SKKN Giải các bài tập quy luật di truyền bằng cách xác định tỉ lệ giao tử, nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia

SKKN Giải các bài tập quy luật di truyền bằng cách xác định tỉ lệ giao tử, nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia

 Di truyền học là một phần rất quan trọng trong chương trình sinh học phổ thông. "Các quy luật di truyền" và “Di truyền học quần thể” là hai phần không thể thiếu trong các kỳ thi như: thi học sinh giỏi Tỉnh, thi học sinh giỏi Quốc gia, thi giải toán bằng máy tính cầm tay các cấp và thi THPT Quốc Gia. Trong đề thi, kiến thức thuộc hai phần trên được ra chủ yếu ở dạng bài tập.

 Nghiên cứu đề thi của nhiều kỳ thi quan trọng trong nhiều năm gần đây, tôi thấy thường có các bài tập lai với yêu cầu tìm kết quả lai của nhiều cặp lai có thể có trong quần thể. Qua các năm ôn luyện thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi.tại trường THPT Hoàng Lệ Kha, tôi nhận thấy học sinh tỏ ra rất lúng túng khi gặp phải dạng bài tập trên. Thông thường các em thường bỏ qua hoặc đoán mò đáp án đúng, có em không xác định được qui luật di truyền chi phối các tính trạng nghiên cứu vì thấy kết quả lai lạ, cũng có em tìm được hướng giải nhưng phải xét quá nhiều phép lai nên mất thời gian, kết quả tìm ra khiến các em không tự tin là có chính xác hay không? Ở đây không phải là các em chưa nắm vững cơ sở lí thuyết mà các em chưa biết cách vận dụng di truyền học quần thể vào giải quyết các bài toán lai một cách nhanh gọn.

 Xuất phát từ những lí do trên, bằng kinh nghiệm tích luỹ được qua nhiều năm giảng dạy sinh học ở trường phổ thông, tôi viết đề tài với nội dung “Giải các bài tập quy luật di truyền bằng cách xác định tỉ lệ giao tử, nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia” với mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp giúp học sinh có những phương pháp để giải nhanh phần bài tập thuộc các quy luật di truyền.

 

docx 13 trang thuychi01 6240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải các bài tập quy luật di truyền bằng cách xác định tỉ lệ giao tử, nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/. Lý do chọn đề tài:
 Di truyền học là một phần rất quan trọng trong chương trình sinh học phổ thông. "Các quy luật di truyền" và “Di truyền học quần thể” là hai phần không thể thiếu trong các kỳ thi như: thi học sinh giỏi Tỉnh, thi học sinh giỏi Quốc gia, thi giải toán bằng máy tính cầm tay các cấp và thi THPT Quốc Gia. Trong đề thi, kiến thức thuộc hai phần trên được ra chủ yếu ở dạng bài tập.
 Nghiên cứu đề thi của nhiều kỳ thi quan trọng trong nhiều năm gần đây, tôi thấy thường có các bài tập lai với yêu cầu tìm kết quả lai của nhiều cặp lai có thể có trong quần thể. Qua các năm ôn luyện thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi...tại trường THPT Hoàng Lệ Kha, tôi nhận thấy học sinh tỏ ra rất lúng túng khi gặp phải dạng bài tập trên. Thông thường các em thường bỏ qua hoặc đoán mò đáp án đúng, có em không xác định được qui luật di truyền chi phối các tính trạng nghiên cứu vì thấy kết quả lai lạ, cũng có em tìm được hướng giải nhưng phải xét quá nhiều phép lai nên mất thời gian, kết quả tìm ra khiến các em không tự tin là có chính xác hay không? Ở đây không phải là các em chưa nắm vững cơ sở lí thuyết mà các em chưa biết cách vận dụng di truyền học quần thể vào giải quyết các bài toán lai một cách nhanh gọn.
 Xuất phát từ những lí do trên, bằng kinh nghiệm tích luỹ được qua nhiều năm giảng dạy sinh học ở trường phổ thông, tôi viết đề tài với nội dung “Giải các bài tập quy luật di truyền bằng cách xác định tỉ lệ giao tử, nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia” với mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp giúp học sinh có những phương pháp để giải nhanh phần bài tập thuộc các quy luật di truyền. 
II/. Mục tiêu nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp trên toàn tỉnh trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi đại học hoặc thi học sinh giỏi:
 - Biết cách xác định được tần số giao tử, tần số alen trong tất cả các trường hợp: một lô cút gen, nhiều lô cút gen, gen nằm trên NST thường hay trên NST giới tính.
