SKKN Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS

SKKN Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS

Ngày nay do yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhằm nâng cao chất l¬ượng của học sinh phổ thông, để rút ngắn khoảng cách giữa nền giáo dục n¬ước ta với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bộ giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các cấp học. Đây là một chủ trư-ơng đúng đắn của ngành, hứa hẹn đạt hiệu quả cao. Đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các cấp học nhằm đạt được những mục tiêu mà nó hư¬ớng tới. Trong đó dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Vật lí chưa thực sự được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.

Là một giáo viên dạy môn Vật lí ở tr¬ường THCS, một môn học mà rất nhiều học sinh ngại học và có nhiều học sinh cho rằng môn học này khô khan, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học tích hợp đạt chất l¬ượng và hiệu quả cao nhất. Để một giờ học Vật lí đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa khả năng lĩnh hội của học sinh, ng¬ười thầy phải tìm ra phư¬ơng pháp dạy học phù hợp với từng giờ dạy, thu hút học sinh vào giờ dạy . Để đạt được mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi nhận thấy cần phải đổi mới thường xuyên phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học. Từ thực nghiệm tôi rút ra rằng cũng là dạy học tích hợp nhưng tích hợp như thế nào để học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu nhẹ nhàng hiệu quả. Do đó việc dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Vật lí. Chính những lí do trên thôi thúc tôi chọn đề tài "Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

 

doc 18 trang thuychi01 473010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề mục
Nội dung
Trang
A.
Mở đầu........................
...1
1.
Lí do chọn đề tài .............................
...1
2.
Mục đích nghiên cứu của đề tài............................
..1
3.
Đối tượng nghiên cứu ..........................
...1
4.
Phương pháp nghiên cứu.........................
...2
5.
Điểm mới của SKKN.......................................................
..2
B.
Nội dung: ...........................
...3
I)
Cơ sở lí luận. ............................
...3
II)
Thực Trạng của vấn đề: ...............................
...3
1.
Thuận lợi.............................
...3
2.
Khó khăn ...........................
...3
3.
Giải pháp đã tổ chức thực hiện..............................
..5
3.1.
Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng ND tích hợp
...5
3.2.
Công tác chuẩn bị..................................
...5
3.3.
Thực hành tổ chức trò chơi trng ND tích hợp.
..6
3.4
Minh họa cách tổ chức trò chơi..................................
...7
4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................
...12
C.
Kết luận và kiến nghị..........................................
...14
1.
Kết luận...................................
...14
2.
kiến nghị.....................................
...14
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay do yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhằm nâng cao chất lượng của học sinh phổ thông, để rút ngắn khoảng cách giữa nền giáo dục nước ta với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bộ giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các cấp học. Đây là một chủ trương đúng đắn của ngành, hứa hẹn đạt hiệu quả cao. Đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các cấp học nhằm đạt được những mục tiêu mà nó hướng tới. Trong đó dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Vật lí chưa thực sự được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.
Là một giáo viên dạy môn Vật lí ở trường THCS, một môn học mà rất nhiều học sinh ngại học và có nhiều học sinh cho rằng môn học này khô khan, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học tích hợp đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Để một giờ học Vật lí đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa khả năng lĩnh hội của học sinh, người thầy phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng giờ dạy, thu hút học sinh vào giờ dạy. Để đạt được mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi nhận thấy cần phải đổi mới thường xuyên phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học. Từ thực nghiệm tôi rút ra rằng cũng là dạy học tích hợp nhưng tích hợp như thế nào để học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu nhẹ nhàng hiệu quả. Do đó việc dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Vật lí. Chính những lí do trên thôi thúc tôi chọn đề tài "Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Áp dụng việc “dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí” có tác dụng giải trí, loại trừ mệt mỏi, căng thẳng, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lí, để từ đó các em có thể nắm vững kiến thức một cách nhẹ nhàng hiệu quả, có ý thức tìm hiểu tất cả kiến thức tự nhiên, xã hội ở nhiều môn học thông qua dạy học tích hợp.
- Tăng cường được khả năng chú ý của học sinh, thu hút được sự tích cực của học sinh cùng tham gia xây dựng, chuẩn bị và là thành viên trong các đội chơi (hoặc là cổ động viên nhiệt tình) .
- Là cơ hội để học sinh thể hiện khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, nhanh nhẹn của học sinh.
- Là một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao về việc truyền tải nội dung kiến thức, củng cố hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8 trường THCS Nga Liên năm học 2018-2019 trong dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi trong môn Vật lí.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để lựa chọn phương pháp dạy học.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
Phương pháp điều tra giáo dục.
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
Phương pháp mô tả.
Phương pháp Vật lí.
+ Tích hợp kiến thức các môn học: Tích hợp theo từng phần học có liên quan trong bài học.
