SKKN Đổi mới phương pháp ôn luyện nhằm nâng cao kết quả thi THPTQG lớp 12 - Chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam

SKKN Đổi mới phương pháp ôn luyện nhằm nâng cao kết quả thi THPTQG lớp 12 - Chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam

Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt gần đây nhất là Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT với nội dung:

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, của xã hội.

 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.

 Tiếp thu quan điểm chỉ đạo trên của Nhà nước về việc đổi mới giáo dục nói trên, đặc biệt là học sinh lớp 12 có dự thi môn Địa lí trong kì thi THPTQG thì việc giúp các em có nhiều kênh tiếp nhận kiến thức, kĩ năng địa lí là rất cần thiết, đã tạo tiền đề vững chắc về mặt lí luận giúp tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình.

 

docx 20 trang thuychi01 5330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp ôn luyện nhằm nâng cao kết quả thi THPTQG lớp 12 - Chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................
1
 1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
3
 2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................................
3
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến...................................................................
3
 2.2. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến..............................
4
 2.3. Các giải pháp sáng tạo đã thực hiện....................................................
4
 2.3.1. Các giải pháp chung..........................................................................
4
 2.3.2. Các giải pháp cụ thể..........................................................................
4
 a. Giải pháp 1: Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà............................
4
 b.Giải pháp 2: Xây dựng công thức địa lí.............................................
5
 c.Giải pháp 3: Khái quát hóa nội dung kiến thức dưới dạng tư duy....
6
 d. Giải pháp 4: Kĩ năng làm câu hỏi trắc nghiệm theo bài, với biểu đồ - bảng số liệu, Atlat Địa lí Việt Nam................................................................
8
2.4. Đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến.....................................................
16
3. Kết luận, kiến nghị: ..................................................................................
 - Kết luận.......................................................................................................
 - Kiến nghị.....................................................................................................
17
17
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
* Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt gần đây nhất là Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT với nội dung: 
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, của xã hội.
	Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.
 Tiếp thu quan điểm chỉ đạo trên của Nhà nước về việc đổi mới giáo dục nói trên, đặc biệt là học sinh lớp 12 có dự thi môn Địa lí trong kì thi THPTQG thì việc giúp các em có nhiều kênh tiếp nhận kiến thức, kĩ năng địa lí là rất cần thiết, đã tạo tiền đề vững chắc về mặt lí luận giúp tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình.
* Giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ, căn bản. Chúng ta đang chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được những gì qua việc học và làm bài thi. Để đảm bảo được điều đó cần phải đổi mới toàn diện nội dung, trong đó phương pháp dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng.	
Trong những năm qua, việc đổi mới trong giáo dục đã được quan tâm chỉ đạo từ phía Bộ giáo dục. Ngành Giáo dục ở các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và đã triển khai thực hiện trong thực tiễn giảng dạy. Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giáo viên và học sinh. Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới các hoạt động dạy- học và có mong muốn được thực hiện đổi mới đồng bộ các phương pháp này. 
	Tuy nhiên, việc dạy và học của thầy và trò vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do các tài liệu hướng dẫn việc đổi mới không nhiều, mang tính lí thuyết, tư duy trừu tượng. Việc tập huấn giáo viên chỉ được số ít giáo viên tham gia từ Bộ - về Sở - khi về đến trường sở tại cũng chỉ đề cập chung chung là phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau, áp dụng linh hoạt nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực. Còn áp dụng như thế nào, có đúng với mục đích yêu cầu, chủ trương hay không thì chưa được kiểm tra, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm. Kết quả là những mục tiêu giáo dục sẽ không đạt được.
