo lớp 
+Khuyến khích trang bị và sử dụng các dụng cụ học tập đến từng học sinh. Huấn luyện GV để họ hạn chế sử dụng các dụng cụ dạy học không phát triển nă

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_co_ban_giai_quyet_mau_thuan_giua_noi_dung_day.doc