5. Điểm mới của SKKN:
Thay cho việc tích hợp các môn học một cách dàn trải thì tổ chức trò chơi kích thích sự tìm tòi của các em thông qua các môn học để nhận thức tốt hơn các vấn đề thực tiễn.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Thực hiện nghị quyết 40/ 2000/ QH 10- Định hướng “ Đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới một cách đồng bộ, đổi mới nội dung chương trình gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học ”.
Căn cứ vào công văn Số: 3790/BGDĐT-GDTrH V/v tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp.
Với những căn cứ trên tôi thấy rằng dạy học tích hợp thông qua tổ chức các trò chơi có thể được xem là các kỹ thuật hay các hoạt động dạy học mới rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn cho cả lẫn người dạy khi mà đã sử dụng thành thạo các trò chơi. Ngoài ra chúng còn có khả năng nâng cao được chất lượng dạy học. Trong các trò chơi này, không ít khi bất ngờ xuất hiện năng khiếu nào đó ở học sinh. Ở đó tất cả đều bình đẳng, vừa sức và phù hợp với cả lớp, thậm chí cả học sinh yếu kém. Hơn thế nữa, nhiều khi một học sinh ít chuẩn bị vẫn có thể dẫn điểm trong trò chơi. Ở đây sự nhanh trí, thông minh quan trọng hơn nhiều so với sự hiểu biết về sự vật, đối tượng. Cảm giác bình đẳng, bầu không khí hồ hởi, hấp dẫn, cảm giác vừa sức của trò chơi - tất cả các yếu tố đó tạo cho các em khả năng vượt qua tâm lý ngại ngùng thường cản trở việc sử dụng linh hoạt thí nghiệm, diễn đạt, điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy học. Vì vậy, muốn đạt được mục đích dạy học tích hợp thì cần làm cho môn Vật lí trở thành môn yêu thích của học sinh bằng cách tổ chức trò chơi khi tích hợp các môn học.
II. Thực trạng của vấn đề:
1) Thuận lợi:
Đại đa số học sinh của trường THCS Nga Liên có ý thức ham mê học bộ môn Vật lí. Với số lượng giáo viên của tổ chuyên môn có tới 2 giáo viên bộ môn Vật lí, có những giáo viên giảng dạy nhiều năm có kinh nghiệm dạy học bộ môn rất thuận lợi trong việc xây dựng bài dạy đổi mới phương pháp. Ở đây quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của môn Vật lí rất rõ ràng cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho tôi học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho chuyên môn nghề nghiệp.
Thực trạng, đã qua nhiều năm thay sách giáo khoa.Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều kết quả rất khả quan, học sinh từ học thụ động đã chuyển sang tự động lĩnh hội kiến thức. Trong các giờ học các em đã say mê tìm tòi lĩnh hội kiến thức.
2) Khó khăn:
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi việc giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
-  Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
+ Đối với học sinh:
- Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THCS nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
-  Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
- Vật lí là môn học có phần khó hiểu, trừu tượng, “ngại” học nên trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế. Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra, nhiều em rất ngại thực hành, sợ sai, một số em chưa vận dụng được kiến thức, thậm chí không ghi chép bài ở trên lớp cũng như không làm bài tập ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập phù hợp. Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh này chưa yêu thích môn học.
- Thêm vào đó, phần lớn học sinh trường THCS Nga Liên theo đạo thiên chúa nên việc học tập của các em bị ảnh hưởng do việc chi phối các hoạt động ở nhà thờ. Gia đình các em còn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
Kết quả khảo sát học sinh lớp 8 năm học 2017-2018 về việc học sinh tiếp thu kiến thức mới, vận dụng làm bài tập, giải thích các hiện tượng trên thực tế và vận dụng kiến thức liên môn các môn học như sau:
Câu hỏi kiểm tra: (Kiểm tra qua bài học “ Sự nổi”)
Câu 1: Hàng năm có rất nhiều du khách tới thăm Biển Chết (nằm giữa I-xra-ren và Gioóc-đa-ni). Biển mang tên này, vì nước ở đây rất mặn, khiến các sinh vật biển không thể sinh sống được.Người ta đến thăm Biển Chết không phải chỉ vì phong cảnh mà còn vì một điều kì lạ là mọi người đều có thể nổi trên mặt biển dù không biết bơi. Em hãy giải thích tại sao.
Câu 2: Tại sao quả bóng cao su nếu ta thổi thì quả bóng không bay, nhưng khi bơm khí hê li hoặc khí  Hidro vào thì quả bóng bay?
Câu 3: Tại sao khi nấu canh, ta đổ dầu vào nước thì dầu nổi trên nước?
Câu 4: Lấy ví dụ về một hiện tượng trong thực tế liên quan đến sự nổi? Từ đó nêu một vài biện pháp góp phấn bảo vệ môi trường?
