SKKN Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống

SKKN Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với điểm tựa về khoa học kỹ thuật có nhiều phát triển vượt bậc thần kỳ ở thế kỷ XX với nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật ấy đã giúp con người được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, sáng chế ra nhiều vật dụng tiện lợi cho đời sống hàng ngày. Không ai phủ nhận được những thành tựu mà con người đã dày công nghiên cứu qua nhiều năm bởi chính từ đó đã đưa loài người bước đến một tầm cao mới, mở ra một kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật và sáng tạo không ngừng.

Thế nhưng, bên cạnh đó, loài người cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như: Môi trường, dân số, sức khỏe con người. Đó thực sự là những bài toán chưa tìm được đáp số thỏa đáng và lời giải đó không phải chỉ của một cấp, một ngành mà đặt ra cho tất cả chúng ta và thiết nghĩ giáo dục cũng là một trong những cánh tay đắc lực phục vụ cho công việc đó.

Môn ngữ văn trong chương trình THCS là một môn học góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, căm ghét cái xấu và bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân - thiện - mỹ. Không những thế, tác phẩm văn chương còn là một phương tiện thiết thực để tuyên truyền rộng rãi tới đông đảo bạn đọc về những vấn đề bức thiết của con người.

Tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình THCS bao gồm nhiều thể loại, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở mỗi thể loại có những đặc điểm nổi bật riêng. Ví dụ, Văn biểu cảm chủ yếu là biểu lộ tình cảm, cảm xúc; Văn miêu tả là tái hiện lại cảnh săc, con người . Nét nổi bật trong chương trình cải cách sách giáo khoa từ năm 2002 trở lại đây là có thêm một thể loại văn học mới: Văn bản nhật dụng. Đây cũng chính là thể loại văn học mà tôi muốn đề cập trong đề tài này bởi tính cấp thiết, thiết thực, gắn với những vấn đề hàng ngày, hàng giờ diễn ra chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng, không chỉ là vấn đề nan giải của nước ta mà còn đặt ra cho toàn nhân loại.

Một trong số những vấn đề nan giải trên mà tôi muốn đề cập đó là: môi trường, dân số và sức khỏe đã được cụ thể hóa bằng ba văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1.

Với tư cách là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 8, tôi xin được đóng góp một ý kiến nhỏ về: Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống.

 

doc 19 trang thuychi01 7975
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 TẬP I 
GẮN VỚI TÍNH CẤP THIẾT CỦA CUỘC SỐNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Chung
SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích đề tài
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu 
1
1.4
Phạm vi nghiên cứu 
2
1.5
Phương pháp nghiên cứu 
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.2.1
Vài nét về tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa cũ
2
2.2.2
Văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1
2
2.3
Các SKKN và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1
Dạy văn bản nhật dụng gắn với tính cấp thiết của đời sống
3
2.3.2
Giáo án tiết dạy thực nghiệm
9
2.4
Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
14
3
Kết luận, kiến nghị
14
3.1
Kết luận 
14
3.1.2
Đối với giáo viên
15
3.1.2
Đối với học sinh
15
3.2
Kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với điểm tựa về khoa học kỹ thuật có nhiều phát triển vượt bậc thần kỳ ở thế kỷ XX với nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật ấy đã giúp con người được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, sáng chế ra nhiều vật dụng tiện lợi cho đời sống hàng ngày. Không ai phủ nhận được những thành tựu mà con người đã dày công nghiên cứu qua nhiều năm bởi chính từ đó đã đưa loài người bước đến một tầm cao mới, mở ra một kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật và sáng tạo không ngừng.
Thế nhưng, bên cạnh đó, loài người cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như: Môi trường, dân số, sức khỏe con người. Đó thực sự là những bài toán chưa tìm được đáp số thỏa đáng và lời giải đó không phải chỉ của một cấp, một ngành mà đặt ra cho tất cả chúng ta và thiết nghĩ giáo dục cũng là một trong những cánh tay đắc lực phục vụ cho công việc đó.
Môn ngữ văn trong chương trình THCS là một môn học góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, căm ghét cái xấu và bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân - thiện - mỹ. Không những thế, tác phẩm văn chương còn là một phương tiện thiết thực để tuyên truyền rộng rãi tới đông đảo bạn đọc về những vấn đề bức thiết của con người.
Tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình THCS bao gồm nhiều thể loại, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở mỗi thể loại có những đặc điểm nổi bật riêng. Ví dụ, Văn biểu cảm chủ yếu là biểu lộ tình cảm, cảm xúc; Văn miêu tả là tái hiện lại cảnh săc, con người ... Nét nổi bật trong chương trình cải cách sách giáo khoa từ năm 2002 trở lại đây là có thêm một thể loại văn học mới: Văn bản nhật dụng. Đây cũng chính là thể loại văn học mà tôi muốn đề cập trong đề tài này bởi tính cấp thiết, thiết thực, gắn với những vấn đề hàng ngày, hàng giờ diễn ra chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng, không chỉ là vấn đề nan giải của nước ta mà còn đặt ra cho toàn nhân loại.
Một trong số những vấn đề nan giải trên mà tôi muốn đề cập đó là: môi trường, dân số và sức khỏe đã được cụ thể hóa bằng ba văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1.
Với tư cách là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 8, tôi xin được đóng góp một ý kiến nhỏ về: Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của đời sống. Học sinh khối lớp 8 Trường THCS Hiền Chung
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, thực nghiệm, khảo sát, đối chứng, nêu số liệu.
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến
Xác định các vấn đề cấp thiết của cuộc sống đang diễn ra ở địa phương, đất nước và thế giới. Gắn các vấn đề đó với những vấn đề được nêu trong văn bản nhật dụng, đồng thời đưa ra những giải pháp để thực hiện gắn những vấn đề cấp bách vào giảng dạy các văn bản nhật dụng ở chương trình học kỳ I lớp 8. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với mỗi tác phẩm văn học nói chung, khi giảng bài, mục đích của người giáo viên là cung cấp cho học sinh tri thức về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm ấy, để rồi qua đó các em cảm nhận được gì, có suy nghĩ gì. Sẽ là không thành công nếu như dạy văn học mà giáo viên quên đi yếu tố giáo dục. Thực ra, tính cấp thiết là những vấn đề cần thiết, cần được giải quyết ngay. Nhưng nói rộng ra, thiết nghĩ cấp thiết cũng còn có nghĩa là những vấn đề dẫu không là tâm điểm , nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn nhức nhối như: quan hệ giữa con người với con người, sự phân biệt giàu nghèo, đạo đức và lối sống... Trong chương trình cũ, dẫu chưa có văn bản nhật dụng, nhưng một giáo viên dạy tốt là một giáo viên luôn nghĩ qua văn bản đó mình giáo dục được gì cho các em, cho các em thấy được vấn đề đó là cần thiết noi theo hay phê phán để rồi từ đó hoàn thiện nhân cách của mình. Nói như vậy để ta nhận thấy rằng: sự cấp thiết không phải là một khái niệm xa xôi mà thực ra chúng ta đã được tiếp cận, nhưng cái khác là trong chương trình cũ, "cấp thiết" phần lớn là những vấn đề phản ánh cuộc sống của người xưa, còn "cấp thiết mới" trong văn bản nhật dụng là những văn bản phản ánh cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại đang là tâm điểm của sự chú ý.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiền
2.2.1. Vài nét về các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa văn học trước đây
Như chúng ta biết văn học là nhân học, văn học giúp con người hình thành nhân cách, hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Cuộc sống là một đề tài vô tận cho người nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm văn học. Bởi vậy, văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống. Nhìn lại các tác phẩm văn học trong chương trình sach giáo khoa cũ nói chung và sách giáo khoa Văn 8 nói riêng, học sinh được tiếp cận với những bài văn, thơ phần lớn phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người Việt Nam xưa. Nhìn ở một góc độ nào đó, các tác phẩm trong chương trình cũ tuy cũ nhưng vẫn là những vấn đề không cũ bởi tính giáo dục đã trở thành chuẩn mực của cuộc sống. Không ai phủ nhận được tác dụng của các tác phẩm văn học đó đã tác động tích cực đến tâm hồn các em, nhưng dường như sự nhận thứcđó chỉ như một dòng sông êm đềm, thong thả chảy mà không trở thành một vấn đề nóng hổi, bức thiết khiến người ta không thể không bắt tay ngay vào công việc. Đó cũng chính là điểm khác của văn bản nhật dụng trong chương trình cải cách sách giáo khoa lần này.
2.2.2. Văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1
Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, dân số, ma túy... Nó có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. Tuy nhiên, nhìn chung, về hình thứ thể loại đó thường là những bài báo, thuyết minh đăng trên các báo hay phát trên đài, ti - vi. Nó thường được viết theo thể loại bút ký trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tả, bình luận... có giá trị thông tin tuyên truyền là chủ yếu.
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 8 bởi các em đã được làm quen với thể loại văn học này ở chương trình lớp 6. Thế nhưng, vấn đề mà tôi muốn nới ở đây là sự bức thiết của cuộc sống, những vấn đề vẫn hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh chúng ta đã được phản ánh, cập nhật qua ba văn bản nhật dụng, đó là về: môi trường, dân số và sức khỏe.
