SKKN Đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn kiến thức, phát triển tư duy năng lực của học sinh qua bài học: Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
Trong xu hướng phát triển đất nước toàn diện, mạnh mẽ để hội nhập và phát triển cùng thế giới, có nhiều vấn đề được đặt ra, đòi hỏi sự cải cách và đổi mới thực sự, triệt để, trong đó có ngành giáo dục. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là sự đổi mới của người dạy, người học. Chính vì thế, việc ông thầy tìm ra những biện pháp, những giải pháp hay phương pháp mới để phát huy được năng lưc học tập của học sinh là rất quan trọng, đồng thời sẽ rèn luyện được tính chủ động tích cực, tư duy, sáng tạo và khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương một cách sâu sắc, toàn vẹn, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và vươn tới cái chân - thiện - mĩ của cuộc sống.
Nhưng hiện nay một thực trạng đang diễn ra đó là việc học sinh chán học môn ngữ văn, khả năng tiêp nhận văn chương hời hợt, có phần thực dụng và thương mại hóa. Hơn thế nữa, chương trình học môn ngữ văn rất nặng. việc học và lựa chọn thi cử môn ngữ văn còn hạn chế ở một số ngành nghề, một số trường đại học, cao đẳng và cơ hội kiếm việc làm sau khi ra trường khó hơn so với các môn học, ngành học tự nhiên, nên dẫn đến tâm lí các em chỉ học đối phó, học để thi lấy điểm tổng kết hoặc lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Bên cạnh đó, giáo viên còn nhiều áp lực trước sự đổi liên tục, không đồng bộ của ngành giáo dục. Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Nhiều giáo viên ngại đổi mới, vẫn dạy học một cách máy móc, thụ động Đây không chỉ là những tồn tại đáng trăn trở của ngành giáo dục mà của cả những người đang đứng trên bục giảng như chúng tôi
Trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đổi mới phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phong phú, đa dạng để đào tạo học sinh phát triển một cách toàn diện.
Từ những lý do trên, người viết bài này mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn kiến thức, phát triển tư duy năng lực của học sinh qua bài học: Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”. Với hy vọng bằng những kinh nghiệm thực tế, lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với nghề và không ngừng đổi mới phương pháp của mình, tôi sẽ đem đến cho học sinh những giờ học thực sự thoải mái và hiệu quả nhằm bồi dưỡng ở các em lòng say mê học tập, khả năng sáng tạo và tình yêu đối với môn ngữ văn.
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng phát triển đất nước toàn diện, mạnh mẽ để hội nhập và phát triển cùng thế giới, có nhiều vấn đề được đặt ra, đòi hỏi sự cải cách và đổi mới thực sự, triệt để, trong đó có ngành giáo dục. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là sự đổi mới của người dạy, người học. Chính vì thế, việc ông thầy tìm ra những biện pháp, những giải pháp hay phương pháp mới để phát huy được năng lưc học tập của học sinh là rất quan trọng, đồng thời sẽ rèn luyện được tính chủ động tích cực, tư duy, sáng tạo và khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương một cách sâu sắc, toàn vẹn, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và vươn tới cái chân - thiện - mĩ của cuộc sống. Nhưng hiện nay một thực trạng đang diễn ra đó là việc học sinh chán học môn ngữ văn, khả năng tiêp nhận văn chương hời hợt, có phần thực dụng và thương mại hóa. Hơn thế nữa, chương trình học môn ngữ văn rất nặng. việc học và lựa chọn thi cử môn ngữ văn còn hạn chế ở một số ngành nghề, một số trường đại học, cao đẳng và cơ hội kiếm việc làm sau khi ra trường khó hơn so với các môn học, ngành học tự nhiên, nên dẫn đến tâm lí các em chỉ học đối phó, học để thi lấy điểm tổng kết hoặc lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Bên cạnh đó, giáo viên còn nhiều áp lực trước sự đổi liên tục, không đồng bộ của ngành giáo dục. Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Nhiều giáo viên ngại đổi mới, vẫn dạy học một cách máy móc, thụ độngĐây không chỉ là những tồn tại đáng trăn trở của ngành giáo dục mà của cả những người đang đứng trên bục giảng như chúng tôi Trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đổi mới phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phong phú, đa dạng để đào tạo học sinh phát triển một cách toàn diện. Từ những lý do trên, người viết bài này mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn kiến thức, phát triển tư duy năng lực của học sinh qua bài học: Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”. Với hy vọng bằng những kinh nghiệm thực tế, lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với nghề và không ngừng đổi mới phương pháp của mình, tôi sẽ đem đến cho học sinh những giờ học thực sự thoải mái và hiệu quả nhằm bồi dưỡng ở các em lòng say mê học tập, khả năng sáng tạo và tình yêu đối với môn ngữ văn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Với thực trạng học hành, thi cử và chọn nghề nghiệp như hiện nay, tôi nhận thấy Việc đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh yêu thích, say mê và có hứng thú học văn, theo đuổi và đam mê môn văn thì đó là cũng là kết quả đáng được công nhận. Mục đích lớn nhất của tôi khi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tạo cho học sinh hứng thú với môn học, phát huy được tính tích cực chủ động nhằm giúp các em tích hợp kiến thức nhiều môn học để từ đó các em học tốt hơn, vận dụng được kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Để cho việ dạy học giờ ngữ văn có hiệu quả, thật sự đổi mới, tôi chú ý tới việc sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy kết hợp truyền thống và hiện đại, đặc biệt là phương pháp tích hợp liên môn kiến thức và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp thống kê, phân loại. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh yêu thích và gần gũi, có hứng thú học tâp môn văn là điều kiện tiên quyết đối với những người dạy văn như chúng tôi. Con đường tốt nhất để môn ngữ văn thâm nhập và mở rộng tâm hồn của học sinh đó là việc người thầy người cô lựa chọn được những phương pháp tiếp cận phù hợp nhất đối với các em. Những phương pháp mà tôi trình bày dưới đây đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh. Bởi lẽ, hầu hết các tiết học các em đều rất thoải mái phát biẻu, trình bày những suy nghĩ của mình. Sau mỗi tiết học các em đều có thể nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Khả năng phát triển trí tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ và lĩnh hội, khám phá những kiến thức xã hội có mối quan hệ với môn văn cũng được đánh giá cao khi sử dụng những phương pháp dạy học này. Đây là điều rất cần thiết đối với việc học văn. Trong tâm lí của học sinh là học văn không khó, không dễ bị liệt điểm trong khi thi cử, không những thế môn văn dài, ít có cảm hứng để viết Cho nên, để trang bị kiến thức cho các em, giúp các em có hứng thú học tập là điều mong muốn của nhiều giáo viên, nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Phải thực sự đặt mình vào vị trí của các em, phải thực sự yêu quí các em, và có “tâm” trong nghề mới có thể làm được điều đó. Xuất phát từ tình cảm trên, xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, những phương pháp dạy phù hợp để từ đó tạo hứng thú cho các em học tập và áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 2.2. Thực trạng cụ thể ở trường THPT Chu Văn An trong những năm gần đây - Học sinh phần lớn là đăng ký khối A nên các em không chú tâm với môn ngữ văn. - Những học sinh đăng ký khối C,D thì nhiều học sinh chủ yếu chỉ có lực học trung bình, khá, số lượng giỏi là rất ít. - Nhiều học sinh học chỉ mong lấy cái bằng tốt nghiệp thì không hứng thú với môn ngữ văn. Vì vậy để các em hứng thú với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng không phải một sớm một chiều, đó là cả một quá trình. - Các em không chú ý học, ồn, không chịu xây dựng bài. Vì vậy, sự đầu tư vào chất lượng bài dạy đang càng ngày càng được đổi mới và nâng cao. - Sau nhiều năm thử nghiệm những phương pháp dạy học dưới đây tôi nhận thấy các em đã dần dần thích học hơn. Trong giờ học các em đã có ý thức xây dựng bài, đã chuẩn bị bài cũ trước khi đến lớp. 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng một số phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể như sau: 2.3.1. Phương pháp sử dụng các showgame trong phần mở đầu bài dạy Với việc sử dụng các showgame để dẫn vào bài học, giáo viên sẽ tạo được hứng thú, sức hấp dẫn cho học sinh ngay trong phần đầu của bài học,vừa khai thác kiến thức, vừa tạo không khí học tập cho học sinh trong các trò chơi:Nhìn hình đoán chữ, qua hình ảnh đoán được nội dung, hoặc khám phá nội dung, nghệ thuật, tên tác giả, tên nhân vật chính, hay các đoạn trích hay qua các mảnh lắp ghép của hình, ô chữ học sinh sẽ rất có hứng thú với phương pháp này, và không khí giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, không gò bó, không nhàm chán. Đó cũng là phương pháp có hiệu quả trong thực tế giảng dạy mà bản thân tôi và nhiều giáo viên đạt được. Tuy nhiên phương pháp này chưa được sử dụng nhiều vì một số giáo viên còn dè dặt khi sử dụng, hoặc vì sợ cháy giáo án 2.3.2. Phương pháp phân tích, giảng giải, gợi mở, phát vấn Đây là một trong những phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy học văn. Đó cũng là phương pháp truyền thống nhưng nếu vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo, chủ động thì lại rất hiệu quả. Nguyên tắc đầu tiên của việc dạy học văn là đọc tác phẩm để nắm bắt nội dung chính, để hiểu tác phẩm sâu hơn, giáo viên cần phải phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, định hướng cho học sinh phân tích, gợi mở, giảng giải cắt nghĩa những cái hay, cái khó của tác phẩm, gợi mở những tư tưởng, ý tưởng đặc sắc, sâu sắc trong ý đồ nghệ thuật của tác giả. Giáo viên sử dụng phương pháp phát vấn, đàm thoại, đối thoại trực tiếp với học sinh, từ đó sẽ thấy được các em đã hiểu tác phẩm đến mức độ nào và giúp đỡ các em xâm nhập sâu hơn vào tác phẩm. Trong quá trình sử dụng phương pháp này, giáo viên có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau như kĩ thuật tia chớp hay kĩ thuật công não hoặc phòng tranh.. để giờ học hiệu quả và có hứng thú. 2.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi mang tính đọc hiểu, khám phá hay phát huy khả năng nhận biết, tư duy, óc sáng tạo qua câu hỏi tình huống cho từng nhóm để thảo luận, sau đó cho đại diện nhóm lên thuyết trình. Các nhóm khác có thể bổ sung, phản bác những chi tiết thiếu hoặc cho rằng chưa hợp lý. Nhóm thuyết trình sẽ bảo vệ ý kiến của mình hoặc tiếp thu ý kiến của nhóm bạn. Giáo viên là trọng tài chốt và bổ sung kiến thức nếu còn thiếu. Phương pháp này cũng giúp học sinh rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông hay là khả năng lập luận vấn đề trong việc tạo lập văn bản nói và văn bản viết. 2.3.4. Phương pháp tạo tình huống nhập cuộc trong tác phẩm Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm.Sau đó cho học sinh thâm nhập vào tác phẩm như là thâm nhập vào đoạn trích với những tình huống, tình tiết gay cấn, đặc biệt để hiểu sâu tác phẩm hơn, hoặc là nhập vai vào tác giả để viết tình tiết khác hoặc thay đổi kết cấu, cốt truyện, kết thúc 2.3.5. Phương pháp tích hợp liên môn kiến thức và phát triển tư duy năng lực của học sinh trong giảng dạy môn văn. (Đây là phương pháp giảng dạy chính mà trong SKKN này tôi muốn trình bày) 2.3.5.1 Khái niệm Tích hợp liên môn kiến thức là việc sử dụng đa dạng, đa chiều các loại hình kiến thức, các môn học như triết học, lịch sử, địa lý vận dụng vào bài học nhằm giúp hoc sinh hiểu sâu, hiểu rộng vấn đề hơn và có cái nhìn đa chiều về tác phẩm. [ 2]. Năng lực tư duy là một công cụ tổ chức tư duy của con người và là kỹ thuật học hiệu quả dạng bộ não. Là phương pháp học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức[2].Do đó, việc day học định hướng năng lực, tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. 2.3.5.2 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THPT + Vấn đáp tìm tòi + Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề + Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ + Dạy học theo dự án - Tính sáng tạo của giải pháp: Trong bộ môn Ngữ văn, giờ đọc- hiểu văn bản văn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọn.Tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì thế, trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học cần phát huy hết năng lực cảm thụ, năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, phát hiện, cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Để giờ học trở nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được khẳng định và mối liên hệ qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì thực hiện một giờ dạy cần phù hợp với bản chất của dạy học hiện đại theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. 