SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tại trường THPT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tại trường THPT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Chúng ta biết rằng, để hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao thì bên cạnh các hoạt động học tập, thì tiết sinh hoạt lớp là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình dạy học, nó đóng góp vào sự hình thành phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Sinh hoạt lớp là tiết học bắt buộc thường được nhà trường bố trí cuối mỗi tuần học, là tiết học đặc biệt nhất trong tuần. Ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhằm khơi dậy cho học sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể, đối với cộng đồng. Hình thành củng cố và phát triển ở học sinh kĩ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể tự quản, có nền nếp, đoàn kết gắn bó, sống có trách nhiệm cùng nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, trong các hoạt động tập thể. Giúp các em mạnh dạn, tự tin và nhận ra những mặt mạnh của mình để các em phát huy tố chất của mình, đồng thời giúp học sinh nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chữa, khắc phục để từng bước hoàn thiện nhân cách.

Trên thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm thường tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo các bước, các khâu cứng nhắc. Thậm chí có những tiết sinh hoạt cuối tuần chỉ để đánh giá, nhận xét và phạt những học sinh vi phạm kỉ luật trong tuần. Hoặc có giáo viên không tổ chức sinh hoạt để học sinh muốn làm gì cũng được trong giờ sinh hoạt. Chính vì vậy mà tiết sinh hoạt lớp không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngồi nghe là chủ yếu, ít được tham gia các hoạt động.

Tại trường THPT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Tiết sinh hoạt lớp được nhà trường xếp vào tiết cuối cùng của thứ 7 hàng tuần và giờ sinh hoạt cũng được tổ chức đồng bộ. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa tổ chức giờ sinh hoạt lớp chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nhất là chưa có tác dụng trong việc phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

docx 42 trang Thu Kiều 21/09/2024 2191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tại trường THPT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 *****************************************************
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 “ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ 
 CHÂU, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN.”
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Tác giả : Nguyễn Thị Bình 
 Phạm Thị Bích Ngọc
 Năm thực hiện : 2022 - 2023
 Số điện thoại : 0943 105 345 - 0378705868 
 Đơn vị : Trường THPT Quỳ Châu
 ***************************************************** 5. Kết quả đạt được..............................................................................................26
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................27
 1. Kết luận ...........................................................................................................27
 2. Kiến nghị .........................................................................................................28
PHẦN IV. PHỤ LỤC..............................................................................................30
 1. Đường link khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài ..........................30
 2. Bảng kế hoạch tiết sinh hoạt lớp năm học 2022 – 2023 lớp 11.......................30
 3. Kết quả thi đua của lớp....................................................................................34
 4. Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh lớp. .............................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................41 Qua đề tài này chúng tôi cũng mong muốn đưa những giờ sinh hoạt lớp bổ ích 
đến quý đồng nghiệp và đặc biết mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp 
để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp nói 
riêng và trong sự nghiệp trồng người nói chung.
1.2. Tính mới của đề tài
 Công tác chủ nhiệm lớp đã được nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề cập 
tới. Tuy nhiên, đề tài chúng tôi nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn công tác chủ 
nhiệm lớp của bản thân tại trường THPT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ 
An.
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chúng tôi nghiên cứu được tiến hành tại lớp 
10C1 năm học 2021 - 2022 và lớp 11C1 năm học 2022 - 2023; Lớp 10 A1 năm học 
2021 - 2022 và lớp 11A1 năm học 2022 - 2023 trường THPT Quỳ Châu.
 Phạm vi nghiên cứu: Các giờ sinh hoạt lớp
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các 
văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những 
vấn đề cần thiết của đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, 
trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên chủ nhiệm của một số lớp học, lấy ý kiến 
điều tra học sinh.Đó là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng 
dụng của đề tài.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Gồm có 4 phần 
Phần I: Đặt vấn đề 
Phâng II: Nội dung
Phần III: Kết luận và kiến nghị 
Phần IV: Phụ lục.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1.Khái niệm về phẩm chất, năng lực
 Thế kỉ XXI, với xu thế hội nhaaph phát triển đồi hỏi ngày càng cao đối với 
nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trong trong việc hình 
thành những công dân mới - Công dân toàn cầu. Dạy học không đơn thuần là 
truyền thụ kiến thức, mà dạy cho học sinh biết phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh Mười năng lực cần được hình thành cho học sinh, chia ra thành năng lực 
chung và năng lực chuyên môn.
 Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền 
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 
Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của 
con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; Đáp ứng yêu cầu của 
nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và 
giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
 Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề theo nhiều 
cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
 Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên 
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại 
hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho 
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. 
Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản 
thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong 
chương trình giáo dục phổ thông mới là:Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; 
Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
1.2. Vai trò của giờ sinh hoạt lớp
 - Tiết sinh hoạt lớp là điều kiện tiên quyết để giáo viên kịp thời giúp học sinh 
thực hiện nội quy, điều chỉnh ý thức, thái độ học tập, tư tưởng tình cảm trong quá 
trình hoàn thiện nhân cách. Ngăn chặn tình trạng lệch lạc trong đạo đức của học 
sinh, từ đó góp phần hoàn thiện bản thân học sinh.
 - Tiết sinh hoạt lớp là hoạt động giáo dục tập thể tạo điều kiện quan trọng để 
hình thành cho học sinh công tác tổ chức, tự quản, biết sơ kết tổng kết, đánh giá 
vấn đề cũng như đề ra kế hoạch, thực hiện hoạt động cụ thể vừa sức với các em. 
Thông qua tiết sinh hoạt lớp giáo viên khơi dậy cho các em sự thích thú, khả năng 
sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách trực tiếp. Là dịp để học sinh 
làm quen với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Từ đó phát huy được năng 
khiếu tiềm ẩn của học sinh.
 - Thông qua tổ chức giờ sinh hoạt lớp tăng cường sự hiểu biết, tình cảm gắn 
bó giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Giúp cho giáo viên hiểu biết về học sinh 
hơn từ đó có biện pháp giáo dục cụ thể để điều chỉnh các em một cách tốt nhất. 
Câu nói của John O Brien “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự sẻ chia của 
người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng”. Từ chỗ gần 
gũi, hiểu biết học sinh, giáo viên sẽ phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của 
học sinh để đề ra biện pháp phù hợp với từng học trò của mình. Giúp học sinh ngày 
càng hoàn thiện phẩm chất, nhân cách bản thân.
 - Tiết sinh hoạt lớp là cơ hội để học sinh cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề, 
học sinh được nói, được hỏi, được nhận xét và đặc biệt được tôn trọng. Khi các em viên chủ nhiềm cần nắm bắt để giúp học sinh phát huy sở trường, khắc phục sở 
đoản. Đó chính là góp phần thành công trong sự nghiệp trồng người.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
 * Để nắm bắt thực trạng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, chúng tôi đã điều tra học 
sinh và giáo viên tại trường THPT Quỳ Châu.
 - Số lượng 39 giáo viên chủ nhiệm lớp và 315 học sinh.
 - Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên và học sinh. 
Từ đó tìm hiểu thực tiễn tình hình tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
* Điều tra đối với giáo viên
 Chúng tôi điều tra thông qua phiếu với câu hỏi: Thầy (cô) thường xuyên tổ 
chức đổi mới giờ sinh hoạt lớp như thế nào: Thường xuyên, không thường 
xuyên, rất ít.
