SKKN Đưa các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy nhằm tạo hứng thú trong các giờ học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở Đông thọ - Thành phố Thanh Hóa

SKKN Đưa các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy nhằm tạo hứng thú trong các giờ học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở Đông thọ - Thành phố Thanh Hóa

Âm nhạc sinh ra là sự kết hợp của tâm hồn và nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Khoa học đã chứng minh Âm nhạc làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống xã hội, cùng những nét riêng trong đời sống tinh thần của con người.

 Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang phát triển, lớn lên về mọi mặt: Văn, thể, mỹ, đức, trí Các nghiên cứu khoa học cho hay Âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng 25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là Âm nhạc, đã giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn Toán, Lịch sử, Địa lý Âm nhạc làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta nhún nhảy theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc.

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách cho các em.

 

doc 22 trang thuychi01 9450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy nhằm tạo hứng thú trong các giờ học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở Đông thọ - Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
	 	 Trang	 
 Mở đầu	2
 Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm	3
 Kết luận, kiến nghị...............................................................................20
	Tài liệu tham khảo.....21
TÊN ĐỀ TÀI.
ĐƯA CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY NHẰM TẠO HỨNG THÚ TRONG CÁC GIỜ HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG THỌ - THÀNH PHỐ THANH HÓA”
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Âm nhạc sinh ra là sự kết hợp của tâm hồn và nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Khoa học đã chứng minh Âm nhạc làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống xã hội, cùng những nét riêng trong đời sống tinh thần của con người.
	Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang phát triển, lớn lên về mọi mặt: Văn, thể, mỹ, đức, trí Các nghiên cứu khoa học cho hay Âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng 25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là Âm nhạc, đã giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn Toán, Lịch sử, Địa lý Âm nhạc làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta nhún nhảy theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. 
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách cho các em.
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mĩ
- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm qua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học dù đã làm nhiều cách để nâng cao chất lượng dạy - học. Điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ học thì sẽ tạo được hứng thú trong giờ dạy và giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
- Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.
	1.2.Mục đích nghiên cứu
 	Đề tài nghiên cứu này khi được triển khai nhằm tạo được hứng thú trong các giờ học Âm nhạc ở trường THCS Đông Thọ - Thành phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ học tạo được hứng thú trong giờ dạy sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn với đối tượng học sinh trường THCS Đông Thọ Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, PP thống kê xử lý số liệu, PP thuyết trình, vấn đáp, tự tìm hiểu, PP thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thự tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo "Phương pháp dạy học tích cực" (PPDHTC) với các kĩ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho ''Học'' là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới, tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
PPDHTC, được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động. Kĩ thuật dạy học tích cực là ''hạt nhân" của PPDHTC, hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào phát huy tính tích cực của người dạy.
	Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện.
 Việc dạy Âm nhạc ở trường THCS, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Mặt khác, việc học Âm nhạc còn bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật tương lai cho đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học mà vui - Vui mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Xuất phát từ thực tế hiện nay đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi viết Sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía nhà trường
Trường THCS Đông Thọ nằm ở khu vực phía bắc của Thành phố Thanh Hóa. Là một ngôi trường có thành tích dạy và học thuộc tốp đầu của Thành phố. Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể cho việc dạy và học môn Âm nhạc như: Trang bị đàn ooc-gan điện tử, tivi có kết nối Wi-fi... Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng còn có rất nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn và xuống cấp trầm trọng (trường được xây dựng từ gần 30 năm trước nhưng không tiến hành nâng cấp, sửa chữa nữa vì đang có đề án xây dựng trường ở một khu đất khác), chưa có phòng chức năng riêng, học sinh một số lớp quá đông (Có lớp lên đến hơn 50 em)...
2.2.2. Về phía giáo viên
Bản thân tôi được đào tạo theo đúng chuyên ngành Sư phạm âm nhạc. Hiện đạt trình độ trên chuẩn (Đại học sư phạm), được phân công giảng dạy môn Âm nhạc. Về chuyên môn, tôi tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do nhà trường thiếu giáo viên nên tôi còn phải dạy trái ban như kiêm cả môn Giáo dục công dân hay Công nghệ...
2.2.3. Về phía học sinh
Học sinh trường THCS Đông Thọ ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn Học hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt. Tuy nhiên do áp lực thi cử nên nhiều em chỉ chú trọng các môn học chính.