2.3.5.3 Về các năng lực cần hình thành cho học sinh trong giờ dạy đọc- hiểu ngữ văn - Năng lực đọc- hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp Tiếng việt - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ Trên đây là những năng lực mà giáo viên qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục có thể hình thành các năng lực cho học sinh. Tuy nhiên không phải bất cứ bài học nào giáo viên cũng phải nhất thiết hình thành tất cả các năng lực đó mà phải tuỳ vào nội dung bài học, tuỳ vào đối tượng học sinh giáo viên có thể hình thành các năng lực phù hợp và hiệu quả. 2.3.5.4. Những yêu cầu khi dạy học đoạn trích tùy bút “Người lái đò sông Đà” * Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy bài “Người lái đò Sông Đà” Cùng với sự ra đời của văn chương, khoa học tiếp cận cũng xuất hiện như một công cụ hữu hiệu giúp người đọc, người học chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, đồng sáng tạo với nhà văn. Theo GS. Phan Trọng Luận: Người nghiên cứu và giảng dạy văn học luôn phải nắm vững quan điểm tiếp cận đồng bộ - một sự vận dụng hài hòa các phương pháp tiếp cận gồm lịch sử phát sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương [4]. Nếu hướng tiếp cận từ góc độ lịch sử phát sinh giúp HS nắm vững bối cảnh xã hội, đặc điểm phong cách tác giả thì hướng tiếp cận cấu trúc văn bản giúp cho các em hiểu sâu hơn, rộng hơn thế giới nghệ thuật được tái hiện trong tác phẩm còn hướng tiếp cận chức năng lại góp phần đánh thức khả năng tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo của HS. * Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học Theo sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Ngữ văn”, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2007 thì Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) “là cách thức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh”. PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Học sinh từ chỗ thụ động nghe - nhìn - ghi chép đến chỗ chủ động tìm tòi, phát biểu, trao đổi với thầy cô giáo và các bạn. Trong quá trình này, hoạt động dạy học diễn ra đa chiều, phong phú, lấy hiệu quả làm mục tiêu. [2]. * Vận dụng tích hợp tri thức ngoài văn bản để hiểu sâu tác phẩm Tri thức lịch sử - địa lý vùng đất Tây Bắc Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Vùng núi non ấy, từ ngàn đời nay, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Thái, Nùng, Mông, Dao... Đây cũng là vùng đất ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong quá trình khai mở cương vực bờ cõi của các bậc tiền nhân, từ các vương triều Trần - Lê - Nguyễn, đến thời kỳ độc lập sau năm 1945 [ 1]. Thời kỳ cách mạng và kháng chiến, Tây Bắc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc với thơ của Tố Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên; văn xuôi của Tô Hoài, Hữu Mai... âm nhạc của Đỗ Nhuận, Cầm Giang - Bùi Đức Hạnh... họa phẩm của Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái... Tri thức về tác giả Nguyễn Tuân sinh năm 1910 trong một gia đình Nho học ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, huyện Từ Liêm, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930 nhưng chỉ thực sự nổi tiếng từ năm 1938 với các truyện ngắn sau này được in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học Mác xít với nhiều tác phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống chiến đấu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1953), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1955)... Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhà văn thường phát hiện và miêu tả đối tượng từ phương diện văn hóa mĩ thuật. Mọi sự vật, dù nhỏ bé bình thường cũng được quan sát, tái hiện dưới góc độ của cái đẹp. Thể hiện đặc điểm này, nhà văn sử dụng bút pháp tô đậm, nhấn mạnh cái khác thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt... Nắm vững đặc trưng thể loại tùy bút Nguyễn Tuân Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong tùy bút của Nguyễn Tuân là yếu tố truyện. Mỗi tác phẩm của ông đều có nội dung, nhân vật, tình tiết; nhân vật được khắc họa nổi bật với tính cách, tâm trạng tiêu biểu cho một lớp người, một giai tầng trong xã hội. Về mặt bút pháp, ông sử dụng trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện. Miêu tả cảnh vật bằng những liên tưởng chuyển đổi cảm giác tinh tế. Tùy bút của nguyễn Tuân đồng thời lại mang đậm tính chất ký, ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng rất phong phú, lối hành văn biến hóa, linh hoạt, câu văn có nhiều kiểu cấu trúc đa dạng, nhiều sắc điệu, giàu âm thanh, có lúc phá vỡ quy tắc thông thường [3]. 2.3.5.5. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản Phương thức đọc văn bản Người lái đò Sông Đà: đọc rõ ràng, khúc chiết, đúng về ngữ âm, ngữ pháp, biểu đạt được giọng văn, nhịp văn, dòng cảm xúc của chủ thể sáng tạo. Hoạt đông 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp, đa dạng Hệ thống câu hỏi có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Câu hỏi phù hợp với nội dung, phù hợp với học sinh sẽ giúp cho quá trình tiếp cận đạt hiệu quả cao nhất. Câu hỏi rõ ràng, ngắn mà hay góp phần đánh thức năng lực tư duy của người học, tạo tâm thế chủ động, sáng tạo cho thầy và trò. Câu hỏi phải đa dạng, phong phú nhưng cũng cần chọn lọc, vừa bao quát “diện” vừa nhấn mạnh “điểm”, vừa bám sát làm rõ nội dung tư tưởng vừa nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật. Câu hỏi khái quát Đây là dạng câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở cho các em học sinh xác lập các luận điểm của bài học. Ví dụ: Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò Sông Đà giúp em hiểu gì về giá trị tác phẩm? Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải có tư duy khái quát, mang tính hệ thống về tác giả, tác phẩm. Câu hỏi chi tiết Trong mỗi bài giảng, mỗi tiết dạy sẽ có hệ thống nhiều câu hỏi chi tiết khác nhau. Có câu được người dạy chuẩn bị trước, nhưng cũng có tình huống câu hỏi nảy sinh bất ngờ. Ví dụ: Hình tượng người lái đò được miêu tả như thế nào? Hãy so sánh với nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước năm 1945? Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ văn bản, nắm rõ các chi tiết, có khả năng tư duy hình tượng để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét. Câu hỏi về phong cách/giá trị nghệ thuật Chọn cho HS phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Yêu cầu ở đây, HS không chỉ tìm ra đoạn văn phù hợp với câu hỏi mà phải biết cảm nhận, trình bày một cách ngắn gọn, đủ ý. Người lái đò Sông Đà được viết bằng ngôn ngữ đa thanh, có ngôn ngữ khoa học, có ngôn ngữ thể thao, có ngôn ngữ quân sự... Dù là kiểu ngôn từ nào thì nét nổi bật vẫn là chất tài hoa uyên bác. Hoạt động 3: Dùng thao tác phân tích, bình giảng Phân tích, bình giảng là một trong những thao tác chủ đạo của phương pháp dạy học Ngữ văn, nó giúp tạo ra những giờ dạy học sinh động, giàu chất nghệ thuật. Khi sử dụng thao tác này, cả người dạy và người học đều có cơ hội thể hiện khả năng nghệ sĩ của mình. Thao tác phân tích, bình giảng dù còn nặng chất lý tính và có phần áp đặt, thì vẫn là công cụ khá hữu hiệu để học sinh hiểu được vấn đề “tác giả viết cái gì, viết như thế nào?”. Tích hợp kiến thức và phát triển năng lực cho học sinh trong giờ dạy học văn không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường hiệu quả để khám phá thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. Để đạt được điều đó, trước hết, người giáo viên cần có nhiệt huyết và lòng đam mê với tác phẩm mà mình sẽ nghiên cứu. Bên cạnh đó, để dạy học thành công tác phẩm tùy bút Người lái đò Sông Đà theo hướng tiếp cận đồng bộ, người giáo viên phải nắm vững lý thuyết và những yêu cầu khi dạy học tác phẩm này. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS bậc THPT để xây dựng phương án, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp. Đồng thời, người giáo viên phải biết chọn lọc, kế thừa ưu điểm của phương pháp cũ, kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các em tự tìm tòi, tranh luận để khám phá giá trị tác phẩm. Hoạt động 4: Sử dụng hệ thống bài tập, câu hỏi thảo luận nhóm Bài tập nhóm 1 và nhóm 2: Vận dụng những kiến thức về địa lý, lịch sử để giới thiệu về Sông Đà? Mục tiêu: + Củng cố kiến thức + Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá + Rèn luyện khả năng tích hợp tri thức văn học, địa lý, lịch sử. b. Yêu cầu cần đạt được các ý sau: - Sông Đà còn gọi là sông Bở hay Đà Giang, là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. - Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 2900km2. Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Biên giang và A mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng Châu Âu thì sông được dich là sông Đen (Tiếng Anh là Black Rive; tiếng Pháp là: rive Noire), đoạn ở Trung Quốc dài 400km. Đoạn ở Việt Nam dài 527 km. Điểm đầu là ở biên giới Việt - Trung tại huyện Mường Tè- Lai Châu. Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, sơn La, Phú Thọ và điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn). - Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và một tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện. Đặc biêt cho nhà máy thủy điện Sông Đà. - Lưu vực sông có tiềm năng tài nguyên to lớ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_lien_mon_kien_thuc.doc