Môn Địa lí ở trường phổ thông vẫn được xem là môn phụ, luôn gặp phải định kiến của phụ huynh và học sinh thời hiện đại. Ở trường THPT Hoàng Lệ Kha, trong rất nhiều khóa học gần đây, trong kì thi tuyển sinh vào 10, khi cho học sinh đăng kí chọn ban theo học, đại đa số học sinh theo học ban A và tổ hợp tự nhiên. Năm học 2018- 2019 nhà trường chỉ có duy nhất 1/8 lớp đăng kí theo học ban khoa học xã hội. Vì vậy người học không dành thời gian quan tâm, học chiếu lệ, người dạy cũng vì thế sao nhãng, chưa tâm huyết. 
Nghịch lí khi đến học kì II trong hai năm học này, lại toàn bộ học sinh khối 12 chuyển sang học tổ hợp xã hội hoặc dự thi cả 2 tổ hợp để dự thi xét tốt nghiệp THPTQG do sợ dự thi ban KHTN bị liệt hoặc không đủ điểm xét tốt nghiệp.
 Tất cả những lí do trên, là động lực quan trọng khiến tôi quyết định lựa chọn đề tài: 
Đổi mới phương pháp ôn luyện nhằm nâng cao kết quả thi THPTQG lớp 12 - Chủ đề Địa lí Nông nghiệp Việt Nam -
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài của tôi lựa chọn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, góp phần cùng đồng môn và đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. Qua phần học này giáo viên có thể áp dụng để ôn thi nhiều phần kiến thức khác, các em học sinh có những kí năng cơ bản về tính toán, kiến thức về ngành nông nghiệp phục vụ cho học tập và làm việc mai sau. Đặc biệt trang bị cho các em học sinh, nhất là học sinh lớp 12 có những kiến thức, kĩ năng dự thi đạt hiệu quả cao.
 Mặt khác, tôi mong muốn xã hội có cách nhìn nghiêm khắc và rộng mở hơn với môn Địa lí. Theo tôi, môn học này giúp các em được trang bị cả kiến thức về tự nhiên, về con người, kinh tế - xã hội, những kĩ năng- kĩ xảo tư duy, suy luận logic và cả những kĩ năng tính toán mà các em vận dụng được trong cuộc sống mai sau.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài sẽ trình bày cụ thể bằng nhiều kênh kiến thức, kĩ năng khác nhau giúp học sinh lớp 12 có đầy đủ kiến thức lí thuyết, kĩ năng sử dụng Atlat, kĩ năng lựa chọn dạng biểu đồ và phân tích bảng số liệu theo định hướng phát triển năng lực. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến 
 Chương trình Địa lí lớp 12 học về địa lí Việt Nam nên rất gần gũi với đối tượng học sinh trong trường. Trên thực tế đây cũng là môn thi ít khi học sinh bị điểm liệt, thậm chí là môn học sinh hi vọng được điểm cao để bù vào những môn thi khác. Tuy nhiên đó là trên lí thuyết, còn trong quá trình dạy - học, tôi nhận thấy rằng để học sinh đạt điểm cao không dễ, bởi lượng kiến thức và kĩ năng rất nhiều. Đơn cử như phần “ Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” nghe chừng gần gũi và không khó, thế nhưng kiến thức là khoa học, có cấu trúc và qui trình nên không dễ dàng hiểu và nhớ hết được. Vì thế tôi thiết nghĩ phải tìm giải pháp giúp học sinh biết được nhiều, nhớ được lâu và làm bài được tốt. Từ một phần đơn vị kiến thức này học sinh sẽ áp dụng, rút ra bài học kinh nghiệm cho những phần kiến thức khác. 
 2.2. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
-Thuận lợi:
	Trường THPT Hoàng Lệ Kha nơi tôi công tác là nơi có môi trường giáo dục hàng đầu của tỉnh. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện học sinh. Vì thế tất cả các bộ môn đều được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện tốt. Nhà trường cũng luôn chú ý xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội phát huy năng lực bản thân. 
 Hầu hết học sinh trong trường đều là con em nông thôn nên chịu khó, ngoan ngoãn, có ý thức học tập tốt, rất thuận lợi cho giáo viên trong thực hiện các hoạt động giáo dục.
Môn Địa lí ở trường là môn học có số lượng tiết dạy ít. Trong những năm gần đây trở thành môn thi chính trong bài thi tổ hợp xã hội nên được nhiều học sinh lựa chọn dự thi THPT quốc gia.
-Khó khăn:
	Tuy nhiên cái khó là phần lớn học sinh lên lớp 12, thậm chí là sang học kì 2 của lớp 12 mới chuyển sang học môn Địa lí để dự thi, trong khi lượng kiến thức của môn không chỉ là lí thuyết mà còn có phần kĩ năng sử dụng Atlat, biểu đồ, bảng số liệu nên cả thầy và trò phải chạy chương trình rất vất vả, ít có thời gian ôn luyện, giải đề... Vì thế nhiều học sinh không đáp ứng kịp nên có tư tưởng chán học, buông bỏ.
Bảng khảo sát học sinh khối 12 tham gia dự thi tổ hợp tự nhiên và tổ hợp xã hội đầu học kì I và đầu học kì II trường THPT Hoàng Lệ Kha
Lớp / sĩ số
Đầu học kì I, năm học
2018- 2019
Đầu học kì II, năm học
2018- 2019
HS chọn bài thi tổ hợp tự nhiên
HS chọn bài thi tổ hợp xã hội
HS chọn bài thi tổ hợp tự nhiên
HS chọn bài thi tổ hợp xã hội
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