Khảo sát học sinh khi chưa thực hiện triệt để các kĩ thuật dạy học tích cực. (Nhà trường có19 lớp học nhưng do khuôn khổ của một sáng kiến không cho phép nên tôi xin phép chỉ đưa ra bảng điều tra của học sinh khối 6):
Số TT
Lớp
Sĩ số
Rất hứng thú
Hứng thú
Chưa hứng thú
Ghi chú
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
6A
43
8
18.6
10
23.3
25
58.1
2
6B
47
6
12.8
15
31.9
26
55.3
3
6C
47
7
14.9
12
25.5
28
59.6
4
6D
53
15
28.3
21
39.6
17
32.1
5
6E
48
14
29.2
23
47.9
11
22.9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Đối với phân môn Học hát
	Những lỗi cần tránh khi dạy bài hát
	Có nhiều lỗi cần tránh khi dạy bài hát, tiêu biểu là những lỗi như: 
	- Dạy hát theo lối truyền khẩu, giáo viên hoàn toàn chỉ sử dụng giọng hát, không sử dụng nhạc cụ.
	- Xác định giọng không phù hợp, làm học sinh phải hát ở giọng quá cao hoặc quá thấp, giáo viên liên tục thay đổi giọng.
	 - Phân chia độ dài của các câu không phù hợp với khả năng của học sinh.
	- xác định không đúng trọng tâm, trình bày lan man về tác giả tác phẩm, làm bước giới thiệu bài hát vừa rườm rà vừa mất thời gian. Chỉ nên thực hiên 4 bước (giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu, khởi động giọng) trong khoảng 10-12 phút, nếu kéo dài hơn có thể làm cho học sinh mất hứng thú học hát.
	- Không sửa sai, không yêu cầu học sinh thể hiện sắc thái tình cảm khi hát.
	- Chưa hoàn thành mục tiêu tiết học đã chuyển sang hoạt động khác.. Ví dụ mục tiêu quan trọng của tiết dạy hát là hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, lời ca. Tuy nhiên, khi mà phần lớn học sinh còn chưa hát đúng giai điệu, nếu giáo viên đã vội hướng dẫn các em gõ đệm, vận động, thi đua, trò chơi hoặc biểu diễn.
	- Bắt nhịp cho học sinh ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn) sau đó đệm đàn ở một giọng khác.
	- Giáo viên không làm chủ được thời gian, dạy thừa hoặc thiếu thời gian
	- Tổ chức ôn tập bài hát sơ sài và không hiệu quả.
 Một số lưu ý khi dạy bài hát
	Cách dạy bài hát dân ca
	Cách dạy bài hát dân ca cũng tương tự như dạy bài hát thiếu nhi hay bài hát nước ngoài. Tuy nhiên, đi sâu vào thủ thuật thì có một số khác biệt nhỏ.
	Giáo viên nên dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền. Cần giới thiệu về xuất xứ và nét đặc trưng của dân ca.
	- Việc chia câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì dân ca Việt Nam thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ (thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác múa,...)sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về nhạc cụ của vùng miền dân ca đó.
	- Giải thích cho học sinh nghe những từ khó trong bài dân ca. Nếu có thời gian, giáo viên nên cho các em nghe và xem băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền
	- Giáo viên nên dùng thang âm của bài dân ca cho học sinh khởi động giọng, qua đó các em biết sơ lược về âm hưởng dân ca, không nên dùng gam trưởng hoặc thứ để khởi động giọng.
	- Trong bước tập từng câu hát, giáo viên cần hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện được sắc thái của bài dân ca.
	- Nếu có điều kiện, có thể tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa kết hợp với các trò chơi dân gian như: Tập tầm vông, ô ăn quan, nhảy dây..
	 Ngoài các nhạc cụ quen dùng, nếu có điều kiện giáo viên nên khai thác hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca cũng là cách làm rất phù hợp. Ví dụ, như dùng các loại nhạc cụ như Cồng, Chiêng, đàn T’rưng để đệm cho các bài dân ca Tây Nguyên.