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 không chiếm một số lượng nhiều. Song qua đó, học sinh được cung cấp kiến thức về những vấn đề nóng hổi mang tính toàn cầu , giúp các em nhận thức và có ý thức tác động tích cực trở lại cuộc sống. Nhưng đó còn là những văn bản mẫu mực cho học sinh tập cách làm bài văn thuyết minh. Các văn bản nhật dụng được lựa chọn đưa vào chương trình là những văn bản cập nhật những vấn đề chưa tìm ra lời giải đáp không phải của riêng một quốc gia nào. Bởi thế, khiến người đọc phải suy ngẫm và cùng bắt tay vào thực hiện.
Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 học kỳ I bao gồm: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Dạy văn bản nhật dụng gắn với tính cấp thiết của đời sống
Dạy bài: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” và vấn đề môi trường, sức khỏe. 
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, con người đã sáng chế ra nhiều vật dụng tiện lợi sử dụng trong đời sống hàng ngày. Một trong những vật dụng đó là bao bì ni lông. Sự tiện lợi đó tưởng chừng như vô hại song lại có tác hại rất lớn đối với môi trường khi nó trở thành phế thải. Chính từ tính cấp thiết đó, nhà biên soạn sách dã đưa vào chương trình văn bản này nhằm cung cấp thêm cho người đọc có thêm những thông tin đáng báo động về ô nhiễm môi trường hiện nay.
Có thể nói, nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải, bao gồm cả rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử lý rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan nhà nước. Rác thải sinh hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lý nó một cách hiệu quả. Và như vậy, bao bì ni lông cũng là một trong những rác thải sinh hoạt, nhưng tại sao không phải là thông tin về các loại rác thải khác mà lại chọn vấn đề về bao bì ni lông? Khi dạy văn bản này, giáo viên cần cho học sinh thấy tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?
Như trên đã nói, vấn đề môi trường nói chung và rác thải từ các bao bì ni lông nói riêng đang là sự quan tâm của toàn cầu. Dạy văn bản này, trong một phạm vi hẹp là sự nhận thức của các em về việc sử dụng và xử lý bao bì ni lông ở địa phương em như thế nào. Có thể khi chưa tiếp cận văn bản này, các em chỉ mới biết đến tác dụng tiện lợi của bao bì ni lông đó, nhưng chưa hiểu biết tường tận về tác hại của nó, chưa nhận thức rõ vì sao xử lý bao bì ni lông khi là rác thải lại là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết. Vậy giáo viên sẽ truyền tải ra sao?
Theo tôi, đối với văn bản này, mục đích là truyền tải kiến thức của bài học về nội dung và nghệ thuật để qua đó học sinh thấy được tác hại của bao bì ni lông khi là phế thải và xử lý nó đang còn là vấn đề vô cùng nan giải, bởi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu. Thế nhưng, bài dạy chỉ dừng lại ở đó thì sẽ chưa thật hoàn thiện. Để cho văn bản đối với học sinh thật sự là vấn đề cấp thiết thì trong quá trình giảng bài, giáo viên cần có những câu hỏi liên hệ thực tế, nghĩa là dạy văn bản gắn với thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Trong phần giảng về tác hại của bao bì ni lông, sau khi cho học sinh phát biểu các tác hại như sách giáo khoa đã dẫn, giáo viên có thể dặt câu hỏi: Khi sử dụng xong bao bì ni lông, em thường giải quyết chúng như thế nào ? Em có hiểu làm như vậy là có tác hại không ? 
Từ những vấn đề trên giáo viên dẫn dắc học sinh tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông đối với sức khỏe con người bằng các câu hỏi như: Em có thường xuyên đựng thức ăn trong các túi ni lông màu không ? Em có hiểu như thế là độc hại không hay màu sắc của túi là đẹp mắt ? Ngoài việc các chất đôc trong túi ni lông nhiễm vào thức ăn, túi ni lông còn tác động đến sức khỏe con người bằng con đường nào khác ...
Sau khi nói về tác hại của rác thải ni lông, để cho bài học thêm thuyết phục, giáo viên cần chuẩn bị một bảng phụ trên đó ghi ra những số liệu, những dẫn chứng đáng tin cậy về một trong những cách mà người ta thường xử lý rác thải ni lông để học sinh thấy được sự vô trách nhiệm và tác hại của bao bì ni lông do con người chưa hiểu biết hết là vô cùng lớn.