12A1- 41
41
100
0
0
31
75,7
10
24,3
12A2- 44
44
100
0
0
25
56,8
19
43,2
12A3- 42
42
100
0
0
22
52,4
20
47,6
12A4 – 34
34
100
0
0
06
17.6
28
82,4
12A5- 39
0
0
39
100
0
0
39
100
12A6- 41
0
0
41
100
0
0
41
100
12A7- 34
0
0
34
100
0
0
34
100
12A8- 28
0
0
28
100
0
0
28
100
12A9- 29
0
0
29
100
0
0
29
100
 Như vậy số học sinh chuyển sang lựa chọn thi tổ hợp xã hội trong kì thi THPTQG đã tăng lên trong học kì II. Chính vì vậy để học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải đề thi đạt điểm trung bình trở lên, yêu cầu người giáo viên phải có các giải pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy và ôn tập.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
 2.3.1. Giải pháp chung
 Để học sinh học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi, không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Vì lẽ đó, người giáo viên tâm huyết không phải đứng trên bục giảng thuyết trình say sưa về bài học mà phải làm sao để người học thích, hứng thú - mong đợi giờ học - say mê - kết qủa cao. Có nghĩa, người giáo viên không đơn thuần giảng dạy những kiến thức, kĩ năng đã có sẵn theo lối mòn, mà phải “chế biến” kiến thức, kĩ năng đó thành nhiều dạng khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau để kích thích được tai - mắt - cảm xúc - hành động của học trò. 
 2.3.2. Giải pháp cụ thể
 a. Giải pháp 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước bài học ở nhà.
 Đây là giải pháp cực kì quan trọng, giúp học sinh bước đầu tự nghiên cứu nội dung bài học cần tìm hiểu. Chẳng hạn bài “ Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta”, học sinh cần rút ra kiến thức nội dung chính từng mục ở nhà, sau đó đến lớp các em được giáo viên chuẩn kiến thức, sửa lại đề mục và bổ sung nội dung còn thiếu.
 Giải pháp này xuất phát từ thực trạng: Học thụ động nghe giảng và ghi bài hoặc nhiều em chỉ chăm chú vẽ chữ giáo viên từ trên bảng vào vở mà không tiếp thu được nội dung bài học qua lời giảng của giáo viên. Trong khi lượng kiến thức trong một bài học ở chương trình lớp 12 rất nhiều, kèm theo mỗi bài sẽ có các kĩ năng nhận xét và lựa chọn biểu đồ từ bảng số liệu, kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam. Với thời lượng 45 phút trên lớp, đa phần học sinh trường tôi sẽ không tiếp thu được kiến thức cơ bản theo yêu cầu.. 
 Với cách học này phần lớn học sinh nắm và ghi chép được nội dung cơ bản của bài học mới. Khi đó vào tiết học, các em chỉ ghi bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hoặc ghi lại đề mục phù hợp với nội dung đó. Với cách làm này học sinh sẽ có thời gian nghe giáo viên giảng bài, do đã chuẩn bị bài ở nhà nên học sinh dễ dàng tập trung ý thức xây dựng bài tốt hơn.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo mẫu sau:
Phần nội dung HS ghi ở nhà
Phần nội dung kiến thức giáo viên chuẩn hóa trên lớp
...
...
Ví dụ: Chuẩn bị bài ở nhà và chuẩn kiến thức ở lớp 1 phần kiến thức trong bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta của học sinh lớp 12A4
 b. Giải pháp 2: Xây dựng công thức địa lí.
 Tỉ trọng thành phần A( %) = x 100
 Tốc độ tăng trưởng (%) = x100(lấy năm gốc của BSL = 100%)
Sản lượng( triệu tấn) = Diện tích x Năng suất 
Năng suất( tạ/ ha) = 
Bình quân lương thực trên đầu người( kg/ người) = 
 Lưu ý: 1 tấn = 10 tạ = 1.000 kg
 1 ha = 10.000 m2
 (Các công thức tính năng suất, bình quân lương thực trên đầu người cần nhân 1000 để đổi đơn vị trên máy tính ra kết quả là tạ/ ha; kg/ người) 
 c. Giải pháp 3: Khái quát hóa nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy.
 Việc xây dựng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Điểm yếu của phần lớn học sinh là chỉ nắm được nội dung bài học đó mà quên rằng các kiến thức ở các bài khác nhau có mối quan hệ trong một tổng thể. 
 Ví dụ: 
 - Giáo viên: Em hãy xác định cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta?
 - Học sinh: Ngành nông nghiệp bao gồm ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp, ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
 Vì vậy, với việc sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát hóa kiến thức, học sinh sẽ nhanh chóng bao quát được nội dung bài học, đặc biệt giải pháp này giúp học sinh nhớ được kiến thức bài học rất lâu và chính xác.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tùy vào đối tượng học sinh mà có thể sử dụng ngay khi vào đầu bài học, cũng có thể khi củng cố bài học hoặc kiểm tra bài cũ thiết nghĩ đều mang lại hiệu quả cao.
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu ngành khu vực I( ngành Nông nghiệp theo nghĩa rộng)
 Hình 2. Sơ đồ cơ cấu ngành Nông nghiệp( theo nghĩa hẹp)
Hình 3: Sơ đồ các vùng Nông nghiệp nước ta
