SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học - Môn Vật lí 8

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học - Môn Vật lí 8

Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu.

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ

 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa

 

doc 16 trang thuychi01 14582
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học - Môn Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 	1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. 
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ 
 	Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa
 	Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
 	Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. 
 	Thực hiện chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”
 	Thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
 	Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được vì vậy tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học - môn Vật lí 8”.
1.2. Mục đích ngiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
	Nội dung chương trình bộ môn vật lí 8 có nhiều bài mà nội dung kiến thức cần lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy môn vật lý 8 học sinh dễ áp dụng vì những kiến thức vật lí gắn liền với các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, và ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ nên việc cập nhật kiến thức hiểu biết rất rễ ràng
 	 Đề tài này áp trong phạm vi trường trung học cơ sở, với đối tượng là học sinh khối 8 trường TH CS Quảng Lợi. 
 	 Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất một số giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 8 đạt hiệu quả cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	 Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng. 
 Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
	 Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường. 
 2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luận
	Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước.	 	Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông.
	 Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Thanh Hóa, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quảng Xương, của trường THCS Quảng Lợi năm học 2015-2016. 
 Định nghĩa môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005)
* Các chức năng cơ bản của môi trường
 - Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
 - Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
 - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
 	 - Khái niệm về dạy học tích hợp: Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
 * Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường Trung học cơ sở:
 - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường .
 - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Nguyên tắc, phương thức, phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 8 ở trường Trung học cơ sở.
 	* Nguyên tắc:
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
* Phương thức giáo dục:
 Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn Vật lí thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: 
 	- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
* Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học:
 	Hoạt động tham quan theo chủ đề: khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh 
 	Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lí.
Hoạt động trồng cây, xanh hóa trường học: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày môi trường thế giới 5/6 
 	Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác, văn nghệ về chủ đề môi trường.
Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp, bản làng, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
* Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm
 Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Thực tế tại trường THCS và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện nói chung hiện tại chưa có một tài liệu cụ thể nào hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn vật lí một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Hầu hết giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu và tự đưa ra nội dung giáo dục môi trường cần tích hợp vì vậy không có sự thống nhất về nội dung, chương trình và phương pháp. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường, nếu có chỉ mang tính đối phó. Đa số giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng.
 	Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh khối 8 trường THCS Quảng Lợi, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút năm học 2014-2015 (sau khi học sinh học xong Tiết 25 –Nguyễn tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau:
Câu hỏi: Trong quá trình sử lý rác thải chúng ta mang rác đi đốt, bụi khí và khói bụi. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau: khi chưa áp dụng đề tài ở năm học: 2014 - 2015
Lớp
Tổng số
học sinh
Kêt quả
Trả lời đúng
Có trả lời nhưng chưa đầy đủ
Không có câu trả lời hoặc trả lời sai
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
29
5
17.2
9
31.0
15
51.8
8B
27
3
11.1
10
37
14
51.9
8C
28
4
14.3
9
31.1
15
54.6
Tổng
84
12
14.3
30
35.7
44
52.4
 	Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, có hơn 50% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí.
 	Trước thực trạng trên, trong năm học 2015 – 2016 tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 8" nhằm:
 - Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí lớp 8.
 - Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
2.3. Một số giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
 	- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung bài học.
- Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học. 
Ví dụ: Trong bài “Các chất được cấu tạo như thế nào - Vật lí 8”. Giáo viên chọn chủ đề khai thác, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên các chất thải (khí, lỏng) xen lẫn vào môi trường và có thể gây hiển họa về môi trường, nêu những biện pháp khắc phục 
- Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: 
 + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
 + Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh timg hiểu. 
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em. 
- Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn) 	
 - Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung học tập của phần đó.
- Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
Ví dụ 1: Trong bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào
Vị trí tích hợp: Tại sao khí thải từ các nhà máy, hoặc nước thải từ các gia đình lại gây ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
Phương pháp tích hợp: Sử dụng một số hình ảnh về ô nhiễm không khí, ô nhiếm nguồn nước ảnh hưởng đến sinh vật sống và con người.
Em có những giải pháp nào đưa ra để làm giảm ô nhiễm môi trường ?
Kiến thức, kĩ năng để vận dụng trả lời câu hỏi:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, nguyên tử, phân tử, giữa chúng có khoảng cách. Do đó khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, nước thai từ các hộ gia đình, từ các nhà máy, khu chế suất ... làm cho các phân tử khí thải xen lẫn vào các phân tử không khí, cũng như các phân tử nước của nguồn nước thải xen lẫn vào các phân tử nước ở ngoài môi trường. 
Giải pháp: tuyên truyền cho gia đình, các hộ gia đình không nên xã nước thải sinh hoạt ra sông, ao hồ. Phải xây cống, rãnh thoát nước thải.
Chính quyền địa phương kiểm tra theo dõi các vị trí xả nước thải ở các nhà máy ra môi trường nếu có hiện tượng làm cho các sinh vật chết thì báo với cơ quan cấp trên để kiểm tra. 
Ví dụ 2 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ?
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau. Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí, thậm chí còn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù không khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển vẫn có không khí. Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật trong lòng đại dương không thể sống được. Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển làm cho không khí không thể khuếch tán vào nước dẫn tới trong nước biển thiếu ôxi làm chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển khác nữa.
Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu trước khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt quá trình lưu thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với các tàu khác trong khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không những gây thiệt hại cho người và tài sản mà còn làm ô nhiễm môi trường, rất lâu sau mới có thể khắc phục được.
	Ví dụ 3: Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt
	Vị trí tích hợp: - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
	Nội dung tích hợp: 
Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu và có hại cho sức khỏe.
 Biện pháp: 
+ Tại nhà ở, nhà máy, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói, cửa thông gió...).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
 	Lưu ý: Nội dung, chương trình tích hợp này được xây dựng dựa trên các tài liệu:
+ Sách giáo khoa Vật lí lớp 8.
+ Chuẩn kiến thức-kĩ năng Vật lí lớp 8 ban hành năm 2008.
+ Phân phối chương trình môn Vật lí cấp THCS từ năm học 2011-2012. 
+ Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp trung học cơ sở kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 	* Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
 	- Phương pháp 1: Thông qua từng tiết học của môn Vật Lí lớp 8. 
 	Khi dạy học tích hợp giáo dục môi trường theo phương pháp này cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Vật lí thành bài học giáo dục môi trường.
Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_mot_so_bai_da.doc