Ở Việt Nam Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, tại đô thị, mỗi hộ gia đình sử dụng 225 túi ni lông mỗi tháng, tương đương 0,4 kg/tháng/hộ. Ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng 12.000 tấn túi ni lông, trong đó phần lớn chỉ được sử dụng một lần. Tuy nhiên liệu, chỉ khoảng 17% tổng số lượng túi ni lông khó phân hủy được thu hồi sau khi thải bỏ để tái sử dụng, số còn lại thải ra môi trường hoặc được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt. Trên thế giới, theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, có 46.000 mảnh túi nilon trôi nổi trong mỗi 1,6km vuông đại dương. [1]
Theo số liệu tháng 11/2013 của Ủy ban Châu Âu, khoảng 94% loài chim ở Biển Bắc có nilon trong dạ dày. Người Nam Phi thì gọi đùa túi nilon là quốc họa [1]
Trên địa bàn huyên Quan Hóa với dân số toàn huyên là 46.710 người, diện tích tự nhiên là 99.014 ha, xã Hiền Chung với dân số 2.970 người (số liệu thống kê tháng 12 năm 2016). [2]
Bình quân mỗi một người một ngày sử dụng 1 bao ni lông, như vậy mỗi ngày chúng ta thải ra môi trường 46.710 cái bao bì ni lông, bình quân mỗi ha chứa 0.47 cái túi ni lông mỗi ngày.
Qua văn bản, ta thấy tác hại của bao bì ni lông quả là đáng báo động hơn ta tưởng rất nhiều. Tác hại đó hoàn toàn do ý thức của người sử dụng. Sử dụng bao bì ni lông là lợi bất cập hại. Để hạn chế những tác hại đó, văn bản đã đưa ra một số biện pháp, nhưng ở biện pháp nào cũng gặp phải khó khăn thậm chí là độc hại, nguy hiểm. Xét cho cùng, đó là những biện pháp có khả năng thực thi vì nó chủ yếu tác động đến ý thức của người sử dụng dựa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu tác hại. Tuy nhiên, nếu bản thân mỗi người không tự giác, không ý thức đầy đủ thì các biện pháp trên chỉ là những lời kêu gọi suông mà thôi. Đến đây, giáo viên có thể dùng các câu hỏi liên hệ thực tế để đối chiếu, so sánh với các biện pháp trên mà em hoặc địa phương em đã thực hiện như: Rác thải từ bao bì ni lông ở nhà em và địa phương em thường được xử lý như thế nào? Theo em có hữu hiệu không ? Nhận thức được sự nan giải trong xử lý bao bì ni lông như thế em sẽ làm gì ?
 Sau đó, giáo viên cho học sinh liên hệ về việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình mình, cần yêu cầu học sinh liên hệ một cách cụ thể, sinh động và ngay cả giáo viên cũng vậy, cũng cần kiểm điểm thói quen rất khó sửa này. Sau khi học sinh đã hiểu tác hại, cách xử lý nan giải của bao bì ni lông, học sinh được liên hệ nghĩa là các em đã nhận thức và kiểm soát được việc sử dụng bao bì ni lông trong cuộc sống hàng ngày của bản thân và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. Đó cũng chính là ý nghĩa lớn hơn mà người dạy mong muốn.
Bao bì ni lông là tiện lợi bởi nó nhẹ, rẻ, dễ cầm nhưng lại có nhiều tác hại. Những biện pháp đưa ra vẫn chưa thể triệt để, tận gốc vấn đề, nhưng cũng không thể cấm các nhà máy sản xuất loại bao bì này. Vì thế, sách đã đưa ra những kiến nghị, đó là những kiến nghị hợp lý, có tính khả thi. Nhưng nó sẽ mãi chỉ là những kiến nghị suông nếu như không có sự góp tay của mỗi các nhân cụ thể. Giáo viên có thể đặt câu hỏi để kiểm tra thói quen của việc sử dụng túi ni lông hàng ngày của các em như: Đã bao giờ em dùng xong túi ni lông thì giặt phơi khô dùng lại chưa ? Em có thích đựng thực phẩm bằng giấy, lá không ?...
Những câu hỏi mang tính trắc nghiệm trên sẽ giúp các em nhận thấy, một trong những giải pháp để mỗi các nhân có thể bắt tay vào hoạt động nhằm giảm thiểu rác thải từ túi ni lông và như vậy có nghĩa là đã góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Môi trường sống là một khái niệm rộng và rác thải từ bao bì ni lông là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường. Văn bản như một tiếng chuông cảnh tỉnh rung lên rất kịp thời cho tất cả mọi người đã, đang có thói quen sử dụng bao bì ni lông hàng ngày. Qua văn bản này, học sinh không chỉ nhận thức được mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông mà từ đó cần có suy nghĩ tích cực về những việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt. Đó cũng chính là cấp thiết mà văn bản muốn truyền tải tới người đọc để người đọc nhận thức được, từ đó sẽ có những việc làm thiết thực tác động tích cực trở lại góp phần làm trong sạch môi trường sống quanh ta cũng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của Trái Đất.