	Cách dạy những bài hát khó
	Những bài trong chương trình dạy học Âm nhạc đã được các tác giả tuyển chọn nói chung là phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh song không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên, học sinh với một vài bài. Có khi dễ tiếp thu với học sinh địa phương này nhưng lại rất khó tiếp thu với học sinh địa phương khác, đó cũng là điều tất yếu vì hiện nay chúng ta chỉ có một giáo trình, một bộ sách giáo khoa chung. Nếu gặp bài hát khó chúng ta cần lưu ý những điều sau:
	- Giáo viên phải nắm vững đặc điểm riêng của bài hát như nội dung, cấu trúc, sắc thái Đàn và hát chính xác, thuần thục, thuộc bài hát. Khi giáo viên tự cho rằng, bài hát đó không phải là bài hát khó thì việc dạy hát cũng trở nên dễ dàng hơn.
	- Tăng thời gian của bước dạy hát từng câu, giảm thời gian của những bước khác.
	- Học sinh xem phần biểu diễn bài hát trên băng hình
	- Nên chia bài theo những câu hát ngắn, dạy chậm và chính xác từng câu.
	- Kết hợp nghe giai điệu trên đàn.
	- Tập kĩ từng câu hát, giáo viên nên hát mẫu nhiều hơn để hướng dẫn học sinh thể hiện đúng những chỗ khó, sửa ngay từng câu nếu các em hát sai.
	- Những câu hát gần giống nhau nên để học sinh so sánh, nhận biết và tập hát cho đúng.
Giúp học sinh sửa chỗ hát sai
	Sửa chỗ sai cho học sinh là hoạt động diễn ra trong tiết học hát và ôn tập bài hát. Giáo viên cần sửa sai càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện chỗ sai. Nếu bỏ qua các sai sót trong một thời gian dài, sẽ khó có thể sửa chữa được, đặc biệt là khi các em đã quen với những sai sót đó.
	Những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải là:
	- Hát sai giọng (khi hầu hết các em hát ở một giọng nhưng có em lại hát ở giọng khác). Cách sửa là học giáo viên đàn hoặc hát mẫu cho học sinh hát sai nghe lại giai điệu câu mở đầu, hướng dẫn các em hát đúng giọng ngay từ đầu.
	- Hát sai cao độ (học sinh hát đúng giọng nhưng sai cao độ một số nốt trong bài). Cách sửa là giáo viên đàn hoặc hát mẫu thật chậm, phân tích chỗ mà học sinh hát sai là cao hơn hoặc thấp hơn so với bản nhạc, hướng dẫn các em thực hiện cho đúng.
	- Hát sai trường độ (thường sảy ra ở bài có đảo phách, nghịch phách hoặc trường độ có dấu chấm dôi đi cùng nốt móc kép). Cách sửa là giáo viên hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ tiết tấu lời ca, các em sẽ phân biệt và sửa được.
	Cách dạy bài hát có 2 lời
	Dạy lời 2 phải khác với dạy lời 1bởi vì khi đó học sinh đã nắm được giai điệu bài hát. Giáo viên không thể dạy từng câu giống như lời 1 mà cần giúp các em nắm vững giai điệu để tự hát lời 2. Giáo viên cần lưu ý:
	- Nếu lời 2 hát tương tự lời 1, giáo viên nên chỉ định học sinh (cá nhân, nhóm, tổ, dãy, cả lớp) tự hát sau đó hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.
	- Nếu lời 2 có điểm khác lời 1, giáo viên cần phân tích điểm khác biệt, có thể đàn và hát mẫu riêng câu đó rồi hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu. 
	Cách dạy bài hát mà học sinh đã quen thuộc
	Đối với những bài hát mà học sinh đã quen thuộc, khi dạy thường gặp những khó khăn sau: Có 3 đối tượng học sinh cùng học hát (có những em hát chính xác, có những em hát còn sai, có những em chưa biết hát); nhiều em không hào hứng khi học những bài đã quen thuộc; khó sửa những lỗi sai mà học sinh đã quen thuộc. Sau đây tôi xin đưa ra một số kĩ thuật để giải quyết vấn đề này là: 
	- Phân loại học sinh: Những em hát chính xác, những em hát còn sai, những em chưa từng tập hát. Phân nhóm có cả 3 đối tượng học sinh để cùng tập hát, tổ chức thi đua giữa các nhóm tạo hứng thú và động lực.
	- Cho học sinh nghe bằng đĩa mẫu. Nên chia câu hát dài, chỉ định học sinh xung phong làm mẫu và hướng dẫn các bạn chưa tập.
	- Cần dạy đủ các bước để học sinh chưa tập có thể hát chính xác, tăng cường sửa sai cho các em.
	- Có thể tổ chức các trò chơi làm tăng hứng thú.