 Và kết quả thu được như sau:
 Mức độ/Giáo Không thường 
 Thường xuyên Rất ít
 viên xuyên
 39 giáo viên 10 25 4
 Tỉ lệ % 25,6 64 10,4
 Qua bảng thống kê cho thấy, số giáo viên thường xuyên đổi mới giờ sinh hoạt 
lớp rất ít. Đa số giáo viên không thường xuyên thậm chí còn một số người rất ít đổi 
mới giờ sinh hoạt lớp. Điều đó giải thích vì sao giờ sinh hoạt lớp lại khô khan 
nhàm chán, không có tác dụng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
 * Điều tra đối với học sinh
 Để biết được thái độ của học sinh đối với giờ sinh hoạt lớp, chúng tôi đã tiến 
hành khảo sát 315 học sinh của trường THPT Quỳ Châu và học sinh lớp 10C1; 10 
A1 với câu hỏi: Thái độ của em đối với giờ sinh hoạt lớp như thế nào: Hứng thú, 
bình thường, không hứng Kết quả thu được như sau:
Học sinh toàn trường:
 Mức độ/Học sinh Hứng thú Bình thường Không hứng thú
 215 học sinh 48 96 69
 Tỉ lệ % 22,3% 44,6% 33,1%
 Học sinh lớp 10C1 và 10A1:
 Mức độ/Học sinh Hứng thú Bình thường Không hứng thú
 87 học sinh 21 27 39
 Tỉ lệ % 24,1% 31% 44,9% vụ, dạy chữ gắn với dạy người vì vậy bên cạnh trình độ rất cần sự tận tâm tỉ mỉ, 
gần gũi, thân thiện đối với học trò. Giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn.
 Đối với học sinh: Cần chủ động trong học tập, tự tin thể hiện bản thân trước 
đông người. Cần có tinh thần học tập, sẵn sàng tiếp thu cái mới, sẵn sàng thể hiện 
bản thân ở các lĩnh vực khác nhau, sẵn sàng giao tiếp, học hỏi từ đó tự nâng mình 
lên.
 Ban giám hiệu nhà trường cần có biện pháp kiểm tra đánh giá tình hình các 
giờ sinh hoạt lớp, động viên khích lệ những giáo viên đổi mới sinh hoạt lớp, có thể 
tổ chức dự giờ những tiết sinh hoạt lớp tiêu biểu để giáo viên làm công tác chủ 
nhiệm học hỏi đồng nghiệp, từ đó lan tỏa những giờ dạy đổi mới sinh hoạt lớp 
trong nhà trường.
3. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học 
sinh
3.1. Xây dựng kế hoạch giờ sinh hoạt lớp cả năm học.
3.1.1. Xây dựng kế hoạch tiết sinh hoạt lớp cả năm học.
 Lí do chọn biện pháp: Để cho giờ sinh hoạt lớp tạo được hứng thú thì việc xây 
dựng kế hoạch cho giờ sinh hoạt trong năm là rất cần thiết. Điều này sẽ tạo ra tính 
chủ động cho cả giáo viên và học sinh.
 Nội dung biện pháp: Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch 
các tiết sinh hoạt của tuần, tháng và cả năm. Khi xây dựng kế hoạch giáo viên chủ 
nhiệm xác định được từng mục tiêu cụ thể cho từng tháng, tuần. Quá trình xác định 
mục tiêu cần có sự tham gia của tập thể lớp tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả 
giáo viên chủ nhiệm và toàn bộ học sinh trong lớp. Các mục tiêu cần đảm bảo 
nguyên tắc SMART: Cụ thể, dễ hiểu, đo lường được, có khả năng thực hiện được, 
có tính thực tế và có hạn định về mặt thời gian. Theo đó giáo viên chủ nhiêm sẽ 
xây dựng các bản kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu. Để xác định được mục 
tiêu và xây dựng được các bản kế hoạch cần căn cứ vào:
 + Mục tiêu và nhiệm vụ năm học
 + Kế hoạch giáo dục chung của nhà trường
 + Chủ điểm hoạt động từng tháng của tổ chức Đoàn
 + Thực trạng của lớp (những điểm mạnh, yếu của lớp, những yếu tố 
tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của lớp)
 + Đặc điểm của từng học sinh trong lớp
 + Các điều kiện về nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu.
 Khi lập kế hoạch hành động giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện theo các bước 
cụ thể sau:
 Bước 1: Xác định và phân tích các mục tiêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_gio_sinh_hoat_lop_theo_huong_phat_trien_pham_ch.docx
  • pdfNguyễn Thị Bình - Phạm Thị Bích Ngọc - Trường THPT Quỳ Châu - Chủ nhiệm.pdf