SKKN Gây hứng thú học tập môn Hoá học bằng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh

SKKN Gây hứng thú học tập môn Hoá học bằng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh

 Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong ngành giáo dục. Đối với bộ môn Hóa học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy học, quan trọng hơn là phải hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả.

Theo cách dạy học truyền thống, những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng . thường được giáo viên và học sinh trình bày dưới dạng tuần tự các đề mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn khổ quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học tập. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tập thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học.

Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực về cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm là yếu tố quyết định cho chất lượng học tập.

 

doc 22 trang thuychi01 6690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Gây hứng thú học tập môn Hoá học bằng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Tên đề mục
Trang
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
1
I.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
III.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
IV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
1.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
2
2.
Phương pháp dạy học trực tiếp
2
3.
Phương pháp thu thập thông tin
3
4.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
3
5.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
3
B.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN
3
II.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
4
III.
CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
1.
Các bước chính khi lập bản đồ tư duy
6
2.
Một số điểm cần chú ý khi vẽ bản đồ tư duy
7
3.
Tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy
7
4.
Một số ví dụ cụ thể
9
4.1
Tổ chức hướng dẫn học sinh trình bày bài học theo BĐTD có sẵn
9
4.2
Tổ chức hướng dẫn học sinh lập BĐTD
11
IV.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
15
1.
Quá trình thực hiện
15
2.
Kết quả nghiên cứu
16
3.
Một số sản phẩm minh họa kết quả học tập của học sinh
16
C.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
I.
KẾT LUẬN
18
II.
KIẾN NGHỊ
19
1.
Với ngành giáo dục cấp trên
19
2.
Với giáo viên
19
3.
Với học sinh
19
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
E.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
21
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong ngành giáo dục. Đối với bộ môn Hóa học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy học, quan trọng hơn là phải hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả.
Theo cách dạy học truyền thống, những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng. thường được giáo viên và học sinh trình bày dưới dạng tuần tự các đề mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn khổ quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học tập. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tập thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học.
Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực về cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm là yếu tố quyết định cho chất lượng học tập. 
Mặt khác, môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm có kiến thức lý thuyết lồng ghép với các thí nghiệm hóa học. Để thu hút và gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học, giáo viên phải biết phối hợp hài hòa các phương pháp dạy học tích cực, có lồng ghép sơ đồ tư duy và các thí nghiệm minh họa, làm nổi bật rõ trọng tâm bài học nhằm thu hút tối đa các đối tượng học sinh chủ động lĩnh hội nội dung bài học sao cho hiệu quả nhất. 
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS tôi nhận thấy: để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học. Sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới phương pháp “Dạy và học tích cực” do ngành giáo dục tổ chức, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, trong đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học là rất hợp lý, dễ vận dụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để tiến hành. Hình thành kỹ năng vẽ bản đồ tư duy có hiệu quả giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động sáng tạo. 
Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ công cụ bản đồ tư duy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy và học. Ở Việt Nam, những năm gần đây bản đồ tư duy cũng đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên chưa phát triển mạnh. Đặc biệt với các trường THCS việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học còn hạn chế, sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy vẫn chưa phổ biến. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hoá học 9” là rất cần thiết.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Gây hứng thú học tập môn Hoá học bằng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh” làm vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn một cách tự tin và hiệu quả. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Tìm hiểu về vai trò của bản đồ tư duy và cách sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học 9.
	Thiết kế một số bản đồ tư duy trong dạy học một số tiết môn Hóa học 9.
	Cung cấp cho học sinh một số phương pháp cơ bản về cách thiết kế một bản đồ tư duy, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từng bài học cụ thể.
	Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng vận dụng các kiến thức đó để nắm vững nội dung bài học tốt hơn. 
	Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tòi thêm về môn Hóa học. Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực đó là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Hóa học của trường THCS Nga Thanh nói riêng và của ngành nói chung.
	Ngoài ra tôi còn tìm tòi, mở rộng, nâng cao để giúp học sinh giỏi lập nhanh bản đồ tư duy bằng nhiều cách khác nhau nhằm phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Từ đó các em có khả năng giải quyết các bài tập hóa học một cách nhanh và chủ động hơn.
	Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúng các bản đồ tư duy trong quá trình học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Đối tượng: Giáo viên bộ môn và các em học sinh khối 9 của trường THCS Nga Thanh.
	Đề tài đưa ra một số phương pháp giúp học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh rèn kĩ năng lập bản đồ tư duy một cách nhanh và chính xác nhất.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
 Tìm đọc và nghiên cứu kĩ SGK, các tài liệu lý thuyết về bản đồ tư duy, qua đó nghiên cứu được vai trò và cách thiết kế bản đồ tư duy cho học sinh nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
2. Phương pháp dạy học trực tiếp
	Thực hiện các tiết dạy tại lớp 9A có sử dụng bản đồ tư duy
3. Phương pháp thu thập thông tin        
Khảo sát thực tế học sinh: Qua đợt khảo sát đầu năm 2015 – 2016 và kết quả học tập bộ môn của các khóa học trước.
4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp về cách hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy trong các bài học cụ thể, xem đồng nghiệp cảm thấy khi dạy vấn đề này thì phần nào là khó dạy nhất để rút kinh nghiệm. 
Trao đổi với học sinh xem khi lập bản đồ tư duy em cảm thấy khó nhất ở bước nào, tại sao?
Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kết quả thi học sinh giỏi các cấp qua các năm học của học sinh nhằm tìm hiểu việc học tập và nắm bắt kiến thức của các em.
5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin, thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái quát hóa tình hình nắm bắt kiến thức và kĩ năng lập bản đồ tư duy của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy.là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời giữa hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự  tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người.
	Kỹ thuật tạo ra loại Bản đồ Tư duy được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
	Bản đồ tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới trong đó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing,Các tổ chức giáo dục, giáo viên và học sinh, sinh viên các nước cũng sử dụng Bản đồ Tư duy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
	Bản đồ tư duy được phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai dự án phát triển THCS có nội dung: “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường” đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn cho cán bộ giáo viên THCS về bản đồ tư duy và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học.
	Qua nghiên cứu nội dung chương trình SGK, các tài liệu tham khảo bồi dưỡng và nâng cao bộ môn tôi nhận thấy nhiệm vụ dạy và học bộ môn Hoá học trong nhà trường là đảm bảo cho học sinh nắm vững hệ thống các kiến thức, kĩ năng cơ bản, phát triển trí tuệ của học sinh trong quá trình dạy học. Trong đó việc rèn kĩ năng lập bản đồ tư duy trong môn Hóa học ở trường THCS có vai trò cực kì quan trọng vì:
	Lập bản đồ tư duy là một trong những khâu rất quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện tiếp và hoàn thành các bài tập định tính, định lượng trong chương trình hóa học THCS và THPT sau này.
	Khi thực hiện lập bản đồ tư duy giúp tư duy của học sinh có khả năng phát triển toàn diện, vì khi đó học sinh phải có cái nhìn tổng quát về nội dung kiến thức bài học.
* Tác dụng của bản đồ tư duy:
Sử dụng BĐTD giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học.
Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu bài học một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống và khoa học.
Sử dụng BĐTD để tổng kết nội dung đã học, học sinh có thể vẽ thêm các nhánh mới (phát triển ý tưởng mới) theo cách hiểu của mình. Như vậy, vẽ BĐTD để tổng kết bài học bước đầu hình thành khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh.
BĐTD giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện sự liên kết chặt chẽ của tri thức.
Nhờ sự liên kết các nét vẽ với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người nên vẽ BĐTD sẽ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh.
Sử dụng BĐTD trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ truyền thống bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức, có thể vận dụng bất kỳ điều kiện nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Qua việc quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình thực tế về sự lĩnh hội kiến thức môn Hóa của học sinh ở trường THCS Nga Thanh nói riêng và các trường THCS khác ở trong huyện nói chung, tôi nhận thấy:
Trong thực tế có những học sinh khi học bài mặc dù ghi được rất nhiều nhưng khi học vẫn không đầy đủ kiến thức hoặc không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động, nhanh quên nên chưa đem lại hiệu quả cao.
Muốn học sinh học tập tích cực thì giáo viên phải có những phương pháp dạy học tích cực, thay vì học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập một cách thụ động, có một công cụ hiệu quả hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội, hệ thống hóa kiến thức đó là dạy học dùng bản đồ tư duy kết hợp các phương pháp khác như: thí nghiệm, nêu vấn đề, hoạt động nhómViệc sử dụng BĐTD rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập khả năng học tập chủ động của học sinh. Đây là cách làm khả thi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học đọc chép mà bộ GD – ĐT đã chỉ đạo khắc phục.
Lập bản đồ tư duy đòi hỏi học sinh phải tự lực tư duy, thực hiện đủ các bước lập BĐTD dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đòi hỏi học sinh phải biết cách làm việc với từng yêu cầu của bài tập, phải có kĩ năng cơ bản thực hiện các bước lập bản đồ tư duy một cách nhanh và chính xác.
Kỹ năng lập BĐTD của nhiều học sinh còn kém, các em chọn các yếu tố thiếu chính xác. Đa số các em còn lúng túng không biết phải bắt đầu từ yếu tố nào trước.
Cũng qua điều tra và trò chuyện với nhiều học sinh và các giáo viên đang giảng dạy bộ môn Hoá học khác, tôi đã biết được một số nguyên nhân đưa đến việc học sinh không nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài học dẫn đến không lập được BĐTD đó là:
Thứ nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy: Đa số những học sinh này thuộc những học sinh học yếu - kém. Trong giờ học hoá chẳng thấy thích thú gì cả, vì thấy học môn hoá quá khó, từ đó thấy chán không muốn học.
Thứ hai, do học sinh thiếu điều kiện học tập: Đa số những học sinh này do điều kiện gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình (như trông em, cắt cỏ, chăn bò,) có ít thời gian học và tìm hiểu, nên khi đến lớp việc lĩnh hội kiến thức mới còn chậm.
Thứ ba, do học sinh thấy mình không có năng lực học bộ môn Hóa học do đa số những em này thấy việc học bộ môn hóa học quá khó khăn vì bao gồm nhiều tính chất, hiện tượng và đòi hỏi phải có tư duy toán học tốt, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản, mất tự tin cho rằng mình không có năng lực học bộ môn hoá. Cụ thể:
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2015 – 2016 như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
40
1
2,5
4
10
15
37,5
15
37,5
5
12,5
9B
39
1
2,5
3
7,7
13
33,3
16
41,1
6
15,4
 Từ bảng thống kê trên ta thấy:
 Điểm kiểm tra chất lượng đầu năm của 2 lớp khá tương đương nhau tuy nhiên, số học sinh đạt điểm khá, giỏi chưa nhiều.
 Với thực trạng như trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Gây hứng thú học tập môn Hoá học bằng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh” vào giảng dạy ở trường THCS Nga Thanh trong năm học 2015 – 2016.
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Như những nguyên nhân đã nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho học sinh lập đúng bản đồ tư duy. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc các bước lập BĐTD, cụ thể:
1. Các bước chính khi lập bản đồ tư duy
Bước 1. Chọn từ trung tâm
	Từ trung tâm thường là tên của một bài, một chương, một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
	Từ trung tâm nên gắn với hình ảnh của chủ đề. Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
	Ví dụ: Lập BĐTD cho bài tính chất hóa học của kim loại thì từ trung tâm là tính chất hóa học của kim loại.
Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1
	Từ trung tâm của BĐTD vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện mỗi nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ nội dung bài học)
	Ví dụ: Nhánh cấp 1 của BĐTD là 3 mục lớn của bài
Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2, 3,và hoàn thiện bản đồ tư duy.
	Các nhánh con cấp 2, 3, 4,là nhánh con của các nhánh trước đó là các ý triển khai của nhánh trước đó.
	Ví dụ: Nhánh cấp 2 của tính chất hóa học của kim loại là ý của từng mục
2. Một số điểm cần chú ý khi vẽ bản đồ tư duy
	1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
	2. Nối các nhánh cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1,bằng các đường kẻ, đường cong khác nhau.
	3. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
	5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màu sắc,)
	6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng
	7. Có thể chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho đẹp, rõ ràng
	8. Một số điều cần tránh khi vẽ bản đồ tư duy:
	Tránh ghi lại cả đoạn văn dài
	Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết
	Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
3. Tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy:
	Có thể tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy với các mức độ sau:
* Mức 1: Làm quen với bản đồ tư duy
	Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em nhận biết
	Tập “đọc hiểu” bản đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
	Hướng cho học sinh thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên bản đồ tư duy.
	Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn. Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn... Các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”...các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
* Mức 2: Thực hành vẽ bản đồ tư duy: 	
	Cho HS thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy: Chọn từ trung tâm là tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Tính chất hóa học của axit, phân bón hóa học, metan, benzen... để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em. 
	Có thể vẽ BĐTD theo hình thức độc lập cá nhân học sinh hoặc vẽ theo nhóm học sinh.
(Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD theo hình thức độc lập cá nhân)
(Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD theo hình thức hoạt động nhóm)
4. Một số ví dụ cụ thể
4.1. Tổ chức hướng dẫn học sinh trình bày bài học theo BĐTD có sẵn
	Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học về nội dung bài mới. Giáo viên chiếu BĐTD hoặc vẽ nhanh BĐTD lên bảng yêu cầu học sinh lên bảng trình bày.
Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
	Với bài đầu tiên cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy, tôi sử dụng bản đồ tư duy oxit ở cuối bài, phần củng cố. Trong đó giáo viên giới thiệu những nội dung chính của bài thể hiện qua BĐTD và hướng dẫn học sinh cách vẽ BĐTD.
Tiết 3: Một số oxit quan trọng: Canxi oxit
	Sau khi thực hiện các hoạt động dạy và học tìm hiểu kiến thức về canxi oxit, 
giáo viên chiếu BĐTD về những nội dung chính của bài. Tiếp đó, giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày.
	Dựa vào BĐTD học sinh trình bày theo các ý như sau:
	Canxi oxit có các tính chất hóa học là: tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ; tác dụng với axit tạo thành muối và nước; tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
	Canxi oxit có các ứng dụng là: dùng trong công nghiệp luyện kim; nguyên liệu cho công nghiệp hóa học; khử chua đất trồng; khử độc, diệt nấm, sát trùng.
	Canxi oxit được sản xuất từ nguyên liệu là: đá vôi và chất đốt như than đá...Trong quá trình sản xuất có các phản ứng than cháy tạo ra nhiệt và khí cacbonic. Nhiệt cung cấp cho phản ứng phân hủy của đá vôi tạo thành vôi sống.
Tiết 4: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh đioxit
	Sau khi thực hiện các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_bang_ban_do_tu_duy_cho.doc