	- Với học sinh đã hát chính xác, cần hướng dẫn thể hiện sắc thái hoặc biểu diễn khi hát 
	Phân chia thời gian các bước khi dạy hát.
	Trong quy trình dạy hát, thời lượng thực hiện các bước cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng, với mức độ khó hoặc dễ của từng bài hát. Ví dụ, bước giới thiệu bài hát, có bài thì tiến hành 1, 2 phút, có bài 4,5 phút. Tuy nhiên giáo viên nên thực hiện 4 bước (giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu, khởi động giọng) trong khoảng 10 đến 12 phút vì nếu kéo dài hơn có thể làm học sinh mất hứng thú học hát.
	Hạn chế dạy hát theo lối truyền khẩu
	Học hát theo lối truyền khẩu là học sinh tập hát một cách thụ động và thiếu tích cực, các em liên tục nghe giáo viên hát mẫu rồi nhắc lại một cách thụ động. Ngày nay, giáo viên nên giảm thiểu dạy hát theo lối truyền khẩu vì nó không còn phù hợp với những định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Không phát huy được tính tích cực của học sinh, không khai thác được các thiết bị dạy học....
	Vai trò của nhạc cụ khi dạy hát
	Khi dạy hát từng câu, giáo viên nên sử dụng nhạc cụ vì:
	- Học hát có nhạc sẽ tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hào hứng luyện tập.
	- Việc đàn giai điệu các câu hát giúp các em phát triển tai nghe nhạc.
	- Sử dụng nhạc cụ giúp giáo viên dạy hát không vất vả mà lại hiệu quả.
	- Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời còn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.
	Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên lạm dụng nhạc cụ một cách thái quá (về cường độ và thời gian). Nếu tiếng đàn quá to, giáo viên lại đàn liên tục, sẽ vừa át tiếng hát vừa sao nhãng việc bao quát lớp học.
	Cách khắc phục học sinh hát cuốn nhịp.
	Đây là lỗi thường gặp trong tiết dạy hát, do tâm lý học sinh muốn nhanh chóng hát được bài vừa học, do sự điều tiết hơi thở không chủ động (đặc biệt là với câu hát dài, các em không đủ hơi thở) và ảnh hưởng của tâm lý đám đông nên không làm chủ về nhịp độ, dẫn đến tình trạng hát cuốn nhịp. 
	Có một số kĩ thuật khắc phục lỗi hát cuốn nhịp, đó là:
	- Hướng dẫn học sinh lấy hơi ở đầu hoặc giữa câu hát, giúp các em có đủ hơi thở để hát câu tương đối dài.
	- Giáo viên chia lớp thàm nhóm nhỏ để luyện tập về nhịp độ (tránh ảnh hưởng của tâm lí đám đông).
	- Lần lượt tập hát với tốc độ chậm, hơi nhanh hay vừa phải theo tay chỉ huy của giáo viên. Mục tiêu của cách luyện tập này là để học sinh có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ được nhịp độ.
	- Tập hát theo chỉ huy của giáo viên, luyện cho học sinh cách quan sát động tác đánh nhịp và biết giữ nhịp độ
	- Hát thầm trên nền nhạc đệm
	- Tập gõ đệm khi nghe nhạc...
	2.3.2. Đối với phân môn Nhạc lí - Tập đọc nhạc
	2.3.2a. Kĩ thuật dạy Nhạc lý.
	Giới thiệu kiến thức
	Mục tiêu để học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lý. Giáo viên thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới.
	Ví dụ về nhịp hoặc nhịp giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp hoặc nhịp vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.
	Ví dụ giới thiệu về nhịp lấy đà, giáo viên có thể đưa ra hai bản nhạc có cùng số chỉ nhịp, một bản không có nhịp lấy đà và bản kia có lấy đà, để học sinh so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lý, giáo viên không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: Dấu nối, dấu luyện, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng
	Minh họa kiến thức trên bản nhạc
	Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế.
	Ví dụ học về nhịp, giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài hát, bản nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng một số chỉ nhịp này. Học về thứ tự dấu thăng, dấu giáng ở hóa biểu, yêu cầu học sinh tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng hóa biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.
	Minh họa kiến thức bằng âm thanh
	Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lý, giúp học sinh không chỉ học lý thuyết suông mà được nghe âm thanh để hiểu biết rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thức. Giáo viên có thể đàn, hát hoặc dùng băng đĩa, băng hình để cho học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_cac_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_nham_ta.doc