Lớp
Sỹ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
37
2
5.4
6
16.2
11
29.7
12
32.5
6
16.2
8B
35
1
2.9
5
14.3
13
37.1
11
31.4
5
14.3
Từ những khó khăn trên tôi rút ra rằng cũng là dạy học tích hợp nhưng tích hợp như thế nào để học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu nhẹ nhàng hiệu quả. Trên thực tế giờ dạy tôi thấy học sinh rất thích thú và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua đó một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Dưới đây tôi xin trình bày một số trò chơi và cách tổ chức trò chơi trong dạy học tích hợp môn Vật lí đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
3. Giải pháp đã tổ chức thực hiện:
3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp :
3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp:
Trên quan điểm dạy học tích hợp thuộc về nội dung dạy học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như  sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong bài học, yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức để tích hợp phải liên quan chặt chẽ với nhau.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Nội dung tích hợp trong bài học phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan của từng trường, địa phương.
Với việc tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp đã giúp tôi nắm vững và tìm ra phương pháp tích hợp ngắn gọn, chính xác, khoa học đem lại hiệu quả dạy học cao.
3.1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp:
Để xây dựng được nội dung tích hợp, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng nội dung tích hợp:
Bước 1:  Xác định nội dung tích hợp: Nghiên cứu nội dung bài học, tìm địa chỉ trong bài để tích hợp. Đồng thời phân tích nội dung của vấn đề cần tích hợp.
Bước 2:  Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học. Nội dung tích hợp phù hợp, mang tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu, phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và liên quan đến môn học.
Bước 3:  Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học.
Bước 4:  Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh...
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh nội dung sau khi thực nghiệm.
3.2. Công tác chuẩn bị tổ chức trò chơi:
3.2.1) Để hình thành các trò chơi trong các bài giảng tôi tích hợp đã chuẩn bị các câu hỏi, thí nghiệm, bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, nội dung kiến thức các môn học khác để làm trò chơi.
- Về cách tổ chức trò chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm, cắt thẻ, bìa ... phục vụ cho trò chơi.
- Chuẩn bị ô chữ, hình vẽ ( có thể được thiết kế trên PowerPoint)
3.2.2) Thực hiện tổ chức trò chơi ở một số tiết học.
3.2. 3) Ứng dụng trò chơi vào chương trình Vật lí 6, 7, 9.
3.2. 4) Quy trình tổ chức thực hiện:
- Giáo viên căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài học, căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường, lớp học để chọn trò chơi phù hợp.
- Giáo viên dự kiến trước kế hoạch tổ chức trò chơi, thời điểm tích hợp, quy mô tổ chức ( theo nhóm - đôi hay lớp). Phân chia khu vực cho mỗi đội, dự kiến người chơi. Những dụng cụ cần thiết phải chuẩn bị phục vụ cho trò chơi. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua trò chơi.
- Giáo viên phổ biến, giải thích quy tắc chơi, thể lệ cuộc chơi để học sinh nắm được và phân công học sinh chuẩn bị những dụng cụ cần thiết phục vụ trò chơi.
- Trong khi học sinh chơi, giáo viên quan sát, kịp thời động viên khuyến khích những học sinh có tinh thần thái độ chơi tốt, cũng như kịp thời nhắc nhở uốn nắn những em còn sai phạm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau khi chơi: khen thưởng những cá nhân, đội khá nhất.
3.3: Thực hành tổ chức trò chơi trong nội dung tích hợp:
3.3.1: Một số trò chơi được sử dụng trong nội dung tích hợp như sau:
STT
Môn
Nội dung tích hợp
Tên trò chơi
Ghi chú
1
Toán
Các công thức Vât lí
Ai nhanh nhất, Thợ xây tường.
2
Sinh học
Sự sống của các loài sinh vật trước sự ô nhiễm môi trường
Đi tìm bí mật bức tranh, Em đi trồng rừng, 
3
Giáo dục công dân
Tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước , ý thức bảo vệ môi trường.
Hùng biện, họa sĩ nhí
5
Hóa học
Ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, dư lượng thuốc trừ sâu
 Đi tìm bí mật bức tranh, ong tìm chữ
6
Địa lí
Ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, lãnh thổ và chủ quyền biển đảo
Đi tìm bí mật bức tranh, vươn khơi bảo vệ chủ quyền.
7
Thể dục
Tác động của lực, quán tính, đàn hồi, ma sát, tổng hợp lực, sự nổi.
Đi tìm bí mật bức tranh, Dập bóng tiếp sức, thảy vòng cổ chai, kéo co
8
Mỹ thuật
Một số danh họa nổi tiếng của Việt Nam.
Em là họa sĩ nhí.