- Biết kết hợp kiến thức của 2 phần di truyền quần thể và các qui luật của hiện tượng di truyền để giải nhanh các bài tập phần lai. 
III/. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tính nội dung kiến thức liên quan đến tần số giao tử và tần số alen trong quần thể.
- Chỉ ra một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi gặp các bài tập lai mà phải xét đến nhiều cặp lai.
- Giải quyết các bài tập lai thuộc nhiều qui luật di truyền khác nhau từ đó chỉ ra phương pháp chung khi giải các bài tập liên quan đến nhiều cặp lai bằng cách xác định tần số giao tử.
IV/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng :
- Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia hoặc thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia.
 * Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập chung nghiên cứu
 - Cách xác định tần số alen thông qua xác định tỉ lệ giao tử.
- Vận dụng các xác định tần số giao tử để giải các bài tập di truyền thuộc các qui luật Men Đen, tương tác gen, di truyền liên kết giới tính, di truyền học người, liên kết gen.
V/. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết sách giáo khoa, các tài liệu của một số tác giả, tham khảo ý kiến đồng nghiệp về những nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Nghiên cứu các bài tập di truyền phần lai và phần di truyền quần thể ở một số đề thi đại học, đề thi THPT Quốc Gia, học sinh giỏi tỉnh, máy tính casio, học sinh giỏi quốc gia các năm gần đây.
- Chia lớp thành hai nhóm đều nhau về kiến thức và kĩ năng giải bài tập. Chọn lọc các bài tập lai từ cơ bản đến nâng cao thuộc các qui luật di truyền khác nhau để mỗi nhóm tự giải. Hướng dẫn nhóm đối chứng giải theo phương pháp cũ (viết sơ đồ lai), Nhóm thực nghiệm giải theo phương pháp xác định tần số giao tử, tần số alen.
- Kiểm tra và so sánh kết quả về điểm số của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Từ đó rút ra những ưu điểm đã đạt được và những thiếu xót cần khắc phục sau khi thực hiện đề tài.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 Nhìn chung, đề thi đại học của bộ giáo dục trong những năm gần đây, về cấu trúc không có nhiều thay đổi khoảng 65% lí thuyết và 35% bài tập, tức là bài tập khoảng 14 câu trong đó chủ yếu là bài tập di truyền. Nhưng xu hướng ra đề thi mỗi năm đều có đổi mới, các bài tập tổng hợp kiến thức ngày càng nhiều, nhất là các bài tập di truyền tổng hợp kiến thức của cả hai phần : phần lai và phần quần thể. Trong các đề thi học sinh giỏi, “toán lai” và “toán quần thể” cũng chiếm tỉ lệ điểm không hề nhỏ. Do đó đòi hỏi học sinh phải học môn sinh một cách nghiêm túc và giáo viên bộ môn phải nỗ lực tìm kiếm các phương pháp giải hay nhất và ngắn nhất. 
 Trước khi học phần di truyền học quần thể các em đã được nghiên cứu phần các qui luật di truyền. Nhưng ở các bài tập thuộc chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền’’ chỉ được xét với một cặp lai, còn trong di truyền học quần thể các qui luật di truyền được phổ biến với mọi cặp lai trong quần thể. Vì vậy trong quần thể ta không thể xét riêng từng cặp lai, rồi cộng các kết quả lại với nhau mà phải biết xác định tần số giao tử hoặc tần số alen của cả quần thể. Những bài tập lai dạng quần thể không hề dễ đối với học sinh. Tuy nhiên nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách xác định tần số giao tử trong mỗi dạng bài tập thì chắc chắn các em sẽ không còn lúng túng trong việc giải bài tập lai và sẽ tự tin với kết quả tìm được mà không phải đoán mò đáp án. Đó cũng là thành công của mỗi giáo viên bọ môn chúng ta.
II/. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Trong phạm vi đề tài tôi chỉ xin đưa ra một số dạng bài tập lai phải xét đến cùng lúc nhiều phép lai. Để làm được bài tập phần này cần nắm được những cơ sở lí thuyết sau:
1/. Nhận biết các qui luật di truyền chi phối các tính trạng được xét trong bài tập.
(Phần này tôi đã hướng dẫn cho học sinh ở chương các qui luật di truyền trước khi thực hiện đề tài).
