Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

 Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.

 Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

 Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.

 Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào. Chính vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.

 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.

 Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọn sáng kiến về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”.

 

doc 15 trang thuychi01 8893
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến.
 Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
 Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
 Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.
 Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào. Chính vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
 Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọn sáng kiến về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học đã được triển khai và đang được tiếp tục thực hiện trong các nhà trường. Cho đến nay đã thấy nhiều mặt tích cực và hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được, góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học” nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để thực hiện có hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học? Từ những thực tiễn áp dụng của bản thân và kết quả đạt được sẽ đưa ra một số tổng kết về vấn đề đặt ra.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 - Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh.
 - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
a.Kỹ năng sống là gì?	
 Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
 - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:
 Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm;
 Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
 Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin;
 Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông ;
 - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày.
 Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
 - Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
 Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
 Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợpvới những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau
 b. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
 - Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,...
 - Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi, hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, đe nạt các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. 
 - Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập, chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... Không ít những tình huống dở cười, dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để giáo viên phải đi tìm, hay trong giờ học khóc đòi cô giáo mầm non, ....
 - Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. Tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng nhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
 Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em – Nhà trường; Trẻ em – Xã hội.
 Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo, các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. Ở trường, các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề.
Qua những năm thực hiện công tác chuyên môn ở trường Tiểu học Điện Biên 2, tôi thấy thực tế của vấn đề này là:
- Về giáo viên:
 Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
- Về học sinh:
+ Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
+ Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
+ Kỹ năng giao tiếp hạn chế, còn nói tục, chửi bậy.
+ Môi trường sống và giao tiếp, va chạm bị hạn chế do học ở trường cả ngày, không gian sống nhỏ hẹp, không gian vui chơi giải trí hạn chế.
+ Kĩ năng tự phục vụ bản thân chưa phát huy hết, còn chờ đợ sự giúp đỡ của người khác.
Qua khảo sát đầu năm khi nhận lớp, tôi có số liệu về học sinh lớp 4A6 như sau:
TT
Kĩ năng sống
Tổng số HS tham gia khảo sát
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
1
Kĩ năng tự phục vụ
40
32
80
8
20
2
Kĩ năng giao tiếp hiệu quả với bạn bè và thầy cô giáo.
40
35
78,5
5
12,5
3
Kĩ năng làm việc nhóm
40
34
85
6
15
4
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
40
30
75
10
25
5
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
40
32
80
8
20
6
Kĩ năng tự nhận thức
40
26
65
14
35
- Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh còn nặng về kiến thức mà xem nhẹ kĩ năng sống. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Phụ huynh còn nặng nề tư tưởng “ ôm con”, sợ con khổ, sợ con làm sai nên thường làm thay con, làm hộ con. Chính vì vậy càng làm hạn hẹp môi trường va chạm, tự thể hiện khả năng của con.
Vấn đề giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
 Về nhà trường.
Trường Tiểu học Điện Biên 2 là một trong những điểm sáng của giáo dục Thành phố. Chính vì vậy các nội dung, định hướng của ngành luôn được Nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục - đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Giao lưu Câu lạc bộ Em yêu Toán", "Thi Tiếng hát – kể chuyện ", “ Sinh hoạt Đội”, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo, địa chỉ nhân đạo...Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. Bản thân tôi cũng như các giáo viên khác trong Nhà trường được làm việc trong môi trường đó là một may mắn, giúp chúng tôi không những nâng cao chất lượng chuyên môn mà bản thân còn được rèn luyện những kĩ năng để bắt kịp với yêu cầu mới của giáo dục nước nhà.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống.... Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện việc “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”.
3.1. Bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần:
 - Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học.
	- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục. Một số môn học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống rõ nét như : Đạo đức, Tiếng việt, Tự nhiên xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học ( lớp 4, 5),... Ở từng môn, từng bài có nội dung giáo dục kĩ năng sống cụ thể, phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học, môn học đó. Nắm rõ nội dung giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng nội dung các hoạt động dạy học và tìm thấy những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp.
 - Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc...
 3.2. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.
 Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. :
 + Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực được hình thành tốt trong quá trình học sinh tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác tron

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tie.doc