Vẽ theo trí tưởng tượng của các em về truyên truyền bảo vệ môi trường
9
Tiếng anh
Từ vựng tiếng anh
Từ điển sống.
Tìm các từ liên quan đến môn học.
3.4. Minh hoạ cách tổ chức trò chơi: 
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một số trò chơi: “Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi- Vật lí 8” cụ thể:
Tên trò chơi: “ Đi tìm bí mật bức tranh”
Mục đích của trò chơi: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết các hiện tượng thực tiễn, rèn cho học sinh có ý thức tốt về bảo vệ môi trường .
Thời điểm sử dụng: Tổ chức trò chơi trong hoạt động : “Vận dụng- củng cố”
Chuẩn bị: Các câu hỏi, các bức tranh liên quan đến các môn học: Toán, Địa lý, Hóa học, Thể dục....
Cánh tiến hành: Sau khi kết thúc nội dung bài học, Giáo viên tích hợp liên môn các môn học dưới hình thức trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi “ Đi tìm bí mật bức tranh”
- Giáo viên phổ biến cách chơi: Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bạn chơi. (Các bạn trong nhóm tư vấn, cổ vũ cho đội mình).
- Cách chơi:
+ Giáo viên phổ biến cách chơi, đọc câu hỏi trò chơi và trình chiếu trên máy tính.
+ Mỗi đội được quyền chọn ô câu hỏi và trả lời. Nếu trả lời sai các đội khác được dành quyền trả lời.
+ Đội nào tìm ra bí mật bức tranh nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Thời gian chơi:8 phút
Tác dụng của trò chơi: Qua trò chơi giúp các em khắc sâu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức môn học như: Toán, Hóa, Địa lí, Thể dục, GDCD... để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.
Ví dụ trò chơi được tổ chức trong phần tích hợp bài “ Sự nổi” như sau:
GV: chuẩn bị tranh và các câu hỏi: Bí mật của các bức tranh sau đây là gì: Học sinh của mỗi đội bấm chọn 1 ô số để biết gợi ý về bức tranh. Sau mỗi một gợi ý thì một mảnh ghép của bức tranh hiện ra. Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm. Nếu đội nào tìm được bí mật bức tranh trước khi các mảnh ghép mở ra thì được 10 điểm, tìm được bí mật bức tranh sau khi kết thúc mỗi gợi thì điểm lần lượt là 8,6,4,2
Tích hợp môn Địa lí: Câu hỏi tương ứng của 4 ô số:
1
2
3
4
Gợi ý 1: Bức tranh nói về vùng biển nằm trên biên giới giữa bờ Tây Israel và thung lũng Jordan.
Gợi ý 2: Biển dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển.
Gợi ý 3: Nồng độ muối ở Biển là 38% mặn hơn gấp 9,6 lần so cao hơn nhiều so với biển bình thường.
Gợi ý 4: Trọng lượng riêng của nước biển ở đây cao hơn so với trọng lượng riêng của người nên ta có thể nằm trên biển đọc báo mà không lo bị chìm xuống.
Đáp án: “Biển chết”.
Tích hợp môn Hóa- Sinh: Câu hỏi tương ứng của 4 ô số:
1
2
3
4
Gợi ý 1: Là chất lỏng có thể nổi trên mặt nước.
Gợi ý 2: Rất độc hại đối với cơ thể phần lớn các sinh vật, khiến cá chết hay nhiễm độc hàng loạt. Làm ô nhiễm chất hữu cơ trong nước biển, làm mất đi nguồn thức ăn, cuối cùng sẽ kìm hãm khả năng sinh sôi của các sinh vật biển.
Có hại cho các loài động vật có vú, bò sát, lưỡng cư và chim sống gần hoặc trong trong đại dương. Chúng có thể bị nhiễm độc do tiếp xúc, nuốt phải; bị ngạt thở, hỏng lớp lông/da giữ nhiệt, hoặc tổn thương hệ thống sinh sản và thay đổi hành vi. Các loài này có thể bị giảm số lượng cá thể hoặc tuyệt diệt.
Gợi ý 3: Có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước .
Gợi ý 4: Là sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm từ dầu, (chẳng hạn như rò rỉ ống dẫn, tai nạn tàu thuỷ, sự cố tại giàn khoan, ) dẫn đến tình trạng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế.
Đáp án: “Dầu loang” ( Tràn dầu)
Ô nhiễm biển do tràn dầu trong thời gian dài sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu dẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề.
Trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước và nước biền nên dầu nổi lên trên.
Tích hợp môn Hóa học: Giải nghĩa bức tranh: Tại sao khinh khí cầu có thể bay lên được? Tại sao quả bóng cao su nếu ta thổi thì quả bóng không bay

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_thong_qua_to_chuc_tro_choi_trong_mon_v.doc