2. Các khái niệm về tần số giao tử và tần số alen.
- Tỉ lệ giao tử là tổng tỉ lệ phầm trăm của giao tử đó trong quần thể
- Tần số tương đối của alen được tính bằng tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số các alen của một gen trong quần thể hay bằng tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
à Tần số mỗi alen là tần số các giao tử mang alen đó trong quần thể.
- Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể
3. Cách xác định tần số giao tử và tần số alen trong một số bài tập.
3.1. Xác định tần số giao tử và tần số alen cho một lô cút gen trên NST thường.
 * Trong trường hợp này tần số alen là tần số giao tử mang alen đó.
 * Xét một lô cút gen gồm 2 alen là A và a nằm trên NST thườngà Số kG trong quần thể là 3 gồm AA,Aa, aa.
 Gọi N là toàn bộ số cá thể trong quần thể
 D là số cá thể mang kiểu gen AA, d là tần số tương đối của KG AAàd= 
 H là số cá thể mang kiểu gen Aa, h là tần số tương đối của KG AAàh= 
 R là số cá thể mang kiểu gen aa, r là tần số tương đối của KG aaà r= 
à Tần số alen (tần số giao tử) A= = d + 
 Tần số alen trong quần thể ( tần số giao tử) a= = d + 
*Ví dụ 1: (Bài tập 4 – trang 83, SGK Sinh học 12 NC) Cho rằng ở bò các tính trạng được qui định như sau: Cặp AA qui định lông đỏ; Aa qui định lông khoang; aa qui định lông trắng. Một quần thể bò có 4169 con lông đỏ; 3780 con lông khoang; 756 con lông trắng. Xác định tần số tương đối của các alen?
Giải:
Tần số alen A = = 0,696 à a= 1-0,696= 0,304
3.2. Xác định tần số giao tử và tần số alen cho 2 hay nhiều lô cút gen trên NST thường.
 * Tần số mỗi alen là tần số tất cả giao tử mang alen đó.
 * Ví dụ 2: (Bồi dưỡng HSG 12 – Tác giả, Phan Khắc Nghệ) Xét một quần thể có cấu trúc di truyền : 0,64AABb + 0,32aabb + 0,04aaBb. Hãy xác định
a/ tần số giao tử và tần số các alen trong quần thể.
b/ trạng thái di truyền của quần thể trên.
c/ cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối.
Giải: 
 a/Ta có: tần số giao tử AB = = 0,32
 tần số giao tử Ab = = 0,32
 tần số giao tử ab = 0,32 + = 0,34
 tần số giao tử aB = = 0,02
Vậy:
- Tần số alen A: pA = tần số giao tử AB + tần số giao tử Ab = 0,32 + 0,32 = 0,64
- Tần số alen a: qa = tần số giao tử ab + tần số giao tử aB = 0,34 + 0,02 = 0,36 (hay q(a) = 1 – 0,64 = 0,36)
- Tần số alen B:
rB = tần số giao tử AB + tần số aB = 0,32 + 0,02 = 0,34
- Tần số alen b:
sb = tần số giao tử Ab + tần số ab = 0,32 + 0,34 = 0,66 
(hay sb = 1 – 0,34 = 0,66)
b/ Quần thể cân bằng di truyền khi:
- Có đủ 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab)
- Tích tần số các giao tử “đồng trạng thái” (AB, ab) bằng tích tần số các giao tử “đối trạng thái” (Ab, aB): fAB x fab = fAb x faB
- Ở quần thể trên có fAB x fab =0,32 x 0,34 =0,1088
 fAb x faB = 0,32 x 0,02 =0,0064
à Quần thể không cân bằng.
c/ Sau một thế hệ ngẫu phối
( 0,32AB: 0,34ab:0,32 Ab :0,02 aB) x (0,32AB: 0,34ab:0,32 Ab :0,02 aB)
3.3. Xác định tần số giao tử và tần số alen khi gen trên NST X (không có alen tương ứng trên Y).
 * Khi tần số các alen bằng nhau ở cả hai giới và quần thể cân bằng
- Tần số các alen bằng tần số các kiểu gen ở giới dị giao tửàA=p, a=q
- Tần số kiểu gen ở giới đồng giao tử là: p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa à
 Tần số giao tử XA =p; Xa =q.
- Tần số kiểu gen ở giới dị giao tử là: pXAY + qXaY à
 Tần số giao tử XA =p/2; Xa =q/2 ;Y=p/2+q/2=1/2.