Bảo vệ môi trường là việc làm không phải của một cấp, một ngành, một thời gian, địa điểm mà là vấn đề mang tính toàn cầu, là việc làm thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi. Xét ở một phạm vi hẹp thì rác thải từ bao bì ni lông chỉ là một trong những vấn đề môi trường nhưng lại vô cùng bức thiết bởi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu. Mục đích của tôi khi dạy văn bản này là làm cho học sinh nhận thức được đây là vấn đề nóng hổi đang xảy ra trong đời sống xung quanh các em để từ đó, qua bài học này các em cần bắt tay ngay vào những việc làm cụ thể, thiết thực bởi những yêu cầu, kiến nghị rất vừa sức. Theo tôi, các được lớn nhất đó là các em hiểu văn bản và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho hiểu quả. Mà muốn đạt được điều đó, thiết nghĩ dạy văn bản này cần chú ý đến tính cấp thiết để liên hệ với thực tế giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề.
Ví dụ: Ngay sau giờ học, lớp tổ chức thu gom các bao bì ni lông quanh trường để vào đúng nơi quy định. Về nhà cũng làm như thế, khéo léo tuyên truyền vận động bố mẹ, anh chị em, bà con trong thôn bản cùng hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
Dạy bài: "Ôn dịch thuốc lá" và vấn đề sức khỏe.
Hút thuốc lá là một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là một phần của phong tục tập quán, một phần văn hóa của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hút nhiều, hút mãi thành quen, thành nghiện khó bỏ. Về phương diện sức khỏe, hút thuốc lá hết sức có hại, nguy hiểm và phản khoa học. Khi dạy văn bản này là một vấn đề nhạy cảm bởi nó sẽ đụng chạm đến một số người, có thể ngay cả giáo viên dạy cũng mắc phải. Nhưng dù thế nào cũng phải hiểu một cách nghiêm túc nhất để làm sao vấn đề mà các em tiếp cận không phải chỉ trên lý thuyết mà phải được soi sáng bằng thực tiễn cuộc sống, nghĩa là tác động của nó đến cuộc sống như thế nào.
Thực tế cho thấy, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hút thuốc lá dần thay thế cho hút thuốc lào ở thành thị cũng như nông thôn. Nó đã có mặt trong các dịp cưới hỏi, tiệc tùng như một thói quen thường trực của một bộ phận người. Nhưng mấy ai trong họ đã hiểu về tác hại nhiều mặt của nó. Văn bản này chỉ được tuyên truyền trong một phạm vi hẹp nhưng cái cần đạt được đó là sự nhận thức của các em để bản thân phòng tránh và việc làm có ý nghĩa hơn là tuyên truyền tới những người xung quanh đã và đang hút thuốc lá. Song muốn đạt được điều đó, khi dạy giáo viên cần chú ý những gì?
Trong phạm vi của đề tài này, tôi đang đề cập đến tính cấp thiết của vấn đề với cuộc sống hiện tại. Bài giảng không dừng lại ở mức độ nhận biết lý thuyết văn bản mà cần có sự liên hệ phong phú gắn với từng phần, từng vấn đề trong bài sao cho học sinh có cơ hội để nhìn nhận và đánh giá hành vi của mình nếu như cũng đã từng hút thuốc lá.
Ví dụ: Khi dạy phần tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng, giáo viên có thể nêu những câu hỏi: Em và những người trong gia đình em có hút thuốc lá không ? Em thấy họ thường hút thuốc lá ở đâu ? Những người không hút thuốc có phản ứng gì không ? Vì sao ? Sau khi học xong văn bản này em dự định sẽ nói như thế nào đối với những người đang hút thuốc lá ?...
Muốn các em trả lời trung thực các câu hỏi trên, thiết nghĩ, nếu giáo viên cũng là người cũng đang hút thuốc lá thì cần dừng lại để kiểm điểm mình. Và quan trọng hơn cả là nhận thức được tác hại to lớn của khói thuốc lá để có ý thức hạn chế hoặc chấm dứt. Vẫn biết đây là việc làm khó bởi nó đã thành thói quen, nhưng muốn tính giáo dục đạt hiệu quả thì ngay giáo viên cũng phải là người thực hiện gương mẫu.
Với địa bàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_van_ban_nhat_dung_trong_chuong_trinh_ngu_van_8_tap.doc