 d. Giải pháp 4: Kĩ năng làm câu hỏi trắc nghiệm theo bài, với các bảng số liệu - biểu đồ và Atlat Địa lí việt Nam phần địa lí Nông nghiệp.
 Sự cần thiết giáo viên phải soạn được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo bài hoặc theo chủ đề dựa vào nội dung kiến thức trọng tâm, các bảng số liệu và biểu đồ có trong nội dung bài học, Atlat địa lí Việt Nam các trang 18, 19, 20( nhắc nhở học sinh tìm hiểu mối quan hệ với các trang khác trong Atlat có liên quan như trang 9,10,11,12). Đây là hoạt động dạy – học cần thiết nhất trong quá trình ôn tập cho học sinh hiện nay. Việc làm quen với câu hỏi trắc nghiệm ở cả 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp - vận dụng cao giúp học sinh củng cố lại kiến thức lí thuyết, giải quyết các câu hỏi kĩ năng ,lựa chọn đáp án đúng với bảng số liệu và Atlat.
 * Phần lí thuyết: Câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên nội dụng bài học, một bài tùy theo dung lượng kiến thức có thể nhiều hay ít câu hỏi, xong thường dao động từ 10- 50 câu.
 Ví dụ : Bài 21- Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta?
 A. Sự phân hóa khí hậu B. Sự phân hóa đất đai
 C. Độ cao địa hình khác nhau D. Hệ thống sông khác nhau
Câu 2. Nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?
 A. Các loại đất trồng khác nhau giữa các vùng đất nước
 B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt
 C. Nguồn nước có sự khác nhau khá nhiều giữa các đồng bằng
 D. Địa hình đa dạng, có cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
Câu 3. Phải áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là do sự phân hóa của các điều kiện
 A. địa hình, khí hậu B. khí hậu, nguồn nước
 C. nguồn nước, địa hình D. địa hình, đất trồng
Câu 4. Việc sử dụng đất trong điều kiện nền nông nghiệp nhiệt đới không cần chú ý đến vấn đề
 A. xâm thực, xói mòn B. bạc màu, giảm độ phì
 C. đầm lầy hóa D. Sa mạc hóa
Câu 5. Nguyên nhân làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta?
 A. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ . 
 B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.
 C. Nguồn nước sông từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào.
 D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
 A. Cây, con phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
 B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng phòng tránh thiên tai.
 C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ vào giao thông và chế biến nông sản.
 D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp nước ta hiện nay?
 A. Là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền
 B. Là nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
 C. Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
D. chuyển nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại.
Câu 8. Đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền là:
 A. phần lớn sản phẩm dùng để cung cấp cho thị trường.
 B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
 C. tạo ra nhiều lợi nhuận, sử dụng ngày càng nhiều máy móc.
 D. phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa.
Câu 9. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
 A. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản lượng
 B. Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm
 C. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ.
 D. Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
Đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
B
A
C
B
D
C
B
D
* Câu hỏi trắc nghiệm với bảng số liệu và biểu đồ: Giáo viên dựa vào các bảng số liệu, biểu đồ và ngay cả cấu trúc nội dung bài học để soạn câu hỏi phù hợp. Soạn đề phải đầy đủ cả 3 dạng câu hỏi:
- Dạng 1: Mức nhận biết – chọn đáp án loại biểu đồ chính xác cho bảng số liệu
- Dạng 2: Mức thông hiểu cho các hình biểu đồ, chọn đáp án đúng với yêu cầu nhận xét chọn đáp án đúng.
- Dạng 3: Mức vận dụng và vận dụng cao – phân tích, tính toán và giải thích thông qua hình biểu đồ, bảng số liệu chọn đáp án đúng.
Ví dụ :
Câu 1: Cho bảng số liệu về giá trị sản lượng của các ngành nông- lâm - thủy sản ở nước ta.
 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
 1990
 1995
 2000
 2005
Nông nghiệp
61.817,5
82.307,1
112.111,7
137.112,0
Lâm nghiệp
 4.969,0
 5.033,7
 5.901,6
 6.315,6
Thủy sản
 8.135,2
 13.523,9
 21.777,4
 38.726,9
Tổng số
74.921,7
100.864,7
139.790,7
182.154,5
 Để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản của nước ta giai đoạn 1990-2005 , biểu đồ thích hợp là:
 A. Cột	 C. Đường biểu diễn B. Miền	 D. Hình tròn
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. 	 
 (Đơn vị : nghìn tấn) 
Chỉ tiêu
1990
1995
2000

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_on_luyen_nham_nang_cao_ket_qua_thi.docx