* Ví dụ 3: (Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền – Tác giải, Phan Khắc Nghệ) Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Trong quần thể người, tần số nam bị bệnh mù màu là 0,08. Tỉ lệ 3 loại kiểu gen này ở nữ là bao nhiêu?
Giải: Tần số alen ở nam giới chính là tần số các kiểu gen nên ta có: 
qXa = 0,08; pXA = 1 – 0,08 = 0,92
Tần số các alen ở nữ khi đó là:
(0,92)2XAXA + 2.0,92.0,08XAXa + (0,08)2XaXa 
hay 0,4864XAXA + 0,1472XAXa + 0,0064XaXa
* Khi tần số alen không bằng nhau ở 2 giới và quần thể không cân bằng
- ‘’Con gái” được di truyền một NST X từ “bố” và một NST X từ ‘‘mẹ’’ nên tần số một alen ở giới đồng giao tử bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước.
- “Con trai” chỉ được di truyền một NST X từ “mẹ’’ nên tần số alen của giới dị giao tử bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước. 
- Quần thể cân bằng khi: Tần số alen ở hai giới bằng nhau. Khi đó tần số alen A là pA = 1/3p♂ + 2/3p♀
* Ví dụ 4: (Bồi dưỡng học sinh giỏi 12 – Tác giả, Phan Khắc Nghệ) Ở một loài thú ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,2XAY + 0,8XaY ở phần đực và 0,2XAXA + 0,6XAXa + 0,2XaXa ở phần cái. Hãy xác định
a) tần số giao tử mỗi giới trong quần thể ban đầu.
b) tần số alen ở mỗi giới sau một thế hệ ngẫu phối.
c) tần số alen khi quần thể đạt cân bằng di truyền.
 Giải: 
a) Tần số giao tử mỗi giới trong quần thể ban đầu.
- Giới cái: XA =0,5; Xa =0,5
- Giới đực : XA =0,1 ; Xa =0,4; Y= 0,5
b, Tần số các alen ở mỗi giới sau một thế hệ ngẫu phối
- Tần số alen của phần đực ở quần thể khởi đầu là A = 0,2; a = 0,8
- Tần số alen của phần cái ở quần thể khởi đầu là: A = 0,5; a = 0,5.
à Sau một thế hệ ngẫu phối:
- Ở giới đực có tần số alen bằng tần số alen của giới cái ở thế hệ trước à A = 0,5; a = 0,5.
 - Ở giới cái tần số một alen bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen tương ứng của cả 2 giới ở thế hệ trước à A= = 0,35, a = 0,65
c) Tần số alen mà tại đó quần thể cân bằng là: 
A = 0,2 x 1/3 + 0,5 x 2/3 = 0,4 và a = 1 – 0,4 = 0,6
*Ví dụ 5: (Tài liệu chuyên sinh học THPT – Tác giả, Trần Ngọc Danh – Phạm Phương Bình) Ở người, alen A quy định máu đông bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định máu khó đông, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Trên một hòn đảo biệt lập có 2000 người sinh sống trong đó: 
	Nam: 780 người có kiểu gen XAY;
	220 người có kiểu gen XaY;
	Nữ: 320 người có kiểu gen XAXA;
	480 người có kiểu gen XAXa;
	200 người có kiểu gen XaXa.
Tính tần số tương đối của các alen A, a trong quần thể trên.
Giải: Vì tần số alen A là pA = 1/3p♂ + 2/3p♀, nên tần số tương đối của các alen A, a trong quần thể trên lần lượt là
A== 0,633 àa = 1-0,633 = 0,367
III. Các bước giải một bài tập lai theo phương pháp xác định tần số giao tử hoặc tần số alen
- Xác định qui luật di truyền chi phối các tính trạng được xét trong bài tập.
- Xác định kiểu gen của bố, mẹ à tỉ lệ kiểu gen của quần thể liên quan đến yêu cầu của đề ra.
- Tính tần số giao tử hoặc tần số alen của quần thể đó à Kết quả (kiểu gen, kiểu hình) cần tìm.
IV. Vận dụng cách xác định tần số giao tử hoặc tần số alen để giải một số bài tập lai
1/. Bài tập di truyền thuộc qui luật Men Đen.
Bài 1: (Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) Ở ruồi giấm gen qui định chiều dài cánh nằm trên NST thường: alen A qui định cánh dài, a qui định cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau. Ở F2 thống kê trong toàn bộ quần thể có tỉ lệ 9 cánh cụt: 7 cánh dài.
a/ Tính trạng chiều dài cánh tuân theo qui luật di truyền nào?
b/ Giải thích kết quả lai ở F2.
* Một số sai lầm thường gặp ở học sinh khi giải quyết bài tập trên.
- Do không đọc kĩ đề nên khi thấy F2 có tỉ lệ 9: 7à Học sinh kết luận tính trạng di truyền theo qui luật tương tác tương tác gen kiểu bộ trợ.
- Tìm ra được tính trạng di truyền theo qui luật phân li của Men đen nhưng khi giải thích kết quả lai ở F2, học sinh viết tất cả các phép lai có thể xảy ra rồi cộng kết quả lai với nhauà Rất mất thời gian, dẫn đến nhầm lẫn.
Chẳng hạn một học sinh đã làm như sau:
P: AA x aa
F1: 1/2 Aa :1/2 aa.
Cho F1 giao phối với nhau ta có các phép lai sau:
Phép lai 1: 1/2 Aa x 1/2 Aa
Phép lai 2: 2 (1/2 Aa x 1/2 aa)
Phép lai 3: 1/2 aa x 1/2 aa
Cộng kết quả lai của các phép lai trên ta được tỉ lệ 9 cánh cụt :7 cánh dài.
* Giải bài tập trên theo phương pháp xác định tần số alen như sau:
a/ Tính trạng chiều dài cánh ruồi giấm di truyền theo qui luật phân li của Men Đen.
b/ Trong qui luật phân li, nếu là kết quả lai của một phép lai thì chỉ tạo ra tối đa 4 kiểu tổ hợp giao tử (tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 hoặc 3:1) . Theo bài ra F2 có tỉ lệ 9: 7
à Đây là kết quả của nhiều phép lai trong quần thể ruồi F1
Ta có: P: AA x aa
 F1: 1/2 Aa :1/2 aa.
Quần thể ruồi F1 cho tần số alen A= 1/4, tần số alen a=3/4
F1: ♂( ¼ A: ¾ a) x ♀( ¼ A: ¾ a)
F2: Tỉ lệ KG: 1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa
 Tỉ lệ KH: 7/16 cánh dài: 9/16 cánh ngắn.
Bài 2: (Bài tập sinh học 12 – Tác giả, Mai Sỹ Tuấn – Phan Hồng Diệp) Ở hoa mõm chó:kiểu gen AA(hoa đỏ), Aa(hoa hồng), aa(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hoa hồng với hoa trắng được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 50% hoa hồng : 50% hoa trắng. Tiếp tục cho các cây hoa F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Kiểu hình ở F2 được thống kê trong toàn bộ quần thể, lấy ngẫu nhiên 6 hạt ở F2 đem gieo. Xác suất để trong số 6 cây con có 2 cây hoa đỏ, 3 cây hoc hồng và 1 cây hoa trắng là
 A. 0,6952%. B. 0,27%. C. 0,1926%. D. 10,2367%.
Giải : Ta có P : Aa x aa à F1 : 1/2Aa : 1/2aa.
- Tần số alen A = ¼ ; a= ¾
- Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: (1/4)2AA : 2.1/4.3/4Aa : (3/4)2aa
 Hay: 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 1/16 hoa đỏ : 6/16 hoa hồng :9/16 hoa trắng.
Vây xác suất để trong số 6 cây con có 2 cây hoa đỏ, 3 cây hoa hồng và 1 cây hoa trắng là: C26.C34(1/16)2.(6/16)3.9/16 = 0,6952% à Chọn A
Bài 3: (Tài liệu chuyên sinh học THPT – Tác giả, Trần Ngọc Danh – Phạm Phương Bình) Một loài thực vật D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài, R quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với r quy định quả màu trắng. Hai cặp gen nằm trên NST thường và PLĐL. Ở thế hệ F1 cân bằng DT có 14,25% cây tròn đỏ ; 4,75% tròn trắng; 60,75% dài đỏ ; 20,25% dài trắng. Cho các cây dài, đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên. Sự phân tính kiểu hình ở F2 là:
 A. 3 dài, đỏ: 1 dài trắng. 	B. 13 dài, đỏ: 3 dài trắng.	
 C. 8 dài, đỏ: 1 dài, trắng. 	D. 15 dài, đỏ: 1 dài, trắng.
2. Bài tập di truyền thuộc qui luật tương tác gen
Bài 4: (Phương pháp giải toán xác suất sinh học – Tác giả, Phan Khắc Nghệ) Cho r»ng ở một loài hoa, các alen trội A, B phân li độc lập có khả năng tổng hợp ra các enzim tương ứng là enzim A, enzim B. Các enzim này tham gia vào con đường chuyển hoá sắc tố của hoa như sau: 
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ.
Cho giao phấn giữa 2 cây (P) thuần chủng đều có hoa màu trắng thu được F1 100% hoa đỏ; F1 tự thụ phấn thu được F2. 
a) Chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với nhau; biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa đỏ ở F3 là
A. 	B. 	C. 	D. .
b) Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ F3, xác suất để cây này thuần chủng là 
A. 	B. 	C. 	D. 
Lời giải
- Màu sắc hoa di truyền theo qui luật tương tác bổ xung kiểu 9 : 7
- P: Aabb ( hoa trắng) x aaBB (hoa trắng)
- F1: AaBb (hoa đỏ)
- F2: 9A- B- : 3 A- bb : 3aaB- : 1aabb
- Ở F2 xét quần thể hoa đỏ gồm 1/9AABB : 2/9AABb :2/9AaBB : 4/9AaBb. 
Tần số các giao tử AB = 4/9; Ab = 2/9; aB = 2/9; ab = 1/9
a) Xác suất để chọn được cây hoa đỏ thuần chủng ở F3 là AABB + AABb + AaBB + AaBb = (4/9)2 + 2.4/9.2/9 +2.4/9.2/9+ 2.4/9.1/9+ 2.2/9.2/9= 64/81
àChọn C
b) Xác suất để chọn được cây hoa đỏthuần chủng ở F3 là = 1/4 
à chọn C
3/. Bài tập di truyền liên kết với giới tính
Bài 5: (Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 12 – Tác giả, Phan Khắc Nghệ) Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với Y qui định, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt ®á, sau đó cho F1 tạp giao được F2
a/ Ở F2, tỉ lệ ruồi có kiểu gen không chứa alen lặn là 
 A. 62,5%	 B. 75%	 C. 56,25%	 D. 87,5%
b/ Trong số ruồi cái ở F2 thì ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ lµ
 A. 62,5%	 B. 75%	 C. 50%	 D. 87,5%
Giải 
P: XAXa x XAYà F1 : XAXA : XAXa : XAY: XaY.
Cho F1 tạp giao: cái F1 cho tần số giao tử là 3/4XA :1/4 Xa
 đực F1 cho tần số giao tử là 1/4XA :1/4 Xa :2/4 Y.
a) Ở F2, tỉ lệ ruồi có kiểu gen không chứa alen lặn là 
 3/4. 1/4 + 3/4. 2/4 = 9/16= 56,25% à chọn C
b) Trong số ruồi cái ở F2 thì ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ lµ
 = 7/8 = 87,5% à chọn C
4/. Bài tập di truyền học người
Bài 6 ( Đề thi khối B năm 2012-2013 của Bộ Giáo Dục): Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
I
II
III
Quy ước
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
: Nữ tóc quăn và không bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu
 ?
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là
	A. 4/9	B. 1/6	C. 1/8	D. 1/3
Giải: Xét riêng từng cặp gen:
+ Cặp A, a (qui định dạng tóc): người số (9) có KG: aa => hai người số (5, 6) là Aa => Người số (10) có một trong 2 KG với tỉ lệ là 1/3AA: 2/3Aa=> Tần số alen alen A là PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3
Tương tự người số (11): PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3
à xác suất con của cặp vợ chồng (10) x (11) không mang gen a là: 
2/3 A x 2/3A = 4/9 AA
+ Cặp XM, Xm ( qui định bệnh mù màu): người số (10) có KG XMY không mang gen bệnh. 
à Người số (11) có một trong 2 KG với tỉ lệ 1/2 XMXm : 1/2 XMXMà Tần số giao tử XM = 3/4
à Xác xuất sinh con không chứa Xm = 3/4x 1 = 3/4
à Xác xuất sinh con không chứa cả 2 alen lặn: 4/9 x 3/4= 1/3à Chọn D
5/. Bài tập di truyền thuộc qui luật hoán vị gen.
Bài 7: (Phương pháp giải bài tập sinh học - tác giả Phan Kỳ Nam) Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 tất cả các con ruồi đều có thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ sau: 0,705 xám- dài: 0,205 đen- cụt: 0,045 xám- cụt: 0,045 đen-dài. Cho các ruồi xám dài ở F2 giao phối ngầu nhiên, Kết quả thu được ở F3 t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_cac_bai_tap_quy_luat_di_truyen_bang_cach_